TOP 20 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 5 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 5.
Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Ý nghĩa quan trọng nhất của hệ sinh thái rừng là
A. cân bằng sinh thái.
B. cung cấp gỗ, củi.
C. cung cấp dược liệu.
D. tài nguyên du lịch.
Chọn A
Đối với môi trường, các hệ sinh thái rừng có vai trò to lớn và ý nghĩa quan trọng nhất trong việc cân bằng môi trường sinh thái.
Câu 2. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên đất do tác động của
A. sản xuất, sinh hoạt.
B. chiến tranh, thiên tai.
C. động đất, phân bón.
D. hóa chất, cháy rừng.
Chọn A
Nguyên nhân suy giảm tài nguyên đất do tác động của sản xuất và sinh hoạt như: nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, việc lạm dụng sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,... làm cho đất bị thoái hóa, ô nhiễm. Thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gây suy giảm tài nguyên đất.
Câu 3. Ở nước ta, số lượng cá thể các loài động thực vật hoang dã
A. bị suy giảm nghiêm trọng.
B. xuất hiện nhiều loài mới.
C. chỉ có ở các vườn quốc gia.
D. rất đa dạng và phong phú.
Chọn A
Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã bị suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã làm suy giảm nguồn gen di truyền.
Câu 4. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh nước ta hiện nay
A. chiếm đa số.
B. còn rất ít.
C. phục hồi nhanh.
D. rất đa dạng.
Chọn B
Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiện nay còn rất ít, chủ yếu còn lại là hệ sinh thái rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô có nguy cơ suy giảm đáng kể.
Câu 5. Mục tiêu ban hành “sách đỏ Việt Nam” là
A. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên sinh vật của đất nước.
B. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
C. lưu giữ các loài động, thực vật ở trong các viện bảo tàng thiên nhiên.
D. kiểm kê các loài động, thực vật ở Việt Nam có số lượng loài đa dạng.
Chọn B
Mục tiêu ban hành sách đỏ Việt Nam là để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng trước tình trạng săn bắt trái phép, khai thác quá mức của người dân.
Câu 6. Biện pháp quan trọng để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc hiện nay là
A. phát triển thủy lợi, bón phân.
B. tăng cường bón phân hóa học.
C. phát triển nông - lâm kết hợp.
D. cày sâu bừa kĩ và trồng rừng.
Chọn C
Biện pháp quan trọng để cải tạo đất hoang đồi núi trọc là phát triển biện pháp nông lâm kết hợp.
Câu 7. Tình trạng tài nguyên nước ở nước ta hiện nay là
A. sự suy giảm và ô nhiễm nguồn nước.
B. ngập lụt mùa mưa, thiếu nước mùa khô.
C. ô nhiễm, nước ngầm hạ thấp đáng kể.
D. thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn sâu.
Chọn A
Tình trạng suy giảm tài nguyên nước ở Việt Nam là một vấn đề đáng báo động. Nguồn nước mặt (sông, hồ) ở nhiều nơi đang bị suy giảm và ô nhiễm; Nguồn nước ngầm ở một số khu vực hạ thấp đáng kể.
Câu 8. Biện pháp nào sau đây được sử dụng nhằm hạn chế xói mòn trên đất dốc ở nước ta?
A. Phát triển mạnh thủy lợi và trồng rừng.
B. Trồng cây theo băng, bón phân hữu cơ.
C. Đào hố vẩy cá và làm ruộng bậc thang.
D. Tăng cường bón phân, trồng xen canh.
Chọn C
Để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng hợp biện pháp thủy lợi kết hợp các kĩ thuật canh tác trên đất dốc như đào hố vẩy cá, làm ruộng bậc thang và tiến hành nông - lâm kết hợp.
Câu 9. Về môi trường, tài nguyên rừng không có vai trò nào sau đây?
A. Nguyên liệu cho nhà máy.
B. Bảo vệ đất, chống xói mòn.
C. Giữ cân bằng hệ sinh thái.
D. Bảo vệ nguồn nước ngầm.
Chọn A
Đối với môi trường tự nhiên, rừng có vai trò chủ yếu trong việc cân bằng các hệ sinh thái tự nhiên, giữ mạch nước ngầm, bảo vệ đất và chống xói mòn.
Câu 10. Ở nước ta hiện nay loại rừng nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất?
A. Rừng giàu với đa dạng tầng.
B. Rừng nghèo, rừng phục hồi.
C. Rừng trồng khai thác được.
D. Đất trống, thảm cỏ, cây bụi.
Chọn B
Tổng diện tích đất trồng rừng của nước ta, chiếm tỉ lệ lớn nhất là rừng nghèo và rừng phục hồi.
Câu 11. Trong ô nhiễm môi trường, đáng chú ý nhất là ô nhiễm môi trường nào sau đây?
A. Không khí, nước.
B. Không khí và đất.
C. Đất, nước, tiếng ồn.
D. Nước và tiếng ồn.
Chọn A
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta đang là vấn đề cấp bách, mức độ ô nhiễm ở một số khu vực ngày càng gia tăng. Trong ô nhiễm môi trường, đáng chú ý nhất là ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước.
Câu 12. Hiện trạng nào sau đây không đúng với sử dụng tài nguyên nước ở nước ta hiện nay?
A. Nguồn nước ngọt rất lớn.
B. Ô nhiễm môi trường nước.
C. Thiếu nước vào mùa khô.
D. Nguồn nước ngầm hạ thấp.
Chọn A
Tình trạng suy giảm tài nguyên nước ở Việt Nam là một vấn đề đáng báo động. Nguồn nước mặt (sông, hồ) ở nhiều nơi đang bị suy giảm và ô nhiễm. Nguồn nước ngầm ở một số khu vực hạ thấp đáng kể. Ở nhiều khu vực, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô.
Câu 13. Sự suy giảm sinh vật ở nước ta không có biểu hiện nào sau đây?
A. Suy giảm về số lượng loài.
B. Suy giảm thể trạng các loài.
C. Suy giảm tài nguyên rừng.
D. Suy giảm cá thể ở các loài.
Chọn B
Sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta được thể hiện rõ qua sự suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học. Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã bị suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã làm suy giảm nguồn gen di truyền.
Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về hiện trạng tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?
A. Tổng diện tích rừng đang tăng lên.
B. Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.
C. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn.
D. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
Chọn C
Hiện nay rừng nước ta chủ yếu là rừng non mới phục hồi. Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiện nay còn rất ít, chủ yếu còn lại là hệ sinh thái rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô có nguy cơ suy giảm đáng kể -> Nhận xét diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn không đúng.
Câu 15. Để giảm diện tích đất trống và đồi núi trọc nước ta cần
A. liệt kê các cây quý vào Sách đỏ Việt Nam.
B. Chủ trường toàn dân đẩy mạnh trồng rừng.
C. chủ động bảo vệ vốn rừng sản xuất hiện tại.
D. nghiêm cấm việc khai thác rừng trái phép.
Chọn B
Biện pháp trực tiếp để giảm diện tích đất trống đồi núi trọc là tích cực trồng rừng. Nhờ có Chủ trương toàn dân đẩy mạnh trồng rừng mà diện tích đất trống và đồi núi trọc nước ta đã giảm mạnh trong những năm gần đây.
Câu 16. Diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm chủ yếu do
A. cháy rừng xảy ra nhiều nơi.
B. con người khai thác quá mức.
C. chiến tranh, biến đổi khí hậu.
D. công tác trồng rừng yếu kém.
Chọn B
Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm nhanh là do khai thác quá mức -> rừng bị tàn phá nghiêm trọng -> các hệ sinh thái rừng không thể phục hồi kịp thời.
Câu 17. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngọt trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là do
A. nước thải công nghiệp và đô thị.
B. chất thải của hoạt động du lịch.
C. chất thải sinh hoạt các khu dân cư.
D. hóa chất dư thừa từ nông nghiệp.
Chọn A
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngọt trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là do nước thải công nghiệp và đô thị xả thải ra sông mà chưa qua xử lí.
Câu 18. Việc mất cân bằng sinh thái ở nước ta có biểu hiện nào sau đây?
A. Nguồn nước bị ô nhiễm.
B. Bão lụt, hạn hán gia tăng.
C. Khoáng sản dần cạn kiệt.
D. Đất bạc màu và ô nhiễm.
Chọn B
Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường. biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão, lụt, hạn hán và sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu.
Câu 19. Diện tích đất canh tác ở nước ta hiện nay
A. màu mỡ, giàu dinh dưỡng.
B. bị thoái hóa ở nhiều nơi.
C. tăng lên nhanh ở miền núi.
D. mở rộng ở dọc ven biển.
Chọn B
Diện tích đất canh tác ở nước ta đang bị thoái hóa ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm.
Câu 20. Nguyên nhân làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng và nguồn gen chủ yếu do
A. các loại dịch bệnh.
B. chiến tranh tàn phá.
C. khai thác quá mức.
D. cháy rừng, thiên tai.
Chọn C
Các hoạt động của con người như chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi, săn bắt động vật trái phép… làm suy giảm diện tích rừng và các loài động vật quý hiếm -> giảm tính đa dạng sinh học và các nguồn gen quý.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: