TOP 15 Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án
Bộ Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 6 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
TOP 15 Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án - Đề số 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Nhớ lại văn bản “Thánh Gióng” đã học và trả lời các câu hỏi từ 1 - 6 bằng cách lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, Gióng đã yêu cầu nhà vua sắm sửa cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?
A. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ và một chiếc roi sắt.
B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt.
C. Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt cùng một đội quân tinh nhuệ.
D. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ, một cái roi sắt.
Câu 2 (0,25 điểm) : Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
A. Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân
B. Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
C. Ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước.
D. Tất cả đều đúng
Câu 3 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào?
A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu.
B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời.
C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã.
D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân.
Câu 4 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?
A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc.
B. Dùng tay không.
C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc.
D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc.
Câu 5 (0,25 điểm): Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?
A. Đức Thánh Tản Viên.
B. Lưỡng quốc Trạng nguyên.
C. Bố Cái Đại Vương.
D. Phù Đổng Thiên Vương.
Câu 6 (0,25 điểm): Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?
A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.
Câu 7 (3,5 điểm) : Đọc đoạn văn sau:
Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng)
a. Đoạn văn trên có những từ láy nào? (1,5 điểm)
b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì? (2 điểm)
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”.
Đáp án
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm): Đáp án B
Câu 2 (0,25 điểm) : Đáp án D
Câu 3 (0,25 điểm): Đáp án D
Câu 4 (0,25 điểm): Đáp án C
Câu 5 (0,25 điểm): Đáp án D
Câu 6 (0,25 điểm): Đáp án B
Câu 7 (3,5 điểm) : Đọc đoạn văn sau:
Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng)
a. Đoạn văn trên có những từ láy: rả rích, tối tăm, ráo riết. (1,5 điểm)
b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì? (2 điểm)
- Thành ngữ: tối tăm mặt mũi, thối đất thối cát.
+ tối tăm mặt mũi: rất mạnh, rất to, không nhìn rõ vật gì.
+ thối đất thối cát: mưa nhiều ngày liên tục, rất to, có sức tàn phá đất đai.
Cả 2 thành ngữ đều nói về tác hại của mưa nhiều, to và dữ dội.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
a. Hình thức:
- Viết đoạn văn ngắn.
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng. Không mắc lỗi về câu, về chính tả.
- Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
- Cảm nhận về nhân vật Thánh Gióng: hình ảnh đẹp của người anh hùng đánh giặc,…
- Cảm xúc của bản thân: yêu mến, tự hào,…
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm có đáp án - Đề số 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
QUÀ CỦA BÀ
Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.
Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các cụm danh từ trong câu sau:
Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra.
Câu 3 (1 điểm): Qua câu chuyện em thấy tình cảm người bà dành cho cháu như thế nào?
Câu 4 (1 điểm): Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận của mình đối với ông bà?
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ câu chuyện trên em hãy viết đoạn văn ngắn tả lại hình ảnh người bà thân yêu của em.
Câu 2 (5 điểm): Có một quyển sách bị đánh rơi bên vệ đường. Chuyện gì sẽ xảy ra? Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện?
Đáp án
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.
Câu 2 (0,5 điểm): Các cụm danh từ: mấy củ dong riềng, mấy cây mía, mấy khúc sắn dây, …
Câu 3 (1 điểm): Tình cảm bà dành cho cháu thật ấm áp yêu thương. Bà luôn quan tâm, chăm sóc, dành dụm cho cháu những món quà nhỏ.
Câu 4 (1 điểm): Bổn phận của mình với ông bà: Yêu thương, chăm sóc ông bà, dành nhiều thời gian, tình cảm cho ông bà.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
- Đảm bảo hình thức đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề
- Triển khai các ý như:
+ Giới thiệu về bà.
+ Tả khái quát, tả chi tiết.
+ Cảm nghĩ của em về bà.
Câu 2 (5 điểm):
a. Hình thức:
- Thể loại: Tự sự
- Ngôi kể: Thứ nhất
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu bản thân (đóng vai quyển sách), hoàn cảnh, tình huống truyện.
- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.
+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Kể về quá khứ huy hoàng; cảm xúc, tâm trạng khi bị bỏ rơi; có một cậu bé nghèo đã nhặt được; cậu chủ mới quan tâm,…
- Kết bài : Cảm nghĩ của sách khi giúp cậu chủ mới có kiến thức, lời khuyên cho các bạn nhỏ.
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 có đáp án - Đề số 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1(1 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
Câu 2 (1 điểm): Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1 điểm): Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (1 điểm): Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).
Câu 5 (1 điểm): Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6, tập 1 Chân trời sáng tạo).
Đáp án
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1(1 điểm):
- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. (0,5 điểm)
- Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái. (0,5 điểm)
Câu 2 (1 điểm): Mỗi từ đúng đạt 0,25 điểm
- Từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,...
- Từ ghép: Công cha, Thái Sơn, nghĩa mẹ, ...
Câu 3 (1 điểm):
- Câu “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép so sánh
- Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha.
Câu 4 (1 điểm).
Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ...
Câu 5 (1 điểm).
Học sinh có thể trình bày một số ý cơ bản như:
- Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nơi ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.
- Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân.
- Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người.
- Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình: xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm...
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
a. Hình thức:
- Thể loại: Tự sự
- Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe.
+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.
- Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ.
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 có đáp án - Đề số 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ sẻ nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi…
(Trích Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm): Gọi tên những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Cả đời buộc bụng thắt lưng/ Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng”
Câu 3 (1 điểm): Tìm và nêu tác dụng các từ chỉ trạng thái cảm xúc trong câu thơ: “Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười/ Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương”.
Câu 4 (1 điểm): Người con trong đoạn trích bộc lộ tình cảm gì với mẹ của mình?
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái bao la như biển. Em cần làm gì để bù đắp công ơn lớn lao đó? Hãy viết đoạn văn ngắn 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của mình.
Câu 2 (5 điểm): Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em yêu thích.
Đáp án
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm.
Câu 2 (0,5 điểm):
- Ẩn dụ: Buộc bụng thắt lưng: hết sức hạn chế, tiết kiệm trong tiêu dùng để trang trải, dành dụm trong hoàn cảnh khó khăn.
- So sánh: Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng: Sự tần tảo hi sinh chăm lo cho gia đình như con tằm đêm ngày kiên nhẫn nhả tơ.
Câu 3 (1 điểm):
- Từ chỉ trạng thái cảm xúc: đau, vui, nhớ thương.
- Tác dụng: Ca ngợi sự hi sinh cao cả của người mẹ.
Câu 4 (1 điểm): Người con rất yêu thương mẹ. Khi đi xa trở về mẹ đã không còn nữa nên rất xót xa, đau đớn.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu.
- Xác định đúng vấn đề: Tình yêu thương cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Mỗi người con hãy biết hiếu thảo, kính trọng cha mẹ.
- Triển khai các ý như:
+ Giới thiệu
+ Biểu hiện của lòng hiếu thảo, kính trọng, yêu thương cha mẹ.
+ Hiện trạng ngày nay
+ Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân, giúp đỡ cha mẹ, …
Câu 2 (5 điểm):
a. Hình thức:
- Thể loại: Tự sự
- Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe.
+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.
- Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ.
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 có đáp án - Đề số 5
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
TÓC CỦA MẸ TÔI
Mẹ tôi hong tóc buổi chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dài mẹ xõa sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
Tóc sâu của mẹ tôi tìm
Ngón tay lần giữ ấm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
(Phan Thanh Nhàn, trích Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)
I. Đọc hiểu:
Khoanh tròn vào một đáp án đúng cho mỗi câu (từ 1 đến 8)
Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ
a. Song thất lục bát
b. Lục bát
c. Tám chữ
d. Sáu chữ
Câu 2: (0,5 điểm) Bài thơ ngắt nhịp theo nhịp
a. Chẵn
b. Lẽ
Câu 3: (0,5 điểm) Dòng thơ nào không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ?
a. Tóc dài mẹ xoã sau lưng.
b. Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen
c. Bao nhiêu sợi bạc màu sương
d. Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
Câu 4: (0,5 điểm) Dòng thơ nào sau đây chứa từ láy?
a. Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen
b. Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
c. Ngón tay lần giữ ấm mềm yêu thương
d. Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi
Câu 5: (0,5 điểm) Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?
a. Người mẹ
b. Tóc của mẹ
c. Người bố
d. Người con
Câu 6: (0,5 điểm) Khổ thơ thứ hai người con muốn bộc lộ tình cảm gì với người mẹ của mình?
a. Biết ơn và kính trọng mẹ kể cả lúc mẹ đã già yếu.
b. Lo lắng, buồn phiền khi thấy mẹ đã già.
c. Quan tâm,thấu hiểu và thấy có lỗi với mẹ.
d. Thương mẹ vì đã già.
Câu 7: (0,5 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở dòng thơ sau?
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
a. Hoán dụ.
b. Ẩn dụ
c. Nhân hoá
d. So sánh
Câu 8. Nghĩa của từ “hong” trong bài thơ là gì?
a. Làm cho thẳng, mượt, sạch bằng cách dùng lược
b. Làm cho khô bằng cách trải ra chỗ có nắng.
c. Làm cho khô đi bằng cách để ở chỗ thoáng gió
d. Làm cho sạch bằng nước và các chất làm sạch
II. Tự luận:
Câu 9. Em nhận xét như thế nào về mong ước của người con qua hai dòng thơ cuối bài? (Học sinh viết 2 câu trở lại)
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
Câu 10. Bài thơ khơi gợi ở em những cảm xúc, suy nghĩ gì về người mẹ của mình? Em mong muốn làm điều gì cho mẹ? (Học sinh viết 3 câu trở lại)
III. Viết bài tập làm văn
Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em với người thân trong gia đình.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | B | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | B | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | C | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 | Nhận xét: Mong ước của người con qua hai câu thơ rất chân thành,giản dị. Con mong mẹ trẻ lại sống mãi bên con. | 1,0 | |
10 |
HS:- Nêu được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về mẹ.(yêu thương,chăm sóc, kính trọng mẹ… - Nếu được những điều bản thân muốn làm cho mẹ. |
0,5 0,5 |
|
II |
|
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự |
0,25 |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể lại một trải nghiệm của bản thân em |
0,25 |
||
c. Kể lại câu chuyện HS có thể triển khai câu chuyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Về nội dung: - Giới thiệu trải nghiệm và nêu lý do em muốn kể lại. - Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến lúc kết thúc theo trình tự thời gian. - Nêu cảm nghĩ về câu chuyện. * Về nghệ thuật: - Dùng ngôi thứ nhất để kể. - Kết hợp kể với miêu tả, biểu cảm. |
2,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. |
0,5 |
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 có đáp án - Đề số 6
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
SỰ TÍCH CÂY NGÔ
Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy và mái tóc vàng hoe. Tuy còn nhỏ nhưng Aưm đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ. Nhưng trời ngày càng hạn hán hơn. Có những lần cậu đi cả ngày mà vẫn không tìm được thứ gì để ăn.Một hôm, vừa đói vừa mệt cậu thiếp đi bên bờ suối. Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu. Con chim đặt quả lạ vào tay Aưm rồi vỗ cánh bay đi. Tỉnh dậy Aưm thấy quả lạ vẩn ở trên tay. Ngạc nhiên, Aưm lần bóc các lớp vỏ thì thấy phía trong hiện ra những hạt màu vàng nhạt, xếp thành hàng đều tăm tắp. Aưm tỉa một hạt bỏ vào miệng nhai thử thì thấy có vị ngọt, bùi. Mừng quá, Aưm cầm quả lạ chạy một mạch về nhà.
Mẹ của cậu vẫn nằm thiêm thiếp trên giường. Thương mẹ mấy ngày nay đã đói lả, Aưm vội tỉa những hạt lạ đó mang giã và nấu lên mời mẹ ăn. Người mẹ dần dần tỉnh lại, âu yếm nhìn đứa con hiếu thảo. Còn lại ít hạt, Aưm đem gieo vào mảnh đất trước sân nhà. Hằng ngày, cậu ra sức chăm bón cho cây lạ. Nhiều hôm phải đi cả ngày mới tìm được nước uống nhưng Aưm vẫn dành một gáo nước để tưới cho cây. Được chăm sóc tốt nên cây lớn rất nhanh, vươn những lá dài xanh mướt. Chẳng bao lâu, cây đã trổ hoa, kết quả.
Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ. Aưm hái những quả lạ có râu vàng hoe như mái tóc của cậu biếu bà con để làm hạt giống. Quý tấm lòng thơm thảo của Aưm, dân bản lấy tên câu bé đặt tên cho cây có quả lạ đó là cây Aưm, hay còn gọi là cây ngô. Nhờ có cây ngô mà từ đó, những người dân Pako không còn lo thiếu đói nữa.
(Truyện cổ tích Việt Nam - Nguồn truyencotich.vn)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Truyện Sự tích cây ngô thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại
Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A.Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Theo em, cây ngô biểu tượng cho điều gì của dân làng Pako?
A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo
B. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương
C. Biểu tượng cho sự sống ấm no của dân làng
D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp
Câu 5. Vì sao em bé lại đem giống ngô cho mọi người?
A. Vì em nghĩ mọi người đều thương yêu em
B. Vì em bé muốn mẹ được khỏe mạnh
C. Vì em thích loại giống lạ mới thấy lần đầu
D. Vì em có lòng tốt muốn chia sẻ cho dân làng
Câu 6. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây ngô?
A. Ca ngợi ý nghĩa của loài cây
B. Ca ngợi lòng hiếu thảo
C. Ca ngợi tình cảm gia đình
D. Ca ngợi tình mẫu tử
Câu 7. Trong câu văn“Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ.”,từ lũ lượt là từ gì?
A.Từ láy
B. Từ nhiều nghĩa
C. Từ ghép
D. Từ đồng âm
Câu 8. “Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ.” Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào?
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ và cộng đồng?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | C | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
|
9 |
- HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. |
1,0 |
|
10 |
HS tự rút ra trách nhiệm về nhận thức và hành động của bản thân đối với cha mẹ và cộng đồng. |
1,0 |
II |
|
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. |
0,25 |
|
|
c. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể phù hợp. - Giới thiệu được câu chuyện truyền thuyết định kể. - Giới thiệu được nhân vật chính, các sự kiện chính trong truyền thuyết: bắt đầu - diễn biến - kết thúc. - Ý nghĩa của truyện truyền thuyết. |
2.5 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
|
|
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. |
0,5 |
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 có đáp án - Đề số 7
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
QUÀ CỦA BÀ
Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.
Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các cụm danh từ trong câu sau:
Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra.
Câu 3 (1 điểm): Qua câu chuyện em thấy tình cảm người bà dành cho cháu như thế nào?
Câu 4 (1 điểm): Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận của mình đối với ông bà?
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ câu chuyện trên em hãy viết đoạn văn ngắn tả lại hình ảnh người bà thân yêu của em.
Câu 2 (5 điểm): Có một quyển sách bị đánh rơi bên vệ đường. Chuyện gì sẽ xảy ra? Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 6
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.
Câu 2 (0,5 điểm): Các cụm danh từ: mấy củ dong riềng, mấy cây mía, mấy khúc sắn dây, …
Câu 3 (1 điểm): Tình cảm bà dành cho cháu thật ấm áp yêu thương. Bà luôn quan tâm, chăm sóc, dành dụm cho cháu những món quà nhỏ.
Câu 4 (1 điểm): Bổn phận của mình với ông bà: Yêu thương, chăm sóc ông bà, dành nhiều thời gian, tình cảm cho ông bà.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
- Đảm bảo hình thức đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề
- Triển khai các ý như:
+ Giới thiệu về bà.
+ Tả khái quát, tả chi tiết.
+ Cảm nghĩ của em về bà.
Câu 2 (5 điểm):
a. Hình thức:
- Thể loại: Tự sự
- Ngôi kể: Thứ nhất
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu bản thân (đóng vai quyển sách), hoàn cảnh, tình huống truyện.
- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.
+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Kể về quá khứ huy hoàng; cảm xúc, tâm trạng khi bị bỏ rơi; có một cậu bé nghèo đã nhặt được; cậu chủ mới quan tâm,…
- Kết bài : Cảm nghĩ của sách khi giúp cậu chủ mới có kiến thức, lời khuyên cho các bạn nhỏ.
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 có đáp án - Đề số 8
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).
Câu 5 (1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).
PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).
Đáp án đề thi giữa kì 1 ngữ văn 6
Câu |
Yêu cầu |
Điểm |
|
I. Đọc hiểu |
|||
1 (1.0 điểm). |
- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát - Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái. |
0,5đ 0,5đ |
|
2 (1.0 điểm). |
Ghi lại các 2 từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,... Ghi lại các 2 từ ghép :Công cha , Thái Sơn, nghĩa mẹ, ... |
Mỗi từ đúng đạt 0,25đ |
|
3 (1.0 điểm). |
- Câu “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép so sánh - Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha... |
0,5đ 0,5đ |
|
4 (1.0 điểm). |
Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ... |
1.0
|
|
5 (1.0 điểm). |
HS có thể trình bày một số ý cơ bản như: - Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nói ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành. - Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân - Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người - Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình:xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm... |
1,0đ HS kiến giải hợp lý theo cách nhìn nhận cá nhân vẫn đạt điểm theo mức độ thuyết phục... |
|
Phần II. Viết Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ... |
|||
a. Yêu cầu Hình thức |
- Thể loại : Tự sự - Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. |
1.0 đ |
|
b. Yêu cầu nội dung
|
a. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện . |
0,5đ |
|
b. Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe. - Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. - Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc. |
3,0đ |
||
c. Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ |
0,5đ |
||
Tổng điểm |
10,0đ |
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 có đáp án - Đề số 9
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG
Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. Bọn khiêng kiệu gồm có hai lớp già và trẻ thay phiên nhau. Gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra. Đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.
Cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy không kém gì cô chị làm cho thiên hạ ở mặt đất suốt cả ngày đã phải chịu nóng bức vì cô chị, đến đêm lại cũng phải khó chịu vì cô em. Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng. Từ đó, cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng, khác hẳn với cô chị, nên được người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống trần là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trát mặt hiện ra.
Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu. Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực, lúc đó người dưới trần làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để cho gấu xa ra, vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng.
(Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng – Truyện thần thoại Việt Nam
– TheGioiCoTich.Vn)
Thực hiện những yêu cầu sau đây:
Câu 1. Trong văn bản, nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được Trời giao công việc gì?
A. Chiếu sáng cho nhân gian.
B. Hàng ngày thay phiên nhau đi xem xét thế gian.
C. Cai quản công việc trên trời.
D. Khiêng kiệu
Câu 2. Câu nào dưới đây đúng khi nói về nội dung bao quát của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng?
A. Lý giải về hiện tượng ngày và đêm
B. Lý giải về hiện tượng nắng và mưa
C. Lí giải các hiện tượng tự nhiên gắn với mặt trời có ánh sáng gay gắt vào ban ngày và mặt trăng có ánh sáng dịu dàng vào ban đêm
D. Lý giải về sự hình thành của trời và đất
Câu 3. Sự kiện “Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng” được tác giả dân gian tạo ra nhằm lý giải điều gì?
A. Hiện tượng mặt trăng hiện lên khi đêm xuống
B. Hiện tượng mặt trăng có ánh sáng dịu nhẹ
C. Hiện tượng ngày ngắn đêm dài
D. Hiện tượng ngày dài đêm ngắn
Câu 4. Theo bạn :“cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra... cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.” giúp bạn liên tưởng đến câu tục ngữ nào dưới đây :
A. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
B. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối
C. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi
D. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa
Câu 5. Biện pháp tu từ nào được dùng chủ yếu trong văn bản trên ?
A. Nhân hóa
B. Liệt kê
C. So sánh
D. Phóng đại
Câu 6. Trong văn bản trên, ai là người kể chuyện ?
A. Ông Trời
B. Mặt Trời
C. Mặt Trăng
D. Người trực tiếp diễn xướng để kể lại cho công chúng
Câu 7. Khi nguyệt thực, nhật thực xảy ra con người làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để Mặt Trời Mặt Trăng khỏi bị che lấp làm hại mùa màng, liên quan hoạt động nào trong đời sống cộng đồng thời cổ đại ?
A. Lễ hội
B. Liên hoan
C. Cầu nguyện thần linh
D. Thờ cúng
Câu 8. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một truyện thần thoại?
Câu 9. Hình tượng nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng phản ánh quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên?
Câu 10. Thông điệp mà người xưa gửi gắm qua câu chuyện này là gì?
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 có đáp án - Đề số 10
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
(hát con gà rừng)
(nói)
(hát xe chỉ)
(nói)
|
“Tôi bước vào tôi ô rằng vậy: Chẳng giấu gì, tôi tên gọi Xúy Vân, Lấy Kim Nham nhà khó gian truân, Chồng học vắng chầy ngày mong mỏi Tôi ngồi từ tối Đợi khách tha nhang Gái phải nằm hàng Nghề dại dột … nhưng tài cao vô giá. Thiên hạ đồn tôi hát hay đã lạ, ai cũng gọi là cô ả Xúy Vân. Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại. Con gà rừng Ăn lẫn với công Đắng cay chẳng chịu được, láng giềng ai hay? Chờ cho cây lúa chín vàng, Để anh đi gặt lúa, để cô nàng mang cơm. Bông dắt, bông díu, xa lắc, xa líu, láng giềng ai hay, Úc bởi Thung Huyên Ơ, kìa con nhện, xuôi xuống đây vương tơ để đằng này xe chỉ đi! Ngồi rồi xem nhện xe tơ, Xem dăm sợi chỉ đợi chờ tình nhân. Nhác trông lên núi Thiên Thai Thấy hai con quạ ăn xoài trên cây Đôi ta dắt díu lên đây Áo trải làm chiếu, chăn quây làm mùng. Chị em ơi, tôi nhớ tình nhân, cho tôi than thở một câu nhá! (Hạ)” |
(Kim Nham, chèo cổ, Hà Văn Cầu sưu tầm, chú thích; In trong Chèo cổ tuyển tập, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1976)
Hãy đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau đây:
Câu 1: Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” kể về việc gì?
A. Xúy Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà để đi theo Trần Phương.
B. Xúy Vân đau khổ vì bị Kim Nham lừa gạt nàng trở nên điên dại thật
C. Xúy Vân vì không chịu nổi cảnh xa chồng nên nàng giả điên dại
D. Xúy Vân vì thương nhớ chồng trở nên điên dại
Câu 2: Trong những câu sau câu nào thể hiện tâm trạng tự thấy mình lỡ làng, dở dang của Xúy Vân?
A. Con gà rừng ức bởi xuân huyên
B. Con gà rừng ăn lẫn với công-Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
C. Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò
D. Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng
Câu 3: Trong những ý sau, ý nào KHÔNG thể hiện được sự đáng thương của nhân vật Xúy Vân?
A. Cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vội vàng, không có tình yêu.
B. Gặp Trần Phương, Xúy Vân tưởng gặp người tri kỉ nên đã yêu Trần Phương.
C. Xúy Vân là cô gái đảm đang khéo léo. Có mơ ước giản dị
D. Xúy Vân giả điên để theo Trần Phương.
Câu 4: Điều gì đã tạo nên mâu thuẫn trong tâm trạng của Xúy Vân?
A. Khát vọng giữa tình yêu và đạo đức
B. Khát vọng giữa tình yêu và thực tại
C. Khát vọng giữa tình yêu và cuộc sống.
D. Khát vọng giữa tình yêu và hoàn cảnh.
Câu 5: Nét đặc biệt của chèo cổ là gì?
A. Kết hợp giữa ba hình thức: dân ca, dân nhạc, dân vũ.
B. Kịch bản của chèo thường lấy từ tích cũ.
C. Sân khấu ở những sân đình.
D. Sự kết hợp giữa ca, múa, và lời nói
Câu 6: Phong cách biểu diễn của chèo thường mang tính:
A. Cụ thể B. Nhân hóa C. Gây cười D. Ước lệ
Câu 7: Mâu thuẫn và bi kịch của cuộc đời Xúy Vân là do:
A. Cha mẹ ép duyên
B. Chế độ phong kiến ngăn cản tình cảm, khát vọng con người.
C. Kim Nham yêu thương nàng
D. Gia đình chồng không yêu thương nàng
Câu 8: Qua đoạn trích, hãy nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà anh/chị nhận biết được (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…)?
Câu 9: Qua lớp chèo này, anh/chị hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa?
Câu 10: Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Anh/chị đánh giá như thế nào về hành động này của nhân vật?
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Từ nội dung phần đọc hiểu, viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/ chị về quan điểm hãy sống là chính mình.
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 có đáp án - Đề số 11
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
[…] Bao cái chết nối dài cơn hồng thủy
Biết nói sao đây, mây cũng trắng màu tang
Mùa thu ơi, lòng ta trĩu nặng
Hết Rào Trăng lại đến Hướng Phùng!
Những đêm trắng nối dài đêm trắng
Mặt lũ soi trắng bệch mặt người
Đất trắng nước, người trắng tay ngồi đợi
Mặt trời lên, sao chửa thấy mặt trời?
Ta nghe quặn tiếng rừng thét gọi
Ai giàu lên vùn vụt bởi máu cây
Máu đời đấy, những kiếp người lẩy bẩy
Sống bao nhiêu cũng không hết khổ nghèo!
Lại rùng mình nghĩ những quả bom treo
Xả chìm ngập, lo âu vào xóm mạc
Người trách trời bạc ác
Sao chẳng trách người nhá bẩn non sông?
Miền Trung ơi, thương lắm miền Trung
Đẫm nước mắt trôi qua bao mùa bão lũ
Ai khắc khoải đợi mùa rau nhú
Vẫn ân tình mỗi bát cơm chia…
(Nguyễn Hữu Quý, trích “Viết từ tâm lũ”, tháng 10 – 2020)
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Thơ năm chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Tự do
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính sử dụng trong bài thơ là gì?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Cả ba đáp án trên
Câu 3: Ba câu thơ:
Ta nghe quặn tiếng rừng thét gọi
Ai giàu lên vùn vụt bởi máu cây
Máu đời đấy, những kiếp người lẩy bẩy
Lên tiếng phê phán hiện trạng gì?
A. Xả rác bừa bãi
B. Phá rừng
C. Hiệu ứng nhà kính
D. Ô nhiễm không khí
Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây KHÔNG phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về hiện tượng mưa bão?
A. Tháng bảy kiến đàn, đại ngàn hồng thủy
B. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
C. Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật
D. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu 5: Nội dung của bài thơ trên là gì?
A. Phê phán những hành động ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên của con người
B. Thể hiện sự tàn khốc của thiên tai đối với con người
C. Thể hiện tấm lòng xót thương đối với số phận của những người dân trong cơn bão lũ
D. Cả ba đáp án trên
Câu 6: Câu thơ cuối của đoạn thơ nói về truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc ta?
A. Yêu quê hương
B. Tương thân tương ái
C. Trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống
D. Truyền thống hiếu học
Câu 7: Chỉ ra và phân tích tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 3 câu thơ sau:
Những đêm trắng nối dài đêm trắng
Mặt lũ soi trắng bệch mặt người
Đất trắng nước, người trắng tay ngồi đợi
Câu 8: Theo tác giả, những nguyên nhân nào gây nên thảm cảnh lũ lụt cho con người?
Câu 9: Anh/ chị hãy đề xuất 3 giải pháp cơ bản để giảm thiểu tai nạn thiên tai do lũ lụt
Câu 10: Thông điệp của đoạn thơ trên là gì?
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận về chủ đề sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết thế giới.
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 có đáp án - Đề số 12
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Anh nhớ không những con đường quê ta
Thân thương từ thuở nhỏ ?
Bao năm tháng đi về trên ngõ
Bao hoàng hôn rậm rịch bước chân trâu
Đường lập loè đom đóm bay cao
Ta ghé cửa nhà nhau xin lửa
Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở
Da diết lòng hương dịu tự vườn cau...
Xưa xóm nghèo mái rạ chen nhau
Gồ ghề lối hẹp
Hun hút bờ tre gió rét
Mưa dầm lầy lội bùn trơn
Bà lưng còng chống gậy bước run
Còm cõi vai gầy gánh nặng
Sương trắng mùa đông ngõ vắng
Quét hoài không hết lá khô...
Ôi những con đường hẹp ngày xưa
Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt
Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...
Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang
Vui mở với đời ta như trời rộng…
(Những con đường, Trích Hương cây – 1968 – Lưu Quang Vũ)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do.
B. Hiện đại.
C. Bảy chữ.
D. Tám chữ.
Câu 2. Các từ láy trong khổ thơ đầu:
A. rậm rịch, lập loè, lầy lội, còm cõi.
B. rậm rịch, lập loè, se sẽ, da diết.
C. ghồ ghề, hun hút, lầy lội, còm cõi.
D. se sẽ, da diết, ghồ ghề, hun hút.
Câu 3. Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn trích?
A. Xóm nghèo mái rạ.
B. Bờ tre hun hút.
C. Đom đóm lập lòe.
D. Dòng sông xanh mát.
Câu 4. Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu thơ còm cõi vai gầy gánh nặng?
A. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người bà.
B. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người mẹ.
C. Nhấn mạnh niềm vui, niềm hạnh phúc của người bà.
D. Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, kiên cường của người bà.
Câu 5. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong đoạn thơ là
A. ngỡ ngàng.
B. nhớ thương.
C. hân hoan.
D. đau buồn.
Câu 6. Con đường ngày xưa và con đường ngày mai có gì khác nhau?
A. Con đường ngày xưa thân thương, con đường ngày mai xa lạ.
B. Con đường ngày xưa gồ ghề, con đường ngày mai bằng phẳng.
C. Con đường ngày xưa hẹp, con đường ngày mai thênh thang.
D. Con đường ngày xưa lầy lội bùn trơn, con đường ngày mai rực rỡ ánh điện.
Câu 7. Theo văn bản, các câu thơ sau được hiểu như thế nào?
Ôi những con đường hẹp ngày xưa
Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt
Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...
A. Điều kiện sống thiếu thốn ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.
B. Điều kiện sống sung túc ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.
C. Điều kiện sống không ảnh hưởng đến lối sống của con người.
D. Cần tạo môi trường sống tốt đẹp để con người được phát triển.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.
Câu 9. Anh/chị có đồng tình với ước vọng của tác giả trong hai câu thơ sau không? Vì sao?
Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang
Câu 10. Thông điệp có ý nghĩa tích cực mà anh/ chị nhận được sau khi đọc đoạn trích?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống.
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 có đáp án - Đề số 13
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Anh nhớ không những con đường quê ta
Thân thương từ thuở nhỏ ?
Bao năm tháng đi về trên ngõ
Bao hoàng hôn rậm rịch bước chân trâu
Đường lập loè đom đóm bay cao
Ta ghé cửa nhà nhau xin lửa
Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở
Da diết lòng hương dịu tự vườn cau...
Xưa xóm nghèo mái rạ chen nhau
Gồ ghề lối hẹp
Hun hút bờ tre gió rét
Mưa dầm lầy lội bùn trơn
Bà lưng còng chống gậy bước run
Còm cõi vai gầy gánh nặng
Sương trắng mùa đông ngõ vắng
Quét hoài không hết lá khô...
Ôi những con đường hẹp ngày xưa
Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt
Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...
Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang
Vui mở với đời ta như trời rộng…
(Những con đường, Trích Hương cây – 1968 – Lưu Quang Vũ)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do.
B. Hiện đại.
C. Bảy chữ.
D. Tám chữ.
Câu 2. Các từ láy trong khổ thơ đầu:
A. rậm rịch, lập loè, lầy lội, còm cõi.
B. rậm rịch, lập loè, se sẽ, da diết.
C. ghồ ghề, hun hút, lầy lội, còm cõi.
D. se sẽ, da diết, ghồ ghề, hun hút.
Câu 3. Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn trích?
A. Xóm nghèo mái rạ.
B. Bờ tre hun hút.
C. Đom đóm lập lòe.
D. Dòng sông xanh mát.
Câu 4. Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu thơ còm cõi vai gầy gánh nặng?
A. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người bà.
B. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người mẹ.
C. Nhấn mạnh niềm vui, niềm hạnh phúc của người bà.
D. Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, kiên cường của người bà.
Câu 5. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong đoạn thơ là
A. ngỡ ngàng.
B. nhớ thương.
C. hân hoan.
D. đau buồn.
Câu 6. Con đường ngày xưa và con đường ngày mai có gì khác nhau?
A. Con đường ngày xưa thân thương, con đường ngày mai xa lạ.
B. Con đường ngày xưa gồ ghề, con đường ngày mai bằng phẳng.
C. Con đường ngày xưa hẹp, con đường ngày mai thênh thang.
D. Con đường ngày xưa lầy lội bùn trơn, con đường ngày mai rực rỡ ánh điện.
Câu 7. Theo văn bản, các câu thơ sau được hiểu như thế nào?
Ôi những con đường hẹp ngày xưa
Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt
Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...
A. Điều kiện sống thiếu thốn ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.
B. Điều kiện sống sung túc ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.
C. Điều kiện sống không ảnh hưởng đến lối sống của con người.
D. Cần tạo môi trường sống tốt đẹp để con người được phát triển.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.
Câu 9. Anh/chị có đồng tình với ước vọng của tác giả trong hai câu thơ sau không? Vì sao?
Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang
Câu 10. Thông điệp có ý nghĩa tích cực mà anh/ chị nhận được sau khi đọc đoạn trích?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/ chị về quan điểm hãy sống là chính mình.
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 có đáp án - Đề số 14
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Anh nhớ không những con đường quê ta
Thân thương từ thuở nhỏ ?
Bao năm tháng đi về trên ngõ
Bao hoàng hôn rậm rịch bước chân trâu
Đường lập loè đom đóm bay cao
Ta ghé cửa nhà nhau xin lửa
Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở
Da diết lòng hương dịu tự vườn cau...
Xưa xóm nghèo mái rạ chen nhau
Gồ ghề lối hẹp
Hun hút bờ tre gió rét
Mưa dầm lầy lội bùn trơn
Bà lưng còng chống gậy bước run
Còm cõi vai gầy gánh nặng
Sương trắng mùa đông ngõ vắng
Quét hoài không hết lá khô...
Ôi những con đường hẹp ngày xưa
Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt
Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...
Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang
Vui mở với đời ta như trời rộng…
(Những con đường, Trích Hương cây – 1968 – Lưu Quang Vũ)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do.
B. Hiện đại.
C. Bảy chữ.
D. Tám chữ.
Câu 2. Các từ láy trong khổ thơ đầu:
A. rậm rịch, lập loè, lầy lội, còm cõi.
B. rậm rịch, lập loè, se sẽ, da diết.
C. ghồ ghề, hun hút, lầy lội, còm cõi.
D. se sẽ, da diết, ghồ ghề, hun hút.
Câu 3. Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn trích?
A. Xóm nghèo mái rạ.
B. Bờ tre hun hút.
C. Đom đóm lập lòe.
D. Dòng sông xanh mát.
Câu 4. Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu thơ còm cõi vai gầy gánh nặng?
A. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người bà.
B. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người mẹ.
C. Nhấn mạnh niềm vui, niềm hạnh phúc của người bà.
D. Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, kiên cường của người bà.
Câu 5. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong đoạn thơ là
A. ngỡ ngàng.
B. nhớ thương.
C. hân hoan.
D. đau buồn.
Câu 6. Con đường ngày xưa và con đường ngày mai có gì khác nhau?
A. Con đường ngày xưa thân thương, con đường ngày mai xa lạ.
B. Con đường ngày xưa gồ ghề, con đường ngày mai bằng phẳng.
C. Con đường ngày xưa hẹp, con đường ngày mai thênh thang.
D. Con đường ngày xưa lầy lội bùn trơn, con đường ngày mai rực rỡ ánh điện.
Câu 7. Theo văn bản, các câu thơ sau được hiểu như thế nào?
Ôi những con đường hẹp ngày xưa
Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt
Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...
A. Điều kiện sống thiếu thốn ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.
B. Điều kiện sống sung túc ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.
C. Điều kiện sống không ảnh hưởng đến lối sống của con người.
D. Cần tạo môi trường sống tốt đẹp để con người được phát triển.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.
Câu 9. Anh/chị có đồng tình với ước vọng của tác giả trong hai câu thơ sau không? Vì sao?
Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang
Câu 10. Thông điệp có ý nghĩa tích cực mà anh/ chị nhận được sau khi đọc đoạn trích?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/ chị về quan điểm hãy sống là chính mình.
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án - Đề số 15
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Anh nhớ không những con đường quê ta
Thân thương từ thuở nhỏ ?
Bao năm tháng đi về trên ngõ
Bao hoàng hôn rậm rịch bước chân trâu
Đường lập loè đom đóm bay cao
Ta ghé cửa nhà nhau xin lửa
Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở
Da diết lòng hương dịu tự vườn cau...
Xưa xóm nghèo mái rạ chen nhau
Gồ ghề lối hẹp
Hun hút bờ tre gió rét
Mưa dầm lầy lội bùn trơn
Bà lưng còng chống gậy bước run
Còm cõi vai gầy gánh nặng
Sương trắng mùa đông ngõ vắng
Quét hoài không hết lá khô...
Ôi những con đường hẹp ngày xưa
Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt
Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...
Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang
Vui mở với đời ta như trời rộng…
(Những con đường, Trích Hương cây – 1968 – Lưu Quang Vũ)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do.
B. Hiện đại.
C. Bảy chữ.
D. Tám chữ.
Câu 2. Các từ láy trong khổ thơ đầu:
A. rậm rịch, lập loè, lầy lội, còm cõi.
B. rậm rịch, lập loè, se sẽ, da diết.
C. ghồ ghề, hun hút, lầy lội, còm cõi.
D. se sẽ, da diết, ghồ ghề, hun hút.
Câu 3. Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn trích?
A. Xóm nghèo mái rạ.
B. Bờ tre hun hút.
C. Đom đóm lập lòe.
D. Dòng sông xanh mát.
Câu 4. Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu thơ còm cõi vai gầy gánh nặng?
A. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người bà.
B. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người mẹ.
C. Nhấn mạnh niềm vui, niềm hạnh phúc của người bà.
D. Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, kiên cường của người bà.
Câu 5. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong đoạn thơ là
A. ngỡ ngàng.
B. nhớ thương.
C. hân hoan.
D. đau buồn.
Câu 6. Con đường ngày xưa và con đường ngày mai có gì khác nhau?
A. Con đường ngày xưa thân thương, con đường ngày mai xa lạ.
B. Con đường ngày xưa gồ ghề, con đường ngày mai bằng phẳng.
C. Con đường ngày xưa hẹp, con đường ngày mai thênh thang.
D. Con đường ngày xưa lầy lội bùn trơn, con đường ngày mai rực rỡ ánh điện.
Câu 7. Theo văn bản, các câu thơ sau được hiểu như thế nào?
Ôi những con đường hẹp ngày xưa
Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt
Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...
A. Điều kiện sống thiếu thốn ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.
B. Điều kiện sống sung túc ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.
C. Điều kiện sống không ảnh hưởng đến lối sống của con người.
D. Cần tạo môi trường sống tốt đẹp để con người được phát triển.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.
Câu 9. Anh/chị có đồng tình với ước vọng của tác giả trong hai câu thơ sau không? Vì sao?
Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang
Câu 10. Thông điệp có ý nghĩa tích cực mà anh/ chị nhận được sau khi đọc đoạn trích?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/ chị về quan điểm hãy sống là chính mình.
Xem thêm các chương trình khác:
- TOP 100 Đề thi KHTN 6 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán lớp 6 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ văn lớp 6 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh lớp 6 (Global Success) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học lớp 6 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 6 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán 6 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi KHTN 6 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ văn lớp 6 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh lớp 6 (cả năm) (Explore English) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học lớp 6 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 6 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án