TOP 15 câu Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 8 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Quản lí tiền

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 Bài 8: Quản lí tiền có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 8.

1 591 05/01/2024


Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 8: Quản lí tiền - Kết nối tri thức

Câu 1. Để quản lí tiền có hiệu quả, cần

A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.

B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.

C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.

D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Đáp án đúng là: A

Để quản lí tiền có hiệu quả, cần: đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền (Ghi nhớ 2, SGK – Trang 48).

Câu 2. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen

A. ứng phó với bạo lực học đường.

B. học tập tự giác, tích cực.

C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.

D. ứng phó với tâm lí căng thẳng.

Đáp án đúng là: C

Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.

Câu 3. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

A. Của thiên trả địa.

B. Thắt lưng buộc bụng.

C. Của chợ trả chợ.

D. Còn người thì còn của.

Đáp án đúng là: B

Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm tiền là: Thắt lưng buộc bụng.

Câu 4 .Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?

A. Hay đi chợ để nợ cho con.

B. Tốt vay dày nợ.

C. Ăn phải dành, có phải kiệm.

D. Của đi thay người.

Đáp án đúng là: C

“Ăn phải dành, có phải kiệm” là câu thành ngữ, tục ngữ khuyên con người phải biết tiết kiệm, quản lí tiền hiệu quả. Đó là cơ sở giúp con người tự chủ trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.

Câu 5. Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?

A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.

B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.

C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.

D. Năng nhặt, chặt bị.

Đáp án đúng là: B

Câu ca dao, tục ngữ ngữ phê phán việc tiêu xài hoang phí là: Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.

Câu 6. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?

A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.

B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.

C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.

D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.

Đáp án đúng là: B

- Quản lí tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,... để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.

Câu 7. Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động

A. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.

B. trong lao động.

C. làm những gì mình thích.

D. tìm kiếm việc làm.

Đáp án đúng là: A

Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển. (Phần mở đầu SGK, trang 44).

Câu 8. Chi tiêu có kế hoạch là

A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.

B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.

C. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.

D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.

Đáp án đúng là: A

Chi tiêu có kế hoạch là chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả. (Mục 2. Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả, SGK, trang 45).

Câu 9. Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chi tiêu có kế hoạch.

B. Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn.

C. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.

D. Lãng phí thức ăn, điện, nước.

Đáp án đúng là: D

Lãng phí thức ăn, điện, nước không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả (Mục 2. Nguyên tắc quảnl í tiền, SGK, Trang 46).

Câu 10. Quản lí tiền là biết sử dụng tiền

A. hợp lí, có hiệu quả.

B. mọi lúc, mọi nơi.

C. vào những việc mình thích.

D. cho vay nặng lãi.

Đáp án đúng là: A

Quản lí tiền là biết sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả.

Câu 11. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện người không biết tiết kiệm tiền?

A. Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có.

B. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.

C. Bớt bát mát mặt.

D. Phí của trời, mười đời chẳng có.

Đáp án đúng là: D

Câu tục ngữ thể hiện không biết tiết kiệm tiền là: Phí của trời, mười đời chẳng có. Nghĩa là sự hoang phí, không biết tiết kiệm sẽ khó có được sự tự chủ trong cuộc sống.

Câu 12. Học sinh tranh thủ thời gian rảnh tự làm các sản phẩm thủ công để bán lấy tiền phụ giúp thêm bố mẹ và là từ thiện. Việc làm đó thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Biết sống có kế hoạch.

B. Biết học tập tự giác, tích cực.

C. Biết tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

D. Biết giữ gìn truyền thống quê hương.

Đáp án đúng là: C

Học sinh tranh thủ thời gian rảnh tự làm các sản phẩm thủ công để bán lấy tiền phụ giúp thêm bố mẹ và là từ thiện. Việc làm đó thể hiện biết tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Câu 13. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.

B. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.

C. Làm ra tiền đã khó nhưng quản lí chi tiêu, thực hành tiết kiệm còn khó hơn.

D. Học sinh có thể tăng thêm thu nhập bằng cách làm đồ thủ công để bán.

Đáp án đúng là: B

Mọi người đều phải học cách quản lí tiền hiệu quả. Vì vậy, quan điểm: Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều là không đúng.

Câu14. M muốn mua một quả bóng đá giá 100.000 đồng nhưng bạn chỉ có 40.000 đồng. M hỏi vay bạn Q thêm 60.000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q cùng chơi. Nếu là Q, em nên lựa chọn các ứng xử nào sau đây để thể hiện mình là người biết quản lí tiền.

A. Không cho M vay, vì sợ bạn không trả cho mình.

B. Cho M vay, vì bạn sẽ cho mình chơi cùng.

C. Khuyên M nên tiết kiệm tiền khi nào đủ tiền sẽ mua bóng.

D. Nói dối M là: mình không có tiền nên không thể cho M vay.

Đáp án đúng là: C

Nếu là Q, em nên nói với bạn rằng việc mua bóng là việc không cần thiết ngay lúc này và khuyên bạn M có thể để dành tiền để sau này mua.

Câu 15. Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình.

B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử.

C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá.

D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.

Đáp án đúng là: D

- Em nên cùng các bạn mua đồ về tự làm bánh, làm nước trái cây, như vậy vừa tiết kiệm vừa có những kỉ niệm đẹp giữa các bạn.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 8: Quản lí tiền

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

1 591 05/01/2024