TOP 12 mẫu Tóm tắt Hịch tướng sĩ (2024) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức
Với Tóm tắt Hịch tướng sĩ Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Hịch tướng sĩ từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - Kết nối tri thức
Bài giảng Ngữ văn 8 Hịch tướng sĩ
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - mẫu 1
Trước sự chủ quan, không lo tập luyện của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn dẫn ra những dẫn chứng về sự trung thành của các vị tướng thời trước với chủ tướng của mình, đồng thời nêu lên tội ác của quân giặc để khích lệ tướng sĩ phải luyện tập để bảo vệ đất nước. Trần Quốc Tuấn cũng phân tích được những việc làm sai trái của các tướng sĩ, sau đó đưa ra định hướng cho các tướng sĩ đó là phải chăm chỉ học tập theo cuốn Binh thư yếu lược để bảo vệ đất nước.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - mẫu 2
Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự trọng và ý chí chống giặc ngoại xâm của các tướng sĩ. Mở đầu bài hịch, Trần Quốc Tuấn nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách. Tiếp theo Ngài tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù để khơi dậy lòng căm thù giặc của tướng sĩ. Ngài còn nói lên mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ đồng thời Ngài phân tích phải trái, đúng sai, định hướng hàng ngũ quân sĩ và khẳng định những hành động nên làm.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - mẫu 3
Hịch tướng sĩ đã nêu gương trung thần trong sử sách Trung Hoa để soi chiếu tướng sĩ, vạch trần tội ác của quân thù, nỗi nhục của kẻ mất nước từ đó kêu gọi lòng căm thù giặc sâu sắc mãnh liệt. Trần Quốc Tuấn khích lệ ý chí lập công danh, vì đất nước vì gia đình, gắn quyền lợi đất nước với quyền lợi cá nhân. Đồng thời, tác giả kêu gọi ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng của tướng sĩ trước hiểm họa nước mất nhà tan.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - mẫu 4
Hịch tướng sĩ vừa là bài hịch, vừa là bài tựa cuốn Binh thư yếu lược do Trần Quốc Tuấn soạn thảo để huấn luyện tướng sĩ trước khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ II. Tố cáo tội ác của giặc, bằng những lời lẽ đau xót ẩn dụ, nhưng cụ thể, xem chúng như loài cầm thú, cú diều, dê chó, hổ đói. Lên án thói khinh mạn, hống hách băng những từ ngữ giàu hình ảnh: “đi lại nghênh ngang”, “uốn lưỡi cú u", “sỉ nhục triều đình” Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhân thức được hiểm họa của đất nước, nguyên nhân và nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn liêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - mẫu 5
Hịch tướng sĩ là áng văn bất hủ mọi thời đại phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của vị tướng tài hết lòng vì dân tộc trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Lòng căm thù giặc thể hiện qua việc quên ăn, quên ngủ, “ruột đau như cắt” căm phẫn tội ác và sự hống hách của giặc Thanh. Nỗi đau mất nước được tác giả diễn tả thống thiết, cùng với niềm uất hận trào dâng khi tác giả bộc lộ sự căm phẫn của mình với kẻ thù.
Vị tướng đã tự xác định tinh thần đấu tranh hi sinh, xả thân vì nước được khắc họa rõ nét. Những lời tâm huyết của Trần Quốc Tuấn cho thấy đây là vị tướng tài có sức lay động mạnh mẽ, truyền được lòng yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sôi sục và một thái độ sẵn sàng hi sinh vì đất nước.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - mẫu 6
Trước tình hình địch mạnh, ta yếu, Trần Quốc Tuấn đã có bài hịch động viên tướng sĩ. Ông đưa ra những tấm gương lịch sử về lòng yêu nước, trung nghĩa từ xa xưa, hay đời Tống Nguyên mới đây. Vị chủ soái vạch rõ tội ác của giặc và bày tỏ nỗi căm phẫn khi chưa tiêu diệt được kẻ thù. Ngài còn nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, đồng thời phê phán những hành động sai của tướng sĩ, khẳng định những hành động đúng nên làm.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - mẫu 7
Bài hịch tướng sĩ là tiếng nói của vị chủ tướng chỉ ra cho binh sĩ của mình những dẫn chứng về lòng yêu nước của các vị tướng trời trước. Tác giả cũng nêu lên những tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù và lòng căm thù giặc của ông. Từ đó, ông phân tích phải trái cho các binh sĩ và khích lệ lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù trong các binh sĩ.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - mẫu 8
Hịch tướng sĩ là một áng văn nghị luận cổ của văn học trung đại Việt Nam, được viết vào giữa thế kỷ XIII, trước cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai. Tác giả bài hịch là một danh tướng kiệt xuất của triều Trần, vị chủ tướng của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ. Với trọng trách mà dân tộc giao phó đè nặng trên đôi vai, với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù, giữ yên giang sơn bờ cõi.
Để khơi dậy ngọn lửa yêu nước và động viên ý chí chiến đấu trong ba quân tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã ra lời kêu gọi tướng sĩ bằng một bài Hịch bất hủ: Dụ Chư tỳ tưởng hịch vân – còn gọi là Hịch tướng sĩ văn, áng hùng văn của mọi thời đại. Chất hùng văn của Hịch tướng sĩ được tạo nên từ nghệ thuật trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc. Tình cảm sục sôi và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù làm nên chất nhân văn cao đẹp của bài hịch.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - mẫu 9
Trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, tác giả đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của mình. Một vị chủ soái đã “ruột đau như cắt”, “nước mắt đầm đìa” trước cảnh đất nước bị giày xéo. Ngài sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước dẫu cho thân phơi nội cỏ, xác gói da ngựa cũng cam lòng. Trần Quốc Tuấn còn gánh trên mình trách nhiệm chỉ huy quân sĩ. Ông chỉ ra đúng sai, chỉ ra con đường cần đi cho quân sĩ, khơi dậy lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước của họ. Ngài không chỉ có tấm lòng yêu nước sâu sắc mà còn là vị chủ tướng có trách nhiệm, nghĩa tình.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - mẫu 10
Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào năm 1282 và trước hội nghị quân sự Bình Than của các vương hầu. Đó là một luận văn quân sự nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, là lời kêu gọi chiến đấu quyết tâm đánh thắng quân xâm lược để bảo vệ sơn hà xã tắc của ông cha ta hơn bảy trăm năm về trước từng làm sôi sục lòng người.
Hịch tướng sĩ là một khúc ca, bởi lẽ trước hết Trần Quốc Tuấn đã nêu cao gương sáng các bậc trung thần nghĩa sĩ, những mẫu người lí tưởng của chế độ phong kiến đã xả thân vì lòng trung quân ái quốc. Đó là Kỉ Tín, Do Vũ, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh… đã bỏ mình vì nước, thoát khỏi thói nữ nhi thường tình trở thành vĩ nhân lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ.
Hịch tướng sĩ là bản hùng ca của Đại Việt sáng ngời hào khí Đông- A. Nó thể hiện một tầm nhìn chiến lược, thấy rõ tim gan đen tối, dã tâm của quân giặc phương Bắc, tham lam tàn bạo cực độ, của âm mưu biến nước ta thành quận, huyện của chúng.
Hịch tướng sĩ là tiếng nói căm giận bốc lửa quyết không đội trời chung với lũ giặc Nguyên – Mông. Nó là khúc tráng ca chứa chan tinh thần yêu nước, biểu lộ khí phách của anh hùng Trần Quốc Tuấn quyết chiến quyết thắng quân xâm lược, nguyện xả thân trên chiến trường để bảo vệ Tổ quốc Đại Việt: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
Có thể nói, đây là đoạn văn hay nhất, hùng tráng nhất trong Hịch tướng sĩ thể hiện một cách tuyệt vời hào khí Đông – A.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - mẫu 11
Trong dòng chảy của tinh thần yêu nước xuyên suốt tiến trình văn học trung đại Việt Nam, “Hịch tướng sĩ” của tác giả Trần Quốc Tuấn là một trong những tác phẩm tiêu biểu nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng- biểu hiện tập trung nhất cho tinh thần yêu nước lúc bấy giờ. Ra đời vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần thứ hai (1285), “Hịch tướng sĩ” đã nêu cao tinh thần chống giặc ngoại xâm, trở thành đỉnh cao nhất của văn học yêu nước thời Trần. Mở đầu tác phẩm, tác giả Trần Quốc Tuấn đã nêu bật những tấm gương vinh danh sử sách để khích lệ chí lập công lập danh và tinh thần hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ giang sơn bờ cõi của các tướng sĩ. Ở phần tiếp theo của tác phẩm, tác giả đã miêu tả chân thực tội ác và sự ngang ngược của giặc để khơi gợi lòng căm thù và tự tôn dân tộc. Tác giả đã vận dụng lối nói ẩn dụ với những từ ngữ vô cùng độc đáo như “lưỡi cú diều”, “thân dê chó” để diễn tả lòng căm thù và cái nhìn coi thường đối với kẻ thù xâm lược để khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất. Bằng tinh thần yêu nước cùng tấm lòng của một vị chủ tướng có trách nhiệm, Trần Quốc Tuấn đã viết nên một bài hịch vô cùng xúc động, nhưng đồng thời cũng rất quyết liệt, mạnh mẽ về tinh thần giải phóng, đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm. Tinh thần quyết chiến quyết thắng trở thành xương sống liên kết các phần trong bài hịch, tạo nên sự gắn kết hữu cơ và thống nhất.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - mẫu 12
Nhắc đến Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn là nhắc đến một vị tướng kiệt xuất với khả năng lãnh đạo tài ba và tấm lòng yêu nước thiết tha. Bằng tài năng và bản lĩnh cầm quân của mình mà ông đã dành nhiều thắng lợi vẻ vang cho nhân dân nhà Trần. Năm 1285, vào trước khi diễn ra cuộc kháng chiến Mông- Nguyên, ông đã viết nên bài Hịch tướng sĩ nhằm khích lệ tinh thần đấu tranh và học tập của các tướng sĩ trong quân đội. Đây thực sự là một áng văn bất hủ thể hiện rõ tư tưởng yêu nước và lòng quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược.
Bài hịch tuy ngắn gọn nhưng đã phản ánh được tinh thần của thời đại, hào khí Đông A. Hịch tướng sĩ chứa chan tấm lòng yêu nước, nỗi căm hận quân thù và tinh thần quyết thắng. Với những lời lẽ sắc bén, hợp lý, chân tình, Trần Quốc Tuấn đã lay động được tấm lòng của hàng ngàn nghĩa sĩ, thôi thúc họ sống và rèn luyện, chiến đấu hết mình vì nước Việt thân yêu.
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức