TOP 10 đề thi Học kì 2 Lịch sử 11 (Kết nối tri thức) năm 2025có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Lịch sử 11 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 11 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 892 16/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 2 Lịch sử 11 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

- Áp dụng: các trường THPT có phân phối số tiết của học kì 2 là: 1 tiết lịch sử/ tuần

- Hình thức: 100% trắc nghiệm – 40 câu

STT

Nội dung kiến thức

Mức độ đánh giá

NB

TH

VD

VD cao

1

Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV)

3

2

1

0

2

Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

3

2

1

0

3

Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

3

2

1

0

4

Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

3

3

2

2

5

Bài 13. Việt Nam và Biển Đông

4

3

3

2

Tổng số câu hỏi

16

12

8

4

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

ĐỀ BÀI

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Năm 1396, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?

A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.

B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.

C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.

D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.

Câu 2: Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng của Hồ Quý Ly?

A. Xây dựng phòng tuyến chống giặc Minh trên sông Như Nguyệt.

B. Chế tạo nhiều loại vũ khí mới: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,…

C. Bố trí mai phục và đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.

D. Dời đô từ thành An Tôn (Thanh Hóa) về Thăng Long.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục của Hồ Quý Ly?

A. Chấn chỉnh Phật giáo.

B. Đề cao Nho giáo thực dụng.

C. Dịch sách chữ Nôm sang chữ Hán.

D. Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.

Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

A. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.

B. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.

C. Nhà Trần bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa.

D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.

Câu 5: Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly được hiểu là việc

A. khuyến khích nhân dân đi khai hoang lập ấp.

B. cho phép quý tộc lập các điền trang rộng lớn.

C. hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân.

D. cho phép vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang.

Câu 6: Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly đã

A. phản ánh sự lệ thuộc sâu sắc vào văn hóa Trung Hoa.

B. khuyến khích sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo.

C. thể hiện tư tưởng tiến bộ và tinh thần dân tộc.

D. góp phần nâng cao vị thế của Phật giáo.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực hành chính?

A. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn.

B. Tăng cường quyền lực cho các quan đại thần.

C. Đặt thêm Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.

D. Tuyển chọn quan lại thông qua hình thức khoa cử.

Câu 8: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, quân đội được chia làm 2 loại là:

A. cấm binh và ngoại binh.

B. quân chính quy và dân quân du kích.

C. hương binh và ngoại binh.

D. quân chủ lực và dân quân du kích.

Câu 9: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên được gọi là

A. quân điền.

B. lộc điền.

C. phúc điền.

D. thọ điền.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê vào giữa thế kỉ XV?

A. Kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển; đời sống nhân dân ổn định.

B. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng ngày càng phổ biến.

C. Xuất hiện những mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.

D. Đại Việt phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh.

Câu 11: Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là

A. gia tăng hình phạt đối với người phạm tội là trẻ nhỏ hoặc người tàn tật.

B. đề cao tuyệt đối địa vị của nam giới, phụ nữ không có quyền lợi gì.

C. bảo vệ những người yếu thế trong xã hội (phụ nữ, trẻ em, người tàn tật,…).

D. xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc tuổi còn nhỏ.

Câu 12: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.

B. Tăng cường tiềm lực đất nước, góp phần vào chiến thắng chống quân Minh.

C. Giúp Đại Việt giữ vững vị thế là cường quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á.

D. Giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội Đại Việt đương thời.

Câu 13: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là

A. Tổng trấn.

B. Trấn thủ.

C. Tuần phủ.

D. Huyện lệnh.

Câu 14: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ: giúp vua khởi thảo văn bản hành chính, tiếp nhận và xử lí công văn, coi giữ ấn tín, lưu trữ châu bản?

A. Nội các.

B. Đô sát viện.

C. Cơ mật viện.

D. Thái y viện.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số?

A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng.

B. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.

C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.

D. Chỉ bổ nhiệm quan cai trị là các tù trưởng địa phương.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

A. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.

B. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.

C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước thiếu tính thống nhất.

D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

Câu 17: Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn đã

A. ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ.

B. đổi quốc hiệu thành Việt Nam.

C. thực hiện cải cách hành chính.

D. thi hành chính sách cấm đạo.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?

A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

B. Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng.

C. Để lại di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia.

D. Làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.

Câu 19: Biển Đông trải dài khoảng 3000 km theo trục đông bắc - tây nam, nối liền hai đại dương là:

A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Câu 20: Eo biển nào dưới đây không thuộc khu vực Biển Đông?

A. Eo biển Ma-lắc-ca.

B. Eo biển Ba-si.

C. Eo biển Đài Loan.

D. Eo biển Ma-gien-lăng.

Câu 21: Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô ở khu vực phía bắc Biển Đông, gồm có hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, cồn cát,… được chia thành hai nhóm là:

A. Song Tử và Thị Tứ.

B. An Vĩnh và Lưỡi Liềm.

C. Nam Yết và Sinh Tồn.

D. Sinh Tồn và Bình Nguyên.

Câu 22: Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi

A. tập trung các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của thế giới.

B. diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người sớm nhất trên thế giới.

C. điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất trên thế giới.

D. có vị trí trung tâm trên con đường tơ lụa trên biển.

Câu 23: Biển Đông là một phần quan trọng của con đường thương mại nổi tiếng nào trong lịch sử?

A. Con đường tơ lụa trên biển.

B. Con đường xạ hương.

C. Con đường gốm sứ.

D. Trà – Mã cổ đạo.

Câu 24: Vùng biển nào dưới đây giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương?

A. Biển Đông.

B. Biển Đỏ.

C. Biển Ả-rập.

D. Biển An-đa-man.

Câu 25: Nội dung nào sau đây sai khi nói về tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông?

A. Biển Đông giàu tiềm năng phát triển du lịch do có nhiều bãi cát, vịnh biển,… đẹp.

B. Tài nguyên sinh vật của Biển Đông đa dạng với hàng trăm loài động vật, thực vật.

C. Biển Đông có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng thủy triều, năng lượng gió,…

D. Biển Đông là bồn trũng duy nhất trên thế giới có chứa dầu mỏ và khí tự nhiên.

Câu 26: Đoạn tư liệu dưới đây cung cấp những thông tin về quần đảo nào của Việt Nam?

- Nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam; cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí.

- Trải rộng trong một vùng biển rộng khoảng 180.000 km2.

- Quần đảo được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.

A. Quần đảo Hoàng Sa.

B. Quần đảo Trường Sa.

C. Quần đảo Thổ Chu.

D. Quần đảo Cát Bà.

Câu 27: Nhận định nào dưới đây đúng về Biển Đông?

A. Biển Đông là biển lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 3,447 triệu km2.

B. Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.

C. Tình trạng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông mới xuất hiện trong thời gian gần đây.

D. An ninh trên Biển Đông không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các quốc gia trong khu vực.

Câu 28: Nhận định nào dưới đây không đúng về tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

A. Vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân cho các tàu.

B. Án ngữ những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục.

C. Giàu tài nguyên, tạo điều kiện để phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển.

D. Là điểm khởi đầu của mọi tuyến đường giao thương hàng hải trên thế giới.

Câu 29: Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để

A. khai thác sản vật (tôm, cá,…).

B. cứu hộ tàu thuyền gặp nạn.

C. xem xét, đo đạc thủy trình.

D. dựng miếu thờ và vẽ bản đồ.

Câu 30: Trong những năm 1954 - 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngoại trừ việc

A. cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính.

B. công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này.

C. phản đối các hành động chiếm đóng trái phép đảo Ba Đình của Đài Loan.

D.sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Tuy Phước (Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay).

Câu 31: Trong những năm 1975 đến nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền

A. Việt Nam Cộng hòa.

B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 32: Hiện nay, quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh nào?

A. Khánh Hòa.

B. Cần Thơ.

C. Hải Phòng.

D. Đà Nẵng.

Câu 33: Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào?

A. Hải đội Hoàng Sa và Trường Sa.

B. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

C. Hải đội Tư Nghĩa và Bắc Hải.

D. Hải đội Trường Sa và Côn Lôn.

Câu 34: Hiện nay, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp nào sau đây?

A. Hòa bình.

B. Không can thiệp.

C. Sử dụng sức mạnh quân sự.

D. Ngoại giao pháo hạm.

Câu 35: Tấm bản đồ nào được biên vẽ dưới triều Nguyễn đã ghi rõ “Hoàng Sa – Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam?

A. Hồng Đức bản đồ.

B. Đại Nam nhất thống toàn đồ.

C. Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.

D. Giáp Ngọ niên bình Nam đồ.

Câu 36: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành du lịch?

A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.

B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.

C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

Câu 37: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?

A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.

B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ,

C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.

D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 38: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các lợi ích hợp pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Biển Đông?

A. Từ chối tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

B. Tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc.

C. Đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển.

D. Phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững, hợp tác cùng phát triển.

Câu 39: Nội nào dưới đây không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?

A. Ban hành các văn bản pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

B. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).

C. Thúc đầy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.

D. Ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản và khai thác khoáng sản trên Biển Đông.

Câu 40: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là nghi lễ “cúng thế lính” xưa của nhân dân các làng An Hải, An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) để cầu bình an cho người lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Đây là một lễ thức dân gian được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức vào khoảng tháng 2 và tháng 3 âm lịch hàng năm.

Hàng trăm năm trước, những người con ưu tú của quê hương Lý Sơn, tuân thủ lệnh vua đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đo đạc hải trình, cắm mốc chủ quyền, khai thác sản vật. Nhiều người ra đi không trở về, thân xác họ đã hòa mình vào biển cả mênh mông.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn. Nghi lễ mang đậm tính nhân văn này đã được bảo tồn, duy trì suốt hơn 400 năm qua; tới Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Câu hỏi: Nhận định nào dưới đây không đúng về ý nghĩa của việc bảo tồn, duy trì Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa?

A. Tri ân công lao thế hệ đi trước trong việc xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

B. Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

C. Gìn giữ một cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

D. Thu hút du khách trong và ngoài nước để thúc đẩy kinh tế địa phương là mục đích hàng đầu.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1- A

2- B

3- C

4- C

5- C

6- C

7-B

8-A

9-B

10-D

11-C

12-A

13-A

14-A

15-D

16-B

17-A

18-A

19-A

20-D

21-B

22-A

23-A

24-A

25-D

26-B

27-B

28-D

29-C

30-D

31-D

32-A

33-B

34-A

35-B

36-C

37-D

38-A

39-D

40-D

......................................

......................................

......................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 892 16/08/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: