TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 9 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 1 Ngữ văn 9 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 9 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 329 12/12/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 9 Học kì 1 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 1 Ngữ văn 9 (Chân trời sáng tạo) có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

Đất Thanh Hóa hầu hết là núi, bát ngát bao la đến mấy ngàn dặm. Có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na. Núi có cái động, dài mà hẹp, hiểm trở quạnh vắng không có chân người, bụi trần không bén tới. Trong động có người tiều phu hàng ngày gánh củi ra đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy tiền. Ai hỏi tên họ nhà cửa, tiều phu chỉ cười mà không nói. Người chung quanh đều cho rằng đây phải là bậc kì sĩ ở ẩn. Khoảng năm Khai Đại nhà Hồ, Hán Thương đi săn, chợt gặp ở đường, vừa đi vừa hát rằng:

[…]

“Núi xanh bao bọc quanh nhà

Ruộng đem sắc biếc xa xa vòng ngoài

Ngựa xe võng lọng mặc ai

Nước non này chẳng trần ai vướng vào”

[…] Hát xong, phất áo đi thẳng. Hán Thương đoán là một bậc ẩn giả, bèn sai quan hầu là Trương Công đi mời. Nhưng Trương theo gần đến nơi thì tiều phu đã đi vào động, gọi cũng không trả lời, chỉ thấy rẽ mây lách khói, đi thoăn thoắt trong rừng tùng khóm trúc. Biết không phải là người thường, Trương bèn rón bước đi theo, rẽ cỏ tìm đường. […]

Thấy Trương đến, tiều phu kinh ngạc hỏi:

- Chỗ này thanh vắng, đất thẳm rừng sâu, chim núi kêu ran, muông rừng chạy vẩn, thế mà sao ông lại lần tới đây, chẳng cũng khó nhọc lắm ư?

Trương trả lời:

- Tôi là chức quan tùy giá của đương triều; biết ngài là bậc cao sĩ nên vâng mệnh đến đây tuyên triệu. Hiện loan giá đang đợi ngoài kia, xin ngài quay lại một chút.

Tiều phu cười mà rằng:

- Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông già lánh bụi; gửi thân nơi lều tranh quán cỏ, tìm sinh nhai trong búa gió rìu trăng, ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục; bạn cùng hươu nai tôm cá, quẩn bên là tuyết nguyệt phong hoa, đông kép mà hè đơn, nằm mây mà ngủ khói; múc khe mà uống, bới núi mà ăn, chứ có biết gì đâu ở ngoài kia là triều đại nào, vua quan nào.

(Trích Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Văn nghệ, 1988)

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt và ngôi kể của đoạn trích.

Câu 2 (1,0 điểm) Chỉ ra lời của nhân vật, lời của người kể chuyện trong những câu văn sau:

Thấy Trương đến, tiều phu kinh ngạc hỏi:

- Chỗ này thanh vắng, đất thẳm rừng sâu, chim núi kêu ran, muông rừng chạy vẩn, thế mà sao ông lại lần tới đây, chẳng cũng khó nhọc lắm ư?

Câu 3 (0,5 điểm) Tìm hai từ Hán Việt có trong đoạn văn in đậm.

Câu 4 (1,0 điểm) Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 5 (1,0 điểm) Em rút ra được những bài học gì cho bản thân sau qua đoạn trích trên?

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ về những việc cần làm để Trái Đất này trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận về nhân vật người tiều phu trong đoạn trích phần Đọc hiểu.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Đọc hiểu

1

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Ngôi kể: ngôi thứ ba.

0,5 điểm

2

- Lời của người kể chuyện: Thấy Trương đến, tiều phu kinh ngạc hỏi

- Lời của nhân vật (Tiều Phu ): - Chỗ này thanh vắng, đất thẳm rừng sâu, chim núi kêu ran, muông rừng chạy vẩn, thế mà sao ông lại lần tới đây, chẳng cũng khó nhọc lắm ư?

1,0 điểm

3

Tìm đúng hai từ Hán Việt: ẩn giả, tiều phu,…

0,5 điểm

4

Chủ đề của văn bản: Vẻ đẹp của người tiều phu: sống ung dung, tự tại hòa mình với thiên nhiên và hiểu lẽ đời

1,0 điểm

5

HS rút ra những bài học ý nghĩa qua câu đoạn trích:

- Không màng danh lợi.

- Yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên.

- Sống ung dung tự tại bằng sức lao động của mình.

...

1,0 điểm

Viết

1

Viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ về những việc cần làm để Trái Đất này trở nên tốt đẹp hơn.

2,0 điểm

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25 điểm

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề:

2. Thân đoạn:

- Giải pháp cải thiện và bảo vệ môi trường:

+ Trồng cây xanh: Cây xanh giúp điều hòa không khí, hấp thụ khí CO2 và cung cấp khí O2, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.

+ Giảm thiểu rác thải nhựa: Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, nói không với túi ni lông, chai nhựa dùng một lần.

+ Tái chế và tái sử dụng: Tận dụng các vật dụng cũ để tái chế thành những sản phẩm mới, giảm thiểu gánh nặng cho môi trường.

+ Tiết kiệm tài nguyên: Sử dụng nước, điện và các tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hiệu quả, tránh lãng phí.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng:

+ Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

+ Tổ chức các hoạt động cộng đồng như dọn dẹp đường phố, bảo vệ các di sản tự nhiên.

- Thay đổi thói quen sống:

+ Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp hoặc đi bộ để giảm thiểu khí thải.

+ Sử dụng năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời, gió) thay thế cho các nguồn năng lượng gây ô nhiễm.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc bảo vệ Trái Đất

- Lời kêu gọi

1,5 điểm

Có sự sáng tạo trong cách viết.

0,25 điểm

2

Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận về nhân vật người tiều phu trong đoạn trích trên.

4,0 điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0, 25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận về nhân vật người tiều phu trong đoạn trích trên.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục:

+ Nguyễn Dữ là một nhà văn nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam, sống vào thế kỷ XVI.

+ Truyền kì mạn lục là tập truyện ngắn mang đậm yếu tố hiện thực và màu sắc huyền bí, có giá trị phản ánh hiện thực và triết lí sâu sắc.

- Giới thiệu về đoạn trích “Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na”.

2. Thân bài

a. Khái quát về nhân vật người tiều phu:

- Người tiều phu sống ẩn dật trong một ngọn núi hiểm trở, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

- Hàng ngày, ông chỉ gánh củi đổi lấy cá và rượu để sống qua ngày, không cần tiền bạc, không tham của cải vật chất.

- Người dân quanh vùng cho rằng ông là một bậc “kì sĩ” sống ẩn dật giữa rừng núi, tách biệt với chốn trần thế.

b. Phân tích nhân vật người tiều phu:

* Tâm hồn tự do, phóng khoáng:

- Khi gặp vua Hán Thương, người tiều phu vẫn giữ thái độ ung dung, tự tại, không chút lo lắng hay sợ hãi.

- Ông hát vang bài ca mang ý nghĩa thoát tục, thể hiện sự tự do giữa núi rừng: “Núi xanh bao bọc quanh nhà/ Ruộng đem sắc biếc xa xa vòng ngoài/ Ngựa xe võng lọng mặc ai/ Nước non này chẳng trần ai vướng vào”.

- Lời ca thể hiện tâm hồn của một người yêu thiên nhiên, tìm thấy niềm vui và tự do giữa cảnh núi non, tách biệt hoàn toàn với quyền lực và danh vọng.

* Sống thanh bạch, xa rời danh lợi:

- Người tiều phu chọn cách sống giản dị, thanh bạch: “Gửi thân nơi lều tranh quán cỏ, tìm sinh nhai trong búa gió rìu trăng”.

- Ông không màng đến quyền lực hay địa vị, không muốn bị ràng buộc bởi triều đình hay bất kì thế lực nào.

- Câu trả lời của người tiều phu với Trương Công: “Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông già lánh bụi” cho thấy thái độ dứt khoát, kiên quyết không quay trở lại chốn quan trường.

* Khát vọng tự do và triết lí sống cao cả:

- Người tiều phu khẳng định rằng cuộc sống của ông là “múc khe mà uống, bới núi mà ăn”, cho thấy sự tự do, tự tại và một lối sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Ông không quan tâm đến triều đại nào đang cai trị, vua quan nào đang nắm quyền: “chứ có biết gì đâu ở ngoài kia là triều đại nào, vua quan nào”.

- Điều này thể hiện khát vọng thoát ly hoàn toàn khỏi xã hội phong kiến, thể hiện tư tưởng “thoát tục” và tìm đến sự yên bình trong tâm hồn.

c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Miêu tả nhân vật qua hành động, lời nói và cách ứng xử.

- Nghệ thuật tương phản giữa nhân vật tiều phu và Hán Thương, cũng như giữa cuộc sống ẩn dật và cuộc sống danh lợi.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, ẩn chứa nhiều triết lí nhân sinh sâu sắc.

d. Ý nghĩa của nhân vật người tiều phu:

- Người tiều phu là biểu tượng cho người trí thức ẩn dật, thoát li khỏi những cám dỗ của danh lợi.

- Nhân vật thể hiện một lối sống cao khiết, khát khao được tự do và hòa hợp với thiên nhiên, gửi gắm triết lí về sự thanh cao trong tâm hồn.

- Hình tượng người tiều phu cũng phản ánh sự đối lập giữa hai thế giới: thế giới thanh bình của người tiều phu và thế giới danh vọng, quyền lực của triều đình.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật người tiều phu: Một người có tâm hồn thanh cao, lối sống giản dị, tự do và thoát tục.

- Tư tưởng mà tác giả Nguyễn Dữ gửi gắm qua nhân vật.

- Liên hệ và rút ra bài học cho con người hiện đại: Sống đúng với bản thân, giữ vững giá trị cốt lõi và luôn hướng đến sự thanh cao trong tâm hồn, bất chấp sự cám dỗ của danh lợi và quyền lực.

3,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

0,25 điểm

*Lưu ý: Phần hướng dẫn trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và câu trả lời của học sinh để đánh giá cho điểm phù hợp, ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo cao,. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.

1 329 12/12/2024
Mua tài liệu