TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 9 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 9 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 9 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 10 27/09/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 9 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 9 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,

Em, em ơi, tình non đã già rồi;

Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,

Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.

Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;

Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.

Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,2

Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!

Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;

Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;

Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến;

Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.

Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh,

Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ.

Vì chút mây đi, theo làn vút gió.

Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?

(Trích “Giục giã”, Xuân Diệu, “Gửi hương cho gió”, NXB Hội nhà văn, 1992)

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm) Xác định cách ngắt nhịp chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3 (1,0 điểm) Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối được sử dụng trong những câu thơ sau:

Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến;

Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.

Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh,

Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ.

Câu 4 (1,0 điểm) Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn bộc lộ quan niệm sống như thế nào?

Câu 5 (1,0 điểm) Anh/chị cần làm gì để quỹ thời gian của mình không trôi qua một cách hoài phí?

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về vấn đề quản lí thời gian của học sinh hiện nay.

Câu 2 (4,0 điểm) Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) phân tích bài thơ sau:

ÁO CŨ

Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn

Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai

Thương áo cũ như là thương kí ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.

Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn

Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim

Áo con có đường khâu tay mẹ vá

Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.

Áo đã ở với con qua mùa qua tháng

Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương

Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới

Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.

Hãy biết thương lấy những manh áo cũ

Để càng thương lấy mẹ của ta

Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống

Những gì trong năm tháng trôi qua.

(1963, lớp 9H)

(Áo cũ - Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002)

................................

................................

................................

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đoạn văn bản sau:

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, dẫn nguồn thivien.net)

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 2 (0,5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm) Anh/chị suy nghĩ như thế nào về hai câu thơ dưới đây?

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Câu 4 (1,0 điểm) Theo anh/chị biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa như thế nào với đất nước?

Câu 5 (1,0 điểm) Từ đoạn trích anh/chị hãy cho biết bản thân có trách nhiệm và hành động như thế nào với biển đảo quê hương đất nước?

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ trong xã hội hiện nay.

Câu 2. Anh/ chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích bài thơ sau:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)

................................

................................

................................

1 10 27/09/2024
Mua tài liệu