TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Vật lí 11 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 754 16/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Vật lí lớp 11

Thời gian làm bài: ...phút

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Hằng số điện môi của không khí có thể coi:

A. ε = 0.

B. ε < 0.

C. ε > 0.

D. ε ≈ 1.

Câu 2. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho

A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.

B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.

C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.

D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.

Câu 3. Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường có độ lớn bằng 100 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg. Từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi có vận tốc bằng 0 thì electron đã đi được quãng đường

A. 5,12 mm.

B. 0,256 m.

C. 5,12 m.

D. 2,56 mm.

Câu 4. Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển tăng 4 lần thì công của lực điện trường

A. tăng 4 lần.

B. tăng 2 lần.

C. không đổi.

D. giảm 2 lần.

Câu 5. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là

A. -2,5.10-3 J.

B. -5.10-3 J.

C. 2,5.10-3 J.

D. 5.10-3 J.

Câu 6. Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 0,5 m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là

A. 500 V.

B. 1000 V.

C. 2000 V.

D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 7. Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

A. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.

B. hai tấm thiếc ngâm trong dung dịch NaOH.

C. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.

D. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.

Câu 8. Biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong chân không là:

A. \(F = \frac{{2k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\).

B. \(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2r}}\).

C. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\).

D. \(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\).

Câu 9. Cho một điện tích điểm + Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A. hướng về phía nó.

B. hướng ra xa nó.

C. phụ thuộc độ lớn của nó.

D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Câu 10. Bắn một electron với vận tốc đầu rất nhỏ vào một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng theo phương song song với các đường sức điện (hình dưới). Electron được tăng tốc trong điện trường. Ra khỏi điện trường, nó có vận tốc bằng 107 m/s. Tính hiệu điện thế giữa UAB giữa hai bản. Điện tích của electron -1,6.10-19 C. Khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg.

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2Vật lí 11 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

A. 284 V.

B. -284 V.

C. -248 V.

D. 248 V.

Câu 11. Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ điện trường 100 V/m thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

A. 200 mJ.

B. 100 mJ.

C. 50 mJ.

D. 150 mJ.

Câu 12. Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường

A. âm.

B. dương.

C. bằng không.

D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 13. Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:

A. C = QU.

B. \(C = \frac{Q}{U}\).

C. \(C = \frac{U}{Q}\).

D. C = \(\frac{{2Q}}{U}\).

Câu 14. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng

A. hút nhau một lực 5 N.

B. hút nhau một lực 45 N.

C. đẩy nhau một lực 45 N.

D. đẩy nhau một lực 9 N.

Câu 15. Một điện tích điểm q = 5.10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6.10-2 N. Cường độ điện trường tại M là:

A. 2,4.105 V/m.

B. 1,2 V/m.

C. 1,2.105 V/m.

D. 12.10-6 V/m.

Câu 16. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 5000 J.

B. – 5000 J.

C. 5 mJ.

D. – 5 mJ.

Câu 17. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về

A. phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.

B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.

C. khả năng sinh công tại một điểm.

D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.

Câu 18. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5 V thì tụ tích được một điện lượng 10-5 C. Điện dung của tụ là

A. 2 μF.

B. 2 mF.

C. 2 F.

D. 2 nF.

Câu 19. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau một lực bằng 8 N. Độ lớn của mỗi điện tích là

A. 4,2.10-3 C.

B. 4,2.10-4 C .

C. 4,2.10-5 C .

D. 4,2.10-6 C.

Câu 20. Cho điện tích q1 = 5μC dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu một điện tích q2 = 10μC dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là

A. 200 mJ.

B. 20 mJ.

C. 500 mJ.

D. 100 mJ.

Câu 21. Đơn vị của hiệu điện thế là:

A. V/m.

B. V.

C. C.

D. J.

Câu 22. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

A. 5 (μF).

B. 45 (μF).

C. 0,21 (μF).

D. 20 (μF).

Câu 23. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

A. 0,21 (μF).

B. 45 (μF).

C. 4,7 (μF).

D. 20 (μF).

Câu 24. Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:

A. 3,2.10-18 J.

B. -3,2.10-18 J.

C. 1,6.1020 J.

D. -1,6.1020 J.

Câu 25. Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?

A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau.

B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.

C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.

D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.

Câu 26. Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp ba thì lực tương tác giữa chúng

A. tăng lên gấp đôi.

B. giảm đi một nửa.

C. giảm đi bốn lần.

D. không thay đổi.

Câu 27. Tính lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân trong nguyên tử heli với một êlecron trong vỏ nguyên tử. Cho rằng electron này nằm cách hạt nhân 2,94.10−11 m.

A. 0,533 µN.

B. 5,33 µN.

C. 0,625 µN.

D. 6,25 µN.

Câu 28. Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng

A. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.

B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.

C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.

D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.

Câu 29. Một electron bay từ bản âm sang bản dương của tụ điện phẳng. Điện trường giữa hai bản tụ có cường độ 9.104 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là d = 7,2 cm. Khối lượng của e là 9,1.10-31 kg. Vận tốc đầu của electron là không. Vận tốc của electron khi tới bản dương của tụ điện là

A. 4,77.107 m/s.

B. 3,65.107 m/s.

C. 4,01.106 m/s.

D. 3,92.107 m/s.

Câu 30. Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường.

B. Đơn vị của hiệu điện thế là V/C.

C. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.

D. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.

------------------------------HẾT----------------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1. Đáp án đúng là D.

Hằng số điện môi của không khí có thể coi gần bằng 1.

Câu 2. Đáp án đúng là C.

Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.

Câu 3. Đáp án đúng là B

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng trong điện trường đều

qEd=12mv02d=12.mv02qE=12.9,1.1031.3.10521,6.1019.100=2,56mm

Câu 4. Đáp án đúng là A.

A = Fscos\(\alpha \). Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực và quãng đường dịch chuyển tăng 4 lần thì công của lực điện trường tăng 4 lần.

Câu 5. Đáp án đúng là A.

A = qEd = qEscos\(\alpha \) = 5.10-6.1000.0,5.cos1800 = -2,5.10-3 J.

Câu 6. Đáp án đúng là A.

Từ biểu thức U = E.d = 1000.0,5 = 500 V

Câu 7. Đáp án đúng là D.

A, B – sai vì tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Dung dịch axit và dung dịch NaOH dẫn điện.

C – sai vì hai tấm gỗ khô không phải vật dẫn điện.

Câu 8. Đáp án đúng là D.

Biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong chân không là: \(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

Câu 9. Đáp án đúng là B.

Cho một điện tích điểm + Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều hướng ra xa nó.

Câu 10. Đáp án đúng là B

Công của lực điện trường tác dụng lên electron bằng độ biến thiên động năng.

A=qUAB=mv22mv022UAB=mv22q=284V

Câu 11. Đáp án đúng là B.

Ta có: A = qEd nên \(\frac{{{A_1}}}{{{A_2}}} = \frac{{{E_1}}}{{{E_2}}} \Leftrightarrow \frac{{50}}{{{A_2}}} = \frac{{100}}{{200}} \Rightarrow {A_2} = \frac{{50.200}}{{100}}\)= 100 mJ

Câu 12. Đáp án đúng là A.

Ta có: AMN = WM - WN, thế năng tăng nên WN > WM nên AMN < 0

Nên điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường âm.

Câu 13. Đáp án đúng là B.

Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức: \(C = \frac{Q}{U}\)

Câu 14. Đáp án đúng là B.

\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{\left| {{{10}^{ - 4}}.\left( { - {{10}^{ - 4}}} \right)} \right|}}{{{{2.1}^2}}}\) = 45 N; hai điện tích trái dấu nên hút nhau

Câu 15. Đáp án đúng là C

\(E = \frac{F}{q} = \frac{{{{6.10}^{ - 2}}}}{{{{5.10}^{ - 7}}}}\)= 1,2.105 V/m

Câu 16. Đáp án đúng là C.

A = qEd = qEscos\(\alpha \) = -5.10-6.1000.1.cos1800 = 5.10-3 J.

Câu 17. Đáp án đúng là A.

Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.

Câu 18. Đáp án đúng là A.

\(C = \frac{Q}{U} = \frac{{{{10}^{ - 5}}}}{5}\) = 2.10-6 F = 2 μF.

Câu 19. Đáp án đúng là C

Ta có: \(\left| {{q_1}} \right| = \left| {{q_2}} \right| = \left| q \right|\);

F=kq1q2εr2=kq2εr2q=Fεr2k=8.2.129.109

Câu 20. Đáp án đúng là D.

Ta có: A = qEd nên\(\frac{{{A_1}}}{{{A_2}}} = \frac{{{q_1}}}{{{q_2}}} \Leftrightarrow \frac{{50}}{{{A_2}}} = \frac{5}{{10}} \Rightarrow {A_2} = \frac{{50.10}}{5}\)= 100 mJ

Câu 21. Đáp án đúng là B.

Đơn vị của hiệu điện thế là V

Câu 22. Đáp án đúng là B.

Cb = C1 + C2 + C3 = 45 μF

Câu 23. Đáp án đúng là C.

\(\frac{1}{{{C_b}}} = \frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}} + \frac{1}{{{C_3}}} = \frac{1}{{10}} + \frac{1}{{15}} + \frac{1}{{20}} = \frac{{13}}{{60}} \Rightarrow C = 4,62\mu F\)

Câu 24. Đáp án đúng là B.

WM = qVM. Thay số: WM = -1,6.10-19.20 = -3,2.10-18 J.

Câu 25. Đáp án đúng là C

Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta khảo sát.

Câu 26. Đáp án đúng là D

Ta có: \[\left\{ \begin{array}{l}F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\\F' = k\frac{{\left| {3{q_1}3{q_2}} \right|}}{{{{\left( {3r} \right)}^2}}} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\end{array} \right. \Rightarrow F' = F\]

Câu 27. Đáp án đúng là A

Hạt nhân của heli có 2 proton nên điện tích hạt nhân là: \[3,{2.10^{ - 19}}C\]

\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{\left| {1,{{6.10}^{ - 19}}.3,{{2.10}^{ - 19}}} \right|}}{{{{\left( {2,{{94.10}^{ - 11}}} \right)}^2}}} = 5,{33.10^{ - 7}}\left( N \right)\)

Câu 28. Đáp án đúng là A

Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm \({Q_1}\) âm và \({Q_2}\) dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.

Câu 29. Đáp án đúng là A

Lực điện tác dụng lên điện tích \(F = \left| e \right|E = 1,{6.10^{ - 19}}{.9.10^4} = 1,{44.10^{ - 14}}N\) .

Định luật II Niu-tơn: \(F = ma \Rightarrow a = \frac{F}{m} = 1,{58.10^{16}}\)

Áp dụng công thức độc lập thời gian \({v^2} - v_0^2 = 2as\)

v=2as=2.1,58.1016.0,072=4,77.107m/s

Câu 30. Đáp án đúng là B

Đơn vị của hiệu điện thế là V.

..........................................

..........................................

..........................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 754 16/08/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: