Tin học lớp 3 Bài 3: Xử lí thông tin trang 21, 22 - Cánh diều
Với lời giải bài tập Tin học lớp 3 Bài 3: Xử lí thông tin trang 21, 22 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tin học lớp 3.
Giải Tin học lớp 3 Bài 3: Xử lí thông tin
Tin học lớp 3 trang 21 Khởi động
Tin học lớp 3 trang 21 Khởi động: Theo em, máy tính có tiếp nhận thông tin để điều khiển hoạt động hay không?
Trả lời:
Máy tính có tiếp nhận thông tin để điều khiển hoạt động.
1. Bộ não con người xử lí thông tin
Tin học lớp 3 trang 21 Hoạt động
Tin học lớp 3 trang 21 Hoạt động 1: Trong các tình huống dưới đây, em hãy cho biết:
- Giác quan nào thu nhận thông tin?
- Thông tin được xử lí ở đâu?
- Kết quả của việc xử lí thông tin?
Tình huống 1: Chị Diệu Trinh đang đạp xe đến trường. Nhìn thấy trước mặt có chú chó nhỏ chạy tới, chị Diệu Trinh dừng xe để tránh va vào chú chó.
Tình huống 2: Cô giáo đã yêu cầu cả lớp tính nhẩm: 115 + 235. Em đã tính được tổng bằng 350.
Tình huống 3: Bạn Khuê xem ti vi, thấy robot cô Tấm đón tiếp bệnh nhân. Khuê thích robot lắm và ước mơ sau này sẽ thiết kế robot cho các bệnh viện.
Trả lời:
* Tình huống 1:
- Giác quan thu nhận thông tin: thị giác (nhìn thấy chú chó nhỏ chạy tới)
- Thông tin được xử lí trong não
- Kết quả của việc xử lí thông tin là: dừng xe để tránh va vào chú chó.
* Tình huống 2:
- Giác quan thu nhận thông tin: thính giác, thị giác (nghe và nhìn thấy cô giáo yêu cầu cả lớp tính nhẩm: 115+235)
- Thông tin được xử lí trong não
- Kết quả của việc xử lí thông tin là: tính được tổng bằng 350.
* Tình huống 3:
- Giác quan thu nhận thông tin: thị giác, thính giác (nhìn và nghe thấy robot cô Tấm đón tiếp bệnh nhân)
- Thông tin được xử lí trong não
- Kết quả của việc xử lí thông tin là: mơ ước sau này sẽ thiết kế robot cho các bệnh viện.
2. Thiết bị số thông minh xử lí thông tin
Tin học lớp 3 trang 22 Hoạt động 2: Trong các tình huống làm việc của máy tính sau đây, em hãy cho biết:
- Máy tính đã tiếp nhận thông tin nào để xử lí?
- Kết quả xử lí thông tin của máy tính là gì?
Tình huống 1: Máy tính làm nhanh một phép tính số học. Ngay sau khi gõ các số hạng và dấu phép tính vào, lập tức kết quả tính toán hiện ra trên màn hình (Hình 1)
Tình huống 2: Khi cầm dọc chiếc điện thoại thông minh (Hình 2a) rồi xoay nó (Hình 2b) thành nằm ngang (Hình 2c), chiếc điện thoại thông minh đã tự động xoay bức ảnh theo.
Trả lời:
* Tình huống 1:
- Máy tính tiếp nhận các số hạng và dấu phép tính để xử lí.
- Kết quả xử lí thông tin của máy tính là kết quả của phép tính hiện ra trên màn hình.
* Tình huống 2:
- Máy tính tiếp nhận hoạt động xoay điện thoại từ dọc thành ngang để xử lí.
- Kết quả xử lí thông tin là điện thoại xoay bức ảnh theo chuyển động.
Tin học lớp 3 trang 22 Luyện tập
Tin học lớp 3 trang 22 Luyện tập: Khi em làm bài tập môn Tiếng Việt, bộ não của em có phải xử lí thông tin không? Khi em sử dụng máy tính, máy tính có xử lí thông tin không?
Trả lời:
Khi làm bài tập Tiếng Việt, bộ não của em diễn ra hoạt động xử lí thông tin.
Khi em sử dụng máy tính, máy tính phải xử lí thông tin để thực hiện các yêu cầu của em.
Tin học lớp 3 trang 22 Vận dụng
Tin học lớp 3 trang 22 Vận dụng: Hãy mô tả một tình huống mà máy tính đã xử lí thông tin. Máy tính tiếp nhận thông tin gì và đâu là kết quả xử lí thông tin của máy tính?
Trả lời:
HS tự đưa ra các tình huống máy tính đã xử lí thông tin của mình và phân tích.
Ví dụ: Khi em gõ cụm từ "Hướng dẫn làm đồ chơi bằng chai nhựa" và ô tìm kiếm trên Youtube, máy tính sẽ hiển thị danh sách các video hướng dẫn làm đồ chơi bằng chai nhựa.
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Các dạng thông tin thường gặp
Bài 4: Ôn tập về thông tin và xử lí thông tin
Bài 1: Em làm quen với bàn phím
Xem thêm các chương trình khác:
- Từ vựng Tiếng Anh lớp 3 iLearn Smart Start
- Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 3 iLearn Smart Start
- Giải sbt Tiếng Anh lớp 3 - ilearn Smart Start
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Cánh Diều
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội 3 – Cánh Diều