Tìm hiểu về lịch sử đấu tranh của các nhà khoa học để bảo vệ mô hình hệ nhật tâm

Lời giải Luyện tập trang 42 sách Chuyên đề Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập.

1 401 15/11/2022


Giải Chuyên đề Vật lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: Chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao

Luyện tập trang 42 Chuyên đề Vật lí 10: Tìm hiểu về lịch sử đấu tranh của các nhà khoa học để bảo vệ mô hình hệ nhật tâm của hệ Copernicus.

Lời giải:

Trong thời kì cổ đại bất kỳ ai ngước lên bầu trời đều cho rằng Trái Đất đứng yên và là trung tâm vũ trụ còn Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh còn lại sẽ chuyển động xung quanh Trái Đất. Tư tưởng này lần đầu tiên được đưa ra bởi Aristotle, còn gọi là thuyết địa tâm. Tuy nhiên một thời gian sau đó, người ta lại cho rằng Mặt Trời phải nằm ở trung tâm của vũ trụ và được Corpenicus đề xuất. Thế nhưng nó vẫn không được đón nhận vì sự thống trị của Giáo hội. Từ đó đưa ra nhiều cuộc tranh cãi. Cũng đã có nhiều nhà khoa học đứng ra bảo vệ mô hình hệ nhật tâm thậm chí cả mạng sống của mình.

1. Bruno (1548 - 1600)

Bruno là một nhà văn, nhà bác học và giáo sư người Ý đã dành phần lớn cuộc đời của mình để truyền bá, bảo vệ và phát triển mô hình của Corpenicus lên một mức cao hơn. Ngoài ra ông còn cho rằng: “Vũ trụ là vô tận và đồng nhất, không có chỗ nào đặc biệt hơn  chỗ nào, vì vậy Mặt Trời không phải là trung tâm vũ trụ. Trong vũ trụ có vô số Trái Đất và vô số hệ nhật tâm giống như chúng ta”. Ông bị thiêu sống vào ngày 17/2/1600 vì tội truyền bá tư tưởng dị giáo. Chính vì thế người ta nói rằng Bruno là người đã bảo vệ và phát triển thuyết nhật tâm về mặt triết học.

2. Kepler (1571 – 1630)

Kepler là một nhà thiên văn và vật lý người Đức, dựa vào toán học và nhật kí của TychoBrahe ông đã tìm thấy quỹ đạo của Sao Hỏa và các hành tinh khác là elip. Từ đó ông đưa ra được ba định luật mang tên mình, ba định luật đó đã tạo ra một cơ sở lý thuyết quan trọng với việc nghiên cứu chuyển động của các hành tinh cũng như là chuyển động của các hành tinh xung quanh hành tinh mẹ. Nhờ đó mà hệ nhật tâm đã được chính xác hơn và có thêm sức mạnh để chống đối lại tư tưởng giáo lí thời bấy giờ.

3. Galileo (1564 – 1642)

Galileo Galilei là người đã đi tiếp một bước quyết định. Ông là người đã xây dựng cơ sở vật lí học cho thuyết nhật tâm và chính trong quá trình đó ông đã xây dựng những cơ sở cho một nền vật lí mới – Vật lí học thực nghiệm.

Galileo Galilei đã đứng ra bảo vệ thuyết nhật tâm, ông viết cuốn sách có tên Đối thoại về hai hệ thống thế giới, xây dựng lập luận ủng hộ học thuyết của Copernicus, phản đối quan điểm độc đoán của nhà thờ lúc bấy giờ và chống lại thuyết địa tâm. Tuy nhiên học thuyết của ông đưa ra đã bị nhà thờ và Giáo hội phản bác, coi rằng học thuyết của ông là dị đoan. Cuối cùng, vào năm 1633, ông bị gọi ra trước tòa án dị giáo, bị kết án và ra lệnh bỏ tù, phán quyết này sau đó được đổi thành quản thúc tại gia cho đến khi ông qua đời. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa tòa án, ông đã hô to: “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”. Mãi hơn 300 năm sau, Giáo hoàng La Mã đã công nhận rằng Galileo Galilei đã đúng. Nhà thờ cũng đã giải tội cho ông.

Xem thêm lời giải Chuyên đề Vật lí lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 37 Chuyên đề Vật lí 10: Từ kiến thức đã học ở môn Khoa học tự nhiên 6, em hãy mô tả chuyển động...

Câu hỏi 2 trang 38 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát Hình 5.2, nhận xét độ dài ngày và đêm thay đổi như thế nào tại những nơi quan sát...

Luyện tập trang 38 Chuyên đề Vật lí 10: Dân gian có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”...

Câu hỏi 3 trang 38 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát Hình 5.3, kết hợp với những kinh nghiệm của bản thân, hãy cho biết em...

Luyện tập trang 39 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát hình 5.5 để mô tả hình dạng và vị trí của Mặt Trăng trong một Tuần Trăng...

Câu hỏi 4 trang 39 Chuyên đề Vật lí 10: Nêu sự khác biệt giữa chuyển động của Kim Tinh và Thủy Tinh so với chuyển động của Mặt Trăng...

Câu hỏi 5 trang 40 Chuyên đề Vật lí 10: Giải thích tại sao độ sáng của Kim Tinh trên bầu trời đêm chỉ nhỏ hơn Mặt Trăng...

Luyện tập trang 40 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy chế tạo một mô hình hệ Mặt Trời từ những vật liệu thân thiện với môi trường...

Câu hỏi 6 trang 41 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát Hình 5.11, so sánh sự giống và khác nhau giữa hệ địa tâm và hệ nhật tâm...

Câu hỏi 7 trang 42 Chuyên đề Vật lí 10: Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển động của các thiên thể quay xung quanh Mặt Trời...

Câu hỏi 8 trang 43 Chuyên đề Vật lí 10: Dựa vào hình 5.15, giải thích tại sao vào ngày hạ chí, khi quan sát từ chí tuyến Bắc...

Luyện tập trang 43 Chuyên đề Vật lí 10: Dựa vào Hình 5.15 để giải thích hiện tượng 6 tháng ban ngày, 6 tháng ban đêm...

Câu hỏi 9 trang 44 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát hình 5.16 và vẽ hình ảnh quan sát được của Mặt Trăng trên Trái Đất...

Luyện tập trang 43 Chuyên đề Vật lí 10: Em hãy điền vào những chỗ còn thiếu ở Bảng 5.1...

Câu hỏi 10 trang 45 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát Hình 5.17 và mô tả sơ lược những đặc điểm chuyển động của Kim Tinh...

Câu hỏi 11 trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát Hình 5.18 để mô tả hình dạng Kim Tinh tại các pha khi quan sát trên bầu trời...

Luyện tập trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Dùng mô hình hệ nhật tâm Corpenicus, em hãy giải thích sự đổi chiều...

Vận dụng trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Tìm hiểu và phân tích vai trò của hệ nhật tâm Corpenicus trong sự phát triển...

Bài tập 1 trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy cho biết những nhận định sau là đúng hay sai...

Bài tập 2 trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát chuyển động của Kim tinh và Trái Đất ở hình 5.17, ta thấy li giác cực đại...

Xem thêm lời giải Chuyên đề Vật lí lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Một số hiện tượng thiên văn

Bài 7: Môi trường và bảo vệ môi trường

Bài 8: Năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo

Bài 9: Tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam

Bài 10: Ô nhiễm môi trường

1 401 15/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: