SBT Ngữ văn 7 Bài tập tiếng Việt trang 14,15 - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài tập tiếng Việt trang 14,15 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.

 

1 2,275 08/08/2022
Tải về


Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập tiếng Việt trang 14,15 - Cánh diều

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Bài tập 1, SGK) Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?

a) Tía thấy con ngủ say, tía không gọi.

b) Điều đó, má nuôi tôi quả quyết...

c) Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chú!

d) Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.

Trả lời:

- Các từ địa phương trong những câu đã cho là: tía, má, giùm, bả.

-  Giải thích:

+ Tía – cha

+ Má – mẹ

+ Giùm – giúp

+ bả - bà ấy

-  Các từ địa phương đó thường được dùng ở vùng miền sau:

 

Từ địa phương

Vùng miền

a

Tía

Nam Bộ

b

Nam Bộ

c

Giùm

Nam Bộ

d

bả

Nam Bộ

 -Tác dụng:

+ Làm rõ hoàn cảnh, không gian diễn ra sự việc.

+ Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội cũng như tính cách nhân vật.

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Bài tập 2, SGK) Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của Sơn Tùng.

a) Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể?

b) Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.

c) Việc đời đã dớ dận, mi lại "thông minh" dớ dận nốt.

Trả lời:

- Xác định từ ngữ địa phương:

 

Từ địa phương

Vùng miền

Nghĩa

a

nớ

Nghệ An

kia

nhể

Nghệ An

nhỉ

b

ni

Nghệ An

này

c

dớ dận

Nghệ An

vớ vẩn

mi

Nghệ An

mày

 - Tác dụng:

+ Tăng giá trị biểu đạt cho nội dung văn bản.

+ Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội cũng như tính cách nhân vật.

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm các từ địa phương trong những dòng thơ dưới đây của Tố Hữu. Cho biết các từ đó được dùng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì đối với việc phản ánh con người, sự vật, sự việc ở địa phương.

a.

Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

b.

Anh ạ, từ hôm Tết tới nay

Giặc đi ruồng bố suốt đêm ngày

c.

Bây chừ sông nước về ta

Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào. […]

Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:

Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo

Trả lời:

- Các từ ngữ địa phương: bầm, ruồng, răng 

- Giải thích nghĩa của các từ địa phương.

+ bầm – mẹ

+ ruồng bố – khủng bố

+ Bây chừ: bây giờ

+ Cớ răng – làm chi

- Xác định vùng miền thường sử dụng các từ địa phương trên.

 

Từ ngữ địa phương

Vùng miền

a

Bầm

Bắc bộ

b

Ruồng bố

Nam bộ

c

Bây chừ

Trung bộ

Cớ răng

Trung bộ

- Tác dụng:

+ Làm rõ hoàn cảnh, không gian diễn ra sự việc.

+ Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội cũng như tính cách nhân vật.

Câu 4 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm biện pháp tu từ so sánh trong câu dưới đây. Chỉ ra nét tương đồng giữa các sự vật được so sánh với nhau.

          Ba cha con Phó bảng lại thủng thẳng bước trên con đường mà sông núi mây trời đẹp như bức gấm thêu. (Sơn Tùng)

Trả lời:

- Hình ảnh so sánh: “sông núi mây trời đẹp” với “bức gấm thêu”

- Nét tương đồng về tính chất giữa các sự vật được so sánh với nhau: là những hình ảnh mang nét đẹp tươi tắn, thu hút.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Người đàn ông cô độc giữa rừng

Buổi học cuối cùng

Dọc đường xứ Nghệ

Bài tập viết trang 15

1 2,275 08/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: