SBT Ngữ Văn 11 Tiếng Việt (trang 36, 37 SBT Ngữ Văn 11) - Chân trời sáng tạo

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 11 Tiếng Việt (trang 36, 37 SBT Ngữ Văn 11) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

1 171 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 11 Tiếng Việt (trang 36, 37 SBT Ngữ Văn 11) - Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra biện pháp tu từ đối và nêu tác dụng của biện pháp đó trong các trường hợp dưới đây

a. Một tay gây đựng cơ đồ,

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,

Vào luồn ra cái công hầu mà chi?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

c. Chọc trời khuấy nước mặc đầu,

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

a. - BPTT đối: bể Sở sông Ngô

- Tác dụng: Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ, vừa thể hiện được sự xông pha, tung hoành ngang dọc của Từ Hải.

b. - BPTT đối: vào luồn ra cúi

- Tác dụng: Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ, vừa thể hiện tình trạng luồn cúi nhục nhã ở chốn triều đình của kẻ đầu hàng.

c. - BPTT đối: chọc tròi khuấy nước

- Tác dụng: Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ, vừa thể hiện tính cách ngang tàng, mạnh mẽ của Từ Hải.

Câu 2 trang 37 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ đối trong văn bản Thuý Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến (từ dòng 2499 đến dòng 2536) và nêu tác dụng của biện pháp này.

Trả lời:

Những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ đối:

- “Lễ tiên binh hậu”; “Lễ nghi dàn trước bác đồng phục sau”:

Tác dụng: Thể hiện sự nóng lòng, mau chóng muốn lật đổ, triệt hạ Từ Hải của bên Hồ Tôn Hiến.

- “Trơ như đá vững như đồng”

Tác dụng: thể hiện ý chí sắt đá đến cùng của Từ Hải.

- “Trong hào ngoài lũy tan hoang”

Tác dụng: thể hiện sự tan hoang, thất bại thảm hại của Từ Hải khi bị đánh lén.

- “Nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra”

Tác dụng: Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ, vừa nhấn mạnh màu sắc tình nghĩa sắt son của Thúy Kiều - Từ Hải.

Câu 3 trang 37 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra biện pháp tu từ đối và cho biết cách sử dụng biện pháp tu từ này trong các trường hợp dưới đây có gì giống và khác nhau:

a. Gặp phải lúc đi đường lỡ bước

Cầu Nại Hà kẻ trước người sau

Mỗi người một nghiệp khác nhau

Hồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ

(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)

b. Sống đã chịu một đời phiền não

Thác lại nhờ hợp cháo lá đa,

Đau đớn thay phận đàn bà,

Kiếp sinh ra thể biết là tại đâu?

(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)

c. Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,

Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,

Lôi thôi bồng trẻ dắt già,

Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.

(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)

Trả lời:

Trường hợp

Biện pháp tu từ đối

Tác dụng

a

- kẻ trước người sau

- hồn xiêu phách tán

Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câuthơ, vừa thể hiện được nỗi bất hạnhriêng của mỗi cô hồn.

b

Sống đã chịu một đời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,

Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho haidòng thơ 7 chữ, vừa thể hiện đượcnỗi bất hạnh riêng của mỗi cô hồn.

c

- Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,/ Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,

- bồng trẻ dắt già

Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho haidòng thơ 7 chữ, vừa thể hiện cảnhsống lẩn lút, tối tăm của mỗi cô hồn.

- Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câuthơ, vừa thể hiện cảnh sống lôi thôi,bấu víu lẫn nhau giữa các cô hồn.

* Điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng biện pháp tu từ đối ở các trườnghợp a, b, c.

- Điểm giống nhau: Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong các dòng thơ songthất lục bát và đều góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho dòng thơ, câu thơ.

- Điểm khác nhau:

+ Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong các dòng thơ như: Sống đã chịu mộtđời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa (trường hợp b) và Nghe gà gáy tìmđường lánh ẩn,/ Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra (trường hợp c) là trong hai dòng 7 chữ.

+ Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong các cụm từ: kẻ trước người sau; hồnxiêu phách tán (trường hợp a) và bồng trẻ dắt già (trường hợp c) là trong nội bộdòng 7 chữ.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ văn 11 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

I. Đọc (trang 28, 29, 30, 32, 34, 35, 36 SBT Ngữ Văn 11)

III. Viết (trang 37, 38 SBT Ngữ Văn 11)

IV. Nói và nghe (trang 38 SBT Ngữ Văn 11)

1 171 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: