SBT Ngữ văn 10 Thần trụ trời (Thần thoại Việt Nam) - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Thần trụ trời (Thần thoại Việt Nam) sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

1 2,948 11/08/2022
Tải về


Giải SBT Ngữ văn 10 Thần trụ trời (Thần thoại Việt Nam) - Cánh diều

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Thần Trụ trời xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) nào?

A. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; trời đất là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo

B. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; chỉ có thần Trụ trời và Ngọc Hoàng

C. Thuở trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo; chỉ có một mình Ngọc Hoàng

D. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; chỉ có thần Trụ trời và thần Gió

Trả lời:

Chọn đáp án; A. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; trời đất là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng sự kiện chính trong truyện Thần Trụ trời?

A. Thần Trụ trời đào đất, đá để tạo thành biển cả

B. Thần Trụ trời đội trời lên, đào đất, đá đắp thành một cái cột to để chống trời

C. Thần Trụ trời ném đất, đá văng khắp nơi để tạo thành đồi, núi

D. Thần Trụ trời phân công Ngọc Hoàng cai quản mọi việc trên trời, dưới đất

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Thần Trụ trời đội trời lên, đào đất, đá đắp thành một cái cột to để chống trời

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Theo văn bản, phương án nào dưới đây miêu tả đúng “hình dạng” của thần Trụ trời?

A. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng tay làm cột chống trời

B. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng đầu đập vỡ cột chống trời

C. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia

D. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng tay phân chia ranh giới trời và đất

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng tay phân chia ranh giới trời và đất

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Dòng nào dưới đây nói đúng hành động của thần Trụ trời?

A. Một mình cầy cục đắp trời như cái bát úp

B. Một mình cầy cục phân chia ranh giới trời và đất

C. Một mình cầy cục đắp mặt đất phẳng như cái mâm vuông

D. Một mình cầy cục đắp cột đá để chống trời

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Một mình cầy cục đắp cột đá để chống trời

Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phương án nào dưới đây nói đúng bảy vị thần được liệt kê trong bài vè ở cuối truyện?

A. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông đào sông, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời

B. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông tạo gió, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời

C. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông tạo gió, ông tạo sét, ông xây rú, ông trụ trời

D.Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông nghiền cát, ông tạo sấm, ông xây rú, ông trụ trời

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông đào sông, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời

Câu 6 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng kiểu nhân vật trong truyện Thần Trụ trời?

A. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và có trí nhớ siêu phàm

B. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và sức mạnh siêu nhiên

C. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và tình cảm phong phú

D. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và tính cách mạnh mẽ

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và sức mạnh siêu nhiên

Câu 7 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong truyện Thần Trụ trời.

Trả lời:

Biện pháp nghệ thuật nổi bật:

 - So sánh: Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp.

 - Phóng đại: dùng đầu đội trời, tay cào đất….

=> Tác dụng nhấn mạnh tầm vóc khổng lồ, sức mạnh siêu nhiên của hình tượng nhân vật thần Trụ trời.

Câu 8 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Trả lời:

- Trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản:

+ Một vị thần khổng lồ xuất hiện, thần cao không thể tả xiết.

+ Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

+ Thần tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. 

+ Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

+ Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ là, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.

+ Công việc, Thần làm rất lạ lùng: đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời, tạo ra núi sông biển cả. Đấy là những công việc quy mô vĩ đại, tạo thiên lập địa, xây dựng cỏi thế gian đúng theo quan niệm về vũ trụ (Trời tròn, đất vuông) của người xưa.

→ Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường. Hình tượng thần và việc làm của Thần, từ việc xây cột khổng lồ chống trời lên cao tít tới việc phá cột, ném tung đất đá thành núi đồi, đào đất thành sông biển… theo quan niệm của người nhân dân ta trước đây.

Câu 9 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Truyện Thần Trụ trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?

Trả lời:

- Truyện Thần Thụ trời giải thích nguồn gốc của vũ trụ với các hiện tượng trong thế giới tự nhiên như trời, đất, núi, đồi, cao nguyên, biển cả,...

- Điểm giống nhau giữa thần thoại và truyền thuyết: Đều là những truyện có yếu tố hoang đường, tưởng tượng nhằm giải thích về một hiện tượng, sự kiện hoặc: nhân vật nào đó thuộc về thế giới tự nhiên hoặc xã hội.

- Điểm khác nhau: Ở truyện thần thoại, sự giải thích hoàn toàn do tưởng tượng, hoang đường, không có thật. Ở truyền thuyết, sự giải thích bên cạnh một số yếu tố do người xưa tưởng tượng, còn có sự thật về những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử - những người có công với cộng đồng (Truyện Thánh Gióng: Bên cạnh yếu tố tưởng tượng như cậu bé Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không no, sức mạnh phi thường,... còn là sự thật về những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Ở truyện, Sự tích Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm và nhân vật lịch sử Lê Lợi đều có thật ngoài đời).

Câu 10 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Trong phần kết, truyện nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có vị thần nào khác nữa? Tên vị thần ấy là gì?

Trả lời:

- Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em, còn có những ông thần khác như: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện), thần Biển cả, thần Lửa, thần Mặt trời, …

Câu 11 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Truyện gửi gắm niềm tin thiêng liêng đối với các vị thần của con người ở “buổi bình minh lịch sử”. Theo em, niềm tin thiêng liêng ấy có còn ý nghĩa đối với con người ngày nay không? Tại sao?

Trả lời:

Với thành tựu của khoa học, con người ngày nay không còn tin trời như cái “bát úp”, đất như cái “mâm vuông” hoặc có một vị thần Trụ trời,... Tuy nhiên, con người hôm nay vẫn có một niềm tin tâm linh thiêng liêng: “Đất có thổ công, sông có hà bá”, người ta cúng động thổ làm nhà để xin phép vị thần cai quản đất đai, cúng thần Sông, thần Núi, thần Rừng, thần Biển,...

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp)

Chiến Thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn - sử thi Ê-đê)

Ra-ma buộc tội (Van-mi-ki)

Bài tập tiếng Việt trang 19,20,21

Bài tập viết trang 21,22

1 2,948 11/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: