SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Viết trang 42 - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Viết trang 42 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

1 590 10/08/2022
Tải về


Giải SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Viết trang 42 - Chân trời sáng tạo

Bài tập

Câu 1 trang 42 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Dùng Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ để đánh giá ngữ liệu tham khảo (SGK).

Trả lời:

Bạn đọc lại đoạn văn phân tích một số dòng thơ trong bài Thu điếu (Bài 3, SGK Ngữ văn 10, tập một) rồi kiểm tra lại xem bài viết đã đáp ứng các tiêu chí về kĩ năng phân tích thư như thế nào. Vì ngữ liệu tham khảo chỉ dùng đoạn thân bài, có thể kiểm tra kĩ năng thực hiện phần thân bài qua các tiêu chí sau:

 SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Viết trang 42 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 2 trang 42 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Đọc đề bài dưới đây:

Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích một bài thơ theo những yêu cầu sau:

Phân tích bài thơ về vẻ đẹp thiên nhiên, niềm giao cảm giữa con người với thiên nhiên:

“Tự bén hơi xuân tốt lại thêm

Đầy buồng lạ màu thâu đêm

Tình thư một bức phong còn kín

Gió nơi đâu gượng mở xem.”

(Cây chuối – Nguyễn Trãi)

Bạn hãy:

a. Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc mà bài viết hướng tới.

b. Tìm ý, lập dàn ý cho bài viết; khi lập dàn ý, chú ý tính lô-gic của các luận điểm, đảm bải tính chặt chẽ của văn bản.

c. Dựa vào dàn ý, viết đoạn mở bài và một số đoạn của thân bài.

d. Viết tiếp các đoạn thân bài, kết bài và hoàn tất bài viết.

đ. Đọc lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm (sử dụng Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ).

Trả lời:

a.

- Đề tài: Nghị luận văn học

- Mục đích viết: Phân tích bài thơ “Cây chuối” (Nguyễn Trãi) về vẻ đẹp thiên nhiên, niềm giao cảm giữa con người với thiên nhiên.

- Người đọc: Tất cả mọi người

b. Tìm ý, lập dàn ý:

- Mở bài:

+ Giới thiệu bài thơ “Cây chuối” (Nguyễn Trãi)

+ Nêu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp thiên nhiên, niềm giao cảm giữa con người với thiên nhiên trong 4 câu thơ đầu.

- Thân bài:

+ Cách lựa chọn loại cây dân dã, gần với cuộc sống bùn đất quê mùa: cây chuối.

+ Mở đầu bài thơ, cảm nhận về một cây chuối biểu tượng.

+ Đến câu thứ hai, tác giả miêu tả đặc điểm của cây chuối.

+ Nhưng sức nặng của bài thơ là ở vào hai câu cuối cùng:

+ Câu kết bài thơ kết lại bằng 6 chữ: “Gió nơi đâu gượng mở xem”, dùng thủ pháp nhân hóa thể hiện liên tưởng nghệ thuật rất nghệ sĩ.

- Kết bài: Khái quát lại vẻ đẹp thiên nhiên, niềm giao cảm giữa con người với thiên nhiên của tác giả thể hiện trong 4 câu thơ đầu bài thơ “Cây chuối” và cảm nghĩ của bản thân em.

c.

Đoạn mở bài: Bài thơ Cây chuối là một trong những bài thơ đặc sắc của tác giả Nguyễn Trãi. Nổi bật trong bài thơ đó là vẻ đẹp thiên nhiên và niềm giao cảm giữa con người với thiên nhiên:

Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.

Đoạn thân bài: Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi có lẽ cho người đọc cảm nhận về một cây chuối biểu tượng. Do có được sức xuân, tình xuân tiềm tàng từ bên trong nên khi gặp được “hơi xuân”, cây chuối càng thêm tươi tốt. Xuân Diệu trong khi bình bài thơ này đã lưu ý người đọc lý giải tại sao Nguyễn Trãi không viết “lại tốt thêm” mà viết “tốt lại thêm”, ông cho rằng: “Lại tốt thêm" thì có bề dung tục, không đủ trân trọng đối với chủ từ của câu, chẳng qua theo đà, theo thời mà thêm tốt, bớt tốt, còn “tốt lại thêm” tức là vốn cái tốt đã là bản chất rồi. Ngay từ lúc bén hơi thì tốt thêm. Đây thật là những lời bình tinh tế, sâu sắc. Khi nói đến mùa xuân Nguyễn Trãi nhấn mạnh đến “hơi xuân”, sức xuân nét tiêu biểu, đặc thù của nó chứ không cốt ghi nhận ở phương diện thời gian.

d. Bài viết hoàn chỉnh:

Bài thơ Cây chuối là một trong những bài thơ đặc sắc của tác giả Nguyễn Trãi. Nổi bật trong bài thơ đó là vẻ đẹp thiên nhiên và niềm giao cảm giữa con người với thiên nhiên:

Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.

Trước hết điều lý thú đáng ghi nhận ở đây là Nguyễn Trãi không những chỉ viết bằng chữ Nôm mà quan trọng hơn là ông viết về loại cây dân dã, gần với cuộc sống bùn đất quê mùa. Như nhiều người đều biết, thơ cổ không thiếu những bài tả về hoa lá, cây cối, nhưng thường chỉ tập trung miêu tả một số cây “cao sang” quen thuộc như tùng, cúc, trúc, mai. Dường như phải đến Nguyễn Trãi, những loại cây cối “tầm thường” kia mới được hiện diện trong thơ ca. Như vậy có nghĩa, tuy cùng viết về thiên nhiên (như không ít nhà thơ thời phong kiến khác), nhưng hướng khai thác của Nguyễn Trãi đã có sự cách tân so với những cây bút cùng thời.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi có lẽ cho người đọc cảm nhận về một cây chuối biểu tượng. Do có được sức xuân, tình xuân tiềm tàng từ bên trong nên khi gặp được “hơi xuân”, cây chuối càng thêm tươi tốt. Xuân Diệu trong khi bình bài thơ này đã lưu ý người đọc lý giải tại sao Nguyễn Trãi không viết “lại tốt thêm” mà viết “tốt lại thêm”, ông cho rằng: “Lại tốt thêm" thì có bề dung tục, không đủ trân trọng đối với chủ từ của câu, chẳng qua theo đà, theo thời mà thêm tốt, bớt tốt, còn “tốt lại thêm” tức là vốn cái tốt đã là bản chất rồi. Ngay từ lúc bén hơi thì tốt thêm. Đây thật là những lời bình tinh tế, sâu sắc. Khi nói đến mùa xuân Nguyễn Trãi nhấn mạnh đến “hơi xuân”, sức xuân nét tiêu biểu, đặc thù của nó chứ không cốt ghi nhận ở phương diện thời gian.

Đến câu thứ hai, tác giả miêu tả đặc điểm của cây chuối. Đây là loại cây có buồng “Đầy buồng lạ” và kỳ diệu hơn là hương thơm của buồng chuối ngào ngạt, quyến rũ suốt đêm.

Nhưng sức nặng của bài thơ là ở vào hai câu cuối cùng:

Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.

Có lẽ khi viết những câu này, Nguyễn Trãi đã được gợi ý từ một vế cầu đối “Thư lai tiêu diệp văn do lục” (Thư viết trên lá chuối gửi đến lời văn còn xanh). Cho dù sự phán đoán trên đây là đúng thì công lao của Nguyễn Trãi cũng rất lớn. Từ cách diễn đạt của người xưa, Ức Trai sáng tạo ra một hình tượng vừa chân thực vừa mới mẻ. Bằng cái nhìn tinh tế rất nghệ sĩ, Nguyễn Trãi thấy tàu lá chuối kia như là một bức thư tình còn đang phong kín, chứa chất trong đó bao ngọt ngào ân ái và e ấp của một tình yêu buổi đầu trao gửi còn rất đỗi ngập ngừng. “Phong còn kín” vừa nói được sự trắng trong vừa nói được ý e lệ, giữ gìn.

Câu kết bài thơ kết lại bằng 6 chữ: “Gió nơi đâu gượng mở xem”, dùng thủ pháp nhân hóa thể hiện liên tưởng nghệ thuật rất nghệ sĩ. Đọc câu này, ta có thể hình dung: Gió xuân từ nơi xa thổi đến, như một bàn tay run rún và hồi hộp vì xúc động, gió gượng nhẹ, mơn man và khẽ khàng trân trọng mở dần dần bức tình thư kia… Cảm nhận bài thơ như một chỉnh thể, chúng ta có thể nghĩ đến cây chuối và gió xuân cũng như cô gái và chàng trai. Chàng trai say mê, trẻ trung nhưng cũng rất ý nhị, tinh tế. Cô gái thì trinh trắng và e ấp… Hai câu thơ nói trên ít nhiều cũng có yếu tố tả thực: đọt chuối non đang vươn dần lên, đang mở dần ra trong gió xuân. Nhưng điều quan trọng hơn là Nguyễn Trãi đã gửi vào đó cảm hứng tươi mát của một khách đa tình mà tao nhã.

đ. Em tự đọc lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

I. Đọc trang 39, 40, 41 SBT Ngữ văn lớp 10

II. Tiếng Việt trang 41, 42 SBT Ngữ văn lớp 10

IV. Nói và nghe trang 42, 43 SBT Ngữ văn lớp 10

1 590 10/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: