SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Tiếng Việt trang 41, 42 - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Tiếng Việt trang 41, 42 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

1 992 10/08/2022
Tải về


Giải SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Tiếng Việt trang 41, 42 - Chân trời sáng tạo

A. Bài tập trong SGK

Câu 1 trang 41 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:

a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt.

b. Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.

c. Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu rất hay

Trả lời:

- Câu a: Lỗi dùng từ không đúng với hình thức ngữ âm

Cách sửa: Thay từ “chín mùi” bằng “chín muồi”

- Câu b: Lỗi dùng từ không phù hợp với khẳ năng kết hợp. Từ “giấu giếm” không thể kết hợp với quan hệ từ “với:

Cách sửa: Bỏ từ “với:

- Câu c: Lỗi lặp từ

Cách sửa: Cần thay cụm từ bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu bằng cụm từ tương đương khác (bài thơ này, tác phẩm này)

Câu 2 trang 41 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Đặt câu với các từ ngữ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng: làm bộ, làm dáng, làm cao.

Trả lời:

- Anh ấy làm bộ như mình không biết chuyện gì.

- Chị Hoa rất thích làm dáng.

- Những người phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi thường rất hay làm cao

B. Bài tập mở rộng

Câu 1 trang 41 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Tìm và sửa lỗi dùng từ trong trường hợp sau đây:

a. Thiên nhiên đất nước ta tươi đẹp ghê gớm. (Bài văn miêu tả của học sinh)

b. Tôi rất quý bà chủ nhà trọ. Bà ta rất tốt bụng.

c. Để làm được các bài tập thực hành, chúng tôi phải đọc thật kĩ phần trí thức trong sách giáo khoa.

d. Anh ấy chẳng quan tâm những gì tôi nói.

Trả lời:

Câu a: Lỗi dùng từ không đúng với kểu văn bản. Từ “ghê gớm” vốn mang nghĩa xấu nhưng đã được chuyển nghĩa để chỉ mức độ cao, thường được dùng trong khẩu ngữ (Bộ phim này hay ghê gớm). Tuy nhiên, ngữ liệu đã cho thuộc bài văn miêu tả của học sinh nên việc dùng từ “ghê gớm” là không phù hợp.

Cách sửa: Thay từ “ghê gớm” bằng từ chỉ mức độ khác. Thiên nhiên đất nước ta vô cùng tươi đẹp.

- Câu b: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Bà ta” có sắc thái nghĩa xấu, không thích hợp để miêu tả “bà chủ nhà trọ” (tốt bụng) trong trường hợp này.

Cách sửa: Tôi rất quý bà chủ nhà trọ. Bà ấy rất tốt bụng.

- Câu c: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Tri thức” dùng để chỉ “người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”. Vì vậy, trong trường hợp này, chúng ta không thể dùng “trí thức” mà phải dùng “tri thức” (những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội).

Cách sửa: Để làm được các bài tập thực hành, chúng tôi phải đọc thật kĩ phần tri thức trong sách giáo khoa.

- Câu d: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp của từ. Từ “quan tâm” không thể kết hợp trực tiếp với “những gì tôi nói” mà cần có thêm một quan hệ từ “đến” hoặc “tới”.

Cách sửa: Anh ấy chẳng quan tâm đến những gì tôi nói.

Câu 2 trang 41 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Đặt câu với những từ ngữ sau để làm rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng:

a. Bóng bẩy, bóng nhẫy, bóng loáng

b. Cứng cỏi, cứng cáp, cứng rắn

c. Văn học, văn hóa, văn chương

Trả lời:

a. Bóng bẩy, bóng nhẫy, bóng loáng

- Anh ta, ăn bận thật bóng bẩy

- Dầu ăn bị đổ làm cho sàn nhà bóng nhẫy

- Chiếc gương sáng bóng loáng

b. Cứng cỏi, cứng cáp, cứng rắn

- Tính cách anh ấy thật cứng cỏi

- Chiếc giường này rất cứng cáp.

- Trong hoàn cảnh nào, mẹ tôi cũng luôn cứng rắn.

c. Văn học, văn hóa, văn chương

- Văn học dân tộc Việt Nam luôn là điều đáng tự hào

- Chúng ta luôn phải sống có văn hóa

- Văn chương mở ra cho chúng ta những chân trời mới.

Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Chọn ít nhất mọt từ ngữ bạn cho là độc đáo trong bài Thơ duyên, sau đó phân tích cái hay, cái đẹp của cách dùng từ ngữ ấy.

Trả lời:

- Lựa chọn phân tích cách dùng từ “cưới” trong câu thơ cuối bài.

Lòng anh thôi đã cưới lòng em

 -  Anh cưới em! Không phải, lòng anh cưới lòng em. Từ “cưới" mà Xuân Diệu dùng ở đây, độc đáo đến lạ lùng, mới mẻ đến vô lí. Ngẫm nghĩ ra ta lại thấy nhà thơ có lí, lòng anh cưới lòng em, đó là sự hòa hợp hai tấm lòng, hai tâm hồn đến độ trọn vẹn. tuyệt đối, sự hòa hợp trong mức dộ cao nhất của cảm nhận về hạnh phúc. Từ “thôi” trong câu thơ này cũng rất lạ. “Thôi' nghĩa là thế nào? Nghĩa là đành vậy, đành phải chấp nhận như vậy, không còn cách nào khác, không thể từ chối được, không thế lẩn tránh được. Như vậy, cái việc lòng anh cưới lòng em, cái việc lòng anh hòa hợp với lòng em là việc tự nhiên, như của trời đất, con người không thể tạo ra, con người không thế chối bỏ.

Câu 4 trang 42 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ về chủ đề vẻ đẹp của thiên nhiên trong đó có sử dụng ít nhất ba từ ngữ mô tả thiên nhiên trong văn bản Hương Sơn phong cảnh.

Trả lời:

Bài thơ nằm trong bộ tác phẩm viết về Hương Sơn, bao gồm Hương Sơn phong cảnh ca, Hương Sơn Nhật Trình và Hương Sơn hành trình. Điểm độc đáo của Hương Sơn phong cảnh ca là tác giả sử dụng thể thơ nói tự do, không bị bó hẹp trong khuôn khổ lục bát hay Đường luật thông thường. Với tinh thần sảng khoái và sự choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên quá đỗi mộng mơ, tác giả thể hiện sự thích thú, đồng thời là sự tôn trọng thiên nhiên và tình yêu tổ quốc thiết tha, dạt dào. Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện cùng với tâm hồn lãng đãng, bồng bềnh, tác giả đã để lại một thi phẩm mang chiều sâu cả về khía cạnh miêu tả cũng như biểu cảm. Phong cảnh Hương Sơn hiện lên vừa kì vĩ, lý thú lại vừa gần gũi, yên bình, mang đến cho con người cảm giác khoáng đạt, thoát ly trần tục. Cảnh đẹp là thế, nhưng viết ra được, truyền tải được cảnh đẹp đến người đọc hay không, đó là cái tài hơn người của Chu Mạnh Trinh.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

I. Đọc trang 39, 40, 41 SBT Ngữ văn lớp 10

III. Viết trang 42 SBT Ngữ văn lớp 10

IV. Nói và nghe trang 42, 43 SBT Ngữ văn lớp 10

1 992 10/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: