SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Đọc trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Đọc trang 39, 40, 41 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

1 1,940 06/08/2022
Tải về


Giải SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Đọc trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo

A. Bài tập trong SGK

Bài tập trang 39 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Đọc văn bản Hương Sơn phong cảnh, Thơ duyên (Bài 3) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Câu 1 trang 39 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh.

Trả lời:

Diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua từng phần của bài thơ

 SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Đọc trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 2 trang 39 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh.

Trả lời:

- Vai trò của vần: Tạo nên sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc cho bài thơ, vần chân: nay (câu 2), mây mây (câu 3), phải (câu 4), trái (câu 5), kinh (câu 6), kình (câu 7) …; vần lưng: mây mây (câu 3), đây (câu 4), kình (câu 4), mình (câu 8).

- Vai trò của nhịp: Cách ngắt nhịp trong bài thơ theo thể hát nói khá đa dạng. Sự đan xen câu dài, ngắn; cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ, lúc nhanh, lúc chậm, lúc khoan thai, khi gấp gáp như bước chân du khách thưởng lãm phong cảnh núi rừng tươi đẹp, trữ tình, thoát tục, phù hợp với niềm bay bổng của tâm hồn du khách lúc như tỉnh, lại có lúc như mơ.

Câu 3 trang 39 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thư trong bài Thơ duyên? Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):

SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Đọc trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Đọc trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Đọc trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Đọc trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 4 trang 39 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét đọc đáo ấy)

Trả lời:

Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.

B. Bài tập mở rộng

Bài tập trang 40 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Đọc văn bản Bầu trời đã trở về và thực hiện các câu hỏi và bài tập nêu phía dưới:

Bầu trời đã trở vềXuân Quỳnh Bầu trời đã trở vềCao và xanh biết mấyMái nhà như sóng dậyCon đường như dòng sôngMặt đất nắng mênh môngNhững bài ca không dứt Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đấtChào cỏ hoa vươn tới bầu trờiChào ngôi nhà mới xâyChào những con ngườiĐi nườm nượp dưới trời xanh vô tận Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đấtNhững đàn ong kiếm mật buổi ban maiCỏ bên sông, và bãi sa bồiPhù sa ướt còn nồng mùi cáCành đước mặn, cây ngô trong kẽ đáNhững con đường khuất sau lá rừng xưa … Bầu trời xanh hơn cả lúc nằm mơVà hạnh phúc trong bàn tay có thật:Chiếc áo mắc trên tườngMàu hoa sau cửa kínhNồi cơm reo trên ngọn lửa bếp đènAnh trở vể, trời xanh của riêng em.(In trong Gió lào cát trắng, Tự hát, Hoa cỏ may, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014)

 

Câu 1 trang 41 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Khái quát nội dung chính của văn bản trên.

Trả lời:

Bài thơ nói về những niềm vui giản dị của cuộc sống để ta thêm quý mến và trân trọng cuộc sống này nhiều hơn.

Câu 2 trang 41 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Thơ trữ tình có mấy dạng chủ thể trữ tình? Trong văn bản này, chủ thể trữ tình thuộc dạng nào?

Trả lời:

- Thơ trữ tình có hai dạng chủ thể trữ tình

+ Chủ thể trữ tình thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: “tôi”, “ta”, “chúng ta”, “anh”,…

+ Chủ thể trữ tình nhập vai “chủ thể ẩn”

- Trong văn bản này, chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng “tôi”.

Câu 3 trang 41 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Dùng dấu gạch xiên (/) để gạch nhịp của các dòng thơ. Bạn có nhận xét gì về nhịp của bài thơ?

Trả lời:

Bầu trời đã trở vềXuân Quỳnh Bầu trời/ đã trở vềCao và xanh/ biết mấyMái nhà/ như sóng dậyCon đường/ như dòng sôngMặt đất/ nắng mênh môngNhững bài ca/ không dứt Mỗi sáng dậy/ tôi chào mặt đấtChào cỏ hoa/ vươn tới bầu trờiChào ngôi nhà/ mới xâyChào những con ngườiĐi nườm nượp/ dưới trời xanh vô tận Mỗi sáng dậy/ tôi chào mặt đấtNhững đàn ong/ kiếm mật buổi ban maiCỏ bên sông/, và bãi sa bồiPhù sa ướt/ còn nồng mùi cáCành đước mặn/, cây ngô trong kẽ đáNhững con đường/ khuất sau lá rừng xưa … Bầu trời xanh/ hơn cả lúc nằm mơVà hạnh phúc/ trong bàn tay có thật:Chiếc áo mắc/ trên tườngMàu hoa sau/ cửa kínhNồi cơm reo/ trên ngọn lửa bếp đènAnh trở vể,/ trời xanh của riêng em.(In trong Gió lào cát trắng, Tự hát, Hoa cỏ may, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014)

 

- Cách ngắt nhịp tạo cho bài thơ âm điệu nhẹ nhàng, trong sáng, diễn tả cảm xúc yêu đời, yêu cuộc sống.

Câu 4 trang 41 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Theo bạn, thơ tự do có quy định vị trí của vần không? Hãy quan sát cách gieo vần của văn bản trên và nhận xét về tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Theo em, thơ tự do không có quy định về vị trí của vần

- Cách gieo vần của văn bản trên giúp cho bài thơ nhịp nhàng để lại ấn tượng sâu sắc tới người đọc.

Câu 5 trang 41 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Phát biểu cảm nhận của bạn về ý nghĩa của việc lặp lại dòng thơ: “Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đất”.

Trả lời:

- Việc lặp lại dòng thơ “Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đất” nhằm nhấn mạnh tâm trạng vui tươi hào hứng của chủ thể trữ tình với thiên nhiên, sự sống quanh mình.

Câu 6 trang 41 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Hình ảnh trong bài thơ gần gũi, tươi mới và tràn đầy sức sống. Bạn có đồng tình với nhận xét này không? Đưa ra lí lẽ và minh chứng làm rõ vì sao đồng tình/ không đồng tình.

Trả lời:

“Hình ảnh trong bài thơ gần gũi, tươi mới và tràn đầy sức sống”. Tôi đồng ý với ý kiến trên vì các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ đều là những hình ảnh tươi mới, vui vẻ và tràn đầy nhựa sống.

Câu 7 trang 41 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Hình ảnh “bầu trời” ở mỗi khổ thơ được miêu tả từ những góc nhìn khác nhau. Theo bạn, hình ảnh bầu trời – “trời xanh” ở khổ kết có phải là một ẩn dụ không?

Trả lời:

- Theo em, hình ảnh “trời xanh” ở đây là ẩn dụ thể hiện cho niềm tin, hi vọng, khát vọng sống khi “người anh” trở về.

Câu 8 trang 41 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Bạn tâm đắc với cách sử dụng từ ngữ trong dòng thơ/ khổ thơ nào nhất?

Trả lời:

- Tôi tâm đắc với cách sử dụng từ trong dòng thơ “Anh trở về, trời xanh của riêng em”.

- Vì ở dòng thơ trên với việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ tác giả đã nhấn mạnh niềm tin, hi vọng, khát vọng sống khi “người anh” trở về.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

II. Tiếng Việt trang 41, 42 SBT Ngữ văn lớp 10

III. Viết trang 42 SBT Ngữ văn lớp 10

IV. Nói và nghe trang 42, 43 SBT Ngữ văn lớp 10

1 1,940 06/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: