Sách bài tập Lịch sử 7 Chủ đề chung 1 (Chân trời sáng tạo): Các cuộc đại phát kiến địa lí

Với giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát kiến địa lí sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 7 Chủ đề chung 1.

1 2990 lượt xem


Giải sách bài tập Lịch sử 7 Chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát kiến địa lí - Chân trời sáng tạo

Giải SBT Lịch sử 7 trang 72

Bài tập 1 trang 72 SBT Lịch sử 7: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ¨ trước các dữ kiện cho phù hợp.

¨ Nhà thám hiểm Đi-a-xơ là người đã phát hiện ra mũi Hảo Vọng.

¨ C. Cô-lôm-bô là người đầu tiên đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới.

¨ Anh và Pháp là những quốc gia đi tiên phong trong phát kiến địa lí.

¨ Hoàng gia Tây Ban Nha đã tài trợ cho chuyến thám hiểm tìm đường sang phương Đông của Ph. Ma-gien-lăng.

¨ Ph. Ma-gien-lăng bị chết trong cuộc đụng độ với thổ dân trên đảo Mác-tan (In-đô-nê-xi-a).

Trả lời:

[ Đ ] Nhà thám hiểm Đi-a-xơ là người đã phát hiện ra mũi Hảo Vọng.

[ S ] C. Cô-lôm-bô là người đầu tiên đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới.

[ S ] Anh và Pháp là những quốc gia đi tiên phong trong phát kiến địa lí.

[ Đ ] Hoàng gia Tây Ban Nha đã tài trợ cho chuyến thám hiểm tìm đường sang phương Đông của Ph. Ma-gien-lăng.

[ Đ ] Ph. Ma-gien-lăng bị chết trong cuộc đụng độ với thổ dân trên đảo Mác-tan (In-đô-nê-xi-a).

Bài tập 2 trang 72 SBT Lịch sử 7: Dựa vào đoạn trích dưới đây (được viết vào năm 1517 bởi một linh mục người Tây Ban Nha ở Mê-hi-cô (Mexico).

“Vì những người da đỏ nhận ra rằng người Tây Ban Nha đã không tấn công họ... nên họ đi lại phía người Tây Ban Nha với khuôn mặt nhân hậu và không mang theo vũ khí... Họ ra dấu hỏi thuyền trưởng: “Các ông muốn gì?”. Thuyền trưởng trả lời: “Nước để uống. Người da đỏ chỉ cho thuyền trưởng một giếng nước tốt có vách đá, nơi người (Tây Ban Nha) lấy tất cả lượng nước cần thiết cho các con tàu.

...Vào cuối ngày hôm đó, tất cả người da đỏ vội vã rời khỏi thị trấn của họ. Họ mang theo cả vũ khí như cung tên, khiên và thương... Họ nói [với người Tây Ban Nha] rằng: “Các ông trở về tàu đi” Người Tây Ban Nha đã làm theo yêu cầu đó của họ...”

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Điều nào sau đây là giải thích hợp lí nhất về lí do tại sao người da đỏ thay đổi thái độ của họ đối với người Tây Ban Nha?

A. Người da đỏ cho rằng người Tây Ban Nha đã ở lại quá lâu.

B. Người da đỏ chỉ giả vờ tốt bụng.

C. Nước khan hiếm và người Tây Ban Nha đã lấy hết nước.

D. Người da đỏ nhận ra rằng người Tây Ban Nha đang tìm cách lấy vàng của họ.

Giải thích sự lựa chọn của em

Trả lời:

- Lựa chọn phương án A (người da đỏ thay đổi thái độ của họ đối với người Tây Ban Nha vì họ cho rằng: người Tây Ban Nha đã ở lại quá lâu).

- Giải thích:

+ Nhu cầu về nước uống của người Tây Ban Nha đã được người da đỏ đáp ứng (thông qua việc: chỉ cho người Tây Ban Nha giếng nước tốt).

+ Sau khi người Tây Ban Nha lấy đủ lượng nước cần dùng, họ vẫn không rời đi. Sự ở lại quá lâu của người Tây Ban Nha đặt ra mối nguy cơ đối với người da đỏ ( nguy cơ: người Tây Ban Nha sẽ xâm chiếm vùng đất)

Giải SBT Lịch sử 7 trang 73

Bài tập 3 trang 73 SBT Lịch sử 7: Dựa vào thông tin trong SGK trang 184, hãy lập thẻ nhớ về nhân vật Ph. Ma-gien-lăng.

Sách bài tập Lịch sử 7 Chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát kiến địa lí - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Tên: Ph. Ma-gien-lan

- Tiểu sử (năm sinh, năm mất, xuất thân): 1480 - 1521

- Công lao:

+ Chứng minh trên thực tế Trái Đất có dạng hình cầu;

+ Tìm ra Thái Bình Dương

 + Tìm ra những con đường hàng hải mới, vùng đất mới,…

- Em có ấn tượng với nhân vật ở điểm nào? Vì sao?

+ Ma-gien-lan là người có tính cách táo bạo, thích phiêu lưu

+ Ph. Ma-gien-lan là người đầu tiên trên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

Giải SBT Lịch sử 7 trang 74

Bài tập 4 trang 74 SBT Lịch sử 7: Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây? Tại sao?

Quan điểm 1: Người châu Âu đã khám phá ra những vùng đất mới của thế giới trong thời đại phát kiến địa lí.

Quan điểm 2: Mọi nơi được khám phá đều đã có người sống ở đó. Thông thường người dân địa phương xem những người châu Âu mới tới đều là những kẻ xâm lược.

Trả lời:

- Em đồng ý với cả 2 quan điểm. Vì:

+ Thông qua các cuộc phát kiến địa lí, người châu Âu đã phát hiện ra nhiều vùng đất mới, như: châu Mĩ, điểm cực nam châu Phi,…

+ Các cuộc phát kiến địa lí đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân. Các nước châu Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp,…) lần lượt chiếm đóng và phân chia thuộc địa ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Cùng với đó là nạn buôn bán nô lệ da đen, sự hủy diệt người bản địa châu Mĩ…

Bài tập 5 trang 74 SBT Lịch sử 7: Một trong những hệ quả quan trọng của các cuộc phát kiến địa lí là thúc đẩy sự trao đổi giữa các châu lục. “Tam giác mậu dịch” xuất hiện giữa ba châu lục: châu Âu, châu Phi, châu Mỹ sau các cuộc phát kiến địa lí.

Sách bài tập Lịch sử 7 Chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát kiến địa lí - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Sách bài tập Lịch sử 7 Chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát kiến địa lí - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giải SBT Lịch sử 7 trang 75

Bài tập 6 trang 75 SBT Lịch sử 7: Từ những con số biết nói trong tư liệu dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả hòn đảo Hi-xpa-ni-ô-la đầu thế kỉ XVII liên quan đến hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

“Năm 1507, người Tây Ban Nha đã định cư và thiết lập những đồn điền ở đảo Hi-xpa-ni-ô-la, họ thống kê con số người Tai-nốt (Tainos) da đỏ có khoảng 60 000 nhưng đến năm 1531 chỉ còn 600 người. Đầu thế kỉ XVII, Hi-xpa-ni-ô-la là nơi dừng chân của cướp biển vùng Ca-ri-bê nên ngày nay rất khó tìm thấy dấu vết còn lại của người Tai-nốt trừ một vài di chỉ khảo cổ học".

(B. Cô-béc (Bob Corbett), Hi-xpa-ni-ô-la thời kì tiền Cô-lôm-bô - Người Mỹ bản địa A-ra-oát/ Tai-nốt (Pre-Columbian Hispaniola-Arawak/Tainos Native Americans). Dẫn theo Rê-béc-ca M. Xi-men (Rebecca M. Seaman), Xung đột thời kì đầu ở châu Mỹ (Conflict in the early Americas), ABC-CLIO, LLC, Ca-li-phoóc-ni-a, 2013, trang 165)

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Người Ta-nốt là những cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh tại hòn đảo Hi-xpa-ni-ô-la. Tới cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVI, thông quan các cuộc phát kiến địa lí, người châu Âu đã phát hiện ra hòn đảo này. Ngay sau đó, người Tây Ban Nha đã định cư và thiết lập những đồn điền ở đảo Hi-xpa-ni-ô-la.

- Song song với quá trình chiếm cứ đất đai, người Tây Ban Nha đã ra sức hủy diệt người Ta-nốt bản địa. Chỉ trong vòng 24 năm (1507 – 1531), số lượng người Ta-nốt đã giảm từ 60.000 người xuống còn 600 người. Tới đầu thế kỉ XVII, Hi-xpa-ni-ô-la là nơi dừng chân của cướp biển vùng Ca-ri-bê và ngày nay, chúng ta rất khó có thể tìm thấy dấu vết còn lại của người Tai-nốt trừ một vài di chỉ khảo cổ học

Bài tập 7 trang 75 SBT Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1: Khu vực mà các thương nhân châu Âu hướng tới trong phát kiến địa lí là

A. châu Mỹ.

B. phương Đông (đặc biệt là Ấn Độ).

C. châu Phi.

D. châu Nam Cực.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến phát kiến địa lí là

A. nhu cầu tìm kiếm vàng bạc, hương liệu, gia vị ở phương Đông.

B. người châu Âu đã có nhiều kinh nghiệm về đi biển.

C. con đường buôn bán truyền thống với phương Đông đã bị người Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm.

D. sự bảo trợ của các nhà nước phong kiến ở châu Âu.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XX

Chương 3: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

1 2990 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: