Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ, đối chiếu với hình 36.2

Với giải câu hỏi 2 trang 117 sgk Sinh học lớp 7 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh học 7. Mời các bạn đón xem

1 548 31/03/2022


Giải Sinh học 7 Bài 36: Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ

Câu hỏi 2 trang 117 SGK Sinh học 7:

- Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ, đối chiếu với hình 36.2 và 36.3 để xác định vị trí trên mẫu.

- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo trong của ếch ghi trong bảng dưới đây, tìm những cơ quan nào thể hiện rõ sự thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.

Bảng. Đặc điểm cấu tạo trong của ếch

Hệ cơ quan

Đặc điểm

Tiêu hóa

- Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi

- Có dạ dày lớn, ruột ngắn, gan – mật lớn, có tuyến tụy

Hô hấp

- Xuất hiện phổi. Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng

- Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp

Tuần hoàn

Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi (1) tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

Tài liệu VietJack

Bài tiết

- Thận vẫn là thận giữa giống cá, có ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái lớn trước khi thải ra ngoài qua lỗ huyệt.

Thần kinh

- Não trước (1), thùy thị giác (2) phát triển

- Tiểu não kém phát triển (3)

- Hành tủy (4)

Tài liệu VietJack

Hình 36.5. Sơ đồ cấu tạo bộ não ếch

- Tủy sống (5)

Sinh dục

- Ếch đực không có cơ quan giao phối

- Ếch cái đẻ trứng. Thụ tinh ngoài.

 Lời giải.

- Đối chiếu hình 36.1, 36.2, ta xác định vị trí các bộ phận trên mẫu như sau:

Tài liệu VietJack

- Những cơ quan thể hiện rõ sự thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn:

+ Mao mạch dưới da: Mao mạch dưới da dày đặc giúp ếch hô hấp qua da hiệu quả.

+ Phổi: Khi chuyển từ dưới nước lên cạn, nòng nọc biến mất mang, xuất hiện phổi. Bộ phận này giúp ếch hô hấp khi lên cạn.

+ Tim 3 ngăn: Ếch xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành hệ tuần hoàn kép, tim hình thành 3 ngăn với lực đẩy mạnh hơn, làm tăng hiệu quả cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời đẩy nhanh các chất thải ra ngoài. Máu nuôi cơ thể là máu pha.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 7 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 117 Sinh học 7: Quan sát mẫu bộ xương ếch, đối chiếu với hình 36.1 để…

Câu hỏi 3 trang 119 Sinh học 7: Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn

1 548 31/03/2022