Chương IV Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT: Nội dung, phương pháp, trình tự và trách nhiệm của cơ quan thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại
Số hiệu: | 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Cao Đức Phát, Bùi Quang Vinh |
Ngày ban hành: | 23/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 30/12/2015 |
Ngày công báo: | 11/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1183 đến số 1184 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra quy định về chỉ tiêu, biểu mẫu, nội dung, phương pháp, trình tự và trách nhiệm thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra được ban hành ngày 23/11/2015.
1. Chỉ tiêu, biểu mẫu thống kê đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra
Thông tư liên tịch 43 quy định chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra có thể kể đến:
- Về người: gồm người chết, mất tích, bị thương và số hộ, số người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai.
- Về nhà ở: nhà kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố và nhà đơn sơ.
- Về giáo dục: gồm cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo Thông tư số 43/2015/BNNPTNT-BKHĐT.
- Về y tế: cơ sở y tế, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
- Về Văn hóa: công trình văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các tài sản, trang thiết bị văn hóa.
2. Nội dung, chế độ báo cáo và kiểm tra kết quả số liệu báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra
Các loại báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra theo Thông tư liên tịch 43/2015 gồm:
- Báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại: Được lập ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thời gian báo cáo, thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.
- Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc thống kê, đánh giá thiệt hại, kết thúc đợt thiên tai, áp dụng đối với những loại hình thiên tai xuất hiện trong nhiều ngày hoặc loại thiên tai gây thiệt hại lớn phải thống kê, đánh giá trong thời gian dài.
- Theo TTLT số 43/2015/BNNPTNT-BKHĐT, báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng kết năm về công tác phòng, chống thiên tai.
- Báo cáo đột xuất: Khi cần có báo cáo thống kê thiệt hại thiên tai phục vụ quản lý nhà nước.
- Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và các Bộ, ngành phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp.
3. Nội dung, phương pháp, trình tự và trách nhiệm của cơ quan thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra
Nội dung thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai được Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:
- Điều tra, thu thập các hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến các chỉ tiêu thiệt hại được quy định trong Biểu mẫu hoặc số liệu thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Kiểm tra, tổng hợp số liệu và lập các biểu thống kê thiệt hại ở các cấp theo quy định.
- Phân tích, đánh giá nguyên nhân, ước tính thiệt hại, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai theo Thông tư liên tịch số 43/2015 của Bộ Nông nghiệp và Bộ Kế hoạch đầu tư.
- Lập báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thông tư liên tịch 43 quy định thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra có hiệu lực từ ngày 30/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Điều tra, thu thập các hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến các chỉ tiêu thiệt hại được quy định trong Biểu mẫu hoặc số liệu thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra.
2. Kiểm tra, tổng hợp số liệu và lập các biểu thống kê thiệt hại ở các cấp theo quy định.
3. Phân tích, đánh giá nguyên nhân, ước tính thiệt hại, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai.
4. Lập báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại.
1. Thống kê, thu thập thông tin về thiệt hại do thiên tai phục vụ tổng hợp số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại được thực hiện như sau:
a) Quan sát điều tra tại hiện trường nơi xảy ra thiên tai, kiểm đếm và thống kê thiệt hại về các chỉ tiêu đã quy định trong các Biểu mẫu, ghi kết quả vào Biểu mẫu thống kê.
b) Thu thập số liệu thông qua điều tra trong các khu dân cư, qua báo cáo của chính quyền cấp cơ sở và các đoàn công tác tại hiện trường.
2. Tổng hợp và báo cáo
Số liệu về thiệt hại do thiên tai gây ra phải được thống kê và báo cáo kịp thời trước 24 giờ tính từ khi thiên tai bắt đầu xảy ra và được báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai, cụ thể:
a) Trong thiên tai: Thống kê, đánh giá thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc cộng dồn, bổ sung hoặc sửa đổi mức độ thiệt hại (nếu có) đến thời điểm báo cáo, ghi chép theo các biểu mẫu thống kê cho từng loại hình thiên tai được quy định tại Điều 6 thông tư này.
b) Sau thiên tai: Báo cáo đầy đủ kết quả số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra thông qua các Biểu mẫu thống kê cho từng loại thiên tai được quy định tại Điều 6 thông tư này trên cơ sở tổng hợp, bổ sung, điều chỉnh (nếu có) của báo cáo nhanh hàng ngày.
3. Ước tính giá trị thiệt hại
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành đơn giá phục vụ công tác thống kê, tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để xác định giá trị thiệt hại.
1. Công tác chuẩn bị trước thiên tai
a) Thu thập tình hình dân sinh, kinh tế trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.
b) Chuẩn bị đầy đủ các Biểu mẫu thống kê theo quy định.
2. Tổ chức thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại khi thiên tai xảy ra
a) Trong thiên tai
- Thu thập, tổng hợp số liệu thiệt hại vùng bị ảnh hưởng của thiên tai;
- Lập báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại theo quy định tại khoản 1, Điều 8 Thông tư này.
b) Sau khi kết thúc thiên tai
- Tiếp tục thu thập, tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại. Trong quá trình này có thể bổ sung, điều chỉnh số liệu chi tiết các chỉ tiêu đã báo cáo hàng ngày để phù hợp với tình hình thực tế;
- Lập Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai.
1. Tổ chức điều tra, thu thập thông tin, tổng hợp phân tích, đánh giá theo các nội dung, phương pháp, trình tự thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại quy định tại Thông tư này. Lập và gửi báo cáo đến các cơ quan liên quan đúng thời gian, phương thức quy định.
2. Kiểm tra, rà soát kết quả thống kê đánh giá thiệt hại từ báo cáo nhận được theo thẩm quyền. Trường hợp nội dung báo cáo chưa rõ ràng, thông tin thống kê, đánh giá thiệt hại chưa đầy đủ, phải kịp thời yêu cầu các cơ quan thực hiện báo cáo điều chỉnh, bổ sung; trong trường hợp cần thiết, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan kiểm tra, xác minh để đảm bảo tính chính xác, khách quan của báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại. Tổng hợp kết quả, báo cáo lên các cơ quan cấp trên theo đúng quy định.
CONTENTS, METHODS, ORDER AND RESPONSIBILITIES OF THE AGENCY CONDUCTING STATISTICS AND ASSESSMENT OF DAMAGE
Article 12. Contents of damage statistics and assessment
1. Investigate, collect documents and data related to the damage indicators specified in forms or statistics of damage caused by natural disasters.
2. Inspect, aggregate data and produce statistic tables on damage at all levels in accordance with law.
3. Analyze, assess causes, estimate losses, recommend solutions to support and overcome the consequences of natural disasters.
4. Produce the report on statistics and damage assessment
Article 13. Methods of damage statistics and assessment
1. Produce statistics and collect data on the damage caused by natural disasters in order to aggregate data for damage statistics and assessment as follows:
a) Observing the on-site investigation where the natural disaster occurred, tally and produce statistics of damage according to the statistical indicators prescribed in the forms, record the results in the statistical form.
b) Collect data through surveys in residential areas, through reports of local authorities and field investigators.
2. Summary and reporting
Data on the damage caused by natural disasters shall be recorded and reported immediately within 24 hours prior to the occurrence of the disaster and be reported daily until the end of the disaster, specifically:
a) During the natural disaster: Damage assessment and statistics shall be performed on the principle of accumulating, supplementing or modifying the extent of damage (if any) by the time of reporting, recorded according to each statistical form of each type of natural disaster as specified in Article 6 hereof
b) After the natural disaster: Promptly report the results of statistics and assessments of damage caused by natural disasters through each statistical form for each type of natural disaster prescribed in Article 6 hereof on the principle of accumulating, supplementing or modifying (if any) of the daily brief reports.
3. Estimate the value of the damage
The provincial People’s Committees shall issue unit prices for statistics and summary of damage caused by natural disasters in the province in order to use as the basis for determining the value of damage.
Article 14. Order of conducting damage statistics and assessment
1. Preparation before the disaster
a) Collect information on the people’s livelihood and economy within authority of the agency or unit.
b) Prepare sufficient statistical forms according to regulations.
2. Conduct statistics and assessment of damage when the natural disaster occurs.
a) During the disaster
- Collect and aggregate data on damage of areas affected by the natural disaster;
- Prepare brief report on the situation of the disaster and damage in accordance with Clause 1 Article 8 hereof.
b) After the disaster
- Continue to collect, aggregate and analyze the indicators of damage statistics and assessment. During this process, it is possible to supplement and adjust the detailed data reported daily in accordance with actual situation.
- Prepare terminal report on the natural disaster.
Article 15. Responsibilities of agencies performing statistics report and assessment of damage
1. Inspect and collect information, summarize, analyze and assess them according to the content, method and order of statistics and assessment of damage specified hereof. Prepare and send the report to related authorities in accordance with the time limit and regulated methods.
2. Check and review the results of statistics and assessment of damage from the reports received according to its competence. If the contents of reports are unclear or the information of statistics and assessment of damage are incomplete, they must be promptly amended by the reporting agencies; in case of necessity, coordinate with related agencies and organizations in inspecting and verifying to ensure the accuracy and objectivity of reports on statistics and assessment of damage. Summarize the results and report them to superior authorities in accordance with the regulations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực