Chương I Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT: Quy định chung
Số hiệu: | 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Cao Đức Phát, Bùi Quang Vinh |
Ngày ban hành: | 23/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 30/12/2015 |
Ngày công báo: | 11/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1183 đến số 1184 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra quy định về chỉ tiêu, biểu mẫu, nội dung, phương pháp, trình tự và trách nhiệm thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra được ban hành ngày 23/11/2015.
1. Chỉ tiêu, biểu mẫu thống kê đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra
Thông tư liên tịch 43 quy định chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra có thể kể đến:
- Về người: gồm người chết, mất tích, bị thương và số hộ, số người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai.
- Về nhà ở: nhà kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố và nhà đơn sơ.
- Về giáo dục: gồm cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo Thông tư số 43/2015/BNNPTNT-BKHĐT.
- Về y tế: cơ sở y tế, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
- Về Văn hóa: công trình văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các tài sản, trang thiết bị văn hóa.
2. Nội dung, chế độ báo cáo và kiểm tra kết quả số liệu báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra
Các loại báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra theo Thông tư liên tịch 43/2015 gồm:
- Báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại: Được lập ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thời gian báo cáo, thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.
- Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc thống kê, đánh giá thiệt hại, kết thúc đợt thiên tai, áp dụng đối với những loại hình thiên tai xuất hiện trong nhiều ngày hoặc loại thiên tai gây thiệt hại lớn phải thống kê, đánh giá trong thời gian dài.
- Theo TTLT số 43/2015/BNNPTNT-BKHĐT, báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng kết năm về công tác phòng, chống thiên tai.
- Báo cáo đột xuất: Khi cần có báo cáo thống kê thiệt hại thiên tai phục vụ quản lý nhà nước.
- Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và các Bộ, ngành phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp.
3. Nội dung, phương pháp, trình tự và trách nhiệm của cơ quan thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra
Nội dung thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai được Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:
- Điều tra, thu thập các hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến các chỉ tiêu thiệt hại được quy định trong Biểu mẫu hoặc số liệu thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Kiểm tra, tổng hợp số liệu và lập các biểu thống kê thiệt hại ở các cấp theo quy định.
- Phân tích, đánh giá nguyên nhân, ước tính thiệt hại, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai theo Thông tư liên tịch số 43/2015 của Bộ Nông nghiệp và Bộ Kế hoạch đầu tư.
- Lập báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thông tư liên tịch 43 quy định thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra có hiệu lực từ ngày 30/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Thông tư này quy định về chỉ tiêu, biểu mẫu, nội dung, phương pháp, trình tự và trách nhiệm thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra của các Bộ, ngành; các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
b) Các loại thiên tai thống kê, đánh giá thiệt hại tại Thông tư này được quy định tại khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai và các loại thiên tai khác được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thiệt hại do thiên tai gây ra là những tác động của các loại hình thiên tai ảnh hưởng đến con người, động vật nuôi ở các mức độ khác nhau; làm phá hủy hoặc hư hỏng về vật chất, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội xảy ra trong hoặc ngay khi thiên tai xảy ra.
2. Thiệt hại về người bao gồm người chết, người mất tích và người bị thương. Người chết là những người bị chết do thiên tai trực tiếp gây ra, không tính những người chết do các nguyên nhân khác trong thời gian thiên tai xảy ra tại địa phương. Người mất tích là những người không tìm thấy sau khi thiên tai xảy ra, có thể đã bị chết nhưng chưa tìm thấy thi thể hoặc chưa có thông tin, sau 01 năm thì người mất tích được coi là chết; Người bị thương là những người bị tổn thương về thể xác do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.
3. Thiệt hại về động vật nuôi bao gồm các loại gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi, vùi lấp.
4. Thiệt hại về vật chất bao gồm nhà ở, kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất liên quan; mùa màng, tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản và các dạng vật chất khác được quy định tại các Biểu mẫu thống kê kèm theo thông tư này.
5. Nhà kiên cố là nhà có cả 3 kết cấu chính (cột, mái, tường) đều được làm bằng vật liệu bền chắc.
6. Nhà bán kiên cố là nhà có 2 trong 3 kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc.
7. Nhà thiếu kiên cố là nhà chỉ có một trong 3 kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc.
8. Nhà đơn sơ là những nhà có cả ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu không bền chắc.
9. Vật liệu bền chắc là những vật liệu gồm bê tông cốt thép, gạch, đá, sắt, thép, gỗ bền chắc.
10. Điểm/trường là cơ sở vật chất của trường học, là nơi giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên đến để giảng dạy và học tập.
11. Phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà tập thể, nhà bán trú là cơ sở vật chất của trường học, là nơi giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên thường xuyên đến ngồi theo từng lớp để nghe giảng bài, thực hành thí nghiệm và trao đổi học tập.
12. Số cơ sở y tế là những bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế của nhà nước hoặc tư nhân đóng trên địa bàn đơn vị hành chính báo cáo.
13. Công trình văn hóa là các thiết chế xây dựng được kiến tạo để phục vụ các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền.
14. Cây trồng lâu năm là các loại cây trồng có thời gian từ gieo trồng đến thu hoạch trên một năm.
15. Cây trồng hàng năm là các loại cây trồng có thời gian từ gieo trồng đến thu hoạch không quá một năm.
16. Diện tích rừng trồng mới tập trung là diện tích rừng trồng mới các loại cây lâm nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và có diện tích từ 0,5 ha trở lên.
17. Lương thực là những sản phẩm lúa, ngô, khoai, sắn khô sạch đã thu hoạch trong năm.
Mức thiệt hại về vật chất được quy định như sau:
1. Thiệt hại hoàn toàn: là những vật chất bị mất trắng hoặc bị phá hủy, hư hỏng trên 70% không thể khôi phục lại.
2. Thiệt hại rất nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 50-70%.
3. Thiệt hại nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 30-50%.
4. Thiệt hại một phần: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị hư hỏng dưới 30%.
1. Thống kê, đánh giá thiệt hại phải được thực hiện phù hợp với thực tế, đáp ứng việc chỉ đạo, điều hành, ứng phó với thiên tai. Việc lập báo cáo thống kê thiệt hại phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền.
2. Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch; phản ánh sát thực tế về mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.
3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động thống kê, đánh giá thiệt hại.
4. Đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thống kê, đánh giá thiệt hại.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope
a) This Circular provides for the statistical indicators, forms, contents, methods, procedures and responsibilities for making statistics of and assessing damage caused by natural disasters of ministries, departments; centrally-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as “province”); provincial districts, prefectures, towns and cities (hereinafter referred to as “district”; communes, wards and towns (hereinafter referred to as “commune”).
b) Natural disasters assessed according to this Circular are specified in Clause 1 Article 3 of the Law on Natural Disaster Prevention and Control and other natural disasters specified in legislative documents on natural disaster recovery.
2. Regulated entities
This Circular applies to organizations and individuals relating to the statistics and assessment of damage caused by natural disasters in Vietnam.
In this Circular, these terms are construed as follows:
1. “Damage caused by natural disasters” refers to impacts of natural disasters on humans and livestock at different level; causing destruction or damage on property, the environment, living conditions and economic and social activities during or immediately after the disaster.
2. “Damage to human life” includes dead, missing or injured people. The dead are those who have been killed by natural disasters, not including those who died due to other causes during the occurring time of natural disasters at the locality. Missing people are those who were not found after the disaster occurred, may have died but not yet found bodies or have no information, after 1 year, the missing person is considered dead. The injured are those who are physically hurt by the direct impact of the disaster, affecting their normal activities.
3. “Damage to livestock” includes cattle and poultries being dead, washed away or buried.
4. “Damage to property” includes housing, infrastructure and related facilities; crops, boats, cages and rafts for aquaculture and other forms of properties as specified in the statistical forms enclosed herewith.
5.”Permanent house” refers to a house with all three main structures (column, roof, wall) made of durable materials.
6.”Semi-permanent house” refers to a house with 2 of the 3 main structures made of durable materials.
7.”Impermanent house” refers to a house with only 1 of the 3 main structures made of durable material.
8. Simple house is a house with all 3 main structures made of non-durable material.
9. “Durable material” refers to materials such as reinforced concrete; brick, stone, iron, steel and durable wood.
10. Campus/school refers to the school facility where teachers and students come to teach and study.
11. Classroom, functional room, tenement, semi-boarding house are school facilities where teachers, students, students regularly attend classrooms for lectures, experiment practicing and learning exchange.
12. “Number of health facilities” refers to hospitals, medical centers, public or private health stations located within the territory of the reporting administrative division.
13. Public cultural building refers to constructive institutions built to serve cultural, information and propaganda activities.
14. Perennial plant refers to a plan that completes its life cycle, from germination to production, for more than one year.
15. Annual plant refers to a plan that completes its life cycle, from germination to production, within one year.
16. Concentrated area of newly-planted forests refers to land used for planting forest crops meeting required cultivation standards and covering an area of at least 0.5 ha.
17. Food refers to products such as rice, corn, sweet potato and dried cassava harvested within the year.
Property damage is classified as follows:
1. Full damage: the property is lost or damaged to the extent that over 70% of it cannot be restored.
2. Extremely severe damage: 50—70% of the property is reduced productivity or damaged.
3. Severe damage: 30%-50% of the property is reduced productivity or damaged.
4. Partial damage: Less than 30% of the property is reduced productivity or damaged.
Article 4. Principles of statistics and assessment of damage
1. Statistics and assessment of damage shall comply with practical status and meet the guideline, management and natural disasters response. The damage statistical report shall be prepared by competent persons.
2. Ensure the objectiveness, openness and transparency; reflect the practical extent of damage caused by natural disasters.
3. Ensure close cooperation between the agencies and units related to statistical activities and assessment of damage.
4. Satisfy requirements of damage statistics making and assessment.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực