Chương III Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT: Nội dung, chế độ báo cáo và kiểm tra kết quả số liệu báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại
Số hiệu: | 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Cao Đức Phát, Bùi Quang Vinh |
Ngày ban hành: | 23/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 30/12/2015 |
Ngày công báo: | 11/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1183 đến số 1184 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra quy định về chỉ tiêu, biểu mẫu, nội dung, phương pháp, trình tự và trách nhiệm thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra được ban hành ngày 23/11/2015.
1. Chỉ tiêu, biểu mẫu thống kê đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra
Thông tư liên tịch 43 quy định chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra có thể kể đến:
- Về người: gồm người chết, mất tích, bị thương và số hộ, số người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai.
- Về nhà ở: nhà kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố và nhà đơn sơ.
- Về giáo dục: gồm cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo Thông tư số 43/2015/BNNPTNT-BKHĐT.
- Về y tế: cơ sở y tế, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
- Về Văn hóa: công trình văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các tài sản, trang thiết bị văn hóa.
2. Nội dung, chế độ báo cáo và kiểm tra kết quả số liệu báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra
Các loại báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra theo Thông tư liên tịch 43/2015 gồm:
- Báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại: Được lập ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thời gian báo cáo, thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.
- Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc thống kê, đánh giá thiệt hại, kết thúc đợt thiên tai, áp dụng đối với những loại hình thiên tai xuất hiện trong nhiều ngày hoặc loại thiên tai gây thiệt hại lớn phải thống kê, đánh giá trong thời gian dài.
- Theo TTLT số 43/2015/BNNPTNT-BKHĐT, báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng kết năm về công tác phòng, chống thiên tai.
- Báo cáo đột xuất: Khi cần có báo cáo thống kê thiệt hại thiên tai phục vụ quản lý nhà nước.
- Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và các Bộ, ngành phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp.
3. Nội dung, phương pháp, trình tự và trách nhiệm của cơ quan thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra
Nội dung thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai được Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:
- Điều tra, thu thập các hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến các chỉ tiêu thiệt hại được quy định trong Biểu mẫu hoặc số liệu thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Kiểm tra, tổng hợp số liệu và lập các biểu thống kê thiệt hại ở các cấp theo quy định.
- Phân tích, đánh giá nguyên nhân, ước tính thiệt hại, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai theo Thông tư liên tịch số 43/2015 của Bộ Nông nghiệp và Bộ Kế hoạch đầu tư.
- Lập báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thông tư liên tịch 43 quy định thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra có hiệu lực từ ngày 30/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại (Báo cáo nhanh): Được lập ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thời gian báo cáo, thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và được báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.
2. Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc thống kê, đánh giá thiệt hại, kết thúc đợt thiên tai, áp dụng đối với những loại hình thiên tai xuất hiện trong nhiều ngày hoặc loại thiên tai gây thiệt hại lớn phải thống kê, đánh giá trong thời gian dài.
3. Báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai (báo cáo sơ kết sáu tháng, báo cáo tổng kết năm): Được thực hiện khi kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng kết năm về công tác phòng, chống thiên tai.
4. Báo cáo đột xuất: Trong trường hợp cần có báo cáo thống kê để thực hiện các yêu cầu công việc về quản lý nhà nước, cơ quan yêu cầu báo cáo phải có văn bản nêu rõ mục đích, thời gian và các nội dung cần báo cáo.
5. Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và các Bộ, ngành phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
1. Báo cáo nhanh
Tùy theo diễn biến của các loại hình thiên tai, mức độ và phạm vi ảnh hưởng, các nội dung chính được đề cập trong báo cáo gồm:
a) Tình hình thiên tai: loại hình thiên tai; thời gian xuất hiện; diễn biến, cường độ và phạm vi ảnh hưởng; khu vực bị cô lập; độ ngập sâu (nếu có); thời gian kết thúc (trường hợp thiên tai đã kết thúc tại thời điểm báo cáo).
b) Công tác chỉ huy ứng phó: nêu rõ việc chỉ huy, triển khai ứng phó với thiên tai. Kết quả đạt được đến thời điểm báo cáo, trong đó nêu rõ số dân được di dời, sơ tán, số tàu thuyền được thông báo, đang di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm, đang neo đậu tại bến, hoạt động ở vùng biển khác (nếu có).
c) Thống kê, đánh giá thiệt hại:
- Phần trình bày: Tùy theo loại hình thiên tai, tình hình thiệt hại để thống kê, đánh giá thiệt hại, trong trường hợp chưa thể thống kê, đánh giá đầy đủ thì nêu rõ là thiệt hại ban đầu. Các chỉ tiêu chính, gồm: về người; về nhà ở; về giáo dục; về y tế; về nông nghiệp; về thủy lợi; về giao thông; một số chỉ tiêu khác quy định tại các Biểu mẫu từ 01 đến 06/TKTH - Phụ lục I (nếu có). Riêng đối với thiệt hại về các công trình: đê điều, hồ đập, sạt lở, khu neo đậu tránh trú bão, công trình giao thông cần mô tả cụ thể: loại hư hỏng (sự cố); vị trí, địa điểm; thời gian xuất hiện, quy mô, diễn biến sự cố đến thời điểm báo cáo. Ước giá trị thiệt hại trong trường hợp có thể.
- Phần Biểu mẫu: Thống kê các chỉ tiêu thiệt hại theo các Biểu mẫu từ 01/TKTH đến 06/TKTH- Phụ lục I, ước giá trị thiệt hại trong trường hợp có thể.
d) Công tác khắc phục hậu quả: nêu rõ kết quả khắc phục hậu quả thiên tai đến thời điểm báo cáo bao gồm:
- Công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn về người, tài sản;
- Công tác khắc phục, sửa chữa công trình. Đối với các công trình phòng, chống thiên tai và công trình giao thông: nêu rõ các hình thức xử lý; kết quả thực hiện đến thời điểm báo cáo và dự kiến thời gian hoàn thành;
- Công tác hỗ trợ thiệt hại về người, nhà ở, các nhu yếu phẩm thiết yếu và các hỗ trợ khắc phục hậu quả khác (nếu có).
đ) Đề xuất, kiến nghị
Nêu rõ các nội dung kiến nghị để ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương.
2. Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai
a) Tình hình thiên tai: Tóm tắt tình hình, diễn biến thiên tai từ khi xuất hiện đến khi kết thúc.
b) Công tác chỉ huy ứng phó: Tóm tắt công tác chỉ huy ứng phó của các cấp, các ngành trong quá trình xảy ra thiên tai.
c) Kết quả triển khai công tác chỉ huy ứng phó:
Tóm tắt các kết quả đã thực hiện (nếu có) bao gồm: sơ tán, di dời dân; kêu gọi tàu thuyền; huy động lực lượng, phương tiện, vật tư và các kết quả triển khai khác (nếu có)
d) Thống kê, đánh giá thiệt hại:
- Phần trình bày: Thống kê đánh giá tình hình thiệt hại thông qua các chỉ tiêu chính gồm: về người; về nhà ở; về giáo dục; về y tế; về nông nghiệp; về thủy lợi; về giao thông; một số chỉ tiêu khác quy định tại các Biểu mẫu từ 01 đến 06/TKTH - Phụ lục I (nếu có). Ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Phần Biểu mẫu: Thống kê các chỉ tiêu thiệt hại theo các Biểu mẫu từ 01/TKTH đến 06/TKTH- Phụ lục I và ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra.
đ) Công tác khắc phục hậu quả:
Tóm tắt kết quả khắc phục hậu quả bao gồm: tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn về người, tài sản; khắc phục sự cố công trình; hỗ trợ thiệt hại về người, nhà ở, các nhu yếu phẩm thiết yếu và các hỗ trợ khắc phục hậu quả khác (nếu có).
e) Tồn tại, kiến nghị
- Những nội dung còn tồn tại cần rút kinh nghiệm đối với các cấp, các ngành trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thông qua công tác phòng, chống với đợt thiên tai trên;
- Kiến nghị những nội dung vượt quá khả năng thực hiện của địa phương;
Đối với các loại thiên tai xảy ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp, Báo cáo nhanh đã thể hiện đầy đủ, chính xác các thông tin nêu trên thì được coi là Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai.
3. Báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai (báo cáo sơ kết sáu tháng, báo cáo tổng kết năm)
a) Tóm tắt tình hình thiên tai đã xảy ra trên địa bàn, trong đó nêu rõ đã xuất hiện bao nhiêu đợt thiên tai, số lần xuất hiện của từng loại thiên tai
b) Công tác chỉ huy ứng phó: Nêu rõ việc chỉ huy, triển khai phòng, ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả; kết quả đạt được.
c) Thống kê, đánh giá thiệt hại:
- Phần trình bày: Thống kê đánh giá các chỉ tiêu thiệt hại chính trong thời gian báo cáo định kỳ: về người, về nhà ở, về giáo dục, về y tế, về nông nghiệp, về thủy lợi, về giao thông, một số chỉ tiêu khác (nếu có) và ước tổng giá trị thiệt hại.
- Phần Biểu: Thống kê theo Biểu mẫu 07/TKTH và 08/TKTH- Phụ lục I và ước giá trị thiệt hại bằng tiền đối với các chỉ tiêu tính ra tiền.
d) Đánh giá về công tác phòng, chống thiên tai.
- Những nội dung đã đạt được.
- Những nội dung còn tồn tại.
- Bài học kinh nghiệm.
đ) Công tác triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới: Nêu những nhiệm vụ chủ yếu sẽ triển khai trong giai đoạn tới (06 tháng cuối năm, năm tiếp theo kỳ báo cáo).
e) Đề xuất, kiến nghị.
1. Báo cáo nhanh
a) Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã lập và gửi báo cáo nhanh lên Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trước 17 giờ hàng ngày.
b) Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện lập và gửi báo cáo nhanh về tình hình thiên tai và thiệt hại lên Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh trước 18 giờ hàng ngày.
c) Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng hợp, lập báo cáo nhanh về tình hình thiên tai và thiệt hại gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai trước 19 giờ hàng ngày.
d) Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai các bộ, cơ quan ngang bộ lập báo cáo nhanh về tình hình thiên tai và thiệt hại (nếu có) trong phạm vi quản lý gửi Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai trước 19 giờ hàng ngày.
đ) Ngoài ra, các cơ quan thực hiện chế độ báo cáo có thể trao đổi bằng điện thoại, tin nhắn (SMS), thư điện tử để cập nhật, nắm bắt tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra. Trường hợp có tình huống thiên tai khẩn cấp xảy ra thì Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Bộ sẽ có báo cáo bổ sung.
2. Báo cáo tổng hợp thiệt hại đợt thiên tai
a) Ủy ban nhân dân các cấp lập báo cáo tổng hợp đợt thiên tai gửi Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thiên tai.
b) Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo tổng hợp đợt thiên tai trong phạm vi quản lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc đợt thiên tai.
3. Báo cáo định kỳ công tác phòng, tránh thiên tai
a) Ủy ban nhân dân các cấp lập báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai gửi Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
b) Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo định kỳ công tác phòng chống thiên tai trong phạm vi quản lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
c) Thời gian thực hiện báo cáo:
- Báo cáo sơ kết 6 tháng: Được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 hàng năm. Thời gian gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 7 hàng năm;
- Báo cáo tổng kết năm: Được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm. Thời gian gửi báo cáo trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
Báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do cơ quan có thẩm quyền lập phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của thủ trưởng cơ quan và được gửi đến cơ quan nhận báo cáo thông qua các hình thức sau:
1. Đối với Báo cáo nhanh: Gửi qua fax, thư điện tử, hoặc bằng các phương tiện nhanh nhất có thể.
2. Đối với Báo cáo tổng hợp đợt, Báo cáo định kỳ và các báo cáo khác: Gửi qua đường bưu điện, fax, thư điện tử.
1. Nội dung kiểm tra
a) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê.
b) Việc thực hiện chế độ, trách nhiệm thực hiện báo cáo thống kê đánh giá thiệt hại;
c) Các nội dung khác liên quan đến thống kê, đánh giá thiệt hại gồm:
- Tính chính xác trong việc tổng hợp số liệu trong các biểu thống kê;
- Tính thống nhất số liệu giữa các biểu số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại của từng cấp; giữa biểu số liệu với báo cáo kết quả thống kê đánh giá, thiệt hại;
- Tính đầy đủ của các nội dung; sự phù hợp với tình hình thực tế về các số liệu thiệt hại và mức thiệt hại ước thành tiền.
2. Trách nhiệm kiểm tra
a) Đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại tự kiểm tra kết quả trong suốt quá trình thực hiện thống kê.
b) Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp kiểm tra kết quả thống kê, đánh giá thiệt hại trước khi báo cáo cơ quan phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp trên và Ủy ban nhân dân cùng cấp.
c) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra kết quả thống kê, đánh giá thiệt hại trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra kết quả thống kê, đánh giá thiệt hại trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức kiểm tra kết quả thống kê, đánh giá thiệt hại trong phạm vi quản lý trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
CONTENTS AND REGULATIONS ON REPORTING AND INSPECTION OF DATA RESULTS OF THE DAMAGE STATISTICS AND ASSESSMENT
Article 7. Types of reports on damage statistics and assessment
1. Brief report on the current situation of the natural disaster and its damage (brief report): shall be made immediately after the occurrence of the natural disaster and 24 hours prior to the disaster and be reported daily until the end of the disaster.
2. Terminal report on the natural disaster: shall be made at the end of the statistics and damage assessment period and the end of the natural disaster, applicable to natural disasters occurring for several days or major disasters causing great damage which must be recorded and evaluated over a long period of time.
3. Periodic report on the natural disaster recovery (biannual preliminary report, annual final report) shall be prepared at the end of the first 6 months, when reviewing the year on natural disaster recovery.
4. Irregular report: If the statistical reports are required in order to fulfill the job requirements of state management, the report requesting agency must promulgate a written request which clearly stated the purpose, time and contents needed to be reported.
5. In addition to written reports, the Steering Committees for Search and Rescue at all levels and the ministries must regularly provide information and report over the telephone in case of emergency.
1. Brief report
Depend on the development of the disaster, the range of influence and the level of damage, the main issues covered in the report shall include:
a) Information about the disaster: type of disaster; time of occurrence; developments, the range of influence and the level of damage; isolated area; submerging level (if any); ending time (in case the disaster has ended at the time of reporting).
b) Command of response: the direction and response to natural disasters. Achievements by the time of reporting, in which it must indicate the number of people who are displaced or evacuated, the number of boats reported to be moving out of the danger zone, anchoring in ports or operating outside the offshore marine area (if any).
c) Damage assessment and statistics
- Presentation: Produce statistics and assessment on damage depending on the type of natural disaster and the damage situation, in cases where it is not possible to sufficiently produce statistics and assessment, the damage shall be clearly stated as initial damage. Main indicators include: human; housing; education; healthcare; agriculture; irrigation; traffic; some other indicators specified in forms 01 to 06/TKTH - Annex I (if any). The damage to building works such as dykes, dams, landslides, storm shelters and traffic works shall be described in detail by the types of damage (incidents); location; time of occurrence, scale and development of the disaster to the time of reporting. Estimate the damage value if possible.
- Form: Produce statistics of damage statistical indicators according to the forms from 01/TKTH to 06/TKTH - Annex I, estimate the damage value if possible.
d) Remedies of the consequences: state the results of remedies of the natural disaster consequences to the time of reporting including:
- Search and rescue tasks;
- Repair tasks. Clearly state the remedial measures; results up to the time of reporting and expected time of completion in cases of works used for natural disaster recovery and traffic works;
- Provision of emergency aid in the form of manpower, housing, essential necessities and other remedies (if any).
dd) Recommendation
Specify the contents of recommendations to cope with the consequences of natural disasters if it is beyond the capacity of the local.
2. Terminal report on the natural disaster
a) Situation of the natural disaster: summarize the situation and development from the time of occurrence to the end.
b) Command of response: Summarize the command of response of ministries and departments during the occurrence of the natural disaster.
c) Results of the command of response:
Summarize the achievements (if any) including: evacuation and relocation of people; boats and ships calling; mobilization of forces, means, materials and other implementation results (if any)
d) Damage assessment and statistics:
- Presentation: Produce statistics and assessment on damage using the main statistical indicators include: human; housing; education; healthcare; agriculture; irrigation; traffic; some other indicators specified in forms 01 to 06/TKTH - Annex I (if any). Estimate damage value if possible.
- Form: Produce statistics of damage indicators according to the forms from 01/TKTH to 06/TKTH - Annex I and estimate the damage value caused by the natural disaster.
dd) Remedies of the consequences:
Summarize the results of consequence remedies including: salvage and rescue of people and assets; building work remedial actions; remedies for human loss, housing, essential necessities and other remedies of the consequences (if any).
e) Problems and recommendations
- All levels and branches must learn from experiences in the prevention, response and remedy of consequences through the recovery of the abovementioned natural disaster;
- Recommend the contents that are beyond the capacity of the local;
In cases of short-term natural disasters which narrow range of influence, if their brief reports have fully and accurately reflected the abovementioned information, they shall be considered the terminal reports on the natural disasters.
3. Periodic report on the natural disaster recovery (biannual preliminary report, annual final report)
a) A summary of the developments of natural disasters occurred in the area which clearly shows how many natural disasters have occurred, the number of occurrences of each type of disaster
b) Command of response: clearly state the command of prevention, control, response and remedy; achievements.
c) Damage assessment and statistics:
- Presentation: Produce statistics and assessment on damage using the main damage statistical indicators in the periodical reporting period : human; housing; education; healthcare; agriculture; irrigation; traffic; some other statistical indicators (if any) and estimate total damage value.
- Form: Prepare statistics according to the forms from 07/TKTH to 08/TKTH - Annex I and estimate the damage value in cash using the statistical indicators that can be calculated in cash.
d) Assessment of the natural disaster recovery.
- Completed tasks.
- Unresolved issues.
- Lessons learned.
dd) Task performance in the future: Main tasks will be performed in the next period (the remaining 6 months, the year following the reporting period).
e) Recommendation.
Article 9. Types of reports and reporting authorities
1. Brief report
a) The commune-level commanding committee for natural disaster recovery, search and rescue shall prepare and send the brief report to the commune-level People’s Committee and district-level commanding committees for natural disaster recovery, search and rescue before 5pm every day.
b) The district-level commanding committee for natural disaster recovery, search and rescue shall prepare and send a brief report on the situation of the natural disaster and damage to the district-level People’s Committee and provincial commanding committees for natural disaster recovery, search and rescue before 6pm every day.
c) The provincial commanding committee for natural disaster recovery, search and rescue shall collect, prepare and send a brief report on the situation of the natural disaster and damage to the provincial People’s Committee and the Central Steering Committee for Natural disaster recovery before 7pm every day.
d) The Steering Committee for natural disaster prevention and combat of ministries and ministerial-level agencies shall prepare a brief report on the situation of the natural disaster and damage within authority and send it to the Central Steering Committee for Natural disaster recovery before 7pm every day.
dd) In addition, reporting agencies may use phone, text message (SMS) or email to update, grasp the situation of natural disasters and damage caused by natural disasters. If there is an emergency, the provincial and ministries-level People’s Committee and the commanding committee for natural disaster recovery, search and rescue shall submit an additional report
2. Terminal report on the damage caused by the natural disaster
a) People’s Committees at all levels shall prepare the terminal report on the damage caused by the natural disaster and send it to the superior People’s Committee and the provincial People’s Committee for inspecting, summarizing and reporting to the Prime Minister, at the same time send it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for summarizing within 15 days after the end of the natural disaster.
b) Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall prepare the terminal report on the natural disaster within authority and send it to the Prime Minister, at the same time send it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for summarizing within 15 days after the end of the natural disaster.
3. Periodic report on the natural disaster recovery
a) People’s Committees at all levels shall prepare the periodic report on the natural disaster recovery and send it to the superior People’s Committee and the provincial People’s Committee for summarizing and reporting to the Prime Minister, at the same time send it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for summarizing.
b) Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall prepare the periodic report on the natural disaster recovery within authority and send it to the Prime Minister, at the same time send it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for summarizing.
c) Duration for reporting:
- Biannual preliminary report is calculated from January 1 to June 30 annually. The report must be submitted before July 15 annually;
- Annual terminal report is calculated from January 1 to the end of December 31 annually. The report must be submitted before January 31 of the following year.
Article 10. Report submission method
Reports on statistic and assessments of damage caused by natural disasters made by competent authorities must bear the seals and signatures of heads of agencies and be sent to the receiving agencies in the following forms:
1. Brief report: by fax, email or other means in the fastest time possible.
2. Terminal report on each natural disaster, periodic report and other reports: by post, fax or email.
Article 11. Inspection of data results of the damage statistics and assessment
1. Contents of inspection
a) The compliance with the law on statistics
b) The compliance with the regulations and obligations to perform statistics report and assessment of damage;
c) Other contents related to statistical activities and assessment of damage including:
- Accuracy in the aggregation of data in statistics tables;
- Data consistency between statistics tables and damage assessment of each level; between the tables and the results of damage assessment and statistics;
- The completeness of the content; the suitability with the actual damage data and estimated damage.
2. Inspection responsibilities
a) Units and individuals directly conducting statistics and assessment of damage shall self-inspect their results throughout the production of statistics.
b) The commanding committee for natural disaster recovery, search and rescue at all levels shall inspect the results of statistics and assessment of damage before reporting to the superior agency for natural disaster recovery, search and rescue and the People’s Committee at the same administrative level.
c) People’s Committees at all levels shall inspect the results of statistics and assessment of damage before reporting to the superior People’s Committees, the provincial People’s Committee shall inspect the results of statistics and assessment of damage before reporting to the Prime Minister and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
d) Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall inspect the results of statistics and assessment of damage within authority before reporting to the Prime Minister.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực