Chương 2: Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT Hoạt động của hội đồng xác định mức độ khuyết tật, phương pháp xác định mức độ khuyết tật
Số hiệu: | 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Trọng Đàm, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Thị Minh |
Ngày ban hành: | 28/12/2012 | Ngày hiệu lực: | 10/02/2013 |
Ngày công báo: | 01/04/2013 | Số công báo: | Từ số 181 đến số 182 |
Lĩnh vực: | Thể thao, Y tế, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập gồm các thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật người khuyết tật.
2. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoạt động theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 16 Luật người khuyết tật.
3. Hội đồng có nhiệm vụ xác định dạng tật và mức độ khuyết tật; xác định lại mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
4. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức và chủ trì các hoạt động của Hội đồng;
b) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội có trách nhiệm:
- Tiếp nhận đơn và hồ sơ;
- Hướng dẫn người khuyết tật hoàn thiện hồ sơ;
- Ghi biên bản các phiên họp của Hội đồng;
- Tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng xây dựng, hoàn chỉnh và lưu giữ các văn bản của Hội đồng;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
c) Trạm trưởng trạm y tế cấp xã có trách nhiệm:
- Cung cấp thông tin về chuyên môn y tế liên quan đến người khuyết tật cho Hội đồng;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
d) Thành viên của Hội đồng có trách nhiệm tham gia đánh giá mức độ khuyết tật, tham dự đầy đủ các phiên họp kết luận của Hội đồng, tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công.
5. Khi thành lập, thay đổi thành viên Hội đồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra Quyết định thành lập, thay thế hoặc bổ sung thành viên của Hội đồng.
6. Hội đồng có cùng nhiệm kỳ với Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Hội đồng được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
1. Xác định dạng khuyết tật:
a) Xác định dạng khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi:
Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể của trẻ khuyết tật, phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ và sử dụng “Phiếu xác định dạng khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để xác định dạng khuyết tật của trẻ khuyết tật.
Thành viên Hội đồng chỉ đánh giá 03 dạng khuyết tật sau: Khuyết tật vận động, khuyết tật nhìn và khuyết tật thần kinh, tâm thần.
b) Xác định dạng khuyết tật cho người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên:
Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể của người khuyết tật, phỏng vấn người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu xác định dạng khuyết tật cho người từ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để xác định dạng khuyết tật của người khuyết tật.
2. Xác định mức độ khuyết tật:
a) Xác định mức độ khuyết tật cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi:
Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể của trẻ khuyết tật, phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ và sử dụng “Phiếu đánh giá mức độ khuyết tật dành cho trẻ dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để đánh giá mức độ khuyết tật của trẻ khuyết tật.
b) Xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên:
Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể cũng như các hoạt động của người khuyết tật, phỏng vấn người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu đánh giá mức độ khuyết tật dành cho người đủ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để đánh giá mức độ khuyết tật của người khuyết tật.
Chapter 2.
OPERATIONS OF THE COUNCIL, METHODS FOR DETERMINING IMPAIRMENT LEVELS
Article 2. Operations of the Council
1. The Impairment assessing Council is established under the decision of the Presidents of the People’s Committees of communes and contains members according to the provisions in clause 2 Article 16 of the Law on the disabled.
2. The Council is operated according to the provisions in clauses 3 and 4 Article 16 of the Law on the disabled.
3. The Council is responsible for determining types and levels of impairment; re-determining impairment levels of the disabled who experienced an event that modifies the impairment level.
4. Responsibilities of the Council’s members:
a) Chairperson of the Council is responsible for organizing and presiding over the operation of the Council;
b) Civil servants of communes who are in charge of labor, war invalids and social affairs issues are responsible for:
- Receiving application papers and application documents;
- Providing the disabled with guidance on completing documents;
- Making records on the content of the Council’s sessions;
- Giving advices to the Chairperson of the Council on the development, completion and retention of documents of the Council;
- Carrying out other tasks assigned by the Chairperson of Council.
c) Heads of the medical stations of communes are responsible for:
- Providing the Council with medical information pertaining to the disabled;
- Carrying out other tasks assigned by the Chairperson of Council.
d) Any members of the Council is responsible for participating in the impairment level determination process, participating in all concluding sessions of the Council, contributing opinions and carrying out tasks assigned by the Council.
5. When the Council is established or when there is change in Council's members, Presidents of People’s Committees of communes are responsible for giving promulgate Decisions on establishment, replacement or addition of Council’s members.
6. Council’s tenure is the same as the one of People’s Committees of communes.
7. Councils may use the seals of People’s Committees of communes.
Article 3. Methods for determining impairment type and impairment levels
1. 1. Determination of impairment type:
a) Determination of impairment type for children under 6/under age 6:
Any members of the Council shall observe directly the specific signs of children with disabilities, interview the legal representatives of such children and use “Impairment determination form for children under 6” prescribed in Form No. 02 enclosed herewith to determine the impairment type of children with disabilities.
Members of the Council evaluate only 03 types of impairment: mobility impairment, vision impairment and mental impairment.
b) Determination of impairment type for the disabled aged 6 or older:
Any members of the Council shall observe directly the specific signs of the disabled, interview the disabled or their legal representatives and use “Impairment determination form for the disabled aged 6 or older” prescribed in Form No. 03 enclosed herewith to determine the impairment type of the disabled.
2. Determination of impairment levels:
a) Determination of impairment levels for children under 6:
Any members of the Council shall observe directly the specific signs of children with disabilities, interview the legal representatives of such children and use “Impairment assessment form for children under 6” prescribed in Form No. 04 enclosed herewith to determine the impairment levels of children with disabilities.
b) Determination of impairment level for the disabled aged 6 or older:
Any members of the Council shall observe directly the specific signs as well as the activities of the disabled, interview their legal representatives and use “Impairment assessment form for people aged 6 or older” prescribed in Form No. 05 enclosed herewith to determine the impairment level of the disabled.