Chương III Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 12/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 30/06/2016 |
Ngày công báo: | 12/06/2016 | Số công báo: | Từ số 381 đến số 382 |
Lĩnh vực: | Y tế, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT về công tác y tế trường học, bao gồm: quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường học tập, chăm sóc y tế có liên quan tới sức khỏe của học sinh trong trường học.
1. Bảo đảm các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học
Đối với công trình vệ sinh, Thông tư liên tịch 13 quy định như sau:
- Về thiết kế:
+ Đối với cơ sở giáo dục mầm non: áp dụng tiêu chuẩn tại mục 5.2.7 và mục 5.5.8 của TCVN 3907:2011 kèm theo Quyết định 2585/QĐ-BKHCN;
+ Đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: áp dụng tiêu chuẩn tại mục 5.6.1, mục 5.6.2 và mục 5.6.3 TCVN 8793:2011 kèm theo Quyết định 2585/QĐ-BKHCN;
+ Đối với trường THCS; trường THPT; lớp THCS, lớp THPT trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: áp dụng theo mục 5.6 của TCVN 8794:2011 kèm theo Quyết định 2585/QĐ-BKHCN.
- Về điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh nhà tiêu: áp dụng theo QCVN 01:2011/BYT theo Thông tư 27/2011/TT-BYT;
- Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 13/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trường học phải có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
2. Bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học
- Thông tư liên tịch 13/2016/BYT-BGDĐT quy định trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh;
- Phòng y tế của các trường tiểu học, THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt được trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo Quyết định 1221/QĐ-BYT.
Mặt khác, theo Thông tư liên tịch số 13 năm 2016, đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi;
3. Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh
- Theo đó, Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên.
- Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông.
Ngoài ra, còn tổ chức các hoạt động khác cụ thể tại Thông tư liên tịch số 13/2016 của BYT-BGDĐT.
Thông tư liên tịch 13 có hiệu lực từ ngày 30/06/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung về y tế trường học được quy định tại Thông tư liên tịch này.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ y tế trường học.
3. Bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc cho nhân viên y tế trường học thực hiện nhiệm vụ.
4. Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm nhân lực thực hiện công tác y tế trường học.
5. Kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe học sinh, Trưởng ban là đại diện Ban giám hiệu, Phó trưởng ban là Trạm trưởng Trạm Y tế xã, ủy viên thường trực là nhân viên y tế trường học, các ủy viên khác là giáo viên giáo dục thể chất, Tổng phụ trách Đội (đối với cơ sở giáo dục tiểu học và trung học cơ sở), đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ trường học, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
6. Trong trường hợp có quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trường học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi trẻ em, thuốc, trang thiết bị y tế phải thực hiện hoặc tham mưu với cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế trường học trong kế hoạch hoạt động chung của Trạm Y tế xã hàng năm.
2. Phân công cán bộ theo dõi công tác y tế trường học; hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật để thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch này.
3. Thực hiện việc thống kê, báo cáo kết quả hoạt động y tế trường học theo quy định.
1. Phối hợp với ngành Y tế địa phương tham mưu với Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác y tế trường học trên địa bàn.
2. Đôn đốc, giám sát và thanh tra, kiểm tra các trường học trong việc thực hiện các nội dung về công tác y tế trường học theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
3. Phối hợp với ngành Y tế trong công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên y tế trường học.
4. Phối hợp với ngành Y tế địa phương hằng năm tiến hành tổng kết, đánh giá công tác y tế trường học trên địa bàn.
5. Thực hiện việc thống kê, báo cáo kết quả hoạt động y tế trường học theo quy định.
6. Việc tuyển dụng nhân viên y tế trường học phải thực hiện theo các quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
7. Trong trường hợp có quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trường học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi trẻ em, thuốc, trang thiết bị y tế phải thực hiện hoặc tham mưu với cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành
1. Chủ trì và phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác y tế trường học trên địa bàn theo phân cấp.
2. Phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác y tế trường học; hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên y tế trường học; hướng dẫn triển khai quản lý, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh, truyền thông giáo dục sức khỏe.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các điều kiện vệ sinh trường học, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, quản lý sức khỏe học sinh và các nội dung công tác y tế trường học khác theo phân cấp.
4. Thực hiện việc thống kê, báo cáo kết quả hoạt động y tế trường học theo quy định.
1. Cục Y tế dự phòng là cơ quan đầu mối của Bộ Y tế; Vụ Công tác học sinh, sinh viên là cơ quan đầu mối của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai các nội dung của Thông tư liên tịch này.
2. Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo công tác y tế trường học theo chức năng nhiệm vụ được giao.
1. Hằng năm phê duyệt kế hoạch về hoạt động y tế trường học của địa phương; chủ động đầu tư kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất bảo đảm tổ chức thực hiện tốt công tác y tế trường học trên địa bàn.
2. Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác y tế trường học các cấp hoặc bổ sung nhiệm vụ về y tế trường học cho Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân cùng cấp. Trưởng ban là lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Phó trưởng ban thường trực là lãnh đạo ngành Giáo dục, Phó trưởng ban chuyên môn là lãnh đạo ngành Y tế, các ủy viên là lãnh đạo ngành Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và đầu tư, Bảo hiểm xã hội, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, huyện và các ban ngành, đoàn thể liên quan. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo theo chức năng nhiệm vụ.
3. Huy động các nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện môi trường, điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc sức khỏe trong các trường học trên địa bàn theo quy định.
4. Chỉ đạo các ngành phối hợp, tham gia thực hiện các nội dung về công tác y tế trường học trên địa bàn.
5. Trong quy hoạch, xây dựng, cải tạo, sửa chữa trường học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập, trang thiết bị y tế, căn cứ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành để phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.
6. Có chế độ đãi ngộ đặc thù của địa phương để thu hút đội ngũ cán bộ làm công tác y tế trường học.
Article 12. Responsibilities of schools
Every school shall:
1. Comply with provisions of healthcare in schools as stipulated in this Circular.
2. Supervise, inspect and provide instructions on the implementation of school health.
3. Provide necessary facilities, equipment and drugs for medical staff to conduct school health services.
4. Request competent authorities to provide medical staff for school healthcare.
5. Set up Student Health Advisory Board in which the school board’s representative plays as the Chief, Head of medical station of commune as Deputy chief, school medical staff as standing members, physical teachers, teacher in charge of Ho Chi Minh Young Pioneer Organization of the school (for primary and lower secondary schools) and representatives of Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, school’s red cross and Parent-Teacher Association as members.
6. Consult competent authorities about current regulations and standards in case of construction, renovation, purchase of equipment, teaching tools, preschool toys, medical facilities and drugs.
Article 13. Responsibilities of medical stations of communes
Every medical station of communes shall:
1. Include school health plans in the general health plan of the commune.
2. Assign personnel to supervise the school health and support school’s medical staff in medical profession to fulfill responsibilities stipulated in this Circular.
3. Submit statistics and reports on school health under regulations of laws.
Article 14. Responsibilities of Divisions and Departments of Education and Training
Every Division and Department of Education and Training shall:
1. Cooperate with health authorities of communes and People’s Committees at all levels to draw up school health plans and execute such plans within their jurisdiction.
2. Expedite, supervise and inspect school health implementation under this Joint Circular.
3. Cooperate with health authorities to provide school’s medical staff with training courses in school health.
4. Cooperate with local authorities to carry out annual assessment of health school within their jurisdiction.
5. Submit statistics and reports on school health under regulations of laws.
6. Have school’s medical staff recruited in accordance with regulations of competent authorities.
7. Consult competent authorities about current regulations and standards in case of construction, renovation, purchase of equipment, teaching tools, preschool toys, medical facilities and drugs.
Article 15. Responsibilities of medical centers of districts and preventive medical centers of provinces and Departments of Health
Every medical center of districts and preventive medical center of provinces and Department of Health shall:
1. Take charge of and cooperate with education authorities to assist People’s Committees at all levels in preparation of school health plans and provision of instruction on plan execution within their jurisdiction.
2. Cooperate with education authorities to provide school’s medical staff with training courses in school health and instructions on management, propagation and education of healthcare.
3. Inspect and supervise the school and environmental hygiene, student health education and other relevant aspects.
4. Submit school health statistics and reports under regulations of laws.
Article 16. Responsibilities of affiliates of the Ministry of Health and Ministry of Education and Training
1. The General Department of Preventive Medicines the focal authority of the Ministry of Health; and student Affairs as the focal authority of the Ministry of Education and Training shall take charge of executing provisions hereof.
2. Every affiliates of the Ministry of Education and Training, and Ministry of Health shall prepare school health plans, execute such plans and report the achievements and limitations according to the jurisdiction.
Article 17. Responsibilities of People’s Committees at all levels
Every People’s Committee shall:
1. Approve annul school health plans prepared by schools within their administration, proactively provide schools with funding, personnel and faculties for healthcare.
2. Establish Steering Committees of school health in which the Head of the People’s Committee plays as the Chief, Head of education authorizes and health authority play as deputy chiefs, heads of departments of finance, department of homer affairs, department of investment and planning, departments of social insurances, preventive medical centers of provinces and destructs and relevant agencies play as members; or assign People’s Healthcare Committee of the same level to take charge of school health, and define functions and responsibilities of each members.
3. Mobilize resources to upgrade facilities and school environment, study conditions and health conditions within their administration under regulations of laws.
4. Direct regulatory authorities to participate in school health services within the administration.
5. Approve and provide instructions on planning, renovation and purchase of equipment, teaching tools, medical facilities according to current regulations and standards.
6. Introduce preferential policies on school's medical staff.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực