Chương II Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT: Nội dung của công tác y tế trường học
Số hiệu: | 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 12/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 30/06/2016 |
Ngày công báo: | 12/06/2016 | Số công báo: | Từ số 381 đến số 382 |
Lĩnh vực: | Y tế, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT về công tác y tế trường học, bao gồm: quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường học tập, chăm sóc y tế có liên quan tới sức khỏe của học sinh trong trường học.
1. Bảo đảm các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học
Đối với công trình vệ sinh, Thông tư liên tịch 13 quy định như sau:
- Về thiết kế:
+ Đối với cơ sở giáo dục mầm non: áp dụng tiêu chuẩn tại mục 5.2.7 và mục 5.5.8 của TCVN 3907:2011 kèm theo Quyết định 2585/QĐ-BKHCN;
+ Đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: áp dụng tiêu chuẩn tại mục 5.6.1, mục 5.6.2 và mục 5.6.3 TCVN 8793:2011 kèm theo Quyết định 2585/QĐ-BKHCN;
+ Đối với trường THCS; trường THPT; lớp THCS, lớp THPT trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: áp dụng theo mục 5.6 của TCVN 8794:2011 kèm theo Quyết định 2585/QĐ-BKHCN.
- Về điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh nhà tiêu: áp dụng theo QCVN 01:2011/BYT theo Thông tư 27/2011/TT-BYT;
- Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 13/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trường học phải có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
2. Bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học
- Thông tư liên tịch 13/2016/BYT-BGDĐT quy định trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh;
- Phòng y tế của các trường tiểu học, THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt được trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo Quyết định 1221/QĐ-BYT.
Mặt khác, theo Thông tư liên tịch số 13 năm 2016, đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi;
3. Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh
- Theo đó, Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên.
- Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông.
Ngoài ra, còn tổ chức các hoạt động khác cụ thể tại Thông tư liên tịch số 13/2016 của BYT-BGDĐT.
Thông tư liên tịch 13 có hiệu lực từ ngày 30/06/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phòng học
a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non: đáp ứng yêu cầu thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn quy định tại mục 5.2 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3907: 2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN);
b) Đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: đáp ứng yêu cầu thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn quy định tại mục 5.2 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8793: 2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN;
c) Đối với trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; lớp trung học cơ sở, lớp trung học phổ thông trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại mục 5.2 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8794: 2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN.
2. Bàn ghế
a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non: kích thước bàn ghế áp dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1993) Bàn ghế học sinh mẫu giáo - Yêu cầu chung;
b) Đối với trường tiểu học; trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường chuyên biệt: kích thước bàn ghế áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16 tháng 6 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
3. Bảng phòng học đối với cấp học phổ thông
a) Các phòng học phải trang bị bảng chống lóa; có màu xanh lá cây hoặc màu đen (nếu viết bằng phấn trắng), màu trắng (nếu viết bằng bút dạ);
b) Chiều rộng của bảng từ 1,2m - 1,5m, chiều dài bảng từ 2,0m - 3,2m;
c) Bảng treo ở giữa tường, mép dưới bảng cách nền phòng học từ 0,65m - 0,80m đối với trường tiểu học và từ 0,8m - 1,0m đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, khoảng cách tới mép bàn học sinh đầu tiên không nhỏ hơn 1,8m.
4. Chiếu sáng
a) Đối với cơ sở giáo dục mầm mon: yêu cầu thiết kế áp dụng theo quy định tại mục 6.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3907:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN;
b) Đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: yêu cầu thiết kế áp dụng theo quy định tại mục 6.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8793:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN;
c) Đối với trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; lớp trung học cơ sở, lớp trung học phổ thông trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: yêu cầu thiết kế áp dụng theo quy định tại mục 6.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8794:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN.
5. Đồ chơi cho trẻ em trong trường học
Đồ chơi cho trẻ em ở các trường học phải bảo đảm theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi trẻ em trong nhà trường.
1. Bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt
a) Trường học cung cấp đủ nước uống cho học sinh, tối thiểu 0,5 lít về mùa hè, 0,3 lít về mùa đông cho một học sinh trong một buổi học;
b) Trường học cung cấp đủ nước sinh hoạt cho học sinh, tối thiểu 4 lít cho một học sinh trong một buổi học; nếu dùng hệ thống cấp nước bằng đường ống thì mỗi vòi sử dụng tối đa cho 200 học sinh trong một buổi học;
c) Trường học có học sinh nội trú cung cấp đủ nước ăn uống và sinh hoạt, tối thiểu 100 lít cho một học sinh trong 24 giờ;
d) Các trường học sử dụng nguồn nước từ các cơ sở đủ điều kiện cung cấp nước ăn uống và nước sinh hoạt. Trường hợp trường học tự cung cấp nguồn nước thì chất lượng phải bảo đảm tiêu chuẩn về nước ăn uống theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống; về nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 6 -1:2010/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai; về nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
2. Công trình vệ sinh
a) Về thiết kế:
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non: yêu cầu thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn quy định tại mục 5.2.7 và mục 5.5.8 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3907:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN;
- Đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: yêu cầu thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn quy định tại mục 5.6.1, mục 5.6.2 và mục 5.6.3 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8793:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN;
- Đối với trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; lớp trung học cơ sở, lớp trung học phổ thông trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: yêu cầu thiết kế áp dụng theo quy định tại mục 5.6 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8794:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN.
b) Về điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh nhà tiêu: áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01:2011/BYT) theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh;
c) Trường học phải có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
3. Thu gom và xử lý chất thải
a) Trường học phải có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, không để nước ứ đọng xung quanh trường lớp; có hệ thống thoát nước riêng cho khu vực phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, phòng y tế, nhà bếp, khu vệ sinh, khu nuôi động vật thí nghiệm;
b) Các trường học hợp đồng với các cơ sở đủ điều kiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt. Trường hợp trường học tự thu gom, xử lý thì phải bảo đảm theo quy định tại khoản 4, mục VII, phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” (sau đây gọi tắt là Thông tư số 46/2010/TT-BYT).
1. Trường học có bếp ăn nội trú, bán trú
a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT;
b) Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố;
c) Đối với người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Đối với các trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp thức ăn cho học sinh; căng tin của nhà trường phải bảo đảm yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Ban chăm sóc sức khỏe học sinh có phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên và tổ chức họp tối thiểu 01 lần/học kỳ.
2. Thực hiện các chính sách, quy định và chế độ chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học.
3. Xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy cô giáo với học sinh và học sinh với học sinh; xây dựng môi trường trường học lành mạnh, không phân biệt đối xử, không bạo lực.
4. Xây dựng mối liên hệ giữa trường học với gia đình và cộng đồng để giúp đỡ, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe học sinh.
1. Phòng y tế trường học
a) Trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh;
b) Phòng y tế của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt được trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi;
c) Có sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã; sổ theo dõi sức khỏe học sinh theo mẫu số 01 và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
a) Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương, các trường học bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng quy định tại Điểm này hoặc ký hợp đồng với Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh;
b) Nhân viên y tế trường học phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định;
c) Nhân viên y tế trường học có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo trường học phân công.
1. Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên.
2. Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông.
3. Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
4. Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.
5. Sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
6. Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập.
7. Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú.
8. Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh.
9. Thông báo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Nhân viên y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo.
10. Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.
11. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.
12. Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.
1. Biên soạn, sử dụng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
2. Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ về các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích và các chiến dịch truyền thông, giáo dục khác liên quan đến công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
3. Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các giờ giảng.
4. Tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích thông qua các hình thức, mô hình phù hợp.
1. Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất
a) Thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động y tế trong năm học chậm nhất vào ngày 30 tháng 5 theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này về Trạm Y tế xã trên địa bàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý;
b) Thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
2. Đánh giá công tác y tế trường học
Các trường học tự tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác y tế trường học vào cuối mỗi năm học: Cơ sở giáo dục mầm non đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
REQUIREMENTS FOR HEALTHCARE ACTIVITIES IN SCHOOLS
Article 4. Requirements for classrooms, student desks, chalkboards, lighting systems and toys in schools
1. Classrooms
a) For preschool education institutions:
Every classroom of preschool education institutions (hereinafter referred to as “preschool”) shall satisfy the design requirements stipulated in item 5.2 of the Vietnam Standards 3907: 2011( hereinafter referred to as “TCVN” ) issued together with the Decision No.2585/QD-BKHCN on publishing national standards dated August 23, 2011 by the Minister of Science and Technology (hereinafter referred to as Decision No.2585/QD-BKHCN);
b) For primary schools, primary classrooms in combined schools and specialty schools:
Every classroom in above-mentioned schools shall satisfy the design requirements stipulated in item 5.2 of TCVN 8793: 2011 issued together with the Decision No.2585/QD-BKHCN;
c) For lower secondary schools; upper secondary school; and classrooms for upper and lower high school students in combined schools and specialty schools:
Every classroom of above-mentioned school shall satisfy the designed requirements stipulated in item 5.2 of TCVN 8794: 2011 issued together with the Decision No.2585/QD-BKHCN.
2. Student desks and chairs
a) For preschool education institutions:
The dimension of student desks shall conform to TCVN 1993: Desks and chairs for preschoolers – general requirements;
b) For primary schools, lower secondary schools; upper secondary school, combined schools and specialty schools:
The dimension of student desks and chairs shall conform to the Joint Circular No.26/2011/TTLT-BGDDT-BKHCN-BYT on guidelines for standards of student desks and chairs in primary schools, lower secondary schools and upper secondary school.
3. Chalkboards in high schools
a) Every classroom shall have anti-glare chalkboards; dark green boards or blackboards (if white chalks are used) or whiteboards (if markers are used);
b) Every chalkboard shall be 1.2 – 1.5 m in width and 2.0 – 3.2 m in length;
c) Every chalkboard shall be put up in the middle of the wall, the distance from lower edge of the chalkboard to the classroom floor shall be 0.8 – 1.0m (for lower secondary schools and upper secondary school) and the distance from the chalkboard to the first-row desk shall be at least 1.8 m.
4. Lighting systems
For preschools:
The lighting system shall be designed in conformity with the TCVN 3907:2011 issued together with the Decision No.2585/QD-BKHCN;
b) For primary schools, primary classrooms in combined schools and specialty schools:
The lighting system shall be designed in conformity with requirements in item 6.2 of the TCVN 8793: 2011 issued together with the Decision No.2585/QD-BKHCN;
c) For lower secondary schools; high schools; classrooms for junior or senior high school students in combined schools and specialty schools:
The lighting system shall be designed in conformity with requirements in item 6.2 of TCVN 8794: 2011 issued together with the Decision No.2585/QD-BKHCN.
5. Preschool toys
Every preschool toy shall be conformable to the Circular No.16/2011/TT-BGDDT on provision, management and utilization of preschool toys dated April 13, 2011 by the Minister of Education and Training.
Article 5. Requirements for water supply and drainage and environmental hygiene in schools
1. Drinking water and domestic water supply
a) Every school shall supply sufficient drinking water in a quantity of at least 0.5 liter per student/class in summer and 0.3 liter per student/class in winter;
b) Every school supply sufficient domestic water in a quantity of at least 5 liters per student/class. If the domestic water is distributed through pipelines, each nozzle shall be designed to meet the need of not exceeding 200 students per class;
c) Every boarding school shall supply sufficient drinking water and domestic water in the minimum quantity of 100 liters per student per 24 hours;
d) The water shall be bought from facilities that are eligible to supply domestic and drinking water. In case of self-sufficiency of drinking water, the quality of drinking water shall satisfy national technical regulations (QCVN 6 -1:2010/BYT) dated June 17, 2009 by the Minister of Health on drinking water quality; the quality of mineral water and bottled water shall satisfy the QCVN 6 -1:2010/BYT issued together with the Circular No.34/2010/TT-BYT dated June 02, 2010 by the Minister of Health on introduction of national technical regulations on mineral water and bottled water; and the quality of domestic water shall satisfy the QCVN 02:2009/BYT issued together with the Circular No.05/2009/TT-BYT on introduction of national technical regulations on domestic water quality dated June 17, 2009 by the Minister of Health.
2. Sanitation infrastructures
a) With respect of design:
- a)For preschools:
Every sanitation infrastructure shall be designed in conformity with standards stipulated in item 5.2.7. and 5.5.8 of TCVN 3907:2011 issued together with the Decision No.2585/QD-BKHCN ;
- b) For primary schools, primary classrooms in combined schools and specialty schools:
Every sanitation infrastructure shall be designed in conformity with standards stipulated in items 5.6.1 and 5.6.2 and 5.6.3 of TCVN 8793:2011 issued together with the Decision No.2585/QD-BKHCN; ;
- c) For lower secondary schools; upper secondary school; classrooms for junior or senior high school students in combined schools and specialty schools:
Every sanitation infrastructure shall be designed in conformity with standards stipulated in item 5.6 of TCVN 8794:2011 issued together with the Decision No.2585/QD-BKHCN.
b) With respect of hygienic conditions of latrines:
Every latrines shall conform to the QCVN 01:2011/BYT issued together with the Circular No.27/2011/TT-BYT on issue of national technical regulations on latrines –hygienic conditions dated June 24, 2011 by the Minister of Health.
c) Every hand wash area shall be provided with clean water, soap or antiseptics.
3. Waste collection and treatment
a) Every school shall have combined drainage systems, and separate drainage systems in laboratories, practice rooms, first aid rooms, restrooms and animal raising areas.
b) Every school shall cooperate with qualified facilities to collect and treat wastes. In case that the school wishes to collect and treat wastes on their own, the collection and treatment shall be carried out in accordance with clause 4, section VII, part II of QCVN 07:2010/BYT- sanitation and hygiene for prevention of infectious diseases in national education system issued together with the Circular No.46/2010/TT-BYT dated December19, 2010 by the Minister of Health on issue of the national technical regulations on sanitation and hygiene for prevention of infectious diseases in national education system (hereinafter referred to as “Circular No.46/2010/TT-BYT ).
Article 6. Requirements for food safety
1. For schools with canteens for boarding students or semi-boarding students
a)The canteen shall have its facilities met all requirements for food safety prescribed clauses 1, 2 and 3, Section VI and hygiene requirements for food processing and storage promulgated in clause 5 of the QCVN 07:2010/BYT-prevention and control of infectious diseases in schools within the national education system issued together with the Circular No.46/2010/TT-BYT;
b) Every canteen in schools shall meet requirements stipulated in Article 4 of the Circular No.30/2012/TT-BYT on food safety and hygiene for food and beverage services and street vendors dated December 05, 2012 by the Minister of Health.
c) Every canteen staff shall meet health conditions prescribed in the Circular No. 15/2012/TT-BYT dated September 12th 2012 of the Ministry of Health on the general conditions for food safety applicable to establishments that produce and trade food.
2. For schools without canteens for boarding students or semi-boarding students entering into contracts with others that is certified satisfactory for food safety to provide meals for students; the canteen shall satisfy requirements in point b, clause 1 of this Article.
Article 7. Execution of school health policies and development of social relationships between schools and community
1. The Student Health Advisory Committee shall clarify member’s responsibilities and hold meetings at least once a semester.
2. Comply with policies and regulations on healthcare in schools.
3. Deepen relationships between teachers and students, and between students , create healthy study environment without discrimination and violence.
4. Create school-parent and school – community relationships to facilitate school healthcare.
Article 8. Requirements for school’s first aid rooms and medical staff
1. For first aid rooms
a) Every school shall have their own first aid room that is situated in a convenient location and covers a required standard areas to facilitate the school health services.
b) Every first aid rooms of primary schools, lower secondary schools, upper secondary school, combined schools and specialty schools shall be equipped with at least 01 sickbed, working desk, chair, cabinet, scale, ruler, sphygmomanometer, thermometer, eye chart, splint and essential drugs for first aid and emergency administration and student healthcare under the Decision No.1221/QD-BYT on lists of essential drugs and equipment used for first at rooms of primary schools, lower secondary schools, upper secondary schools and combined schools dated April 07, 2008 by the Minister of Health. Every preschool shall be provided with specialized equipment and essential drugs according to students’ ages;
c) Every first aid room shall have health examination records using the form A1/YTCS prescribed in the Circular No.27/2014/TT-BYT on medical reporting forms for medical facilities of provinces, districts and communes, health records for students using the form 01 and integrated health record using the form 02 in the Annex 01 herewith.
2. For school’s medical staff
a) Every medical staff shall acquire at least an associate degree in physician assistant. According to the reality, every school shall hire medical staff who meet the qualifications requirement or sign contract for school health with general medical stations or medical examination and treatment facilities;
b) Medical staff shall regularly attend health seminars, or training courses held by health and education authorities;
c) Medical staff shall consult school boards about the implementation of Articles 9 and 10 and other tasks assigned by the school board.
Article 9. School health management and education
1. Carry out health examination at the beginning of every academic year to assess student’s physical and nutritional status by measuring the height and weight of students of under 36 months olds; and measuring the height and weight, blood pressure, heart rate and visual acuity of students of older 36 months old .
2. Monthly and quarterly measure the height and weight and record physical developmental milestone charts of under-24- month students and above-24-month students, respectively; measure BMI at least twice an academic year to provide advices on nutrition and physical exercises for high school students.
3. Regularly examine student’s health, visual acuity, curvature of spine, oral diseases, metal health and other diseases to cure and apply a proper learning environment and physical exercises.
4. Cooperate with qualified medical facilities to carry out specialty examination and treatment.
5. Administer first aid and emergency treatment under current regulations of the Minister of Health.
6. Provide students, their parents or guardians and teachers with advice on common diseases, student physical and mental development and healthcare; in case of disabled students, assist them in inclusive education.
7. Provide instructions on healthy meal and diversified foods according to student’s age ( for boarding schools and semi-boarding schools)
8. Cooperate with local medical facility to administer vaccines to students.
9. Notify students’ parrents or guardians of their child’s health at least once an academic year or where necessary. Medical staff shall assess students’ health status by the graduation as the basis for health recording in the higher level.
10. Record the student health in health examination record, health record and integrated health record.
11. Regularly inspect and supervise the study environment, school hygiene, food safety, drinking water and hand wash. Implement measures for preventing and controlling diseases under the Circular No.46/2010/TT-BYT and other instructions of medical authorities.
12. Conduct medical programs and hygiene campaign, participate in physical exercises, healthy meal, and create smoke-free, alcohol-free and addictive-free schools.
1. Compile and use documents on health education according to student age and the local reality.
2. Educate students, their parents or guardians about infectious disease and food poisoning prevention measures ; nutrition, physical exercises, cigarette and alcohol effect, compulsory schooling diseases, oral health, eye diseases and other injuries; propagate and participate in health education programs launched by the Ministry of Health and Ministry of Health and Training.
3. Include health education in lectures.
4. Get students participate in personal hygiene, school and environment cleaning, infectious healthy meal, physical exercises, prevention of tobacco and alcohol adverse effects, compulsory schooling diseases, eye diseases and injuries via proper models and methods
Article 11.School health reporting and assessment
1. Periodic and irregular reports
a) Submit annual reports using the form in Annex 02 herewith to the medical station of the commune, Division of Education and Training and Department of Education and Training by May 10 of every academic year.
b) Submit irregular reports at request of superior authorities.
2. Assessment of healthcare activities in schools
Every school shall carry out self-assessment of school health performance by the end of academic year using the form 03 in the Annex herewith (for preschool education institutions) or the form in the Annex 04 herewith (for primary schools; lower secondary schools, high schools, combined schools and specialty schools).
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực