Chương II Thông tư liên tịch 08/2021/TTLT-BQP-BCA-VKSNDTC bắt tạm giữ và kiểm sát việc bắt tạm giữ: Phối hợp trong thực hiện việc bắt, tạm giữ
Số hiệu: | 08/2021/TTLT-BQP-BCA-VKSNDTC | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Lê Quý Vương, Lê Chiêm, Nguyễn Huy Tiến |
Ngày ban hành: | 14/01/2021 | Ngày hiệu lực: | 09/03/2021 |
Ngày công báo: | 28/01/2021 | Số công báo: | Từ số 123 đến số 124 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ tại đồn Biên phòng
Thông tư 08/2021/TTLT-BQP-BCA-VKSNDTC quy định về phối hợp trong việc bắt, tạm giữ và kiểm sát việc bắt, tạm giữ của cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển.
Theo đó, quy định nội dung trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng như sau:
- Kiểm sát việc tiếp nhận người bị tạm giữ và hồ sơ quản lý tạm giữ;
- Việc thực hiện chế độ quản lý tạm giữ, chế độ đối với người bị tạm giữ;
- Việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo và những việc khác trong việc tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng theo quy định của pháp luật (hiện hành Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP không quy định điều này).
Việc kiểm sát được thực hiện theo hình thức định kỳ và đột xuất, cụ thể:
- Định kỳ một năm một lần, VKSND cấp huyện trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng trên địa bàn khi có hoạt động tạm giữ;
- VKSND cấp huyện trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ tại đồn Biên phòng khi người bị tạm giữ trốn, chết trong thời gian tạm giữ; khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ hoặc khi xét thấy cần thiết.
Thông tư 08/2021/TTLT-BQP-BCA-VKSNDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/3/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi phát hiện, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, người phạm tội tự thú, đầu thú thì cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển phải lập biên bản bắt giữ người phạm tội quả tang, người bị truy nã, lập biên bản tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, bảo vệ hiện trường (nếu có), thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản đồ vật, tài liệu có liên quan, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người đó đến hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Nếu chưa xác định được Cơ quan điều tra có thẩm quyền thì giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất.
2. Cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất có trách nhiệm tiếp nhận người và tài liệu, vật chứng liên quan trong vụ việc, vụ án do cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển bàn giao để xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Sau khi bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã thì cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển quy định tại điểm b khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định tạm giữ; thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về bắt, giao nhận người bị tạm giữ, bị bắt tại các điều 111, 112, 114, 115, 116, 117 và 133 Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục bắt, tạm giữ.
2. Quyết định tạm giữ và các tài liệu liên quan đến việc bắt, tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để kiểm sát, xét phê chuẩn theo đúng thời hạn quy định tại Điều 117 và Điều 134 Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Hồ sơ khi bàn giao người bị tạm giữ cho cơ sở giam giữ gồm các loại tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 17 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các tài liệu sau: Giấy giới thiệu, quyết định tạm giữ người, quyết định phân công Cán bộ điều tra.
1. Buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng được tổ chức theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về danh mục đồn Biên phòng được tổ chức buồng tạm giữ trên địa bàn. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo và chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng trên địa bàn.
2. Buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý người bị tạm giữ theo quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự và quyết định điều chuyển của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
Khi thực hiện công tác tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ có nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý người bị tạm giữ như Trưởng nhà tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định khác của pháp luật về tạm giữ.
3. Phối hợp trong thi hành tạm giữ
a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh thực hiện quản lý tạm giữ đối với buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 và khoản 4 Điều 12 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; khi thực hiện quản lý việc tạm giữ đối với buồng tạm giữ thì sử dụng con dấu của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
b) Đồn trưởng đồn Biên phòng có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về việc phân công, chỉ đạo, kiểm tra Trưởng buồng tạm giữ và các lực lượng thuộc quyền trong việc canh gác, bảo vệ buồng tạm giữ, thực hiện chế độ quản lý giam giữ và các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Trưởng buồng tạm giữ theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam (viết gọn là Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC) và các quy định khác của pháp luật về thi hành tạm giữ;
c) Buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng chịu sự quản lý về nghiệp vụ tạm giữ của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và sự quản lý trực tiếp của Đồn trưởng đồn Biên phòng. Khi thực hiện nhiệm vụ, Trưởng buồng tạm giữ được sử dụng con dấu của đồn Biên phòng;
d) Trưởng buồng tạm giữ chịu sự quản lý của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh về công tác quản lý tạm giữ; chịu sự chỉ huy trực tiếp của Đồn trưởng đồn Biên phòng về công tác của buồng tạm giữ.
Trưởng buồng tạm giữ có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và trực tiếp tổ chức thực hiện các nội dung của chế độ quản lý giam giữ quy định tại Chương III Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
Khi tiếp nhận, quản lý người bị tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ phải thực hiện đúng các quy định tại Chương III Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định dưới đây:
1. Việc khám sức khỏe người bị tạm giữ do Quân y đồn Biên phòng thực hiện. Việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ do người cùng giới với người bị tạm giữ thực hiện. Trường hợp đồn Biên phòng không có cán bộ, nhân viên nữ thì khi khám người bị tạm giữ là nữ giới phải phối hợp với chính quyền địa phương mời một công dân nữ ở địa phương thực hiện và được tiến hành ở nơi kín đáo.
2. Biên bản, tài liệu về khám sức khỏe, kiểm tra thân thể người bị tạm giữ và các tài liệu khác trong hồ sơ tạm giữ người phải được lập theo mẫu và thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định pháp luật có liên quan.
Tài liệu trong hồ sơ quản lý người bị tạm giữ phải được đánh số thứ tự, có bản thống kê tài liệu có trong hồ sơ. Chế độ quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ đối với buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Trưởng buồng tạm giữ cỏ trách nhiệm báo cáo Đồn trưởng đồn Biên phòng để giải quyết hoặc trực tiếp thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ việc, vụ án 01 ngày trước khi hết thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ.
Trường hợp hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan thụ lý vụ việc, vụ án không giải quyết thì Trưởng buồng tạm giữ kiến nghị ngay với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đồn Biên phòng đặt trụ sở để xử lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
1. Trường hợp điều chuyển người bị tạm giữ từ buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng đến cơ sở giam giữ khác, Trưởng buồng tạm giữ có trách nhiệm bàn giao người có quyết định điều chuyển cùng hồ sơ, đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác đã gửi lưu ký cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải để bàn giao cho cơ sở giam giữ mới.
2. Việc bàn giao người bị tạm giữ và hồ sơ, đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác đã gửi lưu ký được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC và phải lập biên bản.
1. Trách nhiệm của Trưởng nhà tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ, Giám thị trại tạm giam
Trưởng nhà tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ, Giám thị trại tạm giam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 13, khoản 2 Điều 15 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các nhiệm vụ cụ thể dưới đây:
a) Tiếp nhận, quản lý, thực hiện việc tạm giữ người theo quyết định tạm giữ hoặc quyết định điều chuyển của cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển;
b) Bàn giao người bị tạm giữ cho cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ người khi có đầy đủ thủ tục theo quy định tại khoản 2 Điều 19, Điều 20 và khoản 1 Điều 21 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam;
c) Phối hợp, tạo điều kiện để cán bộ của cơ quan đã ra quyết định tạm giữ lấy lời khai hoặc tiến hành các hoạt động điều tra khác đối với người bị tạm giữ;
d) Thực hiện chế độ quản lý, ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Nghị định số 120/2017/NĐ-CP và quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
đ) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định tạm giữ trong trường hợp người bị tạm giữ trốn khỏi nơi giam giữ; trước khi hết thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ 01 (một) ngày; người bị tạm giữ bị ốm đau, thương tích hoặc chết tại buồng tạm giữ, nhà tạm giữ, trại tạm giam; người bị tạm giữ vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy cơ sở giam giữ để giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định khác của pháp luật về tạm giữ. Nếu cơ quan đã ra quyết định tạm giữ không giải quyết thì kiến nghị ngay với Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam xử lý và thông báo ngay với cấp trên trực tiếp của cơ quan đã ra quyết định tạm giữ.
2. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển
a) Tổ chức lực lượng, phương tiện áp giải, bàn giao người bị tạm giữ và hồ sơ, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến việc tạm giữ cho cơ sở giam giữ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC; việc bàn giao phải lập biên bản;
b) Phối hợp với cơ sở giam giữ truy bắt người mà cơ quan mình quyết định tạm giữ bỏ trốn và giải quyết các trường hợp hết thời hạn tạm giữ, người bị tạm giữ chết hoặc bị ốm đau, thương tích phải đưa đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế ngoài cơ sở giam giữ;
c) Người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển khi đến cơ sở giam giữ để tiến hành hoạt động điều tra đối với người bị tạm giữ do cơ quan mình ra quyết định tạm giữ phải xuất trình quyết định phân công thụ lý giải quyết vụ việc, vụ án hoặc văn bản đồng ý của người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ việc, vụ án.
3. Việc giao, nhận và tạm giữ người cùng hồ sơ, vật chứng, tài sản liên quan đến việc tạm giữ thực hiện theo quy định tại các điều 13, 16, 17 và 21 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.
Việc đưa người bị tạm giữ đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế ngoài cơ sở giam giữ hoặc giải quyết trường hợp người bị tạm giữ chết thực hiện theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định dưới đây:
1. Đối với buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng
a) Trường hợp người bị tạm giữ bị ốm đau, thương tích vượt quá khả năng điều trị của Quân y thì đồn Biên phòng làm thủ tục chuyển họ đến cơ sở y tế địa phương hoặc bệnh viện tuyến trên để điều trị; Đồn trưởng đồn Biên phòng phải tổ chức canh giữ đảm bảo an toàn;
b) Trường hợp người bị tạm giữ chết trong thời gian bị tạm giữ, Đồn trưởng đồn Biên phòng phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ việc, vụ án; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đồn Biên phòng đặt trụ sở; Viện kiểm sát nhân dân đang thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ việc, vụ án; Cơ quan điều tra Công an cấp huyện nơi đồn Biên phòng đặt trụ sở; Cơ quan điều tra hình sự Bộ đội Biên phòng; Viện kiểm sát quân sự Bộ đội Biên phòng.
2. Đối với nhà tạm giữ, trại tạm giam
a) Trường hợp người bị tạm giữ bị ốm đau, thương tích vượt quá khả năng điều trị của cơ sở giam giữ thì chuyển người bệnh đến cơ sở y tế cấp huyện, cấp tỉnh, bệnh viện Quân đội hoặc bệnh viện trung ương để khám, điều trị; đồng thời, thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển đang thụ lý vụ việc, vụ án biết để phối hợp giải quyết, tổ chức canh giữ;
b) Trường hợp người bị tạm giữ chết thì nhà tạm giữ, trại tạm giam có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển đang thụ lý vụ việc, vụ án biết để phối hợp giải quyết;
c) Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển đang thụ lý vụ việc, vụ án phải cử ngay cán bộ đến nhà tạm giữ, trại tạm giam để phối hợp giải quyết.
1. Sau khi thực hiện tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc sau khi thực hiện bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, nếu có căn cứ xác định không thuộc thẩm quyền thì cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển phải bàn giao ngay người bị bắt, người bị tạm giữ và hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại các điều 110, 111, 112 và 145 Bộ luật Tố tụng hình sự. Nếu chưa xác định được Cơ quan điều tra có thẩm quyền thì chuyển cho Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất.
2. Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển đã ra quyết định tạm giữ người mà sau đó xác định vụ việc, vụ án không thuộc thẩm quyền thì chuyển hồ sơ vụ việc, vụ án cùng người bị tạm giữ đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất để giải quyết.
Cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và người bị tạm giữ do cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển bàn giao.
3. Cơ quan điều tra đã tiếp nhận người bị tạm giữ quy định tại khoản 2 Điều này quyết định việc tiếp tục áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giữ.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực