Chương 3 Thông tư liên tịch 06/2014/TTLT-BTP-TTCP-BQP hướng dẫn khiếu nại, giải quyết khiếu nại về bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự: Giải quyết khiếu nại và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Số hiệu: | 06/2014/TTLT-BTP-TTCP-BQP | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng | Người ký: | Đinh Trung Tụng, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thành Cung |
Ngày ban hành: | 14/02/2014 | Ngày hiệu lực: | 31/03/2014 |
Ngày công báo: | 14/03/2014 | Số công báo: | Từ số 317 đến số 318 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
14/09/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (sau đây gọi tắt là UBND) cấp xã; Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính.
2. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện
a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính;
b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính.
3. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương
Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính.
4. Thẩm quyền của Giám đốc Sở và cấp tương đương
a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính;
b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính.
5. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh
a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính;
b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính.
6. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính.
7. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính;
b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với:
Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính;
Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính.
1. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự.
2. Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều này có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan cấp dưới trực tiếp đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả.
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả lần đầu được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả lần hai được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Khiếu nại năm 2011.
3. Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả được thụ lý thì thời gian khiếu nại, giải quyết khiếu nại không tính vào thời hạn giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gồm: thụ lý giải quyết khiếu nại, xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, gửi quyết định giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết khiếu nại, áp dụng biện pháp khẩn cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai, người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
1. Sau khi thụ lý khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
2. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính;
b) Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính;
c) Nội dung của quyết định hành chính, việc thực hiện hành vi hành chính;
d) Trình tự, thủ tục ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày quyết định hành chính;
đ) Các nội dung khác (nếu có).
3. Sau khi kiểm tra lại, nếu thấy khiếu nại là đúng, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.
4. Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu tự mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
1. Đối với vụ việc phức tạp, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai xét thấy cần thiết, có thể quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại.
2. Thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan giải quyết khiếu nại lần hai;
b) Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường cùng cấp cơ quan giải quyết khiếu nại lần hai;
d) Người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường;
đ) Đại diện tổ chức Công đoàn cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
e) Đại diện của cơ quan có liên quan (nếu có);
g) Những người khác nếu xét thấy cần thiết.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc khiếu nại;
b) Xem xét, đánh giá về việc giải quyết khiếu nại lần đầu;
c) Kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan giải quyết khiếu nại lần hai về hướng giải quyết khiếu nại.
4. Phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại
a) Hội đồng chỉ họp khi có từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng có mặt;
b) Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên Hội đồng phải khách quan, dân chủ và tuân theo pháp luật;
c) Biên bản về cuộc họp của Hội đồng phải được Hội đồng xem xét thông qua và Chủ tịch Hội đồng ký;
d) Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể mời người khiếu nại tham dự cuộc họp của Hội đồng;
đ) Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ký ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ký ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
1. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã giải quyết khiếu nại có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
2. Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm:
a) Phối hợp với cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm;
b) Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là đúng pháp luật.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.