Chương II Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT quy định về phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo: Phối hợp trong việc tiếp nhận, phân loại, thụ lý và giải quyết khiếu nại
Số hiệu: | 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Hà Công Tuấn, Vũ Thị Mai, Trần Công Phàn, Lê Quý Vương, Lê Chiêm, Nguyễn Trí Tuệ |
Ngày ban hành: | 05/09/2018 | Ngày hiệu lực: | 19/10/2018 |
Ngày công báo: | 30/09/2018 | Số công báo: | Từ số 943 đến số 944 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạm vi kiểm sát việc khiếu nại, tố cáo trong TTHS của VKS
Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của Bộ Luật TTHS về khiếu nại, tố cáo được ban hành ngày 05/9/2018.
Theo đó, VKS tiến hành kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan sau:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Tòa án cùng cấp và cấp dưới.
Ngoài ra, khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, VKS có thẩm quyền tiến hành các hoạt động biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT có hiệu lực từ ngày 19/10/2018 và thay thế Thông tư 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý khiếu nại để giải quyết khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Nội dung khiếu nại là khiếu nại trong tố tụng hình sự; việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp:
a) Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ; nếu nhiều người khiếu nại bằng đơn về một nội dung thì trong đơn có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.
b) Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Nếu nhiều người đến khiếu nại trực tiếp về một nội dung thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp, hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại và ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản.
2. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong thời hiệu theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Tố tụng hình sự; trường hợp khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì thời hiệu khiếu nại là 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định thì người khiếu nại phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
4. Người khiếu nại phải có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định tố tụng, hành vi tố tụng mà mình khiếu nại.
5. Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện thực hiện quyền khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không thể tự mình khiếu nại thì việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp và phải có giấy tờ chứng minh.
6. Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có đơn rút khiếu nại của người khiếu nại.
1. Khi tiếp nhận khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, tùy từng trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý như sau:
a) Khiếu nại đủ điều kiện thụ lý thì phải thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo việc thụ lý bằng văn bản đến người khiếu nại.
b) Khiếu nại không đủ điều kiện thụ lý thì trả lại đơn và nêu rõ lý do không thụ lý.
c) Khiếu nại chưa đủ thông tin, tài liệu về điều kiện thụ lý thì yêu cầu người khiếu nại bổ sung để thụ lý.
d) Khiếu nại có nhiều nội dung và thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì hướng dẫn cho người khiếu nại viết thành đơn riêng.
2. Khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, tùy từng trường hợp cơ quan, người tiếp nhận khiếu nại xử lý như sau:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp thì chuyển đơn đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại.
b) Khiếu nại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì hướng dẫn người khiếu nại gửi đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết, việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần. Trường hợp người khiếu nại gửi kèm giấy tờ, tài liệu là bản gốc thì phải trả lại giấy tờ, tài liệu đó cho người đã gửi đơn; nếu trả lại qua dịch vụ bưu chính thì phải gửi bảo đảm.
3. Trường hợp người khiếu nại trực tiếp đến khiếu nại và không thể tự viết đơn thì cơ quan, người tiếp nhận khiếu nại phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự và gửi đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
1. Kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền và đủ điều kiện thụ lý, trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (sau đây gọi chung là người giải quyết khiếu nại) phải thụ lý và thực hiện các thủ tục như sau:
a) Ban hành văn bản yêu cầu người khiếu nại trình bày về nội dung khiếu nại và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung khiếu nại; yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến những nội dung bị khiếu nại.
b) Kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, nếu thấy đủ căn cứ giải quyết và không cần phải xác minh nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.
Trường hợp cần phải xác minh nội dung khiếu nại, người giải quyết khiếu nại tự mình xác minh hoặc ra quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Người được phân công xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại trình người có thẩm quyền phê duyệt.
c) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.
d) Trường hợp kết quả xác minh nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại còn khác nhau, nếu thấy cần thiết thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại.
đ) Khi thời hạn xác minh nội dung khiếu nại đã hết, nhưng nội dung xác minh chưa thực hiện xong thì người giải quyết khiếu nại xem xét gia hạn thời hạn xác minh. Thời hạn gia hạn xác minh không vượt quá thời hạn giải quyết khiếu nại.
e) Kết thúc việc xác minh, người được phân công xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và đề xuất hướng giải quyết.
g) Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại rút khiếu nại thì ban hành quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại.
2. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm: Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi nội dung khiếu nại (nếu có); văn bản thông báo việc thụ lý khiếu nại; văn bản giải trình của người bị khiếu nại; quyết định phân công xác minh, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại đã được phê duyệt (nếu có); biên bản làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; kết quả giám định (nếu có); biên bản tổ chức đối thoại (nếu có); báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại (nếu có); các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số bút lục theo thứ tự tài liệu và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận khiếu nại, ghi chép đầy đủ nội dung khiếu nại vào sổ thụ lý, theo dõi, giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật và gửi quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại; báo cáo hoặc thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển đơn đến.
Trường hợp khiếu nại thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch này mà không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại thì được thực hiện theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thụ lý hoặc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án phải gửi văn bản thông báo thụ lý hoặc quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việc đồng ý hay không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án.
3. Cơ quan, cá nhân có quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại có trách nhiệm giải trình bằng văn bản, cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Riêng cơ quan điều tra chỉ cung cấp cho Viện kiểm sát những tài liệu mà Viện kiểm sát chưa có.
Việc giải trình, cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến khiếu nại, giải quyết khiếu nại được thực hiện trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được yêu cầu.
Việc cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến khiếu nại, giải quyết khiếu nại về việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam được thực hiện trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực