Số hiệu: | 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Hà Công Tuấn, Vũ Thị Mai, Trần Công Phàn, Lê Quý Vương, Lê Chiêm, Nguyễn Trí Tuệ |
Ngày ban hành: | 05/09/2018 | Ngày hiệu lực: | 19/10/2018 |
Ngày công báo: | 30/09/2018 | Số công báo: | Từ số 943 đến số 944 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Phạm vi kiểm sát việc khiếu nại, tố cáo trong TTHS của VKS
Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của Bộ Luật TTHS về khiếu nại, tố cáo được ban hành ngày 05/9/2018.
Theo đó, VKS tiến hành kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan sau:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Tòa án cùng cấp và cấp dưới.
Ngoài ra, khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, VKS có thẩm quyền tiến hành các hoạt động biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT có hiệu lực từ ngày 19/10/2018 và thay thế Thông tư 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP.
1. Thông tư liên tịch này quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, phân loại, thụ lý, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
2. Thông tư liên tịch này không áp dụng đối với khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị quy định tại khoản 2 Điều 469 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
Trong Thông tư liên tịch này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Khiếu nại trong tố tụng hình sự" là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là người khiếu nại), theo thủ tục quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật Tố tụng hình sự, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2.“Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam” là khiếu nại đối với các lệnh, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 474 Bộ luật Tố tụng hình sự và các hành vi thực hiện các lệnh, quyết định đó.
3. “Tố cáo trong tố tụng hình sự” là việc cá nhân theo thủ tục quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng hình sự, báo cho cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà họ cho rằng hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4.“Vụ việc tố cáo phức tạp" là vụ việc tố cáo có nhiều nội dung, tố cáo liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của nhiều người hoặc cần phải xác minh tại nhiều địa điểm khác nhau.
5. “Biện pháp kiểm sát” là cách thức Viện kiểm sát tiến hành kiểm tra, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới.
Việc ban hành các văn bản trong việc tiếp nhận, phân loại, thụ lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được thực hiện theo 11 mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực