Chương IV Thông tư 70/2015/TT-BGTVT: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
Số hiệu: | 70/2015/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 09/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 10/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1181 đến số 1182 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với các quy định về kiểm định xe cơ giới; hồ sơ, ấn chỉ và báo cáo công tác kiểm định xe cơ giới đường bộ được ban hành ngày 09/11/2015.
1. Kiểm định xe cơ giới
Việc lập Hồ sơ phương tiện cơ giới đường bộ được Thông tư 70 hướng dẫn như sau:
Việc lập Hồ sơ phương tiện cơ giới được thực hiện trước khi xe cơ giới kiểm định lần đầu để tham gia giao thông. Khi đưa xe cơ giới đến Đơn vị đăng kiểm để lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:
- Xuất trình bản chính giấy đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của NH đang cầm giữ, của tổ chức cho thuê tài chính; Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe.
- Xuất trình bản chính GCN bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
- Nộp giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện, theo Thông tư số 70/2015, gồm một trong các giấy tờ sau: Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá đối với xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá, quyết định thanh lý đối với xe cơ giới của lực lượng quốc phòng, công an, quyết định bán xe cơ giới đường bộ dự trữ Quốc gia.
- Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo (đối với xe cơ giới mới cải tạo).
2. Hồ sơ, ấn chỉ và báo cáo công tác kiểm định xe cơ giới đường bộ
Thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định xe cơ giới như sau:
Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định xe cơ giới theo mẫu tại Phụ lục VI của Thông tư số 70/2015 của Bộ Giao thông vận tải. GCN kiểm định, Tem kiểm định xe cơ giới đường bộ cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số seri, được in từ Chương trình Quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định xe cơ giới.
Thông tư 70/2015/BGTVT quy định đối với xe ô tô lắp thiết bị chấm điểm sử dụng trong Trung tâm sát hạch lái xe, xe ô tô tải sử dụng trong các nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, lâm nghiệp; xe cơ giới không được tham gia giao thông đường bộ thì chỉ cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định xe cơ giới đường bộ.
Đối với xe cơ giới quá khổ, quá tải hoạt động trong phạm vi hẹp thì chỉ cấp GCN kiểm định và không cấp Tem kiểm định, trên GCN kiểm định có ghi dòng chữ: “Khi tham gia giao thông phải xin phép cơ quan quản lý đường bộ”.
Thông tư 70 còn quy định thực hiện kiểm tra, đánh giá xe cơ giới; trình tự, cách thức thực hiện kiểm định xe cơ giới đường bộ; trình tự cấp phát ấn chỉ kiểm định; báo cáo công tác kiểm định xe cơ giới. Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Ngoài việc thực hiện các nội dung trong Thông tư này chủ xe còn có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:
1. Không được thuê, mượn tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới nhằm mục đích đối phó để đạt yêu cầu khi đi kiểm định; làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các nội dung của Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.
2. Cung cấp chính xác các thông tin cần thiết có liên quan tới nội dung kiểm định, nội dung quản lý hành chính, thông số kỹ thuật của xe cơ giới kể cả việc cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho các Đơn vị đăng kiểm.
3. Bảo quản Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.
4. Nộp lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định khi có thông báo thu hồi của Đơn vị đăng kiểm.
1. Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ về kiểm định xe cơ giới, kiểm tra trong việc thực hiện Thông tư này.
2. Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng thống nhất Chương trình Quản lý kiểm định, cơ sở dữ liệu kiểm định trên cả nước, nối mạng truyền số liệu và quản lý dữ liệu xe cơ giới kiểm định của các Đơn vị đăng kiểm.
3. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ sự phù hợp về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, hồ sơ, lưu trữ, chế độ báo cáo và các yêu cầu theo quy định đối với các Đơn vị đăng kiểm.
4. Thực hiện kiểm định, đánh giá, hiệu chuẩn hàng năm về tình trạng, sự hoạt động của thiết bị kiểm định tại các Đơn vị đăng kiểm theo quy định của Luật Đo lường, yêu cầu của nhà sản xuất thiết bị, yêu cầu chất lượng kiểm định xe cơ giới.
5. Tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới. Đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng kiểm viên.
6. Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động kiểm định của các Đơn vị đăng kiểm. Xử lý sai phạm của cá nhân và Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới theo quy định.
7. In ấn, quản lý, cấp phát và hướng dẫn sử dụng các loại ấn chỉ, chứng chỉ kiểm định.
8. Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định theo quy định.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam để thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác kiểm định xe cơ giới theo thẩm quyền trên địa bàn địa phương.
1. Thực hiện việc kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới theo quy định. Người đứng đầu Đơn vị đăng kiểm, phụ trách dây chuyền, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ thực hiện kiểm định phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định.
2. Công khai trình tự, thủ tục, nội dung, quy trình, tiêu chuẩn, quy định, phí, lệ phí và thời gian làm việc.
3. Thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo theo quy định. Truyền số liệu kiểm định, bảo quản mật khẩu và cập nhật số liệu cảnh báo từ mạng dữ liệu Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định.
4. Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định của cơ quan chức năng. Báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải khi có kết quả kiểm tra.
5. Quản lý, cấp phát các loại ấn chỉ, chứng chỉ kiểm định đúng quy định.
6. Thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, đăng kiểm viên và nhân viên, chống tiêu cực trong hoạt động kiểm định của đơn vị.
7. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để duy trì độ chính xác, tình trạng hoạt động của thiết bị, dụng cụ kiểm định theo quy định. Báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải địa phương khi thiết bị, dây chuyền kiểm định ngừng hoạt động.
8. Quản lý, giám sát hoạt động kiểm định tại đơn vị; nhắc nhở chủ xe không để tiền, đồ vật có giá trị trên xe khi vào kiểm định.
9. Triển khai thực hiện việc tiếp nhận đăng ký kiểm định trước (qua điện thoại, trang thông tin điện tử, email) cho xe cơ giới khi chủ xe có nhu cầu.
10. Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn hàng năm và dài hạn cho đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ trong đơn vị để đảm bảo và nâng cao trình độ kiểm định xe cơ giới.
RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS OR INDIVIDUALS
Article 13. Responsibilities of the vehicle owner
In addition to implementation of regulations laid down in this Circular, the vehicle owner shall also be responsible for implementing the following regulations:
1. Do not hire or rent vehicle components, spare parts for the purpose of passing inspection; counterfeit, erase or modify contents of the inspection certificate and inspection certificate.
2. Provide accurate necessary information relating to inspection contents, administrative management contents and technical specifications of road vehicles, even including provision of relevant documentation and materials to the vehicle registry.
3. Store inspection certificates and stamps.
4. Submit inspection certificates and inspection stamps when receiving the notification of revocation from the vehicle registry.
Article 14. Responsibilities of the Vietnam Register
1. Provide professional guidance and direction relating to inspection of road vehicles and examine implementation of this Circular.
2. Set up, manage and provide guidance on consistent use of the inspection management program, inspection data across the nation, connect to the network for data transmission and management of data on inspected vehicles of vehicle registries.
3. Carry out periodic examination and assessment of relevance of facilities, human resource, documentation, storage and reporting regime as well as other requirements applied to vehicle registries.
4. Carry out annual inspection, assessment and calibration to ensure the status and operation of inspection equipment available at vehicle registries in accordance with regulations laid down in the Law on Measurement, and requirements of equipment producers and road vehicle inspection quality requirements.
5. Hold training in professional Practising of road vehicle inspection. Evaluate, appoint, discharge and issue and revoke certificates of practicing held by inspection officers.
6. Examine and supervise inspection activities of vehicle registries on a regular, periodic and unscheduled manner. Impose penalties for individuals and vehicle registries in accordance with laws and regulations.
7. Print, manage, issue and provide instructions on use of inspection printouts and certificates of various types.
8. Report on the inspection result in accordance with laws and regulations.
Article 15. Responsibilities of the Departments of Transport
Directors of the Departments of Transport of centrally-affiliated cities and provinces shall be responsible for exercising and collaborate with the Vietnam Register in exercising their delegated authority to manage inspection of road vehicles within their areas.
Article 16. Responsibilities of the vehicle registry
1. Conduct inspection and grant inspection certificates for road vehicles in accordance with laws and regulations. Heads of vehicle registries, persons in charge of the inspection line, inspection officers and professional officers conducting inspection activities shall be responsible for the inspection result.
2. Publicly disclose processes, procedures, contents, implementation steps, standards, regulations, fees, charges and working hours.
3. Carry out document storage and reporting in accordance with regulations. Transfer inspection data, secure passwords and update warning data from the database administrated by the Vietnam Register in accordance with regulations.
4. Comply with and facilitate inspection, examination and supervision of inspection activities conducted by competent authorities. Report inspection results to the Vietnam Register and Departments of Transport.
5. Manage and issue various types of inspection printouts and certificates in accordance with regulations.
6. Regularly educate inspection officials and officers and staff on code of conducts, and prevent any misconduct relating to inspection activities in each registry.
7. Check, maintain and repair inspection equipment or tools to ensure their accuracy and normal working conditions in accordance with regulations. Report on any breakdowns of inspection line or equipment to the Vietnam Register and Departments of Transport.
8. Manage, oversee inspection activities in each registry; warn vehicle owners not to leave money or valuable things on their vehicles before entering into inspection places.
9. Operate the system for advance registration for road vehicle inspection (on the phone, website or via emails) to meet demands of vehicle owners.
10. Draw the annual and long-term plan for training and education for inspection officers and professional staff in each registry in order to ensure that they conform to professional requirements and their inspection practice is improved.