Thông tư 65/2019/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 65/2019/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 16/09/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2019 |
Ngày công báo: | 12/10/2019 | Số công báo: | Từ số 819 đến số 820 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về các loại chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm
Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 65/2019/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Theo đó, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bao gồm các loại sau:
- Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm;
- Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm;
- Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm;
- Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
Trong đó, chứng chỉ tư vấn bảo hiểm, chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm, chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm được chi tiết theo nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
Còn chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm được chi tiết theo bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không), bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không.
Việc đăng ký dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được thực hiện trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm tại địa chỉ: https://irt.mof.gov.vn.
Thông tư 65/2019/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2019.
Văn bản tiếng việt
1. Thông tư này quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước; quy định việc công nhận đối với chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp.
2. Thông tư này không quy định về việc đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ về tính toán bảo hiểm.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:
1. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính); Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm).
2. Các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có chức năng đào tạo về bảo hiểm (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo).
3. Các cá nhân dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là thí sinh dự thi).
4. Các cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp có yêu cầu được công nhận tại Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đào tạo, tổ chức thi, cấp, công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
1. Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Thông tư này bao gồm:
a) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm.
b) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm.
c) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm.
d) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
2. Các chứng chỉ quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này được chi tiết theo nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
3. Chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được chi tiết theo: Bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không); bảo hiểm hàng hải; bảo hiểm hàng không.
1. Hình thức đào tạo:
a) Đào tạo tại các cơ sở đào tạo.
b) Tự học.
2. Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bao gồm:
a) Phần kiến thức chung:
- Các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm;
- Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm.
b) Phần kiến thức chuyên môn:
- Đối với chứng chỉ tư vấn bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng hạn chế tổn thất.
- Đối với chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về quản lý rủi ro; quy trình đánh giá rủi ro.
- Đối với chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giám định tổn thất bảo hiểm.
- Đối với chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giải quyết bồi thường bảo hiểm.
1. Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
2. Hình thức thi: thi tập trung.
3. Việc tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được thực hiện hằng tháng. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Trung tâm thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của năm kế tiếp trên trang thông tin điện tử của Trung tâm.
1. Việc đăng ký dự thi được thực hiện trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Trung tâm tại địa chỉ: https://irt.mof.gov.vn trước ngày thi tối thiểu 10 ngày.
Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm đăng ký cho các thí sinh là học viên của cơ sở đào tạo. Các thí sinh tự do đăng ký dự thi trực tiếp với Trung tâm. Hồ sơ đăng ký dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) Thông tin cá nhân của thí sinh;
b) Tên kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm;
c) Loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm dự kiến đăng ký thi;
d) Ngày thi, địa điểm thi;
đ) Các thông tin khác có liên quan đến kỳ thi.
3. Chi phí dự thi:
Thí sinh có trách nhiệm nộp chi phí dự thi. Mức chi phí dự thi do Trung tâm thông báo. Các thí sinh do cơ sở đào tạo đăng ký dự thi nộp chi phí dự thi qua cơ sở đào tạo để nộp cho Trung tâm, các thí sinh tự do nộp chi phí dự thi trực tiếp cho Trung tâm.
4. Trước ngày thi 03 ngày làm việc, Trung tâm thông báo danh sách thí sinh dự thi trên trang thông tin điện tử của Trung tâm (đối với các trường hợp đã nộp đủ hồ sơ và chi phí dự thi).
1. Đề thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được ra dưới dạng trắc nghiệm. Mỗi đề thi gồm phần kiến thức chung và phần kiến thức chuyên môn. Số lượng câu hỏi liên quan đến phần kiến thức chung chiếm 40%, số lượng câu hỏi liên quan đến phần kiến thức chuyên môn chiếm 60% tổng số lượng câu hỏi mỗi đề thi.
2. Đề thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được lấy từ Ngân hàng câu hỏi do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm xây dựng. Ngân hàng câu hỏi được xây dựng theo từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Điều 3 Thông tư này và dựa trên nội dung đào tạo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
1. Căn cứ vào kết quả thi, Trung tâm có trách nhiệm phê duyệt kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Thí sinh dự thi đạt từ 70% tổng số điểm của bài thi trở lên được coi là thi đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Trung tâm ra Quyết định phê duyệt kết quả thi theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thi, kết quả thi sẽ được thông báo trên trang thông tin điện tử của Trung tâm và trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
1. Căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của Trung tâm:
a) Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ là học viên của cơ sở đào tạo.
b) Trung tâm cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ là thí sinh tự do.
2. Việc cấp chứng chỉ được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định phê duyệt kết quả thi có hiệu lực.
3. Mẫu chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thí sinh dự thi có quyền phúc tra về điểm thi của mình. Đơn phúc tra được gửi về Trung tâm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thông báo chính thức kết quả thi trên trang điện tử của Trung tâm.
2. Trung tâm thực hiện chấm phúc tra và có văn bản trả lời kết quả phúc tra cho thí sinh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị phúc tra của thí sinh.
3. Căn cứ kết quả phúc tra, Trung tâm phê duyệt điều chỉnh kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm (nếu có).Cơ sở đào tạo, Trung tâm cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Điều 9 Thông tư này hoặc thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
1. Cơ sở đào tạo, Trung tâm thực hiện thu hồi, cấp đổi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm mà cơ sở đào tạo, Trung tâm đã cấp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bị thu hồi, cấp đổi:
a) Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không có hiệu lực và bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Cá nhân được cấp chứng chỉ nhưng không tham dự kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm hoặc không thi đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do Trung tâm tổ chức theo quy định tại Thông tư này;
- Cá nhân được cấp chứng chỉ đã giả mạo, gian lận về thông tin kê khai quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
- Người được cấp chứng chỉ nhờ người khác thi hộ tại kỳ thi đó;
- Kết quả phúc tra bài thi của thí sinh không đủ điểm đỗ theo quy định tại Thông tư này;
- Người được cấp chứng chỉ cho người khác sử dụng chứng chỉ.
b) Người bị thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này (trừ trường hợp thu hồi do kết quả phúc tra bài thi) không được dự thi các kỳ thi về phụ trợ bảo hiểm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có Quyết định thu hồi chứng chỉ.
c) Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được cấp đổi trong trường hợp một trong các thông tin cá nhân của người được cấp chứng chỉ bị nhầm lẫn, sai sót:
- Họ/Tên đệm/Tên;
- Ngày tháng năm sinh;
- Số Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu;
- Ngày cấp, nơi cấp Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu.
3. Đơn vị cấp chứng chỉ thực hiện việc thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đã cấp theo Quyết định thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Mẫu Quyết định thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có Quyết định thu hồi chứng chỉ, đơn vị cấp chứng chỉ có trách nhiệm thông báo danh sách các chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không có hiệu lực và bị thu hồi trên trang thông tin điện tử của đơn vị cấp chứng chỉ và thông báo cho Trung tâm. Thông tin về chứng chỉ không có hiệu lực và bị thu hồi được đăng công khai trên trang thông tin điện tử của Trung tâm và trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
Cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp để được công nhận chứng chỉ tại Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
1. Có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm:
a) Chứng chỉ do cơ sở đào tạo cấp sau khi cá nhân thi đỗ kỳ thi do cơ quan quản lý bảo hiểm của nước ngoài tổ chức thi hoặc đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập để thực hiện tổ chức thi chứng chỉ; hoặc
b) Chứng chỉ do các tổ chức đào tạo bảo hiểm quốc tế cấp: Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF), Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII), Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC), Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd; hoặc
c) Chứng chỉ do các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam cấp.
2. Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của cơ sở đào tạo ở nước ngoài phải đảm bảo tương ứng với từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đề nghị được công nhận tại Việt Nam.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
1. Cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp để được công nhận tại Việt Nam cần gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm về Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt chứng chỉ đề nghị được công nhận;
c) Khung nội dung chương trình đào tạo hoặc bảng kê các môn học của chương trình đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đã học tại cơ sở đào tạo ở nước ngoài;
d) Bằng chứng chứng minh cá nhân đã thi đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ quan quản lý bảo hiểm của nước ngoài tổ chức thi hoặc đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập để thực hiện tổ chức thi (đối với chứng chỉ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư này); do tổ chức đào tạo bảo hiểm quốc tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư này tổ chức thi (đối với chứng chỉ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư này); do tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam tổ chức thi (đối với chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư này);
đ) Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người đề nghị được công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp (bản sao công chứng).
3. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có văn bản công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong trường hợp từ chối, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phải có văn bản nêu rõ lý do. Danh sách người có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp được công nhận tại Việt Nam được đăng công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm và trang thông tin điện tử của Trung tâm.
1. Ban hành Quy chế thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
2. Xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này.
3. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
4. Công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp và thông báo công khai danh sách người có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp được công nhận tại Việt Nam trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
5. Lưu trữ hồ sơ công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Thông báo thời gian thi, địa điểm tổ chức thi, danh sách thí sinh dự thi, kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm và danh sách cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không có hiệu lực và bị thu hồi trên trang thông tin điện tử của Trung tâm.
2. Ra đề thi, tổ chức thi, phê duyệt kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
3. Tổ chức phúc tra kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
4. Cấp, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với thí sinh tự do.
5. Lưu trữ hồ sơ về việc tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của Trung tâm theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Cơ sở đào tạo thực hiện đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Đăng ký danh sách thí sinh dự thi với Trung tâm (đối với thí sinh là học viên của cơ sở đào tạo).
3. Cấp, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
4. Thông báo danh sách cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không có hiệu lực và bị thu hồi trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
5. Thực hiện đúng quy định về đào tạo, thi, cấp, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này. Trong trường hợp vi phạm quy định về cấp, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm, cơ sở đào tạo không được cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
6. Lưu trữ hồ sơ về việc cấp, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Trách nhiệm của thí sinh dự thi:
a) Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực, chính xác thông tin trong hồ sơ dự thi;
b) Đóng khoản chi phí dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm;
c) Tuân thủ Quy chế thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
2. Trách nhiệm của cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi: Tuân thủ Quy chế thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 65/2019/TT-BTC |
Hanoi, September 16, 2019 |
ON TRAINING CONTENT, EXAMINATION, GRANT AND RECOGNITION OF CERTIFICATES
Pursuant to the Law on Insurance Business No. 24/2000/QH10 dated December 9, 2000;
Pursuant to Law on amendments to the Law on Insurance Business No. 61/2010/QH12 dated November 24, 2010;
Pursuant to Law on amendments to the Law on Insurance Business and the Law on Intellectual Property 42/2019/QH14 dated June 14, 2019;
Pursuant to Government’s Decree No. 73/2016/ND-CP dated July 1, 2016 on guidelines for the Law on Insurance Business and Law on amendments to the Law on Insurance Business;
Pursuant to Government's Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of Director of the Department of Insurance Management and Supervision,
The Minister of Finance promulgates a Circular on training content, examination, grant and recognition of certificates.
1. This Circular sets forth training content, examination, and grant of certificates of eligibility for insurance auxiliary service (hereinafter referred to as certificates) applicable to domestic training institutions; recognition of certificates granted by foreign training institutions.
2. This Circular does not apply to training, examination, grant and recognition of actuary certificates.
Regulated entities in this Circular:
1. Department of Insurance Management and Supervision affiliated to the Ministry of Finance; the Insurance Research and Training Center affiliated to the Department of Insurance Management and Supervision (hereinafter referred to as IRT).
2. Training institutions incorporated and lawfully operating in Vietnam providing training in insurance (hereinafter referred to as training institutions).
3. Individuals taking examination to obtain certificates (hereinafter referred to as examinees).
4. Individuals obtaining certificates granted by foreign training institutions seeking for recognition in Vietnam.
5. Entities relevant to training, examination administration, grant, and recognition of certificates.
TRAINING CONTENT, EXAMINATION, GRANT OF CERTIFICATES APPLICABLE TO DOMESTIC TRAINING INSTITUTIONS
Article 3. Types of certificates
1. For the purpose of this Circular, certificates consist of:
a) Insurance consultant certificate.
b) Insurance underwriter certificate.
c) Insurance surveyor and loss assessor certificate.
d) Insurance claims adjuster certificate.
2. Certificates set out in Point a, b, d Clause 1 of this Article shall be specified according to types of insurance: life insurance, non-life insurance, health insurance.
3. Certificates set out in Point a Clause 1 of this Article shall be specified according to: non-life insurance (except for marine insurance, aviation insurance); marine insurance; aviation insurance.
Article 4. Training to obtain certificates
1. Training methods:
a) At training institutions.
b) Self-learning.
2. Training content of certificates:
a) General knowledge:
- Vietnamese regulations and laws on insurance business;
- Fundamentals of insurance.
b) Specialized knowledge:
- Insurance consultant certificate: Knowledge about subject insured; terms and conditions of insurance; consulting process of insurance plan, insurance products, risk management and loss limitation and loss prevention.
- Insurance underwriter certificate: Knowledge about subject insured; risk management; risk assessment process.
- Insurance surveyor and loss assessor certificate: Knowledge about subject insured; terms and conditions of insurance; survey and loss assessment process.
- Insurance claims adjuster certificate: Knowledge about subject insured; terms and conditions of insurance; claim adjusting process.
Article 5. Examination administration
1. IRT is the test center of certificates prescribed in Clause 1 Article 3 of this Circular.
2. Administration method: at the center.
3. The examination to obtain certificates (hereinafter referred to as certification exams) shall be administered on a monthly basis. Before December 31, IRT shall notify time and places of certification exams of the subsequent year on its website.
Article 6. Procedures for application for certification exams
1. The application for examination shall be made on IRT’s website: https://irt.mof.gov.vn at least 10 days before the examination date.
The training institution shall apply for examination on behalf of its trainees. Examinees outside training institutions shall apply for examination to IRT. The application for examination is specified in Clause 2 of this Article.
2. An application for examination shall contain:
a) Personal details of the examinee;
b) Name of certification exam;
c) Type of expected certificate;
d) Examination date and place;
dd) Other details regarding the examination.
3. Examination fee:
The examinee shall submit examination fee. The examination fee shall be notified by IRT. Examinees whose applications are submitted by training institutions shall also pay examination fees to the training institutions; examinees outside training institutions shall pay examination fees to IRT.
4. 3 working days before the examination date, IRT shall post a list of examinees on its website (those who submitted complete applications and paid full examination fees).
Article 7. Preparation of test papers
1. Test papers of certificates shall be prepared as objective test. Each test paper shall contain general knowledge and specialized knowledge. Number of questions relating to general knowledge accounts for 40%, number of questions relating to specialized knowledge accounts for 60% of total number of questions of each test paper.
2. Test papers of certificates shall be sourced from the question bank established by the Department of Insurance Management and Supervision. The question bank shall be established according to every type of certificates prescribed in Article 3 of this Circular and the training content prescribed in Clause 2 Article 4 of this Circular.
Article 8. Notification of examination results
1. According to the examination results, IRT shall approve the examination results to obtain certificates. An examinee achieving at least 70% of overall score shall be considered passing the examination to obtain the certificate. IRT shall issue a decision on approval for examination results using the form prescribed in Appendix 1 issued herewith.
2. Within 5 working days from the completion date of examination, the examination results shall be posted on website of IRT and website of the Department of Insurance Management and Supervision.
Article 9. Grant of certificates
1. Pursuant to the decision on approval for examination results to obtain certificates made by IRT:
a) The training institution shall grant certificates to passing examinees who are trainees of the training institution.
b) IRT shall grant certificates to passing examinees who are persons outside training institutions.
2. The certificate must be granted within 10 days from the day on which the decision on approval for examination results becomes effective.
3. Samples of certificates are specified in the Appendix 2 issued herewith.
Article 10. Secondary check and further actions after secondary check
1. An examinee is entitled to have his/her score undergone secondary check. A request for secondary check shall be submitted to IRT using the form in Appendix 3 issued herewith within 20 days from the date on which the official examination results are posted on IRT’s website.
2. IRT shall regrade the test paper under secondary check and send a written response to the examinee concerned within 5 working days from the date on which the request for secondary check is received.
3. According to the secondary check result, IRT shall approve the revised examination result (if any). The training institutions and IRT shall grant the certificate as prescribed in Article 9 of this Circular or revoke the certificate as prescribed in Article 11 of this Circular.
Article 11. Revocation and replacement of certificates
1. The training institution and IRT shall revoke and replace certificates which they granted in the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Cases of revocation and replacement of certificates:
a) The certificate shall not become effective and be revoked in the following cases:
- The certificate holder did not sit or failed such an examination to obtain certificate administered by IRT as prescribed in this Circular;
- The certificate holder forged and falsified the application prescribed in Point a Clause 2 Article 6 of this Circular;
- The certificate holder asked another person to take his/her examination;
- The secondary check result showed that the examinee failed the examination as prescribed in this Circular;
- The certificate holder gave his/her certificate to other people for use.
b) A person whose certificate is revoked as prescribed in Point a Clause 2 of this Article (unless his/her certificate is revoked due to secondary check result) may not sit a certification exam within 12 months from the date on which the decision on revocation of certificate is made.
c) A certificate may be replaced if there is any error or mistake in the following details of the certificate holder:
- Surname/middle name/first name;
- Date of birth;
- Number of citizen identification card/identification card/passport;
- Date of issue, place of issue of citizen identification card/identification card/passport.
3. The licensing authority shall revoke certificates according to decisions on revocation of certificates. The form of decision on revocation of certificates is specified in the Appendix 4 issued herewith.
4. Within 10 days from the date on which the decision on revocation of certificates is made, the licensing authority shall post a list of certificates which do not become effective and are revoked on the website of the licensing authority and notify IRT of such list. The details of certificates which do not become effective and are revoked shall be publicly posted on the website of IRT and website of the Department of Insurance Management and Supervision.
RECOGNITION OF CERTIFICATES GRANTED BY FOREIGN TRAINING INSTITUTIONS
Article 12. Rules for recognition of certificates granted by foreign training institutions
A holder of certificate granted by a foreign training institution must meet the following requirements to have his/her certificate recognized in Vietnam:
1. Obtaining a certificate:
a) The certificate is granted after the holder passed an examination administered by a foreign insurance authority or a competent regulatory agency; or
b) The certificate is granted by one of the following international insurance training institutions: The Australian and New Zealand Institute of Insurance and Finance (ANZIIF), Chartered Insurance Institute (CII), Insurance Institute of Canada (IIC), Institute of Risk Management (IRM), Risk Management Institute of Australia (RMIA), Chartered Institute of Loss Adjusters (CILA), the Australian Institute of Chartered Loss Adjusters (AICLA), Lloyd's Maritime Academy; or
c) The certificate is granted by a training institution of a country to which Vietnam enters into an agreement on mutual recognition of certificates.
2. The training content of certificates of foreign training institutions shall correspond to each type of certificates proposed for recognition in Vietnam.
3. The application for recognition of certificates is specified in Clause 2 Article 13 of this Circular.
Article 13. Procedures for recognition of certificates granted by foreign training institutions
1. Holders of certificates granted by foreign training institutions seeking for recognition in Vietnam shall submit 1 application for recognition of certificate to the Department of Insurance Management and Supervision affiliated to the Ministry of Finance as prescribed in Clause 2 of this Article.
2. The application for recognition of certificate granted by foreign training institution shall include:
a) An application form for recognition of certificate granted by foreign training institution is specified in Appendix 5 issued herewith;
b) An (01) notarized Vietnamese translation of the certificate concerned;
c) The training curriculum or list of learned subjects in the training program of certificate at the foreign training institution;
d) The evidence demonstrating that the certificate holder passed the examination to obtain certificate administered by a foreign insurance authority or a competent regulatory agency (in case of certificate prescribed in Point a Clause 1 Article 12 hereof); or administered by the international insurance training institution prescribed in Point b Clause 1 Article 12 hereof (in case of certificate prescribed in Point b Clause 1 Article 12 hereof); administered by the training institution of a country to which Vietnam enters into an agreement on mutual recognition of certificates (in case of certificate prescribed in Point c Clause 1 Article 12 hereof);
dd) Citizen identification card/identification card/passport of the applicant for recognition of to which Vietnam enters into an agreement on mutual recognition of certificate granted by the foreign training institution (notarized copy).
3. Within 14 days after receiving the complete application prescribed in Clause 2 of this Article, the Department of Insurance Management and Supervision shall grant a written recognition of certificate granted by the foreign training institution using the form in Appendix 6 issued herewith. If the application is rejected, the Department of Insurance Management and Supervision must provide explanation in writing. The list of holders of certificates granted by the foreign training institutions recognized in Vietnam shall be publicly posted on the website of the Department of Insurance Management and Supervision and the website of IRT.
Article 14. Responsibilities of the Department of Insurance Management and Supervision
1. Promulgate regulations on certification exams.
2. Establish the test question bank related to certificates as prescribed in this Circular.
3. Inspect and monitor the examination administration, grant, and revocation of certificates.
4. Recognize the certificates granted by foreign training institutions and publicly post the list of holders of certificates granted by foreign training institutions recognized in Vietnam on the website of the Department of Insurance Management and Supervisions.
5. Keep records of documents on recognition of certificates as prescribed in law on record keeping.
Article 15. Responsibilities of IRT
1. Post examination date, time and place, list of examinees, examination results to obtain certificates and list of holders of certificates which do not become effective and are revoked on the website of IRT.
2. Prepare test papers, administer examination, and approve the examination results to obtain certificates.
3. Conduct secondary check of examination results to obtain certificates.
4. Grant and revoke certificates of examinees outside training institutions.
5. Keep records of documents related to examination administration, grant and revocation of certificates under responsibilities of IRT as prescribed in law on record keeping.
Article 16. Responsibilities of training institutions
1. The training institution shall provide training to obtain certificates as prescribed in Article 4 of this Circular.
2. Register a list of examinees with IRT (applicable to those who are trainees of the training institution).
3. Grant, replace, revoke certificates
4. Post the list of holders of certificates which do not become effective and are revoked on the website of the training institution.
5. Comply with requirements pertaining to training, examination, grant, replacement and revocation of certificates as prescribed in this Circular. If the training institution violates regulations on grant, replacement and revocation of certificates, it may not grant certificates.
6. Keep records of documents related to grant and revocation of certificates under responsibilities of the training institution as prescribed in law on record keeping.
Article 17. Responsibilities of examinees, proctors, examiners
1. Responsibilities of examinees:
a) Take responsibility for the completeness, truthfulness, and accuracy of the details in the applications for examination;
b) Pay fees to take certification exams;
c) Abide by regulations on certification exams.
2. Responsibilities of proctors, examiners: Abide by regulations on certification exams.
1. This Circular comes into force as of November 1, 2019.
2. The difficulties that arise during the implementation must be reported to the Ministry of Finance for consideration./.
|
PP. MINISTER |