Số hiệu: | 63/2013/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 31/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 20/02/2014 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2024 |
Thủ tục cấp phép vận tải qua biên giới Việt-Cam-Lào
Căn cứ theo Bản ghi nhớ về vận tải đường bộ giữa Campuchia, Lào, Việt Nam, từ ngày 20/2/2014, phương tiện vận tải của 3 nước sẽ được di chuyển qua lại biên giới của nhau theo giấy phép vận tải qua biên giới (gọi tắt là giấy phép liên vận CLV)
Trong mỗi chuyến đi, các phương tiện được ở lại lãnh thổ của 1 bên ký kết không quá 30 ngày, trường hợp có lý do chính đáng thì được gia hạn thêm tối đa 10 ngày.
Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép liên vận CLV cũng như các cặp cửa khẩu qua lại giữa các nước được quy định cụ thể tại Thông tư 63/2013/TT-BGTVT .
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép sẽ có phản hồi cụ thể cho tổ chức, cá nhân xin phép (cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản nếu từ chối).
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ để tổ chức và quản lý hoạt động vận tải đường bộ giữa các nước Campuchia, Lào và Việt Nam.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải người và hàng hóa bằng đường bộ qua lại biên giới giữa các nước Campuchia, Lào và Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện cơ giới thương mại (sau đây gọi tắt là xe thương mại): là xe ô tô dùng để kinh doanh vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, bao gồm xe ô tô, xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ô tô và xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ có giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp.
2. Phương tiện cơ giới phi thương mại (sau đây gọi tắt là xe phi thương mại): là xe ô tô của tổ chức, cá nhân có giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp hoạt động qua lại biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam không vì mục đích kinh doanh vận tải, cụ thể bao gồm:
a) Xe ô tô của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã trong nước và quốc tế đi công tác, tham quan, du lịch;
b) Xe ô tô chở người dưới 09 (chín) chỗ và xe bán tải (pick-up) đi với mục đích cá nhân;
c) Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cứu hộ, xe thực hiện sứ mệnh nhân đạo;
d) Xe ô tô, xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô và xe máy chuyên dùng thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã vận chuyển phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trên lãnh thổ Campuchia, Lào.
3. Vận tải quá cảnh: là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của một Bên ký kết, điểm bắt đầu và kết thúc hành trình nằm ngoài lãnh thổ Bên ký kết đó.
4. Vận tải liên quốc gia: là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của ít nhất hai Bên ký kết, điểm bắt đầu và kết thúc hành trình không nằm trên lãnh thổ của một Bên ký kết.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định.
Chapter 1.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Circular guides the implementation of a number of articles of the Memorandum of understanding between and among the governments of the Socialist Republic of Viet Nam, the Kingdom of Cambodia, and the Lao People’s Democratic Republic on road transport serving the organization and management of road transport between and among Cambodia, Laos and Viet Nam.
Article 2. Regulated entities
This Circular applies to organizations and individuals relevant to the cross border transport by road of human and goods between and among Cambodia, Laos and Viet Nam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, these terms bellow and be construed as follows:
1. “Commercial vehicle" means motor vehicles used for transporting goods and passenger, including automobiles, tractor, trailer truck, semi-trailer truck and heavy-duty vehicles running on road for which there are the certificates of registration of vehicles and the license numbers issued by competent authorities of the Socialist Republic of Vietnam.
2. “Non-commercial vehicle” means automobiles of organizations or individuals in possession of the certificates of registration of vehicle and license numbers issued by competent authorities of the Socialist Republic of Vietnam licensing the cross-border transport between and among Cambodia - Laos - Viet Nam not for business. To be specific:
a) Automobiles of Vietnamese or foreign agencies, organizations, enterprises, cooperatives going on business, sightseeing and travel;
b) Automobiles with a capacity of 09 (nine) seats and pick-up trucks used for personal purposes;
c) Fire truck, ambulance, tow truck, vehicles used in humanitarian missions;
d) Automobile, tractor, trailer truck or semi-trailer truck and heavy-duty vehicles of transport enterprises and cooperatives serving their construction projects or business operation in Cambodia or Lao.
3. Transit: is the transport of passengers and goods across the border of a Contracting party, the departure and the end of the trip are outside the territory of such Contracting party.
4. Interstate transport: is the transport of passengers and goods across the border of at least two Contracting parties, the departure and the end of the trip are not in the territory of the same Contracting party.
5. “Transport business operators involving automobiles” include enterprise, cooperatives, business households which are licensed to operate transport business involving automobiles according to regulations.