Chương III Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành: Bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
Số hiệu: | 52/2022/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 30/12/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2023 |
Ngày công báo: | 02/02/2023 | Số công báo: | Từ số 327 đến số 328 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ công tác bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
Đây là nội dung tại Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 30/12/2022.
Theo đó, người khai thác cảng hàng không, sân bay; người khai thác tàu bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm lập và tự quản lý hồ sơ liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của đơn vị mình bao gồm:
- Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường, Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đối tượng quy định tại Luật bảo vệ môi trường.
(Hiện hành, Thông tư 53/2012/TT-BGTVT yêu cầu:
+ Giấy chứng nhận tiếng ồn và các quy trình, giải pháp, danh mục, kế hoạch liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường đã được quy định trong Thông tư 53/2012/TT-BGTVT ;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được phê duyệt)
- Các tài liệu yêu cầu về tiếng ồn theo quy định của Thông tư 52/2022/TT-BGTVT .
- Các tài liệu về chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, chất thải lỏng với cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý.
- Hồ sơ quan trắc, kết quả quan trắc môi trường (nếu có).
- Các kết quả kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
- Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường (nếu có).
- Các báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo Điều 16 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải.
b) Quan trắc môi trường lĩnh vực hàng không;
c) Các công trình bảo vệ môi trường lĩnh vực hàng không.
2. Hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải trong phạm vi cảng hàng không và sân bay phải đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
3. Hệ thống, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại trong phạm vi cảng hàng không, sân bay phải được xây dựng, vận hành đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường.
4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xây dựng, bảo trì và duy trì hoạt động của hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay.
5. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không sân bay chịu trách nhiệm xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong phạm vi hoạt động của mình, đảm bảo đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không, sân bay có vị trí nằm liền kề khu vực dân cư sinh sống có trách nhiệm:
a) Xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay theo hướng dẫn của ICAO tại phần 9911 (Doc 9911) Phụ lục ước 16 (Annex 16) Quyển 1 (Volume 1) về phương pháp, trình tự thực hiện; trong đó đường đẳng âm trong bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay được lấy tương ứng với các mức giới hạn đối với các công trình công cộng, dân sinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, tiêu chuẩn an toàn lao động do Bộ Y tế ban hành;
b) Gửi bản đồ tiếng ồn đã xây dựng đến Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 14 Điều 6 Nghị định 05/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a) Căn cứ điều kiện kinh tế xã hội và khả năng thực hiện của cảng hàng không, sân bay xác định danh mục cảng hàng không, sân bay cần xây dựng; cập nhật bản đồ tiếng ồn ứng với từng giai đoạn và thông báo cho Người khai thác cảng hàng không, sân bay biết, thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát việc xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay theo quy định của Thông tư này.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tàu bay hoạt động tại khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận bao gồm:
a) Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay, người khai thác tàu bay giảm thiều thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong khu bay;
b) Khu vực thử động cơ tàu bay độc lập phải có biện pháp giảm âm, giảm thiểu tối đa tiếng ồn tới các khu vực lân cận và người lao động (trừ sân đỗ tàu bay gắn liền với cơ sở bảo dưỡng tàu bay).
2. Người quản lý, khai thác sân đỗ tàu bay phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay có trách nhiệm lựa chọn, bố trí khu vực thử động cơ tàu bay gây ồn ít nhất đến người lao động, khu vực lân cận.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm thiết lập các tuyến giao thông nội cảng hợp lý nhằm giảm thiểu quãng đường hoạt động của phương tiện, thiết bị hoạt động trong khu vực cảng, sân bay.
2. Tổ chức khai thác hệ thống phương tiện, trang thiết bị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các giải pháp giảm thiểu khí thải bao gồm:
a) Bảo dưỡng định kỳ hệ thống phương tiện, trang thiết bị sử dụng;
b) Hạn chế hoạt động của động cơ khi phương tiện, thiết bị tạm dừng hoạt động;
c) Áp dụng tốc độ, chế độ tăng tốc hợp lý khi phương tiện, thiết bị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay;
d) Khuyến khích sử dụng nguồn cấp điện, thiết bị điều hòa không khí trên mặt đất bằng thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hoặc sử dụng nhiên liệu sạch;
đ) Có kế hoạch thay thế, tiến đến loại trừ việc sử dụng các thiết bị làm lạnh có sử dụng chất làm lạnh nhóm HCFC (Hydrochlorofluorocarbon).
3. Cơ sở bảo dưỡng tàu bay có trách nhiệm áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí thải động cơ tàu bay trong quá trình thử nghiệm động cơ tàu bay.
4. Chủ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay phải có các biện pháp đảm bảo các yêu cầu về kiểm soát bụi, khí thải, không làm phát tán bụi, gây ô nhiễm không khí trong quá trình thi công.
1. Người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm:
a) Đảm bảo các quy định về hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải quy định tại Điều 7 của Thông tư này;
b) Hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện việc thu gom, xử lý, quan trắc giám sát chất lượng nước thải đáp ứng yêu cầu về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải trước khi xả ra ngoài. Trong quá trình hoạt động có biện pháp ngăn chặn rò rỉ trực tiếp hoặc gián tiếp nhiên liệu, dầu mỡ, hóa chất phát tán ra khu vực xung quanh;
c) Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng nước thải từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm:
a) Tuân thủ yêu cầu về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải trước khi xả ra ngoài;
b) Đấu nối hệ thống thoát nước thải vào hệ thống thoát nước thải chung của cảng hàng không sân bay hoặc đấu nối vào mạng lưới thoát nước của địa phương khi được chấp thuận.
3. Cơ sở bảo dưỡng tàu bay, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bao gồm:
a) Ngăn chặn rò rỉ trực tiếp hoặc gián tiếp nhiên liệu, dầu mỡ, hóa chất ra khu vực cảng hàng không, sân bay trong quá trình bảo dưỡng tàu bay, trong quá trình khai thác, bảo dưỡng hệ thống phương tiện và trang thiết bị;
b) Phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay, phương tiện, trang thiết bị trước khi xả thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải của cảng hàng không, sân bay;
c) Thực hiện bảo dưỡng, rửa tàu bay, phương tiện, trang thiết bị tại khu vực có hệ thống thu gom và phân tách dầu mỡ khỏi nước thải.
4. Người khai thác tàu bay có trách nhiệm xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng về thu gom, xử lý chất thải lỏng từ tàu bay; đảm bảo chất thải lỏng từ tàu bay được xử lý đáp ứng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
a) Xây dựng, thực hiện quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn của Luật bảo vệ môi trường 2020;
b) Bố trí điểm tập kết phù hợp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; có biện pháp kiểm soát đảm bảo yêu cầu về môi trường tại các vị trí lưu trữ, thu gom, trong quá trình vận chuyển hoặc tại các vị trí xử lý;
c) Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng chất thải rắn từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị đựng, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách; có hướng dẫn bỏ rác, phân loại rác để thực hiện phân loại tại nguồn.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong sản xuất, cung cấp dịch vụ; thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa dùng một lần; có trách nhiệm thực hiện các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa. Chất thải nhựa phát sinh trong quá trình hoạt động phải được thu gom, phân loại, chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.
4. Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại cảng hàng không, sân bay phải áp dụng biện pháp ngăn ngừa việc phát thải bụi, rơi vãi.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm:
a) Thực hiện phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định khoản 2 Điều 81 của Luật Bảo vệ môi trường;
b) Xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ sở xử lý theo quy định tại Điều 82 của Luật Bảo vệ môi trường;
c) Trường hợp phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại mà không thực hiện phân loại hoặc không thể phân loại được thì phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Không được xử lý chất thải nguy hại trong khu vực cảng hàng không sân bay. Trường hợp phát sinh chất thải nguy hại thì phải thực hiện khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Tự ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, quy trình ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay và chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành xử lý sự cố môi trường;
b) Lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường chung và hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường đồng bộ với thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường của cảng hàng không, sân bay;
c) Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;
d) Tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên;
đ) Có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường;
e) Thực hiện các quy định chung về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường tại Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của cảng hàng không, sân bay bao gồm các nội dung:
a) Khái quát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay; dự báo khả năng gây ra sự cố môi trường; sơ đồ các khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường; tên và số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân là đầu mối trong trường hợp có sự cố môi trường;
b) Kịch bản xử lý sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay: quản lý hiện trường; làm sạch dầu tràn, hóa chất rò rỉ; danh mục vật liệu nguy hại có thể rò rỉ tại hiện trường; thiết bị khẩn nguy tại hiện trường; các thông số môi trường cần quan trắc; quy trình giám sát, xử lý và hoàn nguyên môi trường.
3. Hoạt động triển khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như sau:
a) Thiết lập vùng nguy hiểm và cách ly những người không có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường khỏi khu vực nguy hiểm;
b) Thông báo cho Cảng vụ hàng không, Cục Hàng không Việt Nam để phối hợp giải quyết, đồng thời thông báo kịp thời đến Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố theo quy định;
c) Thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ môi trường;
d) Tiếp cận vùng nguy hiểm theo hướng gió để giảm thiểu tiếp xúc với hơi, khí độc hại;
đ) Sử dụng biển báo, nhãn sản phẩm trên thùng chứa, đơn hàng để xác định, cung cấp thông tin về hóa chất bị rò rỉ cho người có trách nhiệm ứng phó;
e) Đánh giá sự cố môi trường theo đặc điểm: có lửa hay không có lửa, có hiện tượng tràn hoặc rò rỉ nhiên liệu hay không, tình hình thời tiết, địa hình, những nguy cơ đối với người, tài sản, môi trường;
g) Thực hành ứng phó sự cố môi trường: áp dụng phương pháp ứng phó thích hợp; thiết lập đường dây liên lạc; thiết lập tuyến điều hành ứng phó; tổ chức phối hợp ứng phó đồng bộ;
h) Báo cáo chi tiết toàn bộ kết quả ứng phó sự cố môi trường về Cục Hàng không Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay có khả năng xảy ra sự cố môi trường có trách nhiệm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của mình, đảm bảo phù hợp với kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của Người khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) Thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong khu vực mình quản lý khi có sự cố môi trường; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho Người khai thác cảng hàng không, sân bay và Cảng vụ hàng không để phối hợp xử lý.
5. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường quy định tại Điều này được lồng ghép, tích hợp phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó với sự cố khác.
6. Cục Hàng không Việt nam có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường ứng phó sự cố môi trường tại các cảng hàng không, sân bay.
7. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
1. Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để phun rải từ tàu bay, sử dụng tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ quy định về tại Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2. Trang thiết bị bức xạ và hạt nhân sử dụng tại cảng hàng không, sân bay phải thực hiện theo quy định pháp luật về an toàn bức xạ và an toàn lao động theo quy định của Bộ Y tế.
1. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không sân bay theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm xây dựng báo cáo theo nội dung nêu tại khoản 1 Điều này gửi Cảng vụ hàng không để tổng hợp báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
3. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xây dựng các báo cáo về công tác bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không sân bay gửi Bộ Giao thông vận tải khi có yêu cầu.
Người khai thác cảng hàng không, sân bay; người khai thác tàu bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm lập và tự quản lý hồ sơ liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của đơn vị mình bao gồm:
1. Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường, Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đối tượng quy định tại Luật bảo vệ môi trường.
2. Các tài liệu yêu cầu về tiếng ồn theo quy định của Thông tư này.
3. Các tài liệu về chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, chất thải lỏng với cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý.
4. Hồ sơ quan trắc, kết quả quan trắc môi trường (nếu có).
5. Các kết quả kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
6. Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường (nếu có).
7. Các báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo Điều 16 của Thông tư này.
ENVIRONMENTAL PROTECTION AT AIRPORTS AND AERODROMES
Article 7. Environmental protection infrastructures at airports and aerodromes
1. Environmental protection infrastructures of airports and aerodromes include:
a) Systems for collecting, storing, transporting municipal solid waste, regular industrial solid wastes, toxic wastes, collecting, treating, and draining wastewater.
b) Environmental monitoring in aviation;
c) Environmental protection structures in aviation.
2. Systems for collecting, treating, and draining wastewater in airports and aerodromes must meet treated wastewater quality before releasing into receiving water body satisfactory to the National technical regulation on domestic wastewater and National technical regulation on industrial wastewater.
3. Systems for collecting, storing, and transporting municipal solid waste, regular solid waste, and toxic waste in airports and aerodromes must be built and operated in a manner that meets environmental protection requirements under the Law on Environmental Protection.
4. Airport operators are responsible for developing, maintaining, and sustaining operation of environmental protection infrastructures of airports and aerodromes.
5. Aviation-related service providers are responsible for developing environmental protection infrastructures within their operation while maintaining compatibility with environmental protection infrastructures of the airports and aerodromes.
1. Airport operators of airports and aerodromes that are adjacent to residential areas are responsible for:
a) developing airport noise maps in accordance with ICAO's instructions under Doc 9911 of Annex 16 Volume 1 where noise contours in airport noise maps shall equal limit values applicable to public and residential structures in accordance with National technical regulation on noises promulgated by Ministry of Environment and Natural Resources and occupational safety standards promulgated by Ministry of Health;
b) sending built map to CAAV, airport authorities, and provincial People’s Committees in accordance with Clause 14 Article 6 of Decree No. 05/2021/ND-CP dated January 25, 2021 of the Government.
2. CAAV is responsible for:
a) determining list of airports and aerodromes for construction based on socioeconomic conditions and feasibility; updating noise map for every stage, and inform airport operators;
b) inspecting and supervising the development of airport noise maps in accordance with this Circular.
Article 9. Noise control at airports and aerodromes
1. Airport operators are responsible for developing and adopting solutions for minimizing aircraft noise at airports and aerodromes and vicinity thereof, including:
a) cooperating with air navigation service providers and aircraft operators in reducing running time of aircraft engines in air operation areas;
b) implementing solutions for dampening noise, minimizing noise from run-up areas to the vicinity and employees (other than aprons associated with aircraft maintenance facilities).
2. Persons managing and operating aprons for maintenance and repair are responsible for selecting and designating run-up areas which cause the least level of noise possible for employees and the vicinity.
Article 10. Dust and emission control at airports and aerodromes
1. Airport operators are responsible for establishing internal traffic routes in a reasonable manner in order to reduce travel distance of all vehicles and equipment operating within the airports and aerodromes.
2. Organizations operating equipment and vehicles at airports and aerodromes are responsible for developing and adopting solutions for minimizing emission, including:
a) performing regular maintenance of equipment and vehicles;
b) minimizing engine operation when vehicles and equipment temporarily stop;
c) enforcing reasonable speed and acceleration schemes for vehicles and equipment operating at airports and aerodromes;
d) encouraging above-ground power supply and air-conditioning units that use energy efficiently, effectively, or use green energy;
dd) developing plans for replacing and aiming to eliminate the use of cooling equipment that uses HCFC coolant.
3. Aircraft maintenance facilities are responsible for adopting solutions for minimizing engine emission during testing.
4. Project developers of construction, renovation, upgrade, maintenance, repair, installation projects for equipment and structures in airports and aerodromes are responsible for adopting solutions for controlling dust, emission, preventing dust from spreading and air pollution during construction process.
Article 11. Wastewater control at airports and aerodromes
1. Airport operators are responsible for:
a) enforcing regulations on wastewater collection, treatment, and drainage under Article 7 hereof;
b) guiding aviation-related service providers to collect, treat, and monitor wastewater quality in accordance with National technical regulation on wastewater prior to releasing. Adopting solutions for preventing direct or indirect leak of fuel, grease, oil, and chemicals into surrounding areas during operations;
c) disinfecting wastewater from aircrafts as per the law prior to treatment upon receiving warning sent by international medical inspection authority at airports pertaining to dangerous infectious diseases.
2. Aviation-related service providers are responsible for:
a) adhering to National technical regulation on wastewater prior to discharging;
b) connecting wastewater drainage system to general wastewater drainage system of airports and aerodromes or local drainage network if allowed by local authority.
3. Aircraft maintenance facilities, vehicle and equipment maintenance facilities at airports and aerodromes are responsible for developing and adopting solutions for minimizing water pollution, including:
a) preventing direct or indirect leak of fuel, grease, oil, chemicals out of airports and aerodromes during aircraft maintenance, operation of vehicles and equipment;
b) separating grease and oil from wastewater released during aircraft, vehicle, equipment maintenance activities before releasing into wastewater collection and treatment system of the airports and aerodromes;
c) performing maintenance and cleaning of aircrafts, vehicles, and equipment where systems for collecting and separating grease and oil from wastewater are installed.
4. Aircraft operators are responsible for treating or requesting competent entities to collect and treat liquid waste from aircrafts; making sure that liquid waste from aircrafts are treated in accordance with environmental protection laws.
Article 12. Municipal solid waste control at airports and aerodromes
1. Airport operators and aviation-related service providers where municipal solid wastes are produced at airports and aerodromes are responsible for:
a) adhere to regulations on segregation, collection, storage, transport, and treatment of solid waste in accordance with regulations on solid waste management under the Law on Environmental Protection of 2020;
b) assigning collection locations that meet environmental protection requirements; adopting control solutions in storage, collection, transport, and treatment stages in order to satisfy environmental requirements;
c) disinfecting solid waste from aircrafts as per the law prior to treatment upon receiving warning sent by international medical inspection authority at airports pertaining to dangerous infectious diseases.
2. Airport operators and aviation-related service providers are responsible for installing equipment for containing and segregating municipal solid waste at passenger terminals; installing instructions on segregating waste in order to segregate at source.
3. Airport operators, aircraft operators, and aviation-related service providers are responsible for limiting the use of disposable plastic products in production and service provision; collecting, segregating, recycling, and reusing disposable plastic waste; adopting solutions for minimizing, reusing, recycling, and treating plastic waste. Plastic wastes produced during operation must be collected, segregated, and transferred to recycling and treatment facilities.
4. Solutions must be adopted to prevent dust spread and spillage during collection and transport of solid wastes at airports and aerodromes.
Article 13. Control of regular industrial solid waste and toxic waste at airports and aerodromes
1. Airport operators and aviation-related service providers where regular industrial solid wastes are produced are responsible for:
a) segregating regular industrial solid wastes at source in accordance with Clause 2 Article 81 of the Law on Environmental Protection;
b) treating or assigning treatment facilities to treat in accordance with Article 82 of the Law on Environmental Protection;
c) managing regular industrial wastes mixed with toxic wastes which cannot be segregated or have not been segregated in accordance with regulations on toxic wastes under the Law on Environmental Protection.
2. Toxic wastes must not be treated within airports and aerodromes. If toxic wastes are produced, declaration, segregation, collection, storage, transport, and treatment must be conducted in accordance with regulations on environmental protection.
Article 14. Prevention and response to environmental emergencies at airports and aerodromes
1. Airport operators are responsible for developing and adopting solutions for preventing and responding to environmental emergencies at airports and aerodromes, including:
a) promulgating and organizing implementation of plans and procedures for preventing, responding to environmental emergencies at airports and aerodromes and being primarily accountable for coordinating environmental emergency remediation;
b) installing and preparing general equipment, tool, instruments for responding to environmental emergencies and guiding aviation-related service providers to install, prepare equipment, tool, instruments for responding to environmental emergencies that are in sync with those installed and prepared at airports and aerodromes;
c) providing training and establishing standby forces for responding to environmental emergencies;
d) adhering to regulations on occupational safety and regular inspection;
d) taking measures or requesting competent authorities to take measures for removing potential causes of environmental emergencies;
e) implementing general provisions pertaining to environmental emergency prevention under Article 121 of the Law on Environmental Protection.
2. Plans for preventing and responding to environmental emergencies of airports and aerodromes consist of:
a) Overview of production, sale, and service activities at airports and aerodromes; forecast for the possibility of environmental emergencies; map of areas vulnerable to environmental emergencies; name and phone number of organizations, individuals acting as contact points in case of environmental emergencies;
b) Scenarios of environmental emergency response at airports and aerodromes; scene management; spill oil and leak chemical cleanup; list of hazardous materials potentially leaking at the scene; emergency equipment at the scene; environment parameters to be monitored; procedures for supervising, remediating, and restoring the environment.
3. Procedures for implementing plans for responding to environmental emergencies at airports and aerodromes:
a) Establishing danger zones and removing persons not responsible for responding to environmental emergencies from the danger zones;
b) Notifying airport authorities and CAAV for joint resolution, promptly informing Steering committees for natural disaster prevention and rescue of districts and People’s Committees of communes where the emergencies occur as per the law;
c) Providing information on environmental emergencies for local community in order to prevent further damage to the community and other negative consequences of the environment;
d) Approaching danger zones by following the direction of the wind to minimize exposure to toxic gas and fumes;
dd) Erecting signs and labeling containers, orders in order to inform persons in charge about the leaked chemicals;
e) Assessing environmental emergencies based on: whether or not a flame is involved, whether overflow occurs or natural leak occurs; weather, terrain conditions, risks to humans, property, and the environment;
g) Practicing response to environmental emergencies: applying the most suitable solutions; establishing communication; establishing coordination personnel; organizing synchronous response effort;
h) Producing detail reports on results of responding to environmental emergencies to the CAAV and Ministry of Transport.
4. Aviation-related service providers at airports and aerodromes prone to environmental emergencies are responsible for:
a) developing and organizing implementation of plans for preventing, responding to environmental emergencies, ensuring adherence to plans for preventing, responding to environmental emergencies devised by airport operators;
b) taking emergency measures to ensure safety for humans and property under their jurisdiction in case of environmental emergencies; organizing rescue for humans, property, and promptly informing airport operators and airport authorities for joint resolution.
5. Plans for responding to environmental emergencies under this Article can be integrated and approved together with plans for responding to other emergencies.
6. CAAV is responsible for guiding and inspecting the ability to prevent, warn about the risk of environmental emergencies, and responding to environmental emergencies of airports and aerodromes.
7. Airport authorities are responsible for inspecting and supervising the implementation of plans for preventing, responding to environmental emergencies at airports and aerodromes.
Article 15. Requirements for the use of plant protection chemicals and radiation producing devices at airports and aerodromes
1. Plant protection chemicals for aerial application from aircrafts or use at airports and aerodromes must conform to the List of plant protection chemicals permissible for use, limited use, and prohibited from use in Vietnam promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Radiation producing and nuclear devices used at airports and aerodromes must conform to regulations on radiation safety and occupational safety of Ministry of Health.
Article 16. Report on environmental protection activities at airports and aerodromes
1. Contents of reports on environmental protection at airports shall conform to Circular No. 02/2022/TT-BTNMT dated January 10, 2022 of the Minister of Environment and Natural Resources and Appendix attached hereto.
2. Airport operators, aircraft operators, and aviation-related service providers are responsible for develop reports in accordance with Clause 1 of this Article and send to airport authorities for submission to the CAAV.
3. CAAV is responsible for developing reports on environmental protection activities at airports and aerodromes and sending to Ministry of Transport when requested.
Article 17. Environmental protection dossiers
Airport operators; aircraft operators; aviation-related service providers are responsible or producing and managing dossiers relating to environmental protection activities of their units, including:
1. Environmental licenses, environmental registration, decision approving environmental impact assessment according to the Law on Environmental Protection.
2. Required documents on noise according to this Circular.
3. Documents on delivery of municipal solid waste, regular industrial solid waste, toxic wastes, and liquid waste to collection, transport, and treatment facilities.
4. Environment monitoring documents and results (if any).
5. Inspection results pertaining to environmental protection provided by competent authorities (if any).
6. Plans for preventing and responding to environmental emergencies (if any).
7. Reports on environmental protection under Article 16 hereof.