Chương II Thông tư 47/2014/TT-BTNMT kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp: Quy định kĩ thuật
Số hiệu: | 47/2014/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Linh Ngọc |
Ngày ban hành: | 22/08/2014 | Ngày hiệu lực: | 08/10/2014 |
Ngày công báo: | 15/10/2014 | Số công báo: | Từ số 937 đến số 938 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Biên tập khoa học được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế địa phương thành lập bản đồ; hiện trạng tài liệu; kích thước, tỷ lệ bản đồ cần thành lập và theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Biên tập khoa học bao gồm nội dung sau:
a) Xác định tỷ lệ, bố cục;
b) Xây dựng đề cương biên tập khoa học.
3. Đối với việc thành lập bản đồ hành chính nhà nước biên tập khoa học là việc lập Dự án hoặc Thiết kế kỹ thuật - Dự toán bản đồ hành chính.
4. Biên tập khoa học phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1. Tỷ lệ bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như sau: 1:1.000.000, 1:1.500.000, 1:2.200.000, 1:3.500.000.
2. Tỷ lệ bản đồ hành chính cấp tỉnh nhà nước được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tỷ lệ bản đồ hành chính cấp huyện nhà nước được lựa chọn đảm bảo xác định lãnh thổ nằm vừa trong khổ giấy A3, A2, A0, 2A0, 4A0 tùy thuộc mục đích sử dụng và đảm bảo tính kinh tế.
4. Tỷ lệ các bản đồ hành chính, bản đồ xã trong tập bản đồ hành chính nhà nước toàn quốc, cấp tỉnh, cấp huyện được lựa chọn đảm bảo xác định lãnh thổ nằm vừa trong khổ giấy A4 hoặc A3; tỷ lệ các bản đồ trong tập bản đồ hành chính phải đảm bảo tính thống nhất, dễ so sánh với nhau.
5. Tỷ lệ bản đồ hành chính các cấp khác tùy theo mục đích sử dụng xác định cho phù hợp.
6. Tỷ lệ bản đồ hành chính phải có mẫu số là số chẵn nghìn đơn vị.
1. Bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước
a) Bản đồ phải thể hiện trọn vẹn lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền, biển đảo, quần đảo; đặc biệt phải thể hiện được đầy đủ biển, đảo, quần đảo theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Khung trong bản đồ là hình chữ nhật và trình bày theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản đồ biểu thị lãnh thổ trong phạm vi khoảng kinh tuyến từ 102o - 118 o độ kinh Đông; vĩ tuyến từ 04 o 30’ - 23 o 30’ độ vĩ Bắc;
d) Tên bản đồ phải là tên quốc gia đầy đủ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; được bố trí ở vị trí trang trọng phía trên khung Bắc tờ bản đồ;
đ) Dưới khung Nam bản đồ cần ghi rõ tỷ lệ bản đồ và thước tỷ lệ; tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản;
e) Bản chú giải được bố trí khu vực ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam;
g) Tùy thuộc mục đích sử dụng có thể bổ sung bảng diện tích, dân số, mật độ dân cư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bản đồ phụ ở vị trí ngoài lãnh thổ Việt Nam;
h) Các thông tin khác được bố trí hợp lý dưới khung Nam của bản đồ.
2. Bản đồ hành chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện nhà nước
a) Biểu thị trọn vẹn lãnh thổ đơn vị hành chính thành lập ở trung tâm bản đồ; ở lãnh thổ quốc gia lân cận chỉ thể hiện tên các đơn vị hành chính cùng cấp, không thể hiện các yếu tố địa lý; trường hợp lãnh thổ có vùng biển thì đường bờ biển được thể hiện đến hết khung trong bản đồ;
b) Khung trong bản đồ là hình chữ nhật và trình bày theo mẫu tại Phụ lục 5a và 5b ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tên bản đồ phải là tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện đầy đủ; được bố trí ở vị trí trang trọng phía trên hoặc dưới khung Bắc tờ bản đồ;
d) Bản đồ được chia mảnh và đánh số mảnh trong trường hợp có từ 2 mảnh trở lên; sử dụng số tự nhiên để đánh số và theo nguyên tắc từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây;
đ) Dưới khung Nam bản đồ cần ghi rõ tỷ lệ bản đồ, thước tỷ lệ, tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản;
e) Bản chú giải; bản đồ phụ; bảng diện tích, dân số tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc bảng diện tích, dân số huyện, quận, thị xã hoặc bản đồ phụ bố trí ở vị trí hợp lý ngoài lãnh thổ được thể hiện;
g) Các thông tin khác được bố trí hợp lý phía ngoài, dưới khung Nam của bản đồ.
3. Tập bản đồ hành chính nhà nước
a) Tập bản đồ hành chính nhà nước có cấu trúc phải thể hiện được đầy đủ các đơn vị hành chính của đơn vị hành chính cần thể hiện; tùy mục đích sử dụng có thể bổ sung các bản đồ phụ, các bảng số liệu thống kê để làm rõ các nội dung chuyên môn khi các bản đồ hành chính trong tập chưa thể hiện được;
b) Việc sắp xếp các trang bản đồ trong tập bản đồ hành chính nhà nước đảm bảo tính logic theo nguyên tắc: Từ chung đến riêng; từ cấp cao đến cấp thấp hơn; từ khái quát đến cụ thể; các bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện trong tập theo thứ tự vị trí địa lý từ vĩ độ lớn xuống vĩ độ nhỏ hơn, kinh độ nhỏ đến kinh độ lớn hơn;
c) Bố cục từng trang bản đồ trong tập bản đồ hành chính nhà nước đảm bảo tính hoàn chỉnh, thống nhất và tùy loại bản đồ hành chính áp dụng tương ứng theo các quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
d) Cấu trúc tập bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như sau: Bìa; bìa lót; thủ tục xuất bản; lời nói đầu; mục lục; ký hiệu; bản đồ hành chính toàn quốc; các bản đồ hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam; bảng thống kê địa danh hành chính, diện tích, dân số của các đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh; bảng tra cứu địa danh trong tập;
đ) Cấu trúc tập bản đồ hành chính cấp tỉnh nhà nước như sau: Bìa; bìa lót; thủ tục xuất bản; lời nói đầu; mục lục; ký hiệu; bản đồ hành chính cấp tỉnh của đơn vị hành chính thành lập bản đồ; các bản đồ hành chính cấp huyện của đơn vị hành chính thành lập bản đồ; bảng thống kê địa danh hành chính, diện tích, dân số các đơn vị hành chính cấp huyện và xã của đơn vị hành chính thành lập tập bản đồ;
e) Cấu trúc tập bản đồ hành chính cấp huyện nhà nước như sau: Bìa; bìa lót; thủ tục xuất bản; lời nói đầu; mục lục; ký hiệu; các bản đồ xã; bảng thống kê địa danh hành chính, diện tích dân số đơn vị hành chính cấp xã của đơn vị hành chính thành lập tập bản đồ; bảng tra cứu địa danh trong tập.
4. Các bản đồ hành chính khác
Tùy mục đích sử dụng và loại bản đồ hành chính để xác định cấu trúc, bố cục cho phù hợp nhưng phải đảm bảo tính toàn vẹn lãnh thổ và các quy định tương ứng tại các Điểm a, b và c của các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Đề cương biên tập khoa học được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế địa phương thành lập bản đồ; hiện trạng tài liệu; kích thước, tỷ lệ bản đồ cần thành lập và theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Nội dung đề cương biên tập khoa học bao gồm:
a) Mục đích, yêu cầu;
b) Đặc điểm địa lý lãnh thổ;
c) Tài liệu và định hướng sử dụng tài liệu;
d) Bố cục, nội dung của bản đồ;
đ) Các giải pháp công nghệ áp dụng để thành lập bản đồ.
3. Đề cương biên tập khoa học phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Biên tập kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nội dung và các yêu cầu kỹ thuật của biên tập khoa học đã được phê duyệt.
2. Biên tập kỹ thuật bao gồm các nội dung sau:
a) Thu thập, đánh giá tài liệu;
b) Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết;
c) Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung.
1. Thu thập tài liệu theo quy định tại đề cương biên tập khoa học đã được duyệt.
2. Đánh giá xác định phương án sử dụng phù hợp theo các quy định của đề cương biên tập khoa học.
1. Kế hoạch biên tập chi tiết để hướng dẫn thực hiện biên tập nội dung và trình bày đối với từng bản đồ trên cơ sở các quy định của đề cương biên tập khoa học.
2. Kế hoạch biên tập chi tiết bao gồm các nội dung sau:
a) Phương án xử lý, sử dụng các tài liệu hiện có;
b) Xác định các tài liệu hoặc thông tin còn thiếu cần được thu thập, điều tra bổ sung thực địa;
c) Cụ thể hóa các chỉ tiêu biểu thị nội dung trên bản đồ hành chính phù hợp với đặc điểm địa lý từng khu vực địa lý của bản đồ thành lập.
1. Thiết kế thư viện ký hiệu đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Hệ thống ký hiệu sử dụng để trình bày bản đồ được thiết kế trong môi trường biên tập thành lập bản đồ;
b) Các ký hiệu được thiết kế phải đảm bảo đúng mẫu quy định tại Phụ lục 2, 3, 6 và 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với các yếu tố nội dung không có quy định tại Phụ lục 2, 3, 6 và 7 ban hành kèm theo Thông tư này thì cần thiết kế bổ sung ký hiệu. Ký hiệu được thiết
kế bổ sung phải đảm bảo tính mỹ thuật và hài hòa theo mẫu tại Phụ lục 2, 3, 6 và 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung, thư mục lưu trữ dữ liệu đảm bảo tính đầy đủ, logic, thuận lợi trong các thao tác biên tập và tìm kiếm dữ liệu và phù hợp với môi trường biên tập thành lập bản đồ.
3. Thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung sử dụng để xây dựng bản tác giả dạng số bản đồ hành chính nhà nước được áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các bản đồ hành chính khác được khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật này.
Xây dựng bản tác giả dạng số bao gồm các nội dung sau:
1. Chuẩn bị tài liệu.
2. Xây dựng cơ sở toán học.
3. Biên tập các yếu tố nội dung.
4. Điều tra hiện chỉnh thực địa.
5. Cập nhật kết quả điều tra.
6. Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số.
1. Nghiên cứu biên tập kỹ thuật và các văn bản liên quan.
2. Chuẩn bị các tài liệu bản đồ, cơ sở dữ liệu, các phần mềm sử dụng.
3. Sao chép các tệp chuẩn vào đúng thư mục quy định.
4. Tạo lập các thư mục lưu trữ.
1. Bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước
a) Khung trong bản đồ: Khung Đông và Tây song song với kinh tuyến trục; khung Bắc và Nam vuông góc với kinh tuyến trục;
b) Bản đồ được chia mảnh và đánh số mảnh trong trường hợp có từ 2 mảnh trở lên; sử dụng số tự nhiên để đánh số và theo nguyên tắc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông;
c) Bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước có mật độ kinh tuyến, vĩ tuyến thể hiện là 2o x 20o ở tất cả các tỷ lệ;
d) Các điểm tọa độ và độ cao quốc gia có số lượng từ 2 đến 4 điểm trong một vùng địa lý thành lập bản đồ; nội dung này có thể không thể hiện trong các bản đồ hành chính toàn quốc tỷ lệ 1:3.500.000;
đ) Ghi chú tỷ lệ và thước tỷ lệ bản đồ.
2. Bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện nhà nước
a) Khung trong bản đồ: Khung Đông và Tây song song với kinh tuyến trục; khung Bắc và Nam vuông góc với kinh tuyến trục;
b) Bản đồ được chia mảnh và đánh số mảnh trong trường hợp có từ 2 mảnh trở lên; sử dụng số tự nhiên để đánh số và theo nguyên tắc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông;
c) Đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh và huyện nhà nước mật độ kinh tuyến, vĩ tuyến như Bảng 1:
Bảng 1
Tỷ lệ bản đồ thành lập |
Mật độ lưới kinh tuyến, vĩ tuyến |
1:2.000 - 1:5.000 |
2′ x 2′ |
1:6.000 - 1:25.000 |
5′ x 5′ |
1:26.000 - 1:80.000 |
10′ x 10′ |
1:81.000 - 1:150.000 |
20′ x 20′ |
d) Các điểm tọa độ và độ cao quốc gia: Số lượng từ 2 đến 4 điểm trong một đơn vị hành chính thành lập bản đồ;
đ) Ghi chú tỷ lệ và thước tỷ lệ bản đồ.
3. Tập bản đồ hành chính nhà nước và các bản đồ hành chính khác
a) Yếu tố cơ sở toán học bao gồm: Lưới kinh vĩ tuyến và ghi chú, tỷ lệ hoặc thước tỷ lệ, khung trong bản đồ;
b) Tùy thuộc mục đích của bản đồ thành lập lựa chọn mật độ lưới kinh tuyến, vĩ tuyến là số chẵn độ hoặc chẵn phút cho phù hợp.
1. Các yếu tố nội dung của bản đồ thành lập phải biên tập đúng định dạng và quy định phân lớp của bản đồ hành chính theo công nghệ đã lựa chọn trong đề cương biên tập khoa học.
2. Lựa chọn, khái quát, trình bày các yếu tố nội dung bản đồ hành chính đảm bảo chỉ tiêu nội dung quy định tại Điều 26, 27, 28 và 29 của Thông tư này tùy thuộc loại bản đồ hành chính thành lập.
3. In phun phục vụ điều tra hiện chỉnh thực địa.
Công việc điều tra hiện chỉnh thực địa bao gồm:
1. Xác minh, chỉnh sửa các yếu tố nội dung đã có trên bản đồ theo đúng thực tế.
2. Bổ sung các yếu tố nội dung bản đồ mới xuất hiện trên thực địa.
3. Thu thập các tài liệu, bản đồ, số liệu, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc cập nhật, biên tập trong phòng.
1. Chuyển vẽ lên bản tác giả dạng số các kết quả điều tra hiện chỉnh thực địa và từ các tài liệu khác thu thập được ở địa phương.
2. Các nội dung được cập nhật bổ sung phải đạt các yêu cầu:
a) Đảm bảo độ chính xác của bản đồ thành lập;
b) Đảm bảo tính chuẩn xác và đầy đủ theo kết quả điều tra thực địa;
c) Đảm bảo tính thống nhất với các nội dung đã có trên bản đồ.
1. Trình bày các yếu tố nội dung bản đồ theo quy định và đảm bảo:
a) Mối tương quan vị trí và độ giãn cách giữa các yếu tố trên bản đồ. Việc dịch chuyển các yếu tố theo nguyên tắc yếu tố có độ chính xác thấp theo yếu tố có độ chính xác cao hơn;
b) Trình bày các ghi chú trên bản đồ phải đúng với các đối tượng địa lý cần được ghi chú.
2. Trình bày các yếu tố khác: Bản đồ phụ; bảng diện tích, dân số; bản chú giải và các nội dung khác.
1. Yếu tố cơ sở toán học theo quy định tại Khoản 1 Điều 21.
2. Yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính
a) Thể hiện đầy đủ đường biên giới quốc gia trên đất liền, đường cơ sở;
b) Thể hiện đầy đủ đường địa giới hành chính cấp tỉnh xác định và chưa xác định, phân vùng lãnh thổ hành chính cấp tỉnh;
c) Thể hiện đầy đủ các trung tâm đơn vị hành chính cấp tỉnh;
d) Ghi chú tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
3. Yếu tố thủy văn
a) Đường bờ biển thể hiện ra đến khung trong của bản đồ; tùy theo tỷ lệ bản đồ để khái quát hóa đảm bảo giữ được các nét đặc trưng của từng loại bờ biển và các cửa sông chính;
b) Thể hiện tất cả các đảo và quần đảo của Việt Nam theo chỉ tiêu sau đây: các đảo có diện tích ≥ 0,5 mm2 trên bản đồ được thể hiện theo tỷ lệ; các đảo có diện tích < 0,5 mm2 trên bản đồ thể hiện bằng ký hiệu phi tỷ lệ và được phép lựa chọn đảm bảo hình dạng, hướng và mật độ phân bố; các đảo có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính được ưu tiên lựa chọn; phân biệt đảo san hô và các đảo khác; đá, bãi ngầm, bãi cạn, bãi khác trên biển theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Thể hiện đặc trưng cơ bản các hệ thống sông; sông, suối, kênh mương có chiều dài ≥ 2 cm trên bản đồ; tùy theo đặc điểm địa lý của từng khu vực có thể tăng hoặc giảm chỉ tiêu này đến 1cm; thể hiện các sông, suối, kênh mương có liên quan đến biên giới quốc gia và địa giới hành chính;
d) Các sông, suối, kênh mương có độ rộng ≥ 0,5 mm trên bản đồ thể hiện theo tỷ lệ; các sông, suối có độ rộng nhỏ hơn thể hiện 1 nét và có lực nét giảm dần về phía thượng nguồn. Các sông, suối, kênh, mương 1 nét thể hiện đảm bảo mật độ và hình dạng phân bố;
đ) Thể hiện các hồ có diện tích ≥ 10 mm2 trên bản đồ; các hồ < 10 mm2 có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính hoặc khu vực hiếm nước;
e) Thể hiện các cù lao, cồn cát trên sông có diện tích trên bản đồ ≥ 2 mm2; các cù lao, cồn cát < 10 mm2 và ≥ 0,5 mm2 có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính;
g) Ghi chú địa danh thủy văn sau:
Tên biển, vịnh, vũng, eo biển, cửa sông lớn; tên các sông có chiều dài ≥ 7 cm trên bản đồ; các hồ có diện tích ≥ 25 mm2 trên bản đồ;
Tên các đảo, quần đảo lớn; phải ghi chú tên đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh chủ quản và tên quốc gia Việt Nam kèm theo tên các đảo, quần đảo, đá, bãi ngầm, bãi cạn, bãi khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Ghi chú tên các đối tượng địa lý có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính.
4. Yếu tố địa hình
a) Trên bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước không biểu thị đường bình độ; thể hiện các đường đẳng sâu và phân tầng độ sâu như sau: 200 m, 1500 m, 4000 m; ghi chú điểm độ sâu với mật độ 4 điểm/1dm2 trên bản đồ;
b) Thể hiện các vùng địa hình đặc biệt: Đầm lầy, bãi cát lớn hơn 1cm2 trên bản đồ; phân biệt bãi cát khô và ướt;
c) Thể hiện vị trí các đỉnh núi cao nhất, đặc trưng trong cả nước, đỉnh núi có tên nằm trên đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính; ghi chú độ cao đỉnh núi và tên;
d) Bản đồ hành chính toàn quốc tỷ lệ 1:3.500.000 có thể không thể hiện yếu tố địa hình theo quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 4 của Điều này.
5. Yếu tố dân cư
a) Thể hiện có chọn lọc các điểm dân cư. Thể hiện điểm dân cư bằng ký hiệu phi tỷ lệ, phân loại theo số dân như sau:
Điểm dân cư có số dân từ 1.500.000 người trở lên;
Điểm dân cư có số dân từ 500.000 người đến dưới 1.500.000 người;
Điểm dân cư có số dân từ 250.000 người đến dưới 500.000 người;
Điểm dân cư có số dân từ 100.000 người đến dưới 250.000 người;
Điểm dân cư có số dân từ 50.000 người đến dưới 100.000 người;
Điểm dân cư có số dân dưới 50.000 người.
b) Thể hiện đầy đủ điểm dân cư thị xã, thành phố; các thị trấn lựa chọn biểu thị phù hợp với khả năng dung nạp của bản đồ;
c) Thể hiện có lựa chọn các điểm dân cư nông thôn. Ưu tiên các điểm dân cư có số dân lớn hơn, điểm dân cư có tên gọi là các địa danh nổi tiếng hoặc có tính định hướng đồng thời đảm bảo mật độ phân bố;
d) Ghi chú tên tất cả điểm dân cư đã được lựa chọn và phân loại như sau: thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố trực thuộc tỉnh; thị xã; thị trấn; các điểm dân cư nông thôn;
đ) Phân biệt điểm dân cư là trung tâm hành chính cấp tỉnh, huyện.
6. Yếu tố kinh tế - xã hội
Thể hiện có chọn lọc các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia. Thể hiện có chọn lọc các đối tượng kinh tế - xã hội khác có tính tiêu biểu toàn quốc.
7. Yếu tố giao thông và các đối tượng liên quan
a) Thể hiện đường sắt, đường bộ, đường biển và các đối tượng liên quan; mức độ chi tiết phải phù hợp với tỷ lệ bản đồ thành lập và đảm bảo tính đặc trưng, tính hệ thống của mạng lưới giao thông;
b) Thể hiện tất cả các tuyến đường sắt quốc gia đang được sử dụng; thể hiện các ga chính và ghi chú tên ga nếu có thể;
c) Phân loại đường bộ theo cấp quản lý: Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường khác;
Thể hiện đầy đủ các quốc lộ và ghi chú tên; thể hiện có lựa chọn đường tỉnh, đường huyện; các đường khác chỉ thể hiện khi nối với điểm dân cư; ưu tiên thể hiện các đường bộ có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính;
d) Thể hiện tất cả các tuyến đường biển và cảng biển quốc tế kèm theo ghi chú tên; chọn lọc đường biển và cảng biển nội địa có tính tiêu biểu cho một khu vực;
đ) Thể hiện vị trí tất cả các sân bay quốc tế, kèm theo ghi chú tên. Sân bay nội địa thể hiện có chọn lọc. Không thể hiện các sân bay quân sự.
8. Địa danh trên bản đồ
Các địa danh Việt Nam và nước ngoài thể hiện theo quy định tại:
a) Thông tư số 23/2011/TT-BTNMT ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ (QCVN 37:2011/BTNMT);
b) Quyết định số 24/2007/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh quốc tế thể hiện trên bản đồ;
c) Các danh mục địa danh khác do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
9. Bảng diện tích, dân số, mật độ dân cư các tỉnh, thành phố
a) Thể hiện tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm số liệu công bố mới nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Số liệu kèm theo bao gồm: Diện tích tự nhiên có đơn vị là km2, dân số có đơn vị là người, mật độ dân số có đơn vị là người/km2;
c) Nguyên tắc sắp xếp như sau:
Theo 8 vùng địa lý tự nhiên là Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long; Trong mỗi vùng địa lý tự nhiên, tên các đơn vị hành chính được sắp xếp theo thứ tự: Tên thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh; theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.
10. Các yếu tố khác
a) Tên bản đồ phải là tên nước đầy đủ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Bản chú giải phải giải thích đầy đủ các ký hiệu có trên bản đồ; nội dung được sắp xếp theo thứ tự: yếu tố chuyên môn, yếu tố nền địa lý, yếu tố khác;
c) Các thông tin khác: Ghi chú đầy đủ, chính xác tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản.
11. Các nội dung ngoài lãnh thổ Việt Nam
a) Yếu tố chuyên môn thuộc lãnh thổ nước ngoài chỉ thể hiện đường biên giới quốc gia và ghi chú tên quốc gia;
b) Các yếu tố nền địa lý được biểu thị tương tự các chỉ tiêu tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 của Điều này. Được phép khái quát giảm 30% các chỉ tiêu nội dung theo nguyên tắc khái quát hóa bản đồ.
1. Yếu tố cơ sở toán học theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính
a) Thể hiện đầy đủ đường biên giới quốc gia trên đất liền;
b) Thể hiện đầy đủ đường địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện, xã xác định và chưa xác định; phân vùng hành chính cấp huyện, xã theo đường địa giới tương ứng;
c) Trên bản đồ hành chính cấp tỉnh thể hiện tất cả các mốc địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện; các mốc địa giới hành chính cấp xã có 3 mặt trở lên và kèm theo ghi chú;
d) Trên bản đồ hành chính cấp huyện thể hiện tất cả các mốc địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện, xã và kèm theo ghi chú;
đ) Thể hiện đầy đủ vị trí các trụ sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã;
e) Ghi chú tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã.
3. Yếu tố thủy văn
a) Đường bờ biển thể hiện ra đến khung trong của bản đồ; tùy theo tỷ lệ bản đồ, khái quát hóa đảm bảo giữ lại các nét đặc trưng của từng loại bờ biển và các cửa sông chính;
b) Thể hiện các đảo của Việt Nam theo chỉ tiêu sau đây: Thể hiện tất cả các đảo có diện tích ≥ 0,5 mm2 trên bản đồ theo tỷ lệ; các đảo có diện tích <0,5mm2 trên bản đồ thể hiện phi tỷ lệ và được phép lựa chọn nhưng phải đảm bảo hình dạng, hướng và mật độ phân bố; các đảo có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính được ưu tiên lựa chọn; phân biệt đảo san hô, các đảo khác, đá, bãi cạn, bãi ngầm, bãi khác trên biển theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Thể hiện đặc trưng cơ bản các hệ thống sông; sông, suối, kênh mương có chiều dài ≥ 5 cm trên bản đồ; tùy theo đặc điểm địa lý của từng khu vực có thể tăng hoặc giảm chỉ tiêu này đến 2 cm. Ưu tiên thể hiện các sông, suối, kênh mương có liên quan đến biên giới quốc gia và địa giới hành chính;
d) Các sông, suối, kênh mương có độ rộng ≥ 0,7 mm trên bản đồ thể hiện theo tỷ lệ; các sông, suối có độ rộng nhỏ hơn được vẽ 1 nét và có lực nét giảm dần về phía thượng nguồn. Thể hiện có lựa chọn các sông, suối, kênh, mương 1 nét đảm bảo mật độ và hình dạng phân bố;
đ) Thể hiện các hồ có diện tích ≥ 10 mm2 trên bản đồ; các hồ < 10 mm2 có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính hoặc khu vực hiếm nước;
e) Thể hiện các cù lao, cồn cát trên sông có diện tích trên bản đồ ≥ 2 mm2; các cù lao, cồn cát < 10 mm2 và ≥ 0,5 mm2 có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính;
g) Ghi chú địa danh thủy văn như sau:
Tên biển, vịnh, vũng, eo biển, cửa sông lớn; tên các sông có chiều dài ≥ 7 cm trên bản đồ; các hồ có diện tích ≥ 25 mm2 trên bản đồ;
Tên các đảo lớn và tất cả các quần đảo; phải ghi chú kèm theo tên đơn vị hành chính huyện, tỉnh chủ quản và tên quốc gia Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Ưu tiên ghi chú tên các đối tượng địa lý có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính.
4. Yếu tố địa hình
a) Tùy theo tỷ lệ bản đồ thành lập và đặc điểm địa hình khu vực để lựa chọn khoảng cao đều đường bình độ phù hợp theo quy định Bảng 2:
Bảng 2
STT |
Loại địa hình |
Loại khoảng cao đều |
Bình độ phụ |
1 |
Khu vực đồng bằng |
5 m; 10 m; 20 m |
Khi cần thiết có thể chọn bình độ nửa khoảng cao đều |
2 |
Khu vực trung du và miền núi |
20 m; 50 m; 100 m |
Khi cần thiết có thể chọn bình độ nửa khoảng cao đều |
b) Thể hiện điểm độ cao với mật độ 5 - 6 điểm/1dm2 theo tỷ lệ bản đồ. Các điểm độ cao được lựa chọn là điểm độ cao đặc trưng bao gồm: Đỉnh núi, yên ngựa, điểm cao nhất, thấp nhất trong vùng;
c) Thể hiện bãi cát, đầm lầy có diện tích trên bản đồ ≥ 1 cm2;
d) Thể hiện địa hình núi đá có diện tích trên bản đồ ≥ 1 cm2; các hố castơ có diện tích trên bản đồ ≥ 1 mm2 theo tỷ lệ bản đồ; các khu vực núi đá vôi có nhiều hố castơ nhỏ hơn quy định thể hiện có chọn lọc và đảm bảo đặc trưng phân bố;
đ) Ghi chú tên dãy núi, tên núi, đỉnh núi đặc trưng. Ưu tiên lựa chọn các tên núi, dãy núi có liên quan đến biên giới quốc gia, địa giới hành chính.
5. Yếu tố dân cư
a) Thể hiện và phân biệt dân cư đô thị và dân cư nông thôn;
b) Dân cư đô thị được thể hiện bằng 2 dạng: đồ hình mặt bằng và ký hiệu phi tỷ lệ;
c) Thể hiện đồ hình mặt bằng tất cả các điểm dân cư đô thị có diện tích trên bản đồ ≥ 50 mm2 gồm: Đường bao khu dân cư đô thị và các đường phố chính; các điểm dân cư đô thị có diện tích < 50 mm2 thể hiện bằng ký hiệu phi tỷ lệ;
d) Điểm dân cư nông thôn có diện tích trên bản đồ ≥ 100 mm2 thể hiện đồ hình mặt bằng gồm: Đường bao khu vực dân cư tập trung nhất và đường giao thông chính;
Điểm dân cư tập trung có diện tích trên bản đồ < 100 mm2 thể hiện bằng ký hiệu phi tỷ lệ. Ưu tiên lựa chọn các điểm dân cư có các điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng cấp quốc gia và cấp tỉnh, có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính;
Mật độ thể hiện là 10 điểm/1dm2. Trong trường hợp đặc biệt có thể thay đổi mật độ giới hạn cho phù hợp với khả năng dung nạp của bản đồ;
Điểm dân cư phân bố rải rác dọc theo các đối tượng hình tuyến sử dụng ký hiệu nhà rải rác và đảm bảo mật độ phân bố;
đ) Lựa chọn ghi chú tên các điểm dân cư cho phù hợp với khả năng dung nạp của bản đồ ở các khu vực trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn.
6. Yếu tố kinh tế - xã hội
Thể hiện tất cả các di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh. Các đối tượng kinh tế - xã hội khác thể hiện có chọn lọc.
7. Yếu tố giao thông và các đối tượng liên quan
a) Thể hiện đường sắt, đường bộ và các đối tượng liên quan; mức độ chi tiết thể hiện phù hợp với tỷ lệ bản đồ thành lập và đảm bảo tính đặc trưng, tính hệ thống của mạng lưới giao thông;
b) Thể hiện tất cả các tuyến đường sắt quốc gia đang được sử dụng; thể hiện tất cả ga chính và ghi chú tên ga;
c) Đường bộ được phân loại theo cấp quản lý: Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường khác;
Thể hiện đầy đủ các quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có trong tỉnh và ghi chú tên đường; ghi chú đường đi tới tại nơi đường quốc lộ và đường tỉnh ra khỏi địa giới tỉnh.
d) Thể hiện có lựa chọn các đường bộ khác là đường nối tới điểm dân cư, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện;
đ) Ưu tiên các đường giao thông liên quan đến biên giới quốc gia, địa giới hành chính, đường liên xã;
e) Thể hiện cảng biển quốc tế, cảng biển nội địa đang sử dụng và ghi chú tên;
g) Thể hiện tất cả cảng sân bay quốc tế, nội địa và ghi chú. Không thể hiện các sân bay quân sự.
8. Địa danh trên bản đồ
Các địa danh trên bản đồ thể hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2011/TT- BTNMT ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ (QCVN 37:2011/BTNMT); các danh mục địa danh khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
9. Bảng diện tích, dân số các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện
a) Thể hiện đủ tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tỉnh đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh; tên các đơn vị hành chính cấp xã trong huyện đối với bản đồ hành chính cấp huyện;
b) Số liệu kèm theo bao gồm: Diện tích tự nhiên, đơn vị là km2; dân số, đơn vị là người; mật độ dân số, đơn vị là người/km2 theo số liệu công bố mới nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Nguyên tắc sắp xếp tên và các số liệu:
Tên các đơn vị hành chính được sắp xếp theo thứ tự như sau: thành phố trực thuộc tỉnh, quận, thị xã, huyện và theo trình tự bảng chữ cái tiếng Việt;
Trong mỗi thành phố trực thuộc tỉnh, quận, thị xã, huyện tên các đơn vị hành chính được sắp xếp theo thứ tự như sau: Phường, thị trấn có trung tâm hành chính, thị trấn khác, xã và theo trình tự bảng chữ cái tiếng Việt.
10. Bản đồ phụ bao gồm:
a) Bản đồ phụ của bản đồ hành chính cấp tỉnh là bản đồ hành chính toàn quốc có tỷ lệ phù hợp với khoảng trống trên bản đồ thành lập; nội dung bản đồ theo quy định tại Điều 29 Thông tư này;
b) Bản đồ phụ của bản đồ hành chính cấp huyện là bản đồ hành chính cấp tỉnh có tỷ lệ phù hợp với khoảng trống trên bản đồ thành lập; nội dung bản đồ theo quy định tại Điều 29 Thông tư này;
c) Tỷ lệ, cơ sở toán học, nội dung và ký hiệu màu sắc bản đồ phụ phải thống nhất với bản đồ chính.
11. Bản đồ trung tâm hành chính bao gồm:
a) Bản đồ trung tâm thành phố thuộc tỉnh đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh và bản đồ trung tâm hành chính cấp huyện đối với bản đồ hành chính cấp huyện;
b) Bản đồ trung tâm hành chính chỉ được thiết kế khi trên bản đồ chính không thể hiện được rõ nội dung yếu tố địa giới hành chính;
c) Nguyên tắc thiết kế như sau: Lựa chọn tỷ lệ lớn hơn và là bội số của tỷ lệ bản đồ chính. Cơ sở toán học của bản đồ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5; nội dung theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
12. Các yếu tố khác
a) Tên bản đồ phải là tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh hoặc tên huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh đối với bản đồ hành chính cấp huyện kèm theo cụm từ: Bản đồ hành chính;
b) Bản chú giải phải giải thích đầy đủ các ký hiệu có trên bản đồ; nội dung được sắp xếp theo thứ tự: yếu tố chuyên môn, yếu tố nền địa lý, yếu tố khác;
c) Các thông tin khác: Ghi chú đầy đủ, chính xác tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản.
1. Các bản đồ hành chính toàn quốc, các bản đồ hành chính cấp tỉnh và bản đồ hành chính cấp huyện trong tập bản đồ hành chính nhà nước có nội dung tương tự như nội dung của các bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước, bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện nhà nước tương ứng quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Thông tư này.
2. Được phép tổng quát hóa các chỉ tiêu nội dung tùy tỷ lệ và mục đích sử dụng bản đồ theo nguyên tắc sau:
a) Yếu tố cơ sở toán học của các trang bản đồ trong tập gồm nội dung sau: Khung trong, lưới kinh vĩ tuyến, tỷ lệ và thước tỷ lệ;
b) Các yếu tố chuyên môn phải thể hiện chính xác các đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính; các đảo, quần đảo, đá, bãi ngầm, bãi cạn và các bãi khác kèm theo ghi chú tên và ghi chú chủ quyền thuộc lãnh thổ Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Các yếu tố nền địa lý thể hiện như sau:
Điểm độ cao và tên các núi đặc trưng trong lãnh thổ đơn vị hành chính thành lập bản đồ;
Yếu tố thủy văn, dân cư, giao thông, kinh tế - xã hội của các trang bản đồ trong tập bản đồ được phép tổng quát hóa theo các nguyên tắc của bản đồ học cho phù hợp với tỷ lệ bản đồ; đảm bảo tính thống nhất về các chỉ tiêu kỹ thuật trong các trang bản đồ trong tập.
1. Các bản đồ hành chính thành lập thuộc loại nào có chỉ tiêu nội dung tương tự như nội dung của bản đồ hành chính nhà nước tương ứng quy định tại Điều 26, 27 và 28 Thông tư này.
2. Nội dung bản đồ phải đảm bảo:
a) Các yếu tố cơ sở toán học, chuyên môn theo quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều 28 Thông tư này;
b) Các yếu tố nền địa lý được phép khái quát các chỉ tiêu nội dung tùy tỷ lệ và mục đích sử dụng bản đồ, theo nguyên tắc khái quát bản đồ và quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 28 Thông tư này.
1. Ký hiệu, màu sắc và mẫu chữ của bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước tỷ lệ 1:1.000.000 quy định tại Phụ lục 2 và 3 kèm theo Thông tư này.
Bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước các tỷ lệ khác được phép thay đổi lực nét, kích thước ký hiệu và giữ nguyên màu sắc, kiểu ký hiệu.
2. Ký hiệu, màu sắc và mẫu chữ của bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện nhà nước được quy định tại Phụ lục 6 và 7 kèm theo Thông tư này.
Bản đồ hành chính cấp huyện nhà nước tùy thuộc tỷ lệ bản đồ được phép thay đổi kích thước, lực nét ký hiệu và giữ nguyên màu sắc, kiểu ký hiệu; trong trường hợp cụ thể được thiết kế bổ sung ký hiệu các đối tượng địa lý không có trong Phụ lục 6 và 7 kèm theo Thông tư này.
3. Ký hiệu tập bản đồ hành chính nhà nước, các bản đồ hành chính khác được phép thay đổi kích thước và màu sắc thể hiện nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc trình bày bản đồ và trên cơ sở:
a) Phụ lục 2 và 3 đối với bản đồ hành chính toàn quốc;
b) Phụ lục 6 và 7 đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện.
1. Biên tập trình bày lại một số yếu tố nội dung bản tác giả dạng số cho phù hợp với bản đồ in trên giấy theo nội dung sau:
a) Ngắt nét, dịch tách các ký hiệu cùng màu sắc để đảm bảo độ đọc, bao gồm: Ngắt nét đường bình độ khi đi qua ghi chú độ cao bình độ; ngắt nét đường giao thông khi đi qua các ký hiệu điểm độ cao;
Khi các đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính trùng với các đối tượng hình tuyến (sông, suối, kênh mương, đường giao thông) được thể hiện 1 nét trên bản đồ thì trình bày so le theo các đối tượng này; các đường biên giới quốc gia và địa giới hành chính giữa sông 2 nét được phép vẽ thành đốt địa giới cách đoạn nhưng vẫn đảm bảo ở giữa sông, kênh; độ dài các đốt khoảng từ 1 đến 3 ký hiệu; cách đoạn gấp 2 lần đốt địa giới tại đó. Trong trường hợp đặc biệt có thể thay đổi cho phù hợp đảm bảo tính rõ ràng của đường biên giới quốc gia và địa giới hành chính.
b) Làm nền che cho các ký hiệu;
c) Điều chỉnh các phông chữ ghi chú bản đồ phù hợp với phông chữ của phần mềm chế bản để đảm bảo chữ không bị lỗi phông khi in.
2. In phun, kiểm tra, sửa chữa.
3. In bản tác giả, xác nhận của đơn vị nghiệm thu cấp chủ đầu tư.
4. Bản tác giả phải được xác nhận của đơn vị nghiệm thu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thể hiện yếu tố chuyên môn mới đủ điều kiện xuất bản.
1. Công tác kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm bản đồ hành chính các cấp thực hiện theo Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
2. Nội dung kiểm tra nghiệm thu sản phẩm
Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm bản đồ hành chính các cấp được thực hiện theo từng hạng mục công việc của các sản phẩm sau:
a) Kiểm tra nghiệm thu bản tác giả dạng số;
b) Kiểm tra nghiệm thu bản tác giả trên giấy.
1. Giao nộp sản phẩm
a) Bản tác giả dạng số kèm theo các tệp chuẩn;
b) Bản tác giả in trên giấy có xác nhận của chủ đầu tư, đơn vị kiểm tra cấp chủ đầu tư và đơn vị thực hiện;
c) Hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm cấp đơn vị thi công và cấp chủ đầu tư.
2. Quy cách đóng gói
a) Dữ liệu bản tác giả dạng số và các tệp chuẩn được ghi vào đĩa CD-ROM hoặc DVD; các đĩa phải có chất lượng tốt và chỉ ghi được 1 lần; trong mỗi đĩa phải có các tệp: thư mục nguồn lưu, thư viện ký hiệu, quy định phân lớp được sử dụng;
b) Thông tin trên vỏ và nhãn đĩa CD-ROM hoặc DVD bao gồm: số thứ tự đĩa, tên đơn vị hành chính, tỷ lệ bản đồ, thời gian thực hiện và đơn vị thi công, tên đơn vị kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, ngày ghi đĩa, các thông tin kỹ thuật sản phẩm;
Các thông tin kỹ thuật sản phẩm bao gồm: lưới chiếu, kinh tuyến trục, phương pháp công nghệ thành lập;
c) Sản phẩm trên giấy phải được sắp xếp theo trình tự và đựng trong bao bì làm bằng chất liệu có độ bền cao. Trên bao bì ghi các thông tin như quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Section 1. EDITING SCIENCE OF ADMINISTRATIVE MAPS OF ALL LEVELS
1. Editing science is implemented on the basis of research and on-site survey of map location; documents; dimensions, scale of maps, and regulations on competent authority.
2. Editing science consists of:
a) Identifying scale and layout;
b) Developing outline of science editing.
3. In respect of creating governmental administrative maps, science editing means to develop Project or Technical design - Estimates of administrative map.
4. Science editing must be approved by competent authority.
Article 12. Determining map scale
1. Nationwide governmental administrative maps come in scales of: 1:1.000.000, 1:1.500.000, 1:2.200.000, 1:3.500.000.
2. Provincial-level governmental administrative maps come in scales defined under Appendix 4 attached hereto.
3. District-level governmental administrative maps come in scales that fit paper size of A3, A2, A0, 2A0, 4A0 depending on use purpose and economic factors.
4. Scale of administrative maps and commune-level maps in nationwide, provincial-level, district-level governmental atlases must be able to accommodate geographical features within paper size of A4 or A3; scale of maps in administrative atlases must be consistent and easy to compare.
5. Scales of other administrative maps of all levels will be determined by use purpose.
6. Denominator of scale of administrative maps must be rounded to the nearest thousandth.
Article 13. Determining map layout
1. Nationwide governmental administrative map
a) Maps must be able to fully convey Vietnamese territory including mainland, islands, archipelagos; especially all islands and archipelagoes in their entirety according to regulations of competent authority;
b) Frame line is rectangular and displayed as shown under Appendix 1 attached hereto;
c) Maps must show Vietnamese territory from 102o - 118o meridian East; 04o 30’ - 23o 30’ parallel North;
d) Map name must be the full name: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Socialist Republic of Vienam) and displayed above the north frame line;
dd) Map scale and scale indicator; name of presiding authority; name of entity creating the map; name and origin of component documents; name of publisher and publishing director; name of printing entity; information of publishing permit; copyright; publishing year must be displayed below the south frame line;
e) Legend is located outside of Vietnamese territory illustration;
g) Depending on use purpose, legends containing area, population, population density of provinces and central-affiliated cities and secondary map can be positioned outside of Vietnamese territory illustration;
h) Other information is reasonably positioned below the south frame line of the map.
2. Provincial-level, district-level governmental administrative maps
a) The maps must convey the respective administrative division in the center in its entirety; administrative divisions of the same level of adjacent countries excluding geographical features; shoreline where applicable;
b) Frame line is rectangular and displayed as shown under Appendices 5a and 5b attached hereto;
c) Map name must be the full name of provincial-level, district-level administrative division and located above or below the north frame line;
d) Maps are divided into grids which are numbered with natural number from north to south, east to west;
dd) Map scale and distance scaling; name of presiding authority; name of entity creating the map; name and origin of component documents; name of publisher and publishing director; name of printing entity; information of publishing permit; copyright; publishing year must be displayed below the south frame line;
e) Legend; secondary maps; legend containing area, population of provinces and district-level cities or legend containing area, population of district or secondary map are positioned outside of the main territory illustration;
g) Other information is positioned outside and below south frame line.
3. Governmental atlases
a) Governmental atlases must convey all required administrative divisions in their entirety and may include secondary maps, statistics tables to clarify specialized information that is not included in primary maps;
b) Arrangement of maps within governmental atlases must comply with the following principle: From general to specific; from higher levels to lower levels; from overview to specific; from higher parallel to lower parallel, from lower meridian to higher meridian;
c) Layout of each page in governmental atlases must be complete, consistent, and appropriate to each type of administrative maps according to Clause 1 and Clause 2 of this Article;
d) Structure of nationwide governmental atlases: Cover; secondary cover; publishing procedures; preface; table of content; symbol, nationwide administrative map; provincial-level administrative maps; list of administrative divisions, area, population of provincial-level and district-level administrative divisions; lookup table for locations included in the atlases;
dd) Structure of provincial-level governmental atlases: Cover; secondary cover; publishing procedures; preface; table of content; symbol, provincial-level administrative maps; district-level administrative maps; list of administrative divisions, area, population of district-level and commune-level administrative divisions;
e) Structure of district-level governmental atlases: Cover; secondary cover; publishing procedures; preface; table of content; symbol; commune-level maps, list of administrative destinations, area and population of commune-level administrative divisions; lookup table for locations included in the atlases;
4. Other administrative maps
Depending on use purpose and type of administrative maps, appropriate structure and composition will be decided while maintaining territorial integrity and regulation under Points a, b, and c Clauses 1, 2, and 3 of this Article.
Article 14. Developing editing science outline
1. Editing science outline is implemented on the basis of research and on-site survey of map location; documents; dimensions, scale of maps, and regulations on competent authority.
2. Editing science outline consists of:
a) Objectives, requirements;
b) Territorial geological characteristics;
c) Documents and use instructions;
d) Composition and contents;
dd) Technological solutions used for map creation.
3. Science editing outline must be approved by competent authority.
Section 2. TECHNICAL EDITING OF ADMINISTRATIVE MAPS OF ALL LEVELS
1. Technical editing is developed on the basis of studying details and technical requirements under approved science editing.
2. Technical editing consists of:
a) Document collection and evaluation;
b) Development of detail editing plan;
c) Design of symbol library and layering of contents.
Article 16. Document collection and evaluation
1. Collect documents in accordance with approved science editing outline.
2. Evaluate appropriate solutions in accordance with science editing outline.
Article 17. Development of detail editing plan
1. Detail editing plan serves to guide editing of contents and presentation of each map on the basis of regulations of science editing outline.
2. Detail editing plan consists of:
a) Solutions for handling, using existing documents;
b) Identification of missing documents or information that need to be collected and additional on-site inspection;
c) Realization of displayed details appropriate to geographical characteristics of each area.
Article 18. Design of symbol library and layering of contents
1. Design of symbol library must meet requirements below:
a) Symbols are designed during editing phase of map creation;
b) Symbols must adhere to samples under Appendices 2, 3, 6, and 7 attached hereto;
c) In respect of details that are not specified under Appendices 2, 3, 6, and 7 attached hereto, design additional symbols. Additionally designed symbols must meet aesthetic and consistency requirements according to Appendices 2, 3, 6, and 7 attached hereto.
2. Design of symbol library, layering of contents, storage folders must be adequate, logical, and convenient in editing, data searching, and suitable for map creation editing.
3. Symbol library and layering of contents for development of digital author copies of governmental administrative maps must conform to technical standards promulgated by competent authority. This technical standard is encouraged for application to other administrative maps.
Section 3. DEVELOPMENT OF DIGITAL AUTHOR COPIES OF ADMINISTRATIVE MAPS OF ALL LEVELS
Article 19. Development of digital author copy
Development of digital author copy consists of:
1. Document preparation.
2. Mathematical basis development.
3. Content editing.
4. On-site inspection.
5. Inspection result update.
6. Digital author copy standardization.
Article 20. Document preparation
1. Study technical editing and relevant documents.
2. Prepare documents, database, and software required.
3. Copy standard files to the correct folders.
4. Create backup folders.
Article 21. Mathematical basis development
1. Nationwide governmental administrative map
a) Frame line: East and West frame lines are parallel to the prime meridian whereas the North and South frame lines are perpendicular to the prime meridian;
b) Maps are divided into grids which are numbered with natural number from north to south, west to east;
c) Nationwide governmental administrative maps shall cover 2 degrees of longitude and 20 degrees of latitude regardless of scale;
d) 2 to 4 national coordinates and elevation points are included in a geographical region of the map; these coordinates and elevation points can be left out in nationwide administrative maps of 1:3.500.000 scale;
dd) Specify scale and scale indicator of maps.
2. Provincial-level, district-level governmental administrative maps
a) Frame line: East and West frame lines are parallel to the prime meridian whereas the North and South frame lines are perpendicular to the prime meridian;
b) Maps are divided into grids which are numbered with natural number from north to south, west to east;
c) Longitude to latitude density of provincial-level, district-level governmental administrative maps is specified under Schedule 1:
Schedule 1
Map scale |
Longitude to latitude density |
1:2.000 - 1:5.000 |
2′ x 2′ |
1:6.000 - 1:25.000 |
5′ x 5′ |
1:26.000 - 1:80.000 |
10′ x 10′ |
1:81.000 - 1:150.000 |
20′ x 20′ |
d) 2 to 4 national coordinates and elevation points are included in the main administrative division of the map;
dd) Specify scale and scale indicator of maps.
3. Atlases of governmental administrative maps and other administrative maps
a) Mathematical basis including: Longitude and latitude grid and note, scale or scale indicator, frame line;
b) Depending on the purpose of the map, dimensions of longitude and latitude grid can be rounded to the degree or minute accordingly.
1. Contents of the map must be edited to meet the correct format and layer in administrative maps according to selected technologies in science editing outline.
2. Choose, brief, and present elements of administrative maps in order to meet criteria under Articles 26, 27, 28, and 29 of this Circular depending on the type of administrative map.
3. Perform inkjet printing serving on-site inspection.
Article 23. On-site inspection
On-site inspection consists of:
1. Verify and amend elements of the map according to real life.
2. Add new real life elements to the map.
3. Collect documents, maps, legislative documents to accommodate internal update and editing.
Article 24. Inspection result update
1. Transfer on-site inspection results and other locally collected documents to digital author copy.
2. All update must:
a) Ensure accuracy of the map;
b) Ensure authenticity and adequacy according to physical inspection results;
c) Ensure consistency with elements available on the map.
Article 25. Standardization of digital author copy
1. Present map elements as per the law and ensure that:
a) Positioning relativity and separation between elements on the map. The translation of elements complies with the principle that elements with a lower accuracy adhere to elements with a higher accuracy;
b) Notes must be presented in a manner that adheres to geographical features to which the notes are added.
2. Present other elements: Secondary maps; area and population legends; legends and other contents.
Article 26. Contents of nationwide governmental administrative maps
1. Mathematical basis elements according to Clause 1 Article 21.
2. National border, administrative division border elements
a) Fully depict national land border and base line;
b) Fully depict defined and undefined provincial-level administrative division border, and locales within provincial-level administrative divisions;
c) Fully depict centers of provincial-level administrative divisions;
d) Specify name of provincial-level administrative divisions.
3. Hydrography elements
a) Shoreline is depicted from frame line of the map; depending on map scale, generalize while maintaining characteristics of shorelines and main estuaries;
b) Depict all Vietnam’s islands archipelagos as follows: islands whose map depiction is ≥ 0,5 mm2 are shown depending on map scale; islands whose map depiction is < 0,5 mm2 are shown by non-scaling symbols with chosen shape, direction, and density; islands relevant to national border, administrative division border are prioritized; distinction is made between coral islands and other islands; rocks, shoals, banks at request of competent authority;
c) Depict basic characteristics of river system; rivers, canals, channels whose map depiction is ≥ 2 cm in length; depending on geographical characteristics of each area, this length criterion can be increased or decreased by 1 cm; depict rivers, canals, channels relevant to national border and administrative division border;
d) Rivers, canals, and channels whose map depiction is ≥ 0,5 mm in length are shown depending on map scale; rivers, canals, and channels of a smaller width are shown in single line tapered towards the headstream. Rivers, canals, channels depicted by single line must satisfy density and shape requirements;
dd) Depict lakes whose map depiction ≥ 10 mm2; lakes whose map depiction < 10 mm2 relevant to national border, administrative division border or areas suffering from water scarcity;
e) Depict river islands whose map depiction ≥ 2 mm2; river islands whose map depiction < 10 mm2 and ≥ 0,5 mm2 relevant to national border and administrative division border;
g) Note the following hydrography features:
Name of beaches, gulfs, estuaries; name of rivers whose map depiction is ≥ 7 cm in length; lakes whose map depiction is ≥ 25 mm2;
Name of major islands and archipelagoes; name of district-level administrative divisions, respective provinces, the country of Vietnam, name of islands, archipelagoes, rocks, banks, shoals at request of competent authority;
Specify name of geological features relevant to national border and administrative division border.
4. Topography elements
a) Nationwide governmental administrative maps omit contour lines; show isobath and stratification at 200 m, 1500 m, 4000 m; specify depth with density of 4 points/1 dm2 on the map;
b) Depict areas with special topography: Swamps and sand mass whose map depiction is > 1 cm2; distinction must be made between dry and wet sand mass;
c) Depict locations of the highest and distinct mounts in Vietnam, named mounts located on national border, administrative division border; specify height and name of mounts;
d) Nationwide administrative maps of 1:3.500.000 scale may omit topography elements according to Points a, b, and c Clause 4 of this Article.
5. Population elements
a) Selectively depict residential areas. Depict residential areas by non-scaling symbols depending on population:
At least 1.500.000 people;
From 500.000 to 1.500.000 people;
From 250.000 to 500.000 people;
From 100.000 to 250.000 people;
From 50.000 to 100.000 people;
Less than 50.000 people.
b) Fully depict residential areas of communes; selectively depict residential areas of towns depending on tolerance of the map;
c) Selectively depict rural residential areas. Prioritize residential areas with higher population count, residential areas named after famous locations or named after direction to famous locations while maintaining separation density;
d) Insert name of all selected residential areas and classify as follows: capital city, central-affiliated cities; district-level cities; communes; towns; rural residential areas;
dd) Distinction between whether residential areas are administrative centers of provinces, districts.
6. Socio-economic factors
Selectively depict historical and cultural heritages, sceneries under national level. Selectively depict other socio-economic elements of national level.
7. Traffic and relevant elements
a) Depict railways, roads, seaways, and relevant elements; level of detail must be appropriate to the map scale and characteristics, systematic properties of traffic network;
b) Fully depict national railways in use; depict primary stations and specify station name if possible;
c) Classify roads by level: National highway, provincial road, district-level road, other road;
Fully depict national highways and specify name; selectively depict provincial roads, district-level roads; only depict other roads that connect to residential areas; prioritize roads relevant to national border and administrative division border;
d) Fully depict international seaways and seaports with their name; selectively depict seaways and inland seaports distinct to certain areas;
dd) Fully depict international airports and their name. Selectively depict domestic airports. Omit military airports.
8. Locations on the map
Vietnamese and foreign locations are depicted in accordance with:
a) Circular No. 23/2011/TT-BTNMT dated July 6 of 2011 of the Minister of Natural Resources and Environment;
b) Decision No. 24/2007/QD-BTNMT dated December 31 of 2007 of the Minister of Natural Resources and Environment;
c) Other list of locations promulgated by the Ministry of Natural Resources and Environment.
9. Area, population, population density legends of provinces and cities
a) Depict name of provinces and central-affiliated cities and the latest data of competent authority;
b) Accompanying data include: Natural area in km2, population in people, population density in people/km2;
c) Arrangement principle:
In 8 natural geographic regions that are North West, North East, Red River Delta, North Central Coast, South Central Coast, Central Highlands, Southeast, Mekong Delta; In each geographic region, name of administrative divisions are arranged as follows: Name of capital, central-affiliated city, province; in Vietnamese alphabetical order.
10. Other elements
a) Name of the map must be the full country name: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Socialist Republic of Vietnam);
b) Legends must explain all symbols on the map; the contents are arranged in the following order: field-specific elements, geography elements, other elements;
c) Other information: Fully and accurately specify name of presiding agency; name of entity creating the map; name and origin of component documents; name of publishers and publishing director; name of printing entity; information publishing license; copyright; publishing year.
11. Details outside of Vietnamese territory
a) Field-specific elements in foreign territory only include national border and name of country;
b) Basic geography elements are depicted as indicated in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, and 8 of this Article. It is permissible to reduce 30% of the contents in a manner compliant with map generalization principle.
Article 27. Contents of provincial-level, district-level governmental administrative maps
1. Mathematical basis elements according to Clause 2 Article 21 hereof.
2. National border, administrative division border elements
a) Fully depict national land border;
b) Fully depict defined and undefined border of provincial-level, district-level, commune-level administrative divisions; district-level, commune-level zones depending on geographic border;
c) Provincial-level administrative maps must depict all provincial-level, district-level administrative division markers; commune-level administrative division markers with at least 3 sides and notes;
d) District-level administrative maps must depict all provincial-level, district-level, commune-level administrative division markers and notes;
dd) Fully depict locations of People’s Committees of provinces, districts, communes;
e) Specify name of district-level, commune-level administrative divisions.
3. Hydrography elements
a) Shoreline is depicted from frame line of the map; depending on map scale, generalize while maintaining characteristics of shorelines and main estuaries;
b) Depict all Vietnam’s islands archipelagos as follows: islands whose map depiction is ≥ 0,5 mm2 are shown depending on map scale; islands whose map depiction is < 0,5 mm2 are shown by non-scaling symbols with chosen shape, direction, and density; islands relevant to national border, administrative division border are prioritized; distinction is made between coral islands and other islands; rocks, shoals, banks at request of competent authority;
c) Depict basic characteristics of river system; rivers, canals, channels whose map depiction is ≥ 5 cm in length; depending on geographical characteristics of each area, this length criterion can be increased or decreased by 2 cm. Prioritize rivers, canals, channels relevant to national border and administrative division border;
d) Rivers, canals, and channels whose map depiction is ≥ 0,7 mm in length are shown depending on map scale; rivers, canals, and channels of a smaller width are shown in single line tapered towards the headstream. Rivers, canals, channels depicted by single line must satisfy density and shape requirements;
dd) Depict lakes whose map depiction ≥ 10 mm2; lakes whose map depiction < 10 mm2 relevant to national border, administrative division border or areas suffering from water scarcity;
e) Depict river islands whose map depiction ≥ 2 mm2; river islands whose map depiction < 10 mm2 and ≥ 0,5 mm2 relevant to national border and administrative division border;
g) Note the following hydrography features:
Name of beaches, gulfs, estuaries; name of rivers whose map depiction is ≥ 7 cm in length; lakes whose map depiction is ≥ 25 mm2;
Name of all major islands and all archipelagoes; note name of presiding district-level, provincial-level administrative division, full country name at request of competent authority;
Specify name of geological features relevant to national border and administrative division border.
4. Topography elements
a) Depending on map scale and local topography characteristics, choose contour interval of contour lines in accordance with Schedule 2.
Schedule 2
No. |
Type of terrain |
Type of contour interval |
Secondary elevation |
1 |
Plateau |
5 m; 10 m; 20 m |
Where necessary, it is permissible to choose elevation equal half the contour interval |
2 |
Highland and mountainous region |
20 m; 50 m; 100 m |
Where necessary, it is permissible to choose elevation equal half the contour interval |
b) Depict elevation points with density of 5 - 6 points/1 dm2 depending on map scale. Selected elevation points are characteristic points, including: Mounts, ridges, lowest and highest points in the area;
c) Depict sand mass and swamps whose map depiction is ≥ 1 cm2;
d) Depict rocky terrains whose map depiction ≥ 1 cm2; karst lakes whose map depiction ≥ 1 mm2 depending on map scale; selectively depict limestone mountain areas with smaller karst lakes while maintaining separation;
dd) Specify name of characteristic ridges, mountains, mounts. Prioritize mountains and ridges relevant to national border, administrative division border.
5. Population elements
a) Depict and make the distinction between urban and rural residential areas;
b) Urban residential areas are depicted in 2 forms: plan view illustration and non-scaling symbols;
c) Depict plan view illustrations of all urban residential areas whose map depiction ≥ 50 mm2 including: Roads surrounding residential urban areas and main roads; depict urban residential areas whose map depiction < 50 mm2 using non-scaling symbols;
d) Depict plan view illustrations of rural residential areas whose map depiction ≥ 100 mm2, including: Roads surrounding the most populated residential areas and main roads;
Depict Populated residential areas whose map depiction < 100 mm2 using non-scaling symbols. Prioritize residential areas containing historical, cultural heritages, famous scenery of national-level and provincial-level and/or relevant to national border, administrative division border;
Depiction density is 10 points/1 dm2. Where necessary, it is permissible to change depiction density to fit map spacing;
Depict residential areas scarcely distributed along line-type features using scattered housing symbols;
dd) Specify name of residential areas appropriate to map spacing in centers of cities, communes, towns.
6. Socio-economic factors
Depict all historical heritages, artistic and architecture heritages, archaeology sites, scenery of national-level, provincial-level. Selectively depict other socio-economic elements.
7. Traffic and relevant elements
a) Depict railways, roads, seaways, and relevant elements; level of detail must be appropriate to the map scale and characteristics, systematic properties of traffic network;
b) Fully depict all national railways in use; fully depict all primary stations and station name;
c) Classify roads by level: National highway, provincial road, district-level road, other road;
Fully depict national highways, provincial roads, district-level roads with their name; specify roads leading to national highways and provincial roads leading away from said provinces.
d) Selectively depict other roads that are roads leading to residential areas, national highways, provincial roads, district-level roads;
dd) Prioritize roads relevant to national border, administrative division border, inter-commune roads;
e) Depict international seaports, inland seaports in use and their name;
g) Depict all international airports, domestic airports and notes. Omit military airports.
8. Locations on the map
Map locations are depicted in accordance with Circular No. 23/2011/TT-BTNMT dated July 6 of 2011 of the Minister of Natural Resources and Environment and list of locations promulgated by competent authority.
9. Area, population legends of provincial-level, district-level administrative divisions
a) Fully depict district-level, commune-level administrative divisions in case of provincial-level administrative maps; commune-level administrative divisions in case of district-level administrative maps;
b) Additional data include: Natural area, in km2; population, in people; population density, in people/km2 depending on the latest data published by competent authority;
c) Name and data arrangement principles:
Name of administrative divisions are arranged in the following order: district-level cities, commune-level cities and in Vietnamese alphabetical order;
In each district-level city, commune-level city, name of administrative divisions are arranged in the following order: Wards, towns with administrative centers, other towns, communes, and Vietnamese alphabetical order.
10. Secondary maps include:
a) Secondary maps of provincial administrative maps are nationwide administrative maps of a scale appropriate to the remaining space of the map; contents of secondary maps conform to Article 29 hereof;
b) Secondary maps of district-level administrative maps are provincial administrative maps of a scale appropriate to the remaining space of the map; contents of secondary maps conform to Article 29 hereof;
c) Scale, mathematical basis, contents, symbols, and color of secondary maps must be consistent with those of primary maps.
11. Maps of administrative centers include:
a) Maps of centers of district-level cities in case of provincial administrative maps and maps of centers of district-level administrative maps in case of district-level administrative maps;
b) Maps of administrative centers are only designed where primary maps fail to depict administrative division border;
c) Design principles: Choose a higher scale that is a multiplier of that of the primary maps. Mathematical basis of the map conforms to Clause 2 Article 5; contents of the map conform to Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, and 8 of this Article.
12. Other elements
a) Map name must be name of province, central-affiliated city in case of provincial administrative maps or name of district, district-level city in case of district-level administrative map attached to a phrase: “Bản đồ hành chính” (Administrative map);
b) Legends must explain all symbols on the map; the contents are arranged in the following order: field-specific elements, geology elements, other elements;
c) Other information: Fully and accurately specify name of presiding agency; name of entity creating the map; name and origin of component documents; name of publishers and publishing director; name of printing entity; information publishing license; copyright; publishing year.
Article 28. Contents of governmental administrative atlases
1. Nationwide administrative maps, provincial administrative maps, district-level administrative maps in governmental administrative shall have contents similar to those of nationwide governmental administrative maps, provincial government administrative amps, district-level governmental administrative respectively under Article 26 and Article 27 hereof.
2. It is permissible to generalize contents depending on scale and purpose of the map on the principles below:
a) Mathematical basis of maps in an atlas consists of: Frame line, meridian and parallel grid, scale and scale indicator;
b) Elements that must be accurately depicted including national border, administrative division border; islands, archipelagos, shoals, submerged rocks, other submerged masses and name, Vietnamese sovereignty at request of competent authority;
c) Background geographic elements are depicted as follows:
Elevation points and name of characteristic mountains in the administrative divisions;
Hydrography, population, traffic, socio-economic elements of maps in atlases can be generalized in accordance with cartography principles to fit map scale and in order to ensure consistency in terms of technical criteria across all maps in the atlases.
Article 29. Contents of other administrative maps
1. Each type of administrative maps must have contents similar to those of respective type of governmental administrative maps under Articles 26, 27, and 28 hereof.
2. Map contents must include:
a) Mathematical basis elements, field-specific elements according to Point a and Point b Clause 2 Article 28 hereof;
b) Background geography elements may be generalized depending on scale and purpose in a manner compliant with map generalization principles and Point c Clause 2 Article 28 hereof.
Section 4. FINAL EDITING OF AUTHOR COPY OF ADMINISTRATIVE MAPS OF ALL LEVELS
Article 30. Symbols of administrative maps of all levels
1. Symbols, color, and font used in 1:1.000.000 nationwide governmental administrative maps are specified under Appendix 2 and Appendix 3 attached hereto.
Nationwide governmental administrative maps of other scales may contain lines of different pattern, symbols of different dimension with the same symbol color and types.
2. Symbols, color, and font used in provincial, district-level governmental administrative maps are specified under Appendix 6 and Appendix 7 attached hereto. .
District-level governmental administrative maps may contain symbols of different dimensions, pattern with the same color and types depending on map scale; it is permissible to design additional symbols for geographical features not mentioned under Appendix 6 and Appendix 7 attached hereto on a case-by-case basis.
3. Symbols of governmental administrative atlases and other administrative maps may contain different dimensions and color while maintaining presentation principles and adhering to:
a) Appendix 2 and Appendix 3 in case of nationwide administrative maps;
b) Appendix 6 and Appendix 7 in case of provincial, district-level administrative maps.
Article 31. Final editing of author copy
1. Edit re-presentation of several elements in digital author copies to suit physical printing as follows:
a) Dotting lines, separating symbols of the same color to ensure readability, including: Dotted contour lines where they cross elevation note; dotted traffic lines where they cross elevation symbols;
Where national border or administrative division border overlaps other line-type features (river, stream, canal, channel, road) that are depicted as single lines, such border will be presented parallel to the aforementioned features; where national border or administrative division border is between rivers depicted by double lines, such border is depicted as intermittent territorial nodes while staying between said rivers; length of each node ranges from dimensions of 1 to 3 symbols; distance between each node equals twice the dimensions of the node. In special cases, parameters above can be changed to ensure coherence of national border and administrative division border.
b) Implement background for symbols;
c) Adjust font of notes to match that of editing software to prevent font error when printing.
2. Implement inkjet printing, inspection, repair.
3. Print author copy, verification of commissioning entities at the same level as project developers.
4. Author copy must be verified by commissioning entities and competent authority regarding presentation of field-specific elements before being published.
Article 32. Inspection and commissioning
1. Inspecting and commissioning administrative maps of all levels shall conform to Circular No. 02/2007/TT-BTNMT dated February 12 of 2007 of the Minister of Natural Resources and Environment.
2. Commissioning and inspection contents
Commissioning and inspecting administrative maps of all levels include:
a) Commissioning and inspecting digital author copy;
b) Commissioning and inspecting physical author copy.
Article 33. Submission and packaging
1. Submission
a) Digital author copy and standard files;
b) Physical author copy verified by project developer, inspecting entities at the same level as project developers, and implementing entities;
c) Inspection and commissioning dossiers for implementing entities and project developers.
2. Packaging
a) Data of digital author copy and standard files are written in CD-ROM or DVD; the disks are of high quality and only written once; each disk must contain the following folders: save sources, symbol library, layering regulations;
b) Information on case and label of CD-Rom or DVD includes: disk number, name of administrative division, map scale, date, implementing entity, inspecting and commissioning entity, disk burning date, technical specification;
Technical specifications include: projection grid, prime meridian, technology solution;
c) Physical products must be arranged in order and contained in highly durable packaging. Packaging shall contain information under Point b Clause 2 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực