Chương III Thông tư 43/2015/TT-BTNMT hiện trạng môi trường bộ chỉ thị môi trường quản lý số liệu quan trắc môi trường: Quản lý số liệu quan trắc môi trường
Số hiệu: | 43/2015/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Minh Quang |
Ngày ban hành: | 29/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 16/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1123 đến số 1124 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường với nhiều quy định về: lập, phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường; xây dựng, sử dụng bộ chỉ thị; báo cáo số liệu quan trắc môi trường,… được ban hành ngày 29/09/2015.
1. Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
- Các đánh giá trong báo cáo hiện trạng môi trường được quy định tại Thông tư 43
+ Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu về môi trường với các mục tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong báo cáo hiện trạng môi trường.
+ Đánh giá chất lượng môi trường vùng, khu vực, tỉnh, thành phố đối với báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia; đánh giá chất lượng môi trường quận, huyện, xã đối với báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương.
+ Đánh giá chất lượng môi trường giữa các năm và giữa các kỳ báo cáo.
+ Đánh giá các thông số môi trường, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng bộ chỉ thị môi trường theo Thông tư số 43/2015-BTNMT
+ Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng bộ chỉ thị môi trường quốc gia theo Khoản 2 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Định kỳ 05 năm một lần, Tổng cục Môi trường rà soát, trình Bộ TNMT xem xét sửa đổi, bổ sung bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
+ Sở TNMT giúp UBND cấp tỉnh xây dựng bộ chỉ thị môi trường địa phương theo Khoản 3 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 bảo đảm số lượng chỉ thị đạt tối thiểu 75% số lượng chỉ thị môi trường quốc gia và đủ 05 thành phần theo mô hình DPSIR.
2. Quản lý số liệu quan trắc môi trường
Số liệu quan trắc môi trường được Thông tư 43/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
- Số liệu quan trắc môi trường gồm:
+ Kết quả quan trắc môi trường định kỳ, kết quả quan trắc môi trường liên tục của chương trình quan trắc môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư 43 Bộ Tài nguyên môi trường;
+ Báo cáo kết quả quan trắc môi trường, bao gồm: báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo đợt và báo cáo tổng hợp năm (đối với quan trắc định kỳ); báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo tháng, quý và năm (đối với quan trắc liên tục). Các báo cáo kết quả quan trắc phải bao gồm kết quả thực hiện QA/QC trong quan trắc môi trường.
- Thông tư 43/2015 quy định chương trình quan trắc môi trường:
+ Chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông và hồ liên tỉnh; vùng kinh tế trọng điểm; môi trường xuyên biên giới và chương trình quan trắc môi trường tại các vùng có tính đặc thù;
+ Chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc thành phần môi trường trên địa bàn;
+ Chương trình quan trắc môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc chất phát thải và quan trắc các thành phần môi trường theo pháp luật.
Thông tư 43 còn quy định phương pháp xây dựng, nguồn thông tin phục vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường; quản lý, sử dụng bộ chỉ thị môi trường; quản lý, chế độ báo cáo số liệu quan trắc môi trường;… Thông tư sô 43/2015/BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/12/2015.
Văn bản tiếng việt
1. Số liệu quan trắc môi trường gồm:
a) Kết quả quan trắc môi trường định kỳ, kết quả quan trắc môi trường liên tục của chương trình quan trắc môi trường quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Báo cáo kết quả quan trắc môi trường, bao gồm: báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo đợt và báo cáo tổng hợp năm (đối với quan trắc định kỳ); báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo tháng, quý và năm (đối với quan trắc liên tục). Các báo cáo kết quả quan trắc phải bao gồm kết quả thực hiện QA/QC trong quan trắc môi trường.
2. Chương trình quan trắc môi trường:
a) Chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông và hồ liên tỉnh; vùng kinh tế trọng điểm; môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù;
b) Chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc thành phần môi trường trên địa bàn;
c) Chương trình quan trắc môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc chất phát thải và quan trắc các thành phần môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý số liệu quan trắc môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý số liệu quan trắc môi trường của địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
3. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý số liệu quan trắc môi trường theo quy định tại Khoản 3 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được giao kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình quan trắc môi trường quốc gia có trách nhiệm gửi Tổng cục Môi trường số liệu quan trắc môi trường có liên quan quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường số liệu quan trắc môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều này thực hiện báo cáo cho cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này có trách nhiệm kiểm soát, bảo đảm chất lượng, tính chính xác và độ tin cậy của số liệu quan trắc môi trường.
6. Việc báo cáo số liệu quan trắc môi trường quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4 Điều này thực hiện theo hình thức, tần suất quy định tại Điều 22, Điều 23 Thông tư này.
1. Hình thức số liệu quan trắc môi trường:
a) Định dạng số liệu quan trắc môi trường: số liệu quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này được lưu trong tệp (file) máy tính định dạng word (.doc hoặc .docx) đối với báo cáo quan trắc môi trường; dạng file excel (.xls hoặc .xlsx) đối với kết quả quan trắc định kỳ; file text đối với kết quả quan trắc tự động, liên tục; được in trên giấy (trừ kết quả quan trắc tự động, liên tục);
b) Mẫu báo cáo kết quả quan trắc định kỳ đợt, năm thực hiện theo quy định tại Biểu A1, Biểu A2, mẫu báo cáo kết quả quan trắc không khí tự động, liên tục thực hiện theo quy định tại Biểu A3, Biểu A4, mẫu báo cáo kết quả quan trắc nước tự động, liên tục thực hiện theo quy định tại Biểu A5, Biểu A6 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Kết quả quan trắc định kỳ được lưu dạng tệp (file) excel (.xls hoặc .xlsx), định dạng chuẩn Unicode; kết quả quan trắc tự động, liên tục (bao gồm kết quả quan trắc và kết quả hiệu chuẩn) được lưu dạng tệp text, định dạng chuẩn ASCII (tiếng Việt không dấu).
2. Gửi, tiếp nhận số liệu quan trắc môi trường:
a) Các báo cáo và kết quả quan trắc được đóng thành quyển, có chữ ký, đóng dấu của cơ quan báo cáo, gửi 01 bản đến cơ quan tiếp nhận quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều 21 Thông tư này. Các tệp báo cáo được gửi qua thư điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận;
b) Cơ quan tiếp nhận báo cáo xác nhận bằng văn bản về việc nhận báo cáo cho các đơn vị thực hiện báo cáo. Văn bản xác nhận là căn cứ xác định việc hoàn thành nhiệm vụ quan trắc môi trường.
1. Đối với các đơn vị thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, tần suất báo cáo như sau:
a) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc;
b) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường theo tháng, quý trước ngày 15 của tháng tiếp theo;
c) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.
d) Truyền liên tục theo thời gian thực kết quả quan trắc tự động, liên tục.
2. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, tần suất báo cáo như sau:
a) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 31 tháng 3 của năm sau;
b) Truyền trực tuyến liên tục (24/24 giờ) kết quả quan trắc tự động, liên tục về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả quan trắc truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin và đạt tối thiểu 80% tổng số kết quả quan trắc dự kiến của chương trình quan trắc.
3. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ:
a) Số liệu quan trắc môi trường của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư này gửi báo cáo kết quả quan trắc định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thực hiện truyền liên tục kết quả quan trắc tự động, liên tục theo thời gian thực về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương
1. Cơ quan được giao quản lý số liệu quan trắc môi trường quy định tại Điều 20 Thông tư này có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổng cục Môi trường xây dựng, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường địa phương.
3. Định kỳ hàng năm, Tổng cục Môi trường cập nhật, công bố danh mục số liệu quan trắc môi trường quốc gia trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường.
4. Định kỳ hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật, công bố danh mục số liệu quan trắc môi trường của địa phương trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tàì nguyên và Môi trường.
ENVIRONMENTAL MONITORING DATA MANAGEMENT
Article 19. Environmental monitoring data
1. The environmental monitoring data includes:
a) Periodical environmental monitoring result and continuous environmental monitoring result of the environmental monitoring program set forth in Clause 2 of this Article;
b) A report on result of environmental monitoring includes: a periodical report on result of environmental monitoring and annual general report (for periodical monitoring); monthly, quarterly and yearly reports on result of environmental monitoring (for continuous monitoring). Reports on monitoring result must include the implementation result of QA/QC in environmental monitoring.
2. The environmental monitoring programs:
a) The national environmental monitoring program includes environmental monitoring programs at inter-provincial river and lake basins; key economic zones; trans-border and geographically distinct zones.
b) The provincial environmental monitoring program includes monitoring programs on environmental components in the area;
c) The environmental monitoring program of industrial parks, export processing zones, high-tech zones, industrial clusters, trade villages and production, trading and service establishments includes monitoring programs on emissions and environmental components in accordance with the law.
Article 20. Mangament of environmental monitoring data
1. The Vietnam Environment Administration shall assist the Ministry of Natural Resources and Environment in managing the national environmental monitoring data as prescribed in Clause 1 Article 127 of the Law on Environmental Protection 2014.
2. The Department of Natural Resources and Environment shall assist the Provincial-level People’s Committee in managing the local environmental monitoring data as prescribed in Clause 2 Article 127 of the Law on Environmental Protection 2014.
3. Industrial parks, export processing zones, high-tech zones, industrial clusters, and production, trading and service establishments shall manage the environmental monitoring data as prescribed in Clause 3 Article 127 of the Law on Environmental Protection 2014.
Article 21. Reporting of environmental monitoring data
1. The entities affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment, entities affiliated to the network of national environmental monitoring assigned expenses from the State budget to run environmental monitoring programs shall be responsible for sending the Vietnam Environment Administration the relevant data on environmental monitoring prescribed in Clause 1 Article 19 of this Circular to summarize and submit a report to the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. The Department of Natural Resources and Environment shall report the environmental monitoring data prescribed in Clause 1 Article 19 of this Circular to the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Investors constructing and trading in technical infrastructure of economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks shall submit a report according to regulations on environmental protection in economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks.
4. The production, trading and service establishments which are not prescribed in Clause 3 of this Article shall submit a report to the authorities that have the power to appraise and give approval for environmental impact assessment reports or certify environmental protection plans.
5. Agencies, entities and organizations prescribed in Clauses 1, 2, 3 and Clause 4 of this Article shall be responsible for monitoring and ensuring the quality, accuracy and reliability of the environmental monitoring data.
6. The report on environmental monitoring data prescribed in Clause 1, Clause 2, Clause 4 of this Article shall be made according to the forms and frequency prescribed in Article 22, Article 23 of this Circular.
Article 22. Forms of the report on environmental monitoring data
1. Forms of the environmental monitoring data
a) Format of environmental monitoring data: data set forth in Clause 1, Article 19 of this Circular is stored in a computer file in word format (.doc or .docx) for environment monitoring reports; excel file format (.xls or .xlsx) for periodic monitoring results; text file for automatic continuous monitoring results; and is printed on paper (except for automatic continuous monitoring results);
b) The form of a periodic and annual report on monitoring results shall comply the Table A1, Table A2, the form of a report on automatic continuous air monitoring result shall comply with Table A3, Table A4, the form of a report on automatic continuous water monitoring result shall comply with Table A5, Table A6 of Apppendix V enclosed with this Circular;
c) The periodic monitoring result is saved in excel file format (.xls hoặc .xlsx), standard Unicode format; result of automatic continuous monitoring (including monitoring results and calibration results) is saved as text files in ASCII format (Vietnamese without diacritics).
2. Submission and receipt of environmental monitoring data:
a) Monitoring reports and results shall be bound into volumes bearing the signature and stamp of the reporting agency and 01 copy shall be submitted to a receiving agency described in Clauses 1, 2, 3 and Clause 4, Article 21 of this Circular. Report files shall be sent via e-mail or portal of the receiving agency;
b) The receiving ageny shall confirm the receipt of report in writing and submit it to the reporting agencies. The written document shall act as a basis for determination of fulfillment of environmental monitoring tasks.
Article 23. Reporting frequency of environmental monitoring data
1. For the entities running the national environmental monitoring programs, the reporting frequency is as follows:
a) Submit results and reports on periodic environmental monitoring at least 30 days after the last day of monitoring;
b) Submit results and reports on a monthly and quarterly basis ahead of the 15th of the preceeding month;
c) Submit an annual general report on periodic environmental monitoring result and automatic continuous environmental monitoring result before March 15 of the preceeding year.
d) Continuously submit automatic monitoring results in real time.
2. For the Department of Natural Resources and Environment, the reporting frequency is as follows:
a) Submit an annual general report on periodic environmental monitoring result and automatic continuous environmental monitoring result before March 31 of the preceeding year.
b) Continuously submit (24/24 hours) automatic continuous monitoring results online to the Ministry of Natural Resources and Environment. The monitoring results submitted to Ministry of Natural Resources and Environment shall meet the demand for provision and use of information and reach at least 80% of expected monitoring results of the monitoring programs.
3. For industrial parks, export processing zones, hi-tech parks, industrial clusters, trade villages, and production, trading and service establishments:
a) The environmental monitoring data of conomic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks shall be reported according to regulations on environmental protection in economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks as prescribed.
b) The production, trading and service establishments prescribed in Clause 4 Article 21 of this Circular shall submit a report on periodic monitoring results at least 30 days after the last day of monitoring; the production, trading and service establishments prescribed in Clause 3 Article 39 of the Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on management of waste and discarded materials shall continuously submit automatic continuous monitoring results in real time to the Department of Natural Resources and Environment of the local governments.
Article 24. Recording and publication of environmental monitoring data
1. The agencies assigned to manage environmental monitoring data set forth in Article 20 of this Circular shall be responsible for recording in accordance with applicable law.
2. The Vietnam Environment Administration shall establish and submit a national environmental monitoring database to the Ministry of Natural Resources and Environment; give guidance to the Department of Natural Resources and Environment on the establishment of local environmental monitoring database.
3. Annually, the Vietnam Environment Administration shall update and publish list of national environmental monitoring data on the portal of the Ministry of Natural Resources and Environment and Vietnam Environment Administration.
4. Annually, the Department of Natural Resources and Environment shall update and publish list of local environmental monitoring data on the portal of the Provincial-level People’s Committee and the Department of Natural Resources and Environment.