Chương II Thông tư 43/2015/TT-BTNMT hiện trạng môi trường bộ chỉ thị môi trường quản lý số liệu quan trắc môi trường: Báo cáo hiện trạng môi trường và bộ chỉ thị môi trường
Số hiệu: | 43/2015/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Minh Quang |
Ngày ban hành: | 29/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 16/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1123 đến số 1124 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường với nhiều quy định về: lập, phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường; xây dựng, sử dụng bộ chỉ thị; báo cáo số liệu quan trắc môi trường,… được ban hành ngày 29/09/2015.
1. Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
- Các đánh giá trong báo cáo hiện trạng môi trường được quy định tại Thông tư 43
+ Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu về môi trường với các mục tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong báo cáo hiện trạng môi trường.
+ Đánh giá chất lượng môi trường vùng, khu vực, tỉnh, thành phố đối với báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia; đánh giá chất lượng môi trường quận, huyện, xã đối với báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương.
+ Đánh giá chất lượng môi trường giữa các năm và giữa các kỳ báo cáo.
+ Đánh giá các thông số môi trường, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng bộ chỉ thị môi trường theo Thông tư số 43/2015-BTNMT
+ Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng bộ chỉ thị môi trường quốc gia theo Khoản 2 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Định kỳ 05 năm một lần, Tổng cục Môi trường rà soát, trình Bộ TNMT xem xét sửa đổi, bổ sung bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
+ Sở TNMT giúp UBND cấp tỉnh xây dựng bộ chỉ thị môi trường địa phương theo Khoản 3 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 bảo đảm số lượng chỉ thị đạt tối thiểu 75% số lượng chỉ thị môi trường quốc gia và đủ 05 thành phần theo mô hình DPSIR.
2. Quản lý số liệu quan trắc môi trường
Số liệu quan trắc môi trường được Thông tư 43/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
- Số liệu quan trắc môi trường gồm:
+ Kết quả quan trắc môi trường định kỳ, kết quả quan trắc môi trường liên tục của chương trình quan trắc môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư 43 Bộ Tài nguyên môi trường;
+ Báo cáo kết quả quan trắc môi trường, bao gồm: báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo đợt và báo cáo tổng hợp năm (đối với quan trắc định kỳ); báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo tháng, quý và năm (đối với quan trắc liên tục). Các báo cáo kết quả quan trắc phải bao gồm kết quả thực hiện QA/QC trong quan trắc môi trường.
- Thông tư 43/2015 quy định chương trình quan trắc môi trường:
+ Chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông và hồ liên tỉnh; vùng kinh tế trọng điểm; môi trường xuyên biên giới và chương trình quan trắc môi trường tại các vùng có tính đặc thù;
+ Chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc thành phần môi trường trên địa bàn;
+ Chương trình quan trắc môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc chất phát thải và quan trắc các thành phần môi trường theo pháp luật.
Thông tư 43 còn quy định phương pháp xây dựng, nguồn thông tin phục vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường; quản lý, sử dụng bộ chỉ thị môi trường; quản lý, chế độ báo cáo số liệu quan trắc môi trường;… Thông tư sô 43/2015/BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/12/2015.
Văn bản tiếng việt
1. Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 137 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Báo cáo được lập, phê duyệt trước tháng 5 của năm tiếp theo.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều 137 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Báo cáo được lập, phê duyệt trước tháng 10 của năm thực hiện lập báo cáo.
1. Báo cáo hiện trạng môi trường được xây dựng theo mô hình Động lực - Sức ép - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (mô hình DPSIR).
2. Sử dụng bộ chỉ thị môi trường quy định tại Mục 2 Chương này để thu thập thông tin, dữ liệu.
1. Thông tin môi trường từ các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia và báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường địa phương đã được phê duyệt.
2. Thông tin từ các Niên giám thống kê quốc gia, ngành và địa phương.
3. Kết quả của các chương trình quan trắc môi trường.
4. Thông tin từ các bộ, ngành, các sở, ban ngành liên quan.
5. Thông tin từ các nguồn khác: kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp tỉnh đã được nghiệm thu.
6. Thông tin từ các chương trình điều tra, khảo sát bổ sung về những vấn đề môi trường chuyên đề nhằm mục đích hỗ trợ dữ liệu cho công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường.
1. Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu về môi trường với các mục tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đối với báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố đối với báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương.
2. Đánh giá chất lượng môi trường vùng, khu vực, tỉnh, thành phố đối với báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia; đánh giá chất lượng môi trường quận, huyện, xã đối với báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương.
3. Đánh giá chất lượng môi trường giữa các năm và giữa các kỳ báo cáo.
4. Đánh giá các thông số môi trường, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc tiêu chuẩn môi trường.
5. Việc đánh giá quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này được thực hiện để phân tích, xếp hạng các vấn đề môi trường nhằm xác định những vấn đề môi trường cần quan tâm giải quyết của quốc gia hoặc địa phương.
1. Cấu trúc, nội dung báo cáo hiện trạng môi trường thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo chuyên đề về môi trường thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong quá trình lập báo cáo, trên cơ sở thực tế, áp dụng toàn bộ hoặc lược bỏ những nội dung không liên quan; giữ nguyên hoặc sắp xếp lại trật tự cấu trúc nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 138 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
1. Đề xuất, trình phê duyệt chủ đề báo cáo đối với báo cáo chuyên đề về môi trường.
2. Xây dựng khung cấu trúc báo cáo.
3. Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu.
4. Xây dựng dự thảo báo cáo.
5. Tham vấn các bên liên quan về dự thảo báo cáo.
6. Trình, phê duyệt báo cáo.
7. Cung cấp, công khai báo cáo.
Trình tự lập báo cáo hiện trạng môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 10, 11, 12 và Điều 13 Thông tư này.
1. Căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi trường, Tổng cục Môi trường đề xuất, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt chủ đề báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia trước năm lập báo cáo.
2. Căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi trường của địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lập báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương trước năm lập báo cáo.
1. Căn cứ trên tình hình thực tế, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể lựa chọn một hoặc nhiều hình thức tham vấn sau:
a) Họp nhóm chuyên gia;
b) Hội thảo, lấy ý kiến các bên, các đơn vị có liên quan;
c) Xin ý kiến bằng văn bản.
2. Việc xin ý kiến bằng văn bản quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia được gửi xin ý kiến các Bộ ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan;
b) Dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường địa phương được gửi xin ý kiến các Sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan tại địa phương.
1. Tổng cục Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương.
1. Cung cấp báo cáo hiện trạng môi trường
a) Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia sau khi phê duyệt được gửi đến các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương sau khi phê duyệt được gửi đến Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Công khai báo cáo hiện trạng môi trường:
a) Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Bộ chỉ thị môi trường quốc gia gồm 36 chỉ thị môi trường, 93 chỉ thị thứ cấp được phân thành 05 nhóm, gồm: nhóm chỉ thị động lực, nhóm chỉ thị sức ép, nhóm chỉ thị hiện trạng, nhóm chỉ thị tác động và nhóm chỉ thị đáp ứng.
2. Bộ chỉ thị môi trường quốc gia quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bộ chỉ thị môi trường địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành trên cơ sở bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
1. Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng bộ chỉ thị môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản 2 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Định kỳ 05 (năm) năm một lần, Tổng cục Môi trường rà soát, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét sửa đổi, bổ sung bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng bộ chỉ thị môi trường địa phương theo quy định tại Khoản 3 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 bảo đảm số lượng chỉ thị đạt tối thiểu 75% số lượng chỉ thị môi trường quốc gia và đủ 05 (năm) thành phần theo mô hình DPSIR.
1. Thông tin, số liệu của mỗi chỉ thị môi trường được quản lý bằng phiếu chỉ thị môi trường quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thông tin, số liệu cập nhật của bộ chỉ thị môi trường được thực hiện từ các nguồn quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Hàng năm, cơ quan được giao quản lý bộ chỉ thị môi trường cập nhật thông tin, số liệu cho bộ chỉ thị môi trường.
1. Cơ quan xây dựng bộ chỉ thị môi trường quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Thông tư này có trách nhiệm lưu trữ, thực hiện chế độ báo cáo về bộ chỉ thị môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổng cục Môi trường xây dựng, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cơ sở dữ liệu vê bộ chỉ thị môi trường quốc gia; hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về bộ chỉ thị môi trường địa phương.
1. Bộ chỉ thị môi trường được sử dụng để theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; phục vụ công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương.
2. Bộ chỉ thị môi trường được sử dụng để đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và địa phương.
STATE OF THE ENVIRONMENT REPORT AND SET OF ENVIRONMENTAL INDICATORS
Section 1. STATE OF THE ENVIRONMENT REPORT
Article 4. Responsibilities and time for preparation for state of the environment report
1. The Vietnam Environment Administration shall assist the Ministry of Natural Resources and Environment in preparing report on national state of the environment and thematic report on national environment as prescribed in Clause 1 Article 137 of the Law on Environmental Protection 2014. The report shall be prepared and approved ahead of May of the preceeding year.
2. The Department of Natural Resources and Environment of central-affiliated provinces and cities (below collectively referred to as the “Department of Natural Resources and Environment”) shall assist People’s Committees of central-affiliated provinces and cities (below collectively referred to as “Provincial-level People’s Committee”) in preparing report on local state of the environment and thematic report on local environment as prescribed in Clause 2 Article 137 of the Law on Environmental Protection 2014. The report shall be prepared and approved ahead of October of the year in which it is prepared.
Article 5. Methods of preparation for state of the environment report
1. The state of the environment report is prepared according to the model Driving force - Pressure - State - Impact - Response (the DPSIR model).
2. The set of environmental indicators set forth in Section 2 of this Chapter shall be used to collect information and data.
Article 6. The sources of information for preparation of state of the environment report
1. The environmental information from the report on national state of the environment, thematic report on national environment and report on local state of the environment, thematic report on local environment that are all approved.
2. Information from the Statistical Yearbook of the country, ministries and local governments.
3. Results of the environmental monitoring programs.
4. Information from ministries, departments, and relevant entities.
5. Information from other sources: results of scientific research programs or scientific research projects at state, ministerial and provincial levels that are all accepted.
6. Information from the programs on surveys and additional investigations on thematic environmental issues for the provision of data for the preparation for state of the environment report.
Article 7. Assessments in state of the environment report
1. Assessment of the achievement of environmental targets and environmental objectives in the national socio-economic development plan, for the national state of the environment report, the socio-economic development plan of the provinces and cities, for the local state of the environment report.
2. Assessment of environmental quality in areas, regions, provinces and cities for the national state of the environment report, assessment of environmental quality in districts and communes for the local state of the environment report.
3. Assessment of environmental quality during the year and reporting periods.
4. Assessment of environmental parameters in comparison with environmental technical standards or environmental standards.
5. The assessment prescribed in Clauses 1, 2, 3 and Clause 4 of this Article is carried out to analyze and classify environmental issues, thereby determining the national or local environmental issues of concern.
Article 8. Format and contents of state of the environment report
1. Format and contents of a state of the environment report must comply with the Appendix I enclosed with this Circular.
2. Format and contents of a thematic report on environment must comply with the Appendix II enclosed with this Circular.
During the reporting process, based on the current situation, irrelevant contents shall be applied or eliminated; the order shall be retained or changed but ensure full contents set forth in Article 138 of the Law on Environmental Protection 2014.
Article 9: The order of preparation for state of the environment report
1. Propose, submit the theme of the thematic report on environment for approval.
2. Make an outline of the report.
3. Collect, summarize and handle information and data.
4. Draw up a draft of the report.
5. Consult with relevant entities about the draft of report.
6. Submit and approve the report.
7. Provide and publish the report.
The order of preparation for state of the environment report must comply with regulations set forth in Articles 10, 11, 12, and Article 13 of this Circular.
Article 10. Proposal and approval for the theme of thematic report on environment for approval.
1. Based on the burning environmental issues and the State management on environment, the Vietnam Environment Administration shall propose and submit the Ministry of Natural Resources and Environment for approval for the theme of thematic report on national environment before the year in which the report is prepared.
2. Based on the burning environmental issues and the State management on local environment, the Department of Natural Resources and Environment shall propose and submit the Provincial-level People’s Committee the decision on preparation for thematic report on local environment before the year in which the report is prepared.
Article 11. Consultation with relevant entities about the draft of report
1. Based on the current situation, the Vietnam Environment Administration and the Department of Natural Resources and Environment may select one or more of the following consultations:
a) Meeting of the Experts Group;
b) Seminar for consultation between relevant entities;
c) Written request for opinions
2. The written request for opinions set forth in Point c Clause 1 of this Article is made as follows:
a) The draft of national state of the environment report submitted to ministries, local governments and relevant entities for request for opinions;
b) The draft of local state of the environment report submitted to departments, boards and relevant entities at local governments for request for opinions.
Article 12. Report submission and approval
1. The Vietnam Environment Administration shall submit the Ministry of Natural Resources and Environment the approval for report on national state of the environment and thematic report on national environment.
2. The Department of Natural Resources and Environment shall submit the Provincial-level People’s Committee the approval for report on local state of the environment and thematic report on local environment.
Article 13. Provision and publication of the report
1. Provision of state of the environment report
a) The approved report on national state of the environment and thematic report on national environment shall be submitted to authorities of the National Assembly and Government, regulatory authorities, and relevant organizations and individuals;
b) The approved report on local state of the environment and thematic report on local environment shall be submitted to the People's Council at the same level, the Ministry of Natural Resources and Environment, relevant departments, boards, organizations and individuals.
2. Publication of state of the environment report:
a) The report on national state of the environment and thematic report on national environment shall be published on the portal of the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) The report on local state of the environment and thematic report on local environment shall be published on the portal of the Provincial-level People’s Committee.
Section 2. ENVIRONMENTAL INDICATORS
Article 14: The set of environmental indicators
1. The set of national environmental indicators consists of 36 environmental indicators, 93 secondary indicators divided into 05 groups: driving force indicator group, pressure indicator group, state indicator group, impact indicator group and response indicator group.
2. The set of national environmental indicators is prescribed in the Appendix III enclosed with this Circular.
3. The set of local environmental indicators is developed and issued by the Provincial-People’s Committee based on the national environmental indicators.
Article 15. Development of the set of environmental indicators
1. The Vietnam Environment Administration shall assist the Ministry of Natural Resources and Environment in developing the set of national environmental indicators as prescribed in Clause 2 Article 132 of the Law on Environmental Protection 2014. Every 05 (five) years, the Vietnam Environment Administration shall review and submit them to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and amendments.
2. The Department of Natural Resources and Environment shall assist the Provincial-level People’s Committee in developing the set of local environmental indicators as prescribed in Clause 3 Article 132 of the Law on Environmental Protection 2014 to make sure that the number of indicators reaches at least 75% of that of the national environmental indicators and full 05 (five) components of the DPSIR model.
Article 16. Update on the information and data of the set of environmental indicators
1. Information and data of each environmental indicator shall be managed by the environmental indicator card prescribed in the Appendix IV enclosed with this Circular.
2. The information and data of the set of environmental indicators shall be updated from the sources set forth in Article 6 of this Circular.
3. Annually, the agencies assigned to manage the set of environmental indicators shall update information and data to the set of environmental indicators.
Article 17: Managament of the set of environmental indicators
1. The agencies developing the set of environmental indicators described in Clause 1, Clause 2, Article 15 of this Circular shall be responsible for recording and reporting the set of environmental indicators in accordance with applicable law.
2. The Vietnam Environment Administration shall establish and submit a database of the set of national environmental indicators to the Ministry of Natural Resources and Environment; give guidance to the Department of Natural Resources and Environment on the establishment of the set of local environmental indicators.
Article 18: Use of the set of environmental indicators
1. The set of environmental indicators shall be used to track and assess the progress of environmental quality; aid in the preparation of report on national and report on local state of the environment.
2. The set of environmental indicators shall be used to assess the implementation of environmental targets described in the national and local socio-economic development plans.