Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường
Số hiệu: | 43/2015/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Minh Quang |
Ngày ban hành: | 29/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 16/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1123 đến số 1124 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường với nhiều quy định về: lập, phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường; xây dựng, sử dụng bộ chỉ thị; báo cáo số liệu quan trắc môi trường,… được ban hành ngày 29/09/2015.
1. Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
- Các đánh giá trong báo cáo hiện trạng môi trường được quy định tại Thông tư 43
+ Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu về môi trường với các mục tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong báo cáo hiện trạng môi trường.
+ Đánh giá chất lượng môi trường vùng, khu vực, tỉnh, thành phố đối với báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia; đánh giá chất lượng môi trường quận, huyện, xã đối với báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương.
+ Đánh giá chất lượng môi trường giữa các năm và giữa các kỳ báo cáo.
+ Đánh giá các thông số môi trường, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng bộ chỉ thị môi trường theo Thông tư số 43/2015-BTNMT
+ Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng bộ chỉ thị môi trường quốc gia theo Khoản 2 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Định kỳ 05 năm một lần, Tổng cục Môi trường rà soát, trình Bộ TNMT xem xét sửa đổi, bổ sung bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
+ Sở TNMT giúp UBND cấp tỉnh xây dựng bộ chỉ thị môi trường địa phương theo Khoản 3 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 bảo đảm số lượng chỉ thị đạt tối thiểu 75% số lượng chỉ thị môi trường quốc gia và đủ 05 thành phần theo mô hình DPSIR.
2. Quản lý số liệu quan trắc môi trường
Số liệu quan trắc môi trường được Thông tư 43/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
- Số liệu quan trắc môi trường gồm:
+ Kết quả quan trắc môi trường định kỳ, kết quả quan trắc môi trường liên tục của chương trình quan trắc môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư 43 Bộ Tài nguyên môi trường;
+ Báo cáo kết quả quan trắc môi trường, bao gồm: báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo đợt và báo cáo tổng hợp năm (đối với quan trắc định kỳ); báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo tháng, quý và năm (đối với quan trắc liên tục). Các báo cáo kết quả quan trắc phải bao gồm kết quả thực hiện QA/QC trong quan trắc môi trường.
- Thông tư 43/2015 quy định chương trình quan trắc môi trường:
+ Chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông và hồ liên tỉnh; vùng kinh tế trọng điểm; môi trường xuyên biên giới và chương trình quan trắc môi trường tại các vùng có tính đặc thù;
+ Chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc thành phần môi trường trên địa bàn;
+ Chương trình quan trắc môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc chất phát thải và quan trắc các thành phần môi trường theo pháp luật.
Thông tư 43 còn quy định phương pháp xây dựng, nguồn thông tin phục vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường; quản lý, sử dụng bộ chỉ thị môi trường; quản lý, chế độ báo cáo số liệu quan trắc môi trường;… Thông tư sô 43/2015/BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/12/2015.
Văn bản tiếng việt
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2015/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2015 |
VỀ BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, BỘ CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ SỐ LIỆU QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường,
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia, báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương; xây dựng, thực hiện bộ chỉ thị môi trường.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia; chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn các tỉnh; chương trình quan trắc môi trường của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo hiện trạng môi trường bao gồm báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia, báo cáo hiện trạng môi trường địa phương và báo cáo chuyên đề về môi trường địa phương.
2. Báo cáo chuyên đề về môi trường là báo cáo hiện trạng môi trường tập trung và đi sâu vào một chủ đề môi trường hay một thành phần môi trường đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội và của cơ quan quản lý môi trường.
3. Bộ chỉ thị môi trường là tập hợp các chỉ thị môi trường. Chỉ thị môi trường bao gồm 01 hoặc nhiều chỉ thị thứ cấp.
4. Chỉ thị môi trường thứ cấp là một hay một nhóm các thông số môi trường cơ bản, liên quan trực tiếp đến mỗi chỉ thị môi trường.
5. Phiếu chỉ thị môi trường là công cụ dùng để quản lý thông tin số liệu của mỗi chỉ thị môi trường.
6. Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Sức ép - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường).
1. Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 137 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Báo cáo được lập, phê duyệt trước tháng 5 của năm tiếp theo.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều 137 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Báo cáo được lập, phê duyệt trước tháng 10 của năm thực hiện lập báo cáo.
1. Báo cáo hiện trạng môi trường được xây dựng theo mô hình Động lực - Sức ép - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (mô hình DPSIR).
2. Sử dụng bộ chỉ thị môi trường quy định tại Mục 2 Chương này để thu thập thông tin, dữ liệu.
1. Thông tin môi trường từ các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia và báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường địa phương đã được phê duyệt.
2. Thông tin từ các Niên giám thống kê quốc gia, ngành và địa phương.
3. Kết quả của các chương trình quan trắc môi trường.
4. Thông tin từ các bộ, ngành, các sở, ban ngành liên quan.
5. Thông tin từ các nguồn khác: kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp tỉnh đã được nghiệm thu.
6. Thông tin từ các chương trình điều tra, khảo sát bổ sung về những vấn đề môi trường chuyên đề nhằm mục đích hỗ trợ dữ liệu cho công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường.
1. Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu về môi trường với các mục tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đối với báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố đối với báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương.
2. Đánh giá chất lượng môi trường vùng, khu vực, tỉnh, thành phố đối với báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia; đánh giá chất lượng môi trường quận, huyện, xã đối với báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương.
3. Đánh giá chất lượng môi trường giữa các năm và giữa các kỳ báo cáo.
4. Đánh giá các thông số môi trường, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc tiêu chuẩn môi trường.
5. Việc đánh giá quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này được thực hiện để phân tích, xếp hạng các vấn đề môi trường nhằm xác định những vấn đề môi trường cần quan tâm giải quyết của quốc gia hoặc địa phương.
1. Cấu trúc, nội dung báo cáo hiện trạng môi trường thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo chuyên đề về môi trường thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong quá trình lập báo cáo, trên cơ sở thực tế, áp dụng toàn bộ hoặc lược bỏ những nội dung không liên quan; giữ nguyên hoặc sắp xếp lại trật tự cấu trúc nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 138 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
1. Đề xuất, trình phê duyệt chủ đề báo cáo đối với báo cáo chuyên đề về môi trường.
2. Xây dựng khung cấu trúc báo cáo.
3. Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu.
4. Xây dựng dự thảo báo cáo.
5. Tham vấn các bên liên quan về dự thảo báo cáo.
6. Trình, phê duyệt báo cáo.
7. Cung cấp, công khai báo cáo.
Trình tự lập báo cáo hiện trạng môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 10, 11, 12 và Điều 13 Thông tư này.
1. Căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi trường, Tổng cục Môi trường đề xuất, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt chủ đề báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia trước năm lập báo cáo.
2. Căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi trường của địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lập báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương trước năm lập báo cáo.
1. Căn cứ trên tình hình thực tế, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể lựa chọn một hoặc nhiều hình thức tham vấn sau:
a) Họp nhóm chuyên gia;
b) Hội thảo, lấy ý kiến các bên, các đơn vị có liên quan;
c) Xin ý kiến bằng văn bản.
2. Việc xin ý kiến bằng văn bản quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia được gửi xin ý kiến các Bộ ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan;
b) Dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường địa phương được gửi xin ý kiến các Sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan tại địa phương.
1. Tổng cục Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương.
1. Cung cấp báo cáo hiện trạng môi trường
a) Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia sau khi phê duyệt được gửi đến các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương sau khi phê duyệt được gửi đến Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Công khai báo cáo hiện trạng môi trường:
a) Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Bộ chỉ thị môi trường quốc gia gồm 36 chỉ thị môi trường, 93 chỉ thị thứ cấp được phân thành 05 nhóm, gồm: nhóm chỉ thị động lực, nhóm chỉ thị sức ép, nhóm chỉ thị hiện trạng, nhóm chỉ thị tác động và nhóm chỉ thị đáp ứng.
2. Bộ chỉ thị môi trường quốc gia quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bộ chỉ thị môi trường địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành trên cơ sở bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
1. Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng bộ chỉ thị môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản 2 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Định kỳ 05 (năm) năm một lần, Tổng cục Môi trường rà soát, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét sửa đổi, bổ sung bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng bộ chỉ thị môi trường địa phương theo quy định tại Khoản 3 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 bảo đảm số lượng chỉ thị đạt tối thiểu 75% số lượng chỉ thị môi trường quốc gia và đủ 05 (năm) thành phần theo mô hình DPSIR.
1. Thông tin, số liệu của mỗi chỉ thị môi trường được quản lý bằng phiếu chỉ thị môi trường quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thông tin, số liệu cập nhật của bộ chỉ thị môi trường được thực hiện từ các nguồn quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Hàng năm, cơ quan được giao quản lý bộ chỉ thị môi trường cập nhật thông tin, số liệu cho bộ chỉ thị môi trường.
1. Cơ quan xây dựng bộ chỉ thị môi trường quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Thông tư này có trách nhiệm lưu trữ, thực hiện chế độ báo cáo về bộ chỉ thị môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổng cục Môi trường xây dựng, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cơ sở dữ liệu vê bộ chỉ thị môi trường quốc gia; hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về bộ chỉ thị môi trường địa phương.
1. Bộ chỉ thị môi trường được sử dụng để theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; phục vụ công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương.
2. Bộ chỉ thị môi trường được sử dụng để đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và địa phương.
1. Số liệu quan trắc môi trường gồm:
a) Kết quả quan trắc môi trường định kỳ, kết quả quan trắc môi trường liên tục của chương trình quan trắc môi trường quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Báo cáo kết quả quan trắc môi trường, bao gồm: báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo đợt và báo cáo tổng hợp năm (đối với quan trắc định kỳ); báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo tháng, quý và năm (đối với quan trắc liên tục). Các báo cáo kết quả quan trắc phải bao gồm kết quả thực hiện QA/QC trong quan trắc môi trường.
2. Chương trình quan trắc môi trường:
a) Chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông và hồ liên tỉnh; vùng kinh tế trọng điểm; môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù;
b) Chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc thành phần môi trường trên địa bàn;
c) Chương trình quan trắc môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc chất phát thải và quan trắc các thành phần môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý số liệu quan trắc môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý số liệu quan trắc môi trường của địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
3. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý số liệu quan trắc môi trường theo quy định tại Khoản 3 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được giao kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình quan trắc môi trường quốc gia có trách nhiệm gửi Tổng cục Môi trường số liệu quan trắc môi trường có liên quan quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường số liệu quan trắc môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều này thực hiện báo cáo cho cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này có trách nhiệm kiểm soát, bảo đảm chất lượng, tính chính xác và độ tin cậy của số liệu quan trắc môi trường.
6. Việc báo cáo số liệu quan trắc môi trường quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4 Điều này thực hiện theo hình thức, tần suất quy định tại Điều 22, Điều 23 Thông tư này.
1. Hình thức số liệu quan trắc môi trường:
a) Định dạng số liệu quan trắc môi trường: số liệu quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này được lưu trong tệp (file) máy tính định dạng word (.doc hoặc .docx) đối với báo cáo quan trắc môi trường; dạng file excel (.xls hoặc .xlsx) đối với kết quả quan trắc định kỳ; file text đối với kết quả quan trắc tự động, liên tục; được in trên giấy (trừ kết quả quan trắc tự động, liên tục);
b) Mẫu báo cáo kết quả quan trắc định kỳ đợt, năm thực hiện theo quy định tại Biểu A1, Biểu A2, mẫu báo cáo kết quả quan trắc không khí tự động, liên tục thực hiện theo quy định tại Biểu A3, Biểu A4, mẫu báo cáo kết quả quan trắc nước tự động, liên tục thực hiện theo quy định tại Biểu A5, Biểu A6 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Kết quả quan trắc định kỳ được lưu dạng tệp (file) excel (.xls hoặc .xlsx), định dạng chuẩn Unicode; kết quả quan trắc tự động, liên tục (bao gồm kết quả quan trắc và kết quả hiệu chuẩn) được lưu dạng tệp text, định dạng chuẩn ASCII (tiếng Việt không dấu).
2. Gửi, tiếp nhận số liệu quan trắc môi trường:
a) Các báo cáo và kết quả quan trắc được đóng thành quyển, có chữ ký, đóng dấu của cơ quan báo cáo, gửi 01 bản đến cơ quan tiếp nhận quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều 21 Thông tư này. Các tệp báo cáo được gửi qua thư điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận;
b) Cơ quan tiếp nhận báo cáo xác nhận bằng văn bản về việc nhận báo cáo cho các đơn vị thực hiện báo cáo. Văn bản xác nhận là căn cứ xác định việc hoàn thành nhiệm vụ quan trắc môi trường.
1. Đối với các đơn vị thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, tần suất báo cáo như sau:
a) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc;
b) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường theo tháng, quý trước ngày 15 của tháng tiếp theo;
c) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.
d) Truyền liên tục theo thời gian thực kết quả quan trắc tự động, liên tục.
2. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, tần suất báo cáo như sau:
a) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 31 tháng 3 của năm sau;
b) Truyền trực tuyến liên tục (24/24 giờ) kết quả quan trắc tự động, liên tục về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả quan trắc truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin và đạt tối thiểu 80% tổng số kết quả quan trắc dự kiến của chương trình quan trắc.
3. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ:
a) Số liệu quan trắc môi trường của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư này gửi báo cáo kết quả quan trắc định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thực hiện truyền liên tục kết quả quan trắc tự động, liên tục theo thời gian thực về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương
1. Cơ quan được giao quản lý số liệu quan trắc môi trường quy định tại Điều 20 Thông tư này có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổng cục Môi trường xây dựng, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường địa phương.
3. Định kỳ hàng năm, Tổng cục Môi trường cập nhật, công bố danh mục số liệu quan trắc môi trường quốc gia trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường.
4. Định kỳ hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật, công bố danh mục số liệu quan trắc môi trường của địa phương trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tàì nguyên và Môi trường.
Kinh phí lập báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường theo quy định hiện hành.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.
2. Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh; Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường quốc gia và Thông tư 10/2009/TT-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này; hướng dẫn phương pháp, tổng hợp thông tin cho bộ chỉ thị môi trường, giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết cấu trúc, định dạng file số liệu quan trắc môi trường.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng, thực hiện bộ chỉ thị môi trường; tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia; chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh; chương trình quan môi trường của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
CẤU TRÚC BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VÀ BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Danh sách những người tham gia biên soạn Danh mục Bảng Danh mục Biểu đồ Danh mục Hình Danh mục Khung Danh mục Chữ viết tắt Mục lục Lời nói đầu Trích yếu - Giới thiệu chung về báo cáo: mục đích, phạm vi của báo cáo; đối tượng phục vụ của báo cáo; hướng dẫn người đọc. - Tóm tắt ngắn gọn các chương mục của báo cáo. Chương I. Tổng quan về đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia/địa phương 1.1. Tổng quan đặc điểm điều kiện tự nhiên Trình bày những đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, hệ thống thủy văn, khí hậu chi phối môi trường tự nhiên của quốc gia, địa phương. 1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế Yêu cầu chung: khái quát tình hình phát triển và cơ cấu phân bổ theo các ngành, lĩnh vực; tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP, GRDP của toàn ngành theo lĩnh vực; so sánh qua các giai đoạn; xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực khi thực hiện quy hoạch phát triển; vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường. - Phát triển công nghiệp - Phát triển xây dựng - Phát triển năng lượng - Phát triển giao thông vận tải - Phát triển nông - lâm nghiệp và thủy sản - Hoạt động y tế - Phát triển du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại và xuất nhập khẩu 1.2.2. Tình hình xã hội: Yêu cầu chung: khái quát bối cảnh xã hội trong nước; trình bày sự tăng trưởng dân số cơ học và sự chuyển dịch thành phần dân cư các khu vực đô thị, nông thôn; dự báo sự gia tăng dân số, vấn đề di cư vào các vùng đô thị; khái quát tác động của gia tăng dân số và di dân đối với môi trường. - Bối cảnh xã hội trong nước. - Dân số và vấn đề di cư. - Phát triển đô thị. 1.2.3. Vấn đề hội nhập quốc tế - Xu thế hội nhập quốc tế của quốc gia, địa phương. - Những thách thức của quốc gia, địa phương giữa phát triển về kinh tế và môi trường liên quan đến các thỏa thuận quốc tế, các công ước Việt Nam tham gia là thành viên hoặc có nghĩa vụ phải thực hiện. Chương II. Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường Yêu cầu chung: trình bày sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường qua việc phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng giá trị ước tính thải lượng chất thải do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gây ra, từ đó làm căn cứ đánh giá xem những vấn đề ô nhiễm chính có nguồn gốc từ lĩnh vực nào. 2.1. Sức ép dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa Yêu cầu chung: trình bày sức ép dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa đối với môi trường thông qua việc phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng giá trị ước tính thải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt; ước tính tổng lượng rác thải phát sinh ra môi trường. Các nội dung trình bày gồm: - Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt theo khu vực, vùng, tỉnh, thành phố cấp quốc gia và quận, huyện ở cấp địa phương, trên cơ sở kết quả ước tính đánh giá sức ép của dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa đối với môi trường. - Ước tính tổng lượng rác thải sinh hoạt theo khu vực, vùng, tỉnh, thành phố cấp quốc gia và quận, huyện ở cấp địa phương từ đó đánh giá sức ép của dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa đối với môi trường. - Sự gia tăng dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa đối với quỹ đất cấp quốc gia, cấp địa phương 2.2. Sức ép hoạt động công nghiệp Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động công nghiệp đến môi trường thông qua việc phân tích các tác động tiêu cực, được thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động công nghiệp đối với môi trường. 2.3. Sức ép hoạt động xây dựng Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động xây dựng đối với môi trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động xây dựng, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động xây dựng đối với môi trường. 2.4. Sức ép hoạt động phát triển năng lượng Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động phát triển năng lượng đối với môi trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động phát triển năng lượng, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động phát triển năng lượng đối với môi trường. 2.5. Sức ép hoạt động giao thông vận tải Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động giao thông vận tải đối với môi trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động giao thông vận tải đối với môi trường. 2.6. Sức ép hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản đối với môi trường, được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản, trên cơ sở đó đánh giá sức ép từ hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản đối với môi trường. 2.7. Sức ép hoạt động y tế Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động y tế đối với môi trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động y tế, trên cơ sở đó đánh giá sức ép từ hoạt động y tế đối với môi trường. 2.8. Sức ép hoạt động du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại và xuất nhập khẩu Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động phát triển du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại và xuất nhập khẩu đối với môi trường, được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại, khối lượng phế liệu từ hoạt động xuất nhập khẩu, trên cơ sở đó đánh giá sức ép từ hoạt động du lịch và dịch vụ đối với môi trường. Chương III. Hiện trạng môi trường nước 3.1. Nước mặt lục địa 3.1.1. Tài nguyên nước mặt lục địa 3.1.2. Diễn biến ô nhiễm - Khái quát diễn biến chất lượng nước mặt lục địa theo các thông số đặc trưng. - So sánh chất lượng nước mặt lục địa, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ: + Với QCVN. + Giữa các năm và giữa các giai đoạn lập báo cáo cấp quốc gia, cấp địa phương + Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện đối với cấp địa phương. - Các vấn đề môi trường nước mặt lục địa nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương 3.2. Nước dưới đất 3.2.1. Tài nguyên nước dưới đất 3.2.2. Diễn biến ô nhiễm - Khái quát diễn biến chất lượng nước dưới đất theo các thông số đặc trưng. - So sánh chất lượng nước dưới đất, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ: + Với QCVN. + Giữa các năm và giữa các giai đoạn lập Báo cáo cấp quốc gia, cấp địa phương + Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa phương. - Các vấn đề môi trường nước dưới đất nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương. 3.3. Diễn biến môi trường biển ven bờ - Khái quát diễn biến chất lượng nước biển theo các thông số đặc trưng. - So sánh chất lượng nước biển, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ: + Với QCVN. + Giữa các năm và giữa các giai đoạn lập Báo cáo cấp quốc gia, cấp địa phương + Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa phương. - Các vấn đề môi trường biển ven bờ nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương Chương IV. Hiện trạng môi trường không khí - Khái quát diễn biến chất lượng không khí theo các thông số đặc trưng. - Khái quát mức tiếng ồn và độ rung tại các khu vực hoạt động công nghiệp, khu (cụm) công nghiệp; khu vực xây dựng; tuyến giao thông có mật độ xe cao, khu vực làng nghề. - So sánh chất lượng không khí, mức tiếng ồn và độ rung được biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ: + Với QCVN. + Giữa các năm, giữa giai đoạn 5 năm cấp quốc gia, cấp địa phương. + Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa phương. - Các vấn đề môi trường không khí nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương; vấn đề kiểm kê phát thải; sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về khí thải để đánh giá chất lượng môi trường không khí. Chương V. Hiện trạng môi trường đất 5.1. Hiện trạng sử dụng đất - Khái quát về hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề về chuyển đổi mục đích sử dụng đất và sức ép lên môi trường. - Khái quát, đánh giá về công tác cải tạo, phục hồi môi trường đất. 5.2. Diễn biến ô nhiễm đất - Khái quát diễn biến chất lượng môi trường đất theo các thông số đặc trưng. - So sánh chất lượng môi trường đất, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ: + Với QCVN. + Giữa các năm, giữa giai đoạn 5 năm cấp quốc gia, cấp địa phương. + Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa phương. - Các vấn đề môi trường đất nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương. Chương VI. Hiện trạng đa dạng sinh học Yêu cầu: trình bày về hiện trạng và diễn biến đa dạng sinh học. Khái quát diễn biến đa dạng sinh học của các hệ sinh thái cấp quốc gia, cấp địa phương. - Các hệ sinh thái rừng. - Rừng ngập mặn (chỉ áp dụng đối với các địa phương có rừng ngập mặn). - Đất ngập nước. - Rạn san hô và thảm cỏ biển (chỉ áp dụng đối với các địa phương ven biển). - Các hệ sinh thái khác. - Loài và nguồn gen. Chương VII. Quản lý chất thải rắn 7.1. Khái quát tình hình công tác quản lý chất thải rắn 7.2. Quản lý chất thải rắn đô thị - Phân loại và thu gom chất thải rắn đô thị. - Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn đô thị. - Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đô thị. - Chất thải nguy hại đô thị. 7.3. Quản lý chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn - Phân loại và thu gom chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn. - Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn. - Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn. - Chất thải nguy hại nông nghiệp và nông thôn. 7.4. Quản lý chất thải rắn công nghiệp - Thu gom và vận chuyển chất thải công nghiệp. - Xử lý và tái chế chất thải công nghiệp. - Chất thải nguy hại công nghiệp. 7.5. Quản lý chất thải rắn y tế - Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế. - Xử lý và tái chế chất thải rắn y tế thông thường. - Chất thải nguy hại y tế. 7.6. Xuất nhập khẩu phế liệu - Phân tích đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu phế liệu, công tác quản lý và các vấn đề liên quan. Chương VIII. Biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trường 8.1. Vấn đề phát thải khí nhà kính - Phân tích đánh giá về tình hình phát thải khí nhà kính, các nguồn phát thải nhà kính. 8.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - Phân tích, đánh giá về diễn biến vấn đề biến đổi khí hậu cấp quốc gia, cấp địa phương và các ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, con người. 8.3. Tai biến thiên nhiên - Khái quát hiện trạng tai biến thiên nhiên ở cấp quốc gia, cấp địa phương. - Thiệt hại do tai biến thiên nhiên, trên cơ sở đó đánh giá sức ép của tai biến thiên nhiên đối với môi trường ở cấp quốc gia, cấp địa phương. 8.4. Sự cố môi trường - Khái quát hiện trạng xảy ra sự cố môi trường ở cấp quốc gia, cấp địa phương. - Thiệt hại do sự cố môi trường đã xảy ra ở cấp quốc gia, cấp địa phương. Chương IX. Tác động của ô nhiễm môi trường 9.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người - Tác động trực tiếp do ô nhiễm môi trường nước thể hiện thông qua các bệnh có liên quan. - Tác động trực tiếp do ô nhiễm môi trường không khí thể hiện thông qua các bệnh liên quan. - Tác động gián tiếp do ô nhiễm môi trường đất. - Tác động gián tiếp do ô nhiễm từ chất thải rắn. 9.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội - Thiệt hại kinh tế do gánh nặng bệnh tật. - Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành, lĩnh vực. - Thiệt hại kinh tế do chi phí cải thiện môi trường. 9.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với cảnh quan và hệ sinh thái 9.4. Phát sinh xung đột môi trường Yêu cầu: trình bày các phát sinh xung đột môi trường được thể hiện thông qua các mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhóm xã hội trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; xung đột giữa các nhóm xã hội trong việc gánh chịu các tác động do ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, trong việc quy định trách nhiệm xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường. Chương X. Quản lý môi trường Yêu cầu: đánh giá về công tác quản lý môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương được thể hiện thông qua tính hiệu quả và đầy đủ của các chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến các thành phần môi trường, những vấn đề đã làm được và những vấn đề cần lưu ý trong công tác quản lý môi trường, trên cơ sở đó đề xuất các nhóm vấn đề cần ưu tiên giải quyết. 10.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu về môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, địa phương 10.2. Hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật - Nêu bật các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường ở cấp quốc gia, cấp địa phương. 10.3. Hệ thống quản lý môi trường - Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm quản lý môi trường tại Trung ương, các địa phương đối với cấp quốc gia, tại cấp tỉnh, các quận, huyện, xã, phường, thị trấn đối với cấp địa phương. 10.4. Vấn đề tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường - Đầu tư từ ngân sách Nhà nước phân bổ cho cấp quốc gia, cấp địa phương. - Đầu tư, hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ Môi trường ở cấp quốc gia, cấp địa phương. - Đầu tư từ việc huy động sự tham gia của cộng đồng ở cấp quốc gia, cấp địa phương. - Đầu tư, hỗ trợ từ các dự án hợp tác quốc tế ở cấp quốc gia, cấp địa phương. 10.5. Triển khai các công cụ trong quản lý môi trường. - Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cấp quốc gia, cấp địa phương. - Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về Bảo vệ môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương. - Kiểm soát ô nhiễm và xử lý các nguồn gây ô nhiễm cấp quốc gia, cấp địa phương. - Quan trắc và thông tin môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương. - Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương. 10.6. Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và vấn đề áp dụng các công nghệ mới - Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ cấp quốc gia, cấp địa phương. - Hoạt động chuyển giao công nghệ cấp quốc gia, cấp địa phương. - Vấn đề áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn cấp quốc gia, cấp địa phương. 10.7. Nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường 10.8. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường Chương XI. Các thách thức trong bảo vệ môi trường, phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường trong 5 năm tới. 11.1. Các thách thức về môi trường. - Tổng kết những thách thức về môi trường tại thời điểm hiện tại. - Một số thách thức về môi trường trong thời gian tiếp theo. 11.2. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường trong 5 năm tới. - Xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình bảo vệ môi trường tương ứng để khắc phục các vấn đề bức xúc về môi trường. - Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường. - Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường. - Nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ trong quản lý môi trường. - Tăng cường tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường. - Nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. - Mở rộng hợp tác quốc tế. - Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành. Kết luận, kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo |
CẤU TRÚC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VÀ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Danh sách những người tham gia biên soạn Danh mục Bảng Danh mục Biểu đồ Danh mục Hình Danh mục Khung Danh mục Chữ viết tắt Lời nói đầu Trích yếu - Giới thiệu về chủ đề báo cáo. - Giới thiệu chung về báo cáo chuyên đề: các thông tin khái quát về mục đích, phạm vi báo cáo, lý do lựa chọn chủ đề, nhóm đối tượng của báo cáo. Chương I. Tổng quan về vấn đề môi trường (chủ đề môi trường được lựa chọn) - Trình bày các đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến chủ đề môi trường được lựa chọn. Phân tích các ảnh hưởng đó. Chương II. Sức ép ô nhiễm môi trường Yêu cầu: trình bày sức ép ô nhiễm môi trường được thông qua phân tích các tác động tiêu cực, biểu hiện bằng giá trị thải lượng của các chất ô nhiễm, trên cơ sở đó đánh giá nguyên nhân gây sức ép ô nhiễm môi trường theo chủ đề báo cáo đã lựa chọn. - Thải lượng của các chất ô nhiễm phát sinh từ các nguồn gây ô nhiễm tác động đến vấn đề môi trường (chủ đề mà báo cáo đã lựa chọn). - Đánh giá nguyên nhân trực tiếp của vấn đề (sức ép) và các động lực chính đã dẫn đến sức ép đó. - So sánh sự phát thải các chất gây ô nhiễm nói trên giữa các năm, giữa các ngành, lĩnh vực đối với môi trường. - So sánh diễn biến các nguồn gây ô nhiễm so với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm. Chương III. Hiện trạng môi trường của chủ đề môi trường lựa chọn - Trình bày diễn biến (xu hướng) của những thông số đặc trưng, đánh giá chất lượng môi trường. So sánh các giá trị của các thông số đó với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. - Đánh giá mức độ ô nhiễm theo không gian và thời gian. Chương IV. Tác động của ô nhiễm môi trường - Trình bày các tác động của ô nhiễm môi trường (chủ đề của báo cáo) đến: 4.1. Sức khỏe con người thể hiện thông qua các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường. 4.2. Phát triển kinh tế - xã hội. 4.3. Cảnh quan và hệ sinh thái. Chương V. Thực trạng quản lý môi trường Yêu cầu: đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường đối với chuyên đề môi trường của báo cáo. Những việc đã làm được (thành công) và các vấn đề đáng lưu ý (những tồn tại và thách thức). - Những thành công (về chính sách, luật pháp, tổ chức và triển khai hoạt động bảo vệ môi trường chuyên đề...). - Những tồn tại, thách thức (về cơ cấu quản lý, quy hoạch, luật pháp, nguồn lực, vốn đầu tư cho môi trường và triển khai hoạt động bảo vệ môi trường chuyên đề...). Chương VI. Các thách thức trong bảo vệ môi trường, phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường 6.1. Các thách thức về môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn) - Tổng kết những thách thức về môi trường tại thời điểm xây dựng báo cáo (liên quan đến chủ đề mà báo cáo lựa chọn). - Một số thách thức (liên quan đến chủ đề của báo cáo) trong thời gian tiếp theo. 6.2. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn) - Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường. - Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn). - Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn). - Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn). - Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn). - Các giải pháp cụ thể khác (chủ đề mà báo cáo lựa chọn) Kết luận, kiến nghị Danh sách tài liệu tham khảo |
BỘ CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Nhóm chỉ thị |
STT |
Tên chỉ thị |
STT |
Tên chỉ thị thứ cấp |
Đơn vị tính |
Mô tả |
Động lực |
1 |
Phát triển dân số |
1 |
Dân số trung bình, dân số đô thị, dân số nông thôn hàng năm |
nghìn người |
|
2 |
Tỷ lệ dân số đô thị trên tổng dân số |
% |
|
|||
3 |
Mật độ dân số đô thị, nông thôn |
người/km2 |
|
|||
4 |
Tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm |
% |
|
|||
5 |
Tuổi thọ trung bình hàng năm |
tuổi |
|
|||
2 |
Phát triển nông nghiệp |
6 |
Sản lượng lúa hàng năm |
nghìn tấn |
|
|
7 |
Số lượng gia súc, gia cầm hàng năm |
Nghìn con |
|
|||
8 |
Lượng phân bón hóa học được sử dụng hàng năm |
Tấn |
|
|||
9 |
Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng hàng năm |
Tấn |
|
|||
3 |
Phát triển y tế |
10 |
Số lượng bệnh viện, trạm xá, trung tâm y tế |
Bệnh viện, trạm xá, trung tâm y tế |
|
|
11 |
Tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân |
Giường bệnh |
Số lượng giường bệnh tính trên 1 vạn dân |
|||
4 |
Phát triển GDP hàng năm |
12 |
GDP theo giá thực tế |
tỷ đồng |
|
|
13 |
Tỷ lệ tăng trưởng GDP |
% |
|
|||
14 |
Tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người |
% |
|
|||
5 |
Phát triển giao thông |
15 |
Số lượng các phương tiện giao thông đăng kiểm hàng năm |
Chiếc |
|
|
16 |
Tuổi trung bình của các loại phương tiện giao thông |
năm |
Giao thông đường bộ: độ tuổi ô tô, xe máy. Giao thông đường sắt: tuổi đầu máy Giao thông đường thủy: Tuổi tàu thủy nội địa, tuổi tàu biển Giao thông đường không: Tuổi đội tàu bay |
|||
17 |
Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong nước/quốc tế theo đường thủy |
triệu tấn |
|
|||
18 |
Số lượng cảng, bến tàu thủy |
Cảng, bến tàu |
- Số lượng cảng - Số lượng bến tàu |
|||
6 |
Hoạt động xây dựng |
19 |
Diện tích nhà ở xây dựng mới (theo nhà nước và tư nhân) |
nghìn m2 |
|
|
20 |
Số km cầu, đường được xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo |
km |
|
|||
7 |
Phát triển công nghiệp |
21 |
Số lượng KCN, CCN được thành lập |
KCN, CCN |
|
|
22 |
Diện tích các KCN, CCN |
|
|
|||
23 |
Tỷ lệ lấp đầy KCN/CCN |
% |
|
|||
24 |
Số cơ sở sản xuất công nghiệp trong cả nước theo ngành sản xuất |
Cơ sở |
|
|||
25 |
Sản lượng dầu được khai thác trên biển |
nghìn tấn |
|
|||
26 |
Sản lượng than được khai thác |
nghìn tấn |
|
|||
8 |
Phát triển ngành thủy hải sản |
27 |
Số lượng cơ sở nuôi trồng thủy, hải sản |
Cơ sở |
|
|
28 |
Tổng diện tích nuôi trồng thủy, hải sản |
ha |
|
|||
29 |
Sản lượng nuôi trồng thủy hải sản |
triệu tấn |
|
|||
30 |
Số lượng cơ sở chế biến thủy hải sản |
Cơ sở |
|
|||
31 |
Sản lượng đánh bắt thủy hải sản |
triệu tấn |
|
|||
9 |
Phát triển du lịch |
32 |
Số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế |
nghìn người |
|
|
10 |
Hoạt động làng nghề |
33 |
Số lượng làng nghề được công nhận |
Làng nghề |
|
|
11 |
Hoạt động lâm nghiệp |
34 |
Diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng |
nghìn ha, % |
|
|
35 |
Tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng mới trên tổng diện tích rừng |
% |
|
|||
36 |
Sản lượng gỗ được cấp phép khai thác hàng năm theo địa phương |
m3 |
|
|||
37 |
Diện tích rừng bị mất do cháy rừng, chuyển đổi diện tích sử dụng, và phá hoại phân theo địa phương |
nghìn ha |
|
|||
Áp lực |
12 |
Thải lượng bụi và khí thải |
38 |
Thải lượng PM10, TSP, SO2, NO2, CO tổng số và theo ngành công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ |
kg/ngày |
|
13 |
Nước thải theo các lĩnh vực |
39 |
Tổng lượng nước thải theo các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ |
m3/ngày đêm |
|
|
40 |
Thải lượng BOD, COD, TSS tổng số và theo lĩnh vực: công nghiệp, y tế, nông nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ |
kg/ngày |
|
|||
14 |
Sự cố môi trường |
41 |
Số vụ tràn dầu trên các vùng cửa sông, biển |
Vụ |
Chi tiết về: Thời gian, địa điểm, khối lượng dầu tràn, loại dầu, nguyên nhân từng vụ tràn dầu. |
|
42 |
Số vụ hóa chất rò rỉ trên sông, biển |
Vụ |
Chi tiết về: Thời gian, địa điểm, khối lượng hóa chất bị rò rỉ, loại hóa chất, nguyên nhân từng vụ rò rỉ hóa chất. |
|||
15 |
Phát sinh chất thải rắn |
43 |
Lượng CTR phát sinh hàng năm theo lĩnh vực: sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, y tế và phế liệu nhập khẩu |
tấn |
|
|
44 |
Lượng chất thải nguy hại phát sinh hàng năm theo lĩnh vực: công nghiệp, y tế, sinh hoạt, nông nghiệp |
tấn |
|
|||
16 |
Biến đổi khí hậu |
45 |
Độ mặn (nồng độ Clorua) trong nước tại các khu vực ven biển |
mg/l |
|
|
46 |
Lượng phát thải khí nhà kính theo các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và theo các khí CH4, N2O, CO2 |
triệu tấn CO2 tương đương |
|
|||
47 |
Nhiệt độ, lượng mưa trung bình hàng năm |
Nhiệt độ (độ C) Lượng mưa (mm) |
|
|||
17 |
Tai biến thiên nhiên |
48 |
Số lượng các vụ tai biến thiên nhiên hàng năm |
Vụ |
Bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, Giông lốc... |
|
49 |
Thiệt hại từ các vụ thiên tai về người, về kinh tế, về môi trường |
Thiệt hại về người: người Thiệt hại về kinh tế: tỷ đồng Thiệt hại về môi trường: mức độ ô nhiễm được xác định |
|
|||
Hiện trạng |
18 |
Chất lượng môi trường không khí |
50 |
Nồng độ các chất (TSP, PM10, SO2, NO2, CO) trung bình trong môi trường không khí xung quanh |
mg/m3 |
Kết quả quan trắc tại Khu đô thị; Khu dân cư; Khu vực sản xuất; Điểm nút giao thông |
51 |
Tỷ lệ ngày trong năm có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá quy chuẩn cho phép |
Ngày/năm |
Xác định bởi kết quả quan trắc trung bình 24h vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với các thông số TSP, PM10, SO2 NO2, CO được đo đạc tại các trạm quan trắc tự động liên tục |
|||
19 |
Chất lượng nước mặt lục địa |
52 |
Hàm lượng các chất (TSS, DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-, Coliform) trong nước mặt lục địa |
TSS, DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-(mg/l) Coliform (MPN/100 ml) |
Kết quả quan trắc các thông số chất lượng nước tại: các sông chính (3 điểm quan trắc tại: thượng lưu, trung lưu, hạ lưu); tại ao hồ, kênh rạch nội thị. |
|
20 |
Chất lượng nước biển ven bờ |
53 |
Hàm lượng một số chất (DO, COD, NH4+, dầu mỡ) trong nước biển tại một số cửa sông, ven biển |
mg/l |
|
|
54 |
Hàm lượng các chất độc hại (thuốc bảo vệ thực vật, CN, kim loại nặng) trong trầm tích nước biển ven bờ |
Thuốc bảo vệ thực vật (mg/l), CN- (mg/l) Kim loại nặng (mg/l) |
|
|||
21 |
Đa dạng sinh học |
55 |
Số lượng loài bị đe dọa suy giảm đa dạng sinh học, giảm phân hạng cần được bảo tồn trong Sách Đỏ Việt Nam, Danh mục của IUCN |
Loài |
|
|
56 |
Số lượng loài bị mất |
Loài |
|
|||
57 |
Số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ |
Loài |
|
|||
58 |
Số lượng loài mới phát hiện |
Loài |
|
|||
59 |
Số lượng và diện tích khu bảo tồn thiên nhiên |
Số lượng khu bảo tồn thiên nhiên: khu Diện tích: ha |
|
|||
22 |
Môi trường đất |
60 |
Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng |
nghìn ha |
Phân chia theo: - Đất sản xuất nông nghiệp, - Đất lâm nghiệp, - Đất chuyên dùng, - Đất ở. |
|
61 |
Diện tích đất suy thoái theo các loại hình: sa mạc hóa, ô nhiễm đất, xói mòn, đá ong hóa, nhiễm mặn, nhiễm phèn |
ha |
|
|||
Tác động |
23 |
Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng |
62 |
Tỷ lệ người bị bệnh đường hô hấp ở khu vực bị ô nhiễm và khu vực đối chứng (không bị ô nhiễm không khí) |
% |
Tỷ lệ người mắc bệnh trên tổng số người dân tại khu vực bị ô nhiễm và không bị ô nhiễm |
63 |
Tỷ lệ mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét ở các khu vực bị ô nhiễm nước và khu vực đối chứng |
% |
Tỷ lệ người mắc bệnh trên tổng số người dân tại khu vực bị ô nhiễm và không bị ô nhiễm |
|||
64 |
Số lượng người mắc bệnh nghề nghiệp liên quan đến ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn) tại các khu vực sản xuất |
Người |
|
|||
Đáp ứng |
24 |
Văn bản pháp luật trong quản lý môi trường |
65 |
Số lượng văn bản quy phạm pháp luật về môi trường đã ban hành |
Văn bản quy phạm pháp luật |
Danh mục tên, số hiệu văn bản |
66 |
Số lượng và tên tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường được ban hành |
Văn bản, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn |
Danh mục tên, số hiệu quy chuẩn, tiêu chuẩn |
|||
67 |
Các điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên |
Điều ước |
|
|||
25 |
Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường |
68 |
Chi ngân sách hàng năm cho hoạt động bảo vệ môi trường |
Triệu đồng/năm |
|
|
26 |
Công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐMC, ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường |
69 |
Số lượng báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) được phê duyệt hàng năm |
Báo cáo |
|
|
Số lượng báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt hàng năm |
Báo cáo |
|
||||
Số lượng Kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt hàng năm ở cấp địa phương |
Kế hoạch |
|
||||
Số lượng Đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt |
Đề án |
|
||||
27 |
Công tác thanh tra, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về BVMT |
70 |
Số vụ vi phạm môi trường bị phát hiện và xử phạt hàng năm |
Vụ |
|
|
71 |
Số tiền xử phạt từ các vụ vi phạm về môi trường |
Triệu đồng |
|
|||
28 |
Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường |
72 |
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã thu được |
triệu đồng |
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp - Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt |
|
73 |
Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn đã thu được hàng năm |
|
|
|||
74 |
Tỷ lệ cơ sở đã bị thu phí trên tổng số cơ sở vi phạm về môi trường đã bị phát hiện |
triệu đồng |
|
|||
29 |
Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng |
75 |
Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được khắc phục |
% |
Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được khắc phục trên tổng số cơ sở được xác định tại Quyết định 64/2003/QĐ-TTg và Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ |
|
|
|
75 |
Diện tích cây xanh trên đầu người dân đô thị |
m2/người |
|
|
76 |
Số lượng cơ sở sản xuất áp dụng Sản xuất sạch hơn |
Cơ sở |
|
|||
31 |
Kiểm soát nước thải |
77 |
Tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải |
% |
Tỷ lệ số lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung trên tổng số KCN đang hoạt động |
|
|
Lượng nước thải công nghiệp đã được xử lý trên tổng lượng nước thải công nghiệp phát sinh |
m3/ngày đêm |
|
|||
|
78 |
Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn |
Cơ sở sản xuất |
|
||
79 |
Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp được cấp phép khai thác nước mặt/nước dưới đất |
Cơ sở sản xuất |
|
|||
32 |
Hoạt động quan trắc môi trường |
80 |
Số lượng trạm quan trắc tự động liên tục môi trường không khí, nước |
Trạm nước, trạm khí |
Số lượng trạm quan trắc nước tự động liên tục. Số lượng trạm quan trắc không khí tự động liên tục. |
|
81 |
Số lượng điểm quan trắc định kỳ theo các thành phần môi trường của cấp quốc gia và cấp địa phương |
Điểm |
Chia theo thành phần môi trường: nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước biển ven bờ; không khí, đất. |
|||
33 |
Chất thải rắn |
85 |
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn |
% |
Khối lượng CTR được thu gom trên tổng lượng CTR phát sinh chia theo: - CTR sinh hoạt - CTR nông nghiệp - CTR công nghiệp - CTR y tế |
|
86 |
Tỷ lệ xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng |
% |
Khối lượng CTR thông thường được xử lý trên tổng lượng CTR phát sinh chia theo: - CTR sinh hoạt - CTR nông nghiệp - CTR công nghiệp - CTR y tế |
|||
87 |
Tỷ lệ chất thải nguy hại đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng |
% |
Khối lượng chất thải nguy hại được xử lý trên tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh chia theo: - CTNH nông nghiệp - CTNH công nghiệp - CTNH y tế - CTNH sinh hoạt |
|||
88 |
Tỷ lệ tái chế CTR theo lĩnh vực |
% |
Khối lượng CTR được tái chế trên tổng lượng CTR phát sinh chia theo: - CTR sinh hoạt - CTR nông nghiệp - CTR công nghiệp - CTR y tế |
|||
34 |
Sử dụng nước sạch |
89 |
Phần trăm hộ gia đình ở đô thị được sử dụng nước sạch |
% |
|
|
90 |
Phần trăm hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch |
% |
|
|||
35 |
Quản lý tổng hợp lưu vực sông |
91 |
Hoạt động quản lý tổng hợp lưu vực sông được triển khai |
|
Thông tin chi tiết: Địa điểm; Thời gian; Hoạt động cụ thể; Kinh phí đầu tư |
|
36 |
Quản lý tổng hợp vùng ven biển |
92 |
Các hoạt động bảo vệ môi trường tổng hợp vùng ven biển được triển khai |
|
Thông tin chi tiết: Địa điểm; Thời gian; Hoạt động cụ thể; Kinh phí đầu tư |
|
93 |
Các tỉnh đã áp dụng quản lý tổng hợp vùng ven biển |
Tỉnh |
Thông tin chi tiết: Số lượng tỉnh, tên tỉnh; Danh mục các biện pháp quản lý tổng hợp vùng ven biển mà tỉnh áp dụng |
PHIẾU CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Tên chỉ thị:
Thông tin hành chính
Ngày xây dựng/cập nhật thông tin cho chỉ thị: |
|
Cơ quan quản lý thông tin về chỉ thị môi trường: |
|
Người thực hiện: |
|
Email người thực hiện: |
|
Nội dung thông tin cơ bản của chỉ thị |
Mô tả 1. Chính sách, pháp luật. 2. Các điều kiện môi trường. |
Tên chỉ thị thứ cấp 1
Ngày xây dựng/cập nhật thông tin cho chỉ thị: |
|
Nội dung thông tin cơ bản |
Dữ liệu 1. Bảng số liệu 2. Các loại dữ liệu khác (đoạn văn bản) 3. Nguồn cung cấp thông tin - Nguồn dữ liệu - Phạm vi địa lý - Phạm vi thời gian - Phương pháp và tần suất thu thập dữ liệu - Phương pháp xử lý dữ liệu |
Biểu đồ/đồ thị |
Đánh giá: |
Tên chỉ thị thứ cấp 2
Ngày xây dựng/cập nhật thông tin cho chỉ thị: |
|
Nội dung thông tin cơ bản |
Dữ liệu 1. Bảng số liệu 2. Các loại dữ liệu khác (đoạn văn bản) 3. Nguồn cung cấp thông tin - Nguồn dữ liệu - Phạm vi địa lý - Phạm vi thời gian - Phương pháp và tần suất thu thập dữ liệu - Phương pháp xử lý dữ liệu |
Biểu đồ/đồ thị |
Đánh giá: |
Tên chỉ thị thứ cấp 3
Ngày xây dựng/cập nhật thông tin cho chỉ thị: |
|
Nội dung thông tin cơ bản |
Dữ liệu 1. Bảng số liệu 2. Các loại dữ liệu khác (đoạn văn bản) 3. Nguồn cung cấp thông tin - Nguồn dữ liệu - Phạm vi địa lý - Phạm vi thời gian - Phương pháp và tần suất thu thập dữ liệu - Phương pháp xử lý dữ liệu |
Biểu đồ/đồ thị |
Đánh giá: |
Thông tin tham khảo và tư liệu
Tài liệu tham khảo: |
Giải thích một số nội dung trong phiếu chỉ thị môi trường
Thông tin hành chính: tên Chỉ thị môi trường (CTMT), ngày thực hiện và người của cơ quan quản lý thông tin chỉ thị cần liên hệ, người chịu trách nhiệm xây dựng chỉ thị;
Nội dung thông tin cơ bản: nói về thông tin chính (bao gồm các nội dung thuộc CTMT thứ cấp)
Mô tả bao gồm: các mô tả ngắn gọn:
Chính sách, pháp luật: nêu rõ các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến CTMT đó và dự kiến sự sửa đổi, bổ sung, thay thế trong thời trước mắt;
Điều kiện môi trường: chỉ rõ chỉ thị này có vai trò gì, liên quan đến vấn đề nào của môi trường;
Chỉ thị môi trường thứ cấp: là các chỉ thị liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến CTMT chính. Thành phần bao gồm tên gọi, nội dung thông tin cơ bản, bảng số liệu, biểu đồ/đồ thị và đánh giá chỉ thị thứ cấp đó;
Nội dung thông tin cơ bản: nói về về hiện trạng của thông tin được đề cập đến.
Dữ liệu: gồm có
Bảng số liệu: chuỗi số liệu gốc về các vấn đề được đưa ra đánh giá.
Các loại dữ liệu khác: đoạn văn bản liên quan thông tin đề cập tại CTMT.
Nguồn cung cấp thông tin: bao gồm nguồn thông tin (lấy ở đâu), mô tả ngắn gọn thông tin, phạm vi địa lý (vùng nào hay cả nước), phạm vi thời gian (từ năm nào đến năm nào), cách thức và tần suất thu thập thông tin (số lần quan trắc trong 1 năm, cách thức quan trắc), phương pháp xử lý thông tin (sử dụng phương pháp, công thức nào...);
Biểu đồ/đồ thị: cung cấp biểu đồ/đồ thị của CTMT thứ cấp dựa trên các bộ số liệu thu thập được qua các năm (ví dụ: đồ thị diễn biến dân số và tỷ lệ dân số đô thị qua các năm cho thời điểm hiện tại…);
Đánh giá: dựa trên diễn biến số liệu thể hiện qua các biểu đồ, đồ thị, đưa ra đánh giá về xu thế thay đổi của vấn đề đang đề cập.
Thông tin tham khảo và tư liệu:
Tài liệu tham khảo: các tài liệu khoa học chính về phương pháp, về nguồn số liệu, về phương pháp phân tích, tổng hợp từ số liệu thô sang số liệu trong CTMT.
BÁO CÁO SỐ LIỆU QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Biểu A1. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường đợt.
Biểu A2. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường năm.
Biểu A3. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc tháng trạm quan trắc không khí tự động, liên tục, cố định.
Biểu A4. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc năm môi trường không khí tự động, liên tục, cố định.
Biểu A5. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc quý môi trường nước tự động, liên tục, cố định.
Biểu A6. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc năm môi trường nước tự động, liên tục, cố định.
Biêu A1. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường đợt
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÙNG QUAN TRẮC………………………. ĐỢT………………….NĂM.……………
Cơ quan chủ trì: …………….…………….…………….
(ĐỊA PHƯƠNG)……………., THÁNG………NĂM…….
|
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÙNG QUAN TRẮC……………………….
Thời gian quan trắc: Từ ngày… tháng... đến …ngày.... tháng…
Cơ quan chủ trì: …………….…………….…………….
|
|
|
Phụ trách đơn vị |
(ĐỊA PHƯƠNG)………., THÁNG……NĂM…….
|
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Danh sách những người tham gia:
Người chịu trách nhiệm chính
Những người tham gia thực hiện
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
- Giới thiệu chung về nhiệm vụ quan trắc (căn cứ thực hiện, phạm vi nội dung các công việc, tần suất thực hiện, thời gian cần thực hiện).
- Giới thiệu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (Phụ lục 1); Sơ đồ công nghệ, hoạt động phát sinh chất thải (*).
- Đơn vị tham gia phối hợp (ghi rõ các chứng chỉ kèm theo: ISO, Vilas, VMCERT - giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc.).
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
2.1. Tổng quan vị trí quan trắc
- Giới thiệu sơ lược phạm vi thực hiện của nhiệm vụ (địa bàn thực hiện quan trắc).
- Kiểu/loại quan trắc: quan trắc môi trường tác động/quan trắc môi trường nền/ quan trắc chất phát thải
- Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, địa điểm và vị trí thực hiện quan trắc.
- Bản đồ/ sơ đồ minh họa điểm quan trắc.
2.2. Danh mục các thông số quan trắc theo đợt
- Giới thiệu danh mục các thông số quan trắc trong đợt, trình bày thông số theo nhóm và thành phần môi trường.
Bảng 1. Danh mục thành phần, thông số quan trắc
STT |
Nhóm thông số |
Thông số |
I. |
Thành phần môi trường ... |
|
1 |
Nhóm thông số 1 |
|
2 |
Nhóm thông số 2 |
|
|
….. |
|
II. |
Thành phần môi trường ... |
|
1 |
Nhóm thông số 1 |
|
2 |
Nhóm thông số 2 |
|
|
….. |
|
2.3. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm
- Nêu thông tin chung về thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm.
- Tóm tắt thông tin về hoạt động hiệu chuẩn thiết bị.
Bảng 2. Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm
STT |
Tên thiết bị |
Model thiết bị |
Hãng sản xuất |
Tần suất hiệu chuẩn/ Thời gian hiệu chuẩn |
I. |
Thiết bị quan trắc |
|||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
II. |
Thiết bị thí nghiệm |
|||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
2.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
- Giới thiệu phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
- Làm rõ các số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu đối với từng thành phần môi trường, nêu rõ các đặc điểm, điều kiện, cách thức bảo quản vận chuyển đối với từng thông số.
- Đối với các thành phần môi trường có phương pháp lấy mẫu khác nhau cho từng thông số cần phải lập bảng 3.
Bảng 3. Phương pháp lấy mẫu hiện trường
STT |
Thông số |
Phương pháp lấy mẫu |
I |
Thành phần môi trường ... |
|
1 |
Thông số 1 |
|
2 |
Thông số 2 |
|
|
….. |
|
II |
Thành phần môi trường ... |
|
1 |
Thông số 1 |
|
2 |
Thông số 2 |
|
|
….. |
|
2.5. Danh mục phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Giới thiệu phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Bảng 4. Phương pháp đo tại hiện trường
STT |
Tên thông số |
Phương pháp đo |
Giới hạn phát hiện |
Dải đo |
Ghi chú |
1 |
Thông số 1 |
|
|
|
|
2 |
Thông số 2 |
|
|
|
|
3 |
….. |
|
|
|
|
Bảng 5. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
STT |
Tên thông số |
Phương pháp phân tích |
Giới hạn phát hiện |
Giới hạn báo cáo |
Ghi chú |
1 |
Thông số 1 |
|
|
|
|
2 |
Thông số 2 |
|
|
|
|
3 |
….. |
|
|
|
|
2.6. Mô tả địa điểm quan trắc
Mô tả vắn tắt về các địa điểm quan trắc.
Bảng 6. Danh mục điểm quan trắc
STT |
Tên điểm quan trắc |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Kiểu/loại quan trắc |
Vị trị lấy mẫu |
Mô tả điểm quan trắc |
|
Kinh độ |
Vĩ độ |
|||||
I |
Thành phần môi trường... |
|||||
1 |
Điểm quan trắc 1 |
Kí hiệu 1 |
Quan trắc môi trường nền |
106o08.465’ |
21o12.881’ |
Điểm gần nhà máy A |
2 |
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
Nút giao thông |
3 |
…. |
|
|
|
|
|
II |
Thành phần môi trường... |
|||||
1 |
Điểm quan trắc 1 |
|
|
|
|
|
2 |
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
|
3 |
….. |
|
|
|
|
Chú ý: - Tọa độ: theo VN 2000
- Mô tả điểm quan trắc: mô tả sơ bộ vị trí, mục đích, ý nghĩa của điểm quan trắc
2.7. Thông tin lấy mẫu
Giới thiệu sơ lược về điều kiện lấy mẫu tại hiện trường.
Bảng 7. Điều kiện lấy mẫu
STT |
Ký hiệu mẫu |
Ngày lấy mẫu |
Giờ lấy mẫu |
Đặc điểm thời tiết |
Điều kiện lấy mẫu |
Tên người lấy mẫu |
I |
Thành phần môi trường... |
|||||
1 |
Mẫu 1 |
12/03/2014 |
8h15 |
Trời nắng |
Nước cạn |
Nguyễn Văn A |
2 |
Mẫu 2 |
|
|
|
|
|
… |
Mẫu ... |
|
|
|
|
|
II |
Thành phần môi trường... |
|||||
1 |
Mẫu 1 |
|
|
|
|
|
2 |
Mẫu 2 |
|
|
|
|
|
… |
Mẫu ... |
|
|
|
|
|
2.8. Công tác QA/QC trong quan trắc
2.8.1. QA/QC trong lập kế hoạch quan trắc
- Xác định mục tiêu, mục đích cần đạt được của chương trình quan trắc (vị trí, thông số, số lượng mẫu thực, mẫu QC, thiết bị lấy mẫu, chứa mẫu, điều kiện và cách thức bảo quản mẫu, thiết bị đo và phân tích tại hiện trường.)
- Các biện pháp an toàn con người, thiết bị.
2.8.2. QA/QC trong công tác chuẩn bị
Nêu tóm tắt công tác chuẩn bị, phân công cụ thể: về nhân lực, dụng cụ, thiết bị, hóa chất, phương pháp.
2.8.3. QA/QC tại hiện trường
- QA/QC trong lấy mẫu hiện trường
- QA/QC trong đo thử tại hiện trường
- QA/QC trong bảo quản và vận chuyển mẫu
2.8.4. QA/QC trong phòng thí nghiệm
- Tất cả các quá trình phân tích đều được kiểm soát theo một quy trình đã quy định tại SOP của mỗi phòng thí nghiệm.
- Việc tính toán, xử lí số liệu theo các tiêu chí thiết lập tại PTN và đã được hướng dẫn cụ thể trong mỗi SOP.
- Khi các tiêu chí đặt ra không đạt được, PTN sẽ rà soát lại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đảm bảo đưa ra các kết quả thử nghiệm tin cậy.
2.8.5. Hiệu chuẩn thiết bị
- Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn công tác
- Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn định kỳ.
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC
Phần nhận xét đánh giá bao gồm các thông tin cơ bản như sau:
- Đánh giá về các số liệu và kết quả quan trắc của đợt theo từng khu vực và từng thành phần môi trường quy định trong chương trình quan trắc đã được phê duyệt so sánh với các QCVN và TCVN hiện hành. So sánh kết quả các điểm quan trắc môi trường nền và các điểm quan trắc tác động/các điểm quan trắc chất phát thải (nếu có).
- Vẽ biểu đồ và nhận xét sơ bộ về chất lượng môi trường theo không gian của từng thành phần môi trường (các biểu đồ có dạng cơ bản như dạng cột, dạng đường…). Thống kê các điểm quan trắc có thông số vượt quy chuẩn và các vấn đề bất thường nếu có (sơ bộ giải thích nguyên nhân).
- So sánh chất lượng môi trường cùng thời điểm của những năm trước và với các đợt quan trắc khác trong năm (nếu có).
- Khuyến khích đánh giá chất lượng môi trường nước mặt lục địa bằng chỉ số chất lượng môi trường nước WQI.
CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC ĐỢT QUAN TRẮC
4.1. Kết quả QA/QC hiện trường
- Thống kê số lượng mẫu thực và mẫu QC của đợt thực hiện quan trắc, so sánh kết quả phòng thí nghiệm và tính toán sai số theo công thức được lựa chọn (trình bày công thức áp dụng)...
- Nhận xét, đánh giá kết quả mẫu trắng hiện trường, mẫu trắng vận chuyển, mẫu đúp.
4.2. Kết quả QA/QC trong phòng thí nghiệm
Nhận xét, đánh giá kết guả phân tích các mẫu lặp Phòng thí nghiệm, mẫu chuẩn thẩm tra, mẫu thêm chuẩn.
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
- Đánh giá kết quả thực hiện đợt quan trắc về tiến độ và thời gian thực hiện, mức độ và kết quả áp dụng QA/QC trong quan trắc theo đúng quy định hiện hành.
- Nhận xét, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống, công trình xử lý nước thải, khí thải (*).
- Đánh giá chung về chất lượng môi trường theo từng thành phần quan trắc.
- Đánh giá chất lượng môi trường khu vực sản xuất và môi trường xung quanh (*).
- Nhận xét, đánh giá về các chất phát thải có đảm bảo QCVN và TCVN hiện hành hay không (*).
5.2. Các kiến nghị
Đề xuất các kiến nghị
PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc đợt.
- Phụ lục 3: Phiếu trả kết quả phân tích mẫu, có dấu của đơn vị thực hiện quan trắc (đối với các đơn vị có thuê bên tư vấn thực hiện phân tích mẫu).
Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
1. Tên doanh nghiệp
2. Loại hình sản xuất chính
3. Diện tích (ha)
4. Tình trạng hệ thống xử lý khí thải
5. Tổng lượng nước thải (m3/năm)
6. Tình trạng lập báo cáo quan trắc môi trường
Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc đợt
Bảng PL2.1. Kết quả quan trắc thành phần môi trường nước mặt lục địa, nước biển, nước mưa, nước ngầm, nước thải, không khí xung quanh, khí thải, trầm tích, đất
STT |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Ký hiệu mẫu |
Nhóm thông số 1 |
Nhóm thông số 2 |
|||
Thống số |
Thông số |
Thông số |
Thông số |
Thông số |
|||
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
|||
1 |
Ký hiệu điểm 1 |
Mẫu 01 |
|
|
|
|
|
Mẫu 02 |
|
|
|
|
|
||
Mẫu 03 |
|
|
|
|
|
||
Trung bình |
|
|
|
|
|
||
2 |
Ký hiệu điểm 2 |
Mẫu 01 |
|
|
|
|
|
Mẫu 02 |
|
|
|
|
|||
Mẫu 03 |
|
|
|
|
|
||
Trung bình |
|
|
|
|
|
||
... |
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành |
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Kết quả quan trắc theo từng thành phần môi trường được biểu diễn thành các bảng riêng
- Bảng có thể xoay dọc hoặc ngang tùy theo số lượng điểm/mẫu và thông số quan trắc.
- Trong trường hợp mỗi điểm chỉ lấy 1 mẫu thì không có giá trị trung bình.
Bảng PL2.2. Kết quả quan trắc tiếng ồn và cường độ xe
STT |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Giờ |
Độ ồn |
Cường độ dòng xe |
||||
LAeq |
LAmax |
Xe máy/ Mô tô |
Xe con < 12 chỗ |
Xe tải, xe khách |
Xe cực lớn > 10 bánh |
|||
1 |
Ký hiệu điểm 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Ký hiệu điểm 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
||
3 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành |
|
|
|
|
|
|
|
Bảng PL2.3. Kết quả quan trắc thành phần môi trường phóng xạ
STT |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Ký hiệu mẫu |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
||
Kết quả |
Sai số |
Kết quả |
Sai số |
|||
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
|||
1 |
Ký hiệu điểm 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
||
2 |
Ký hiệu điểm 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
||
3 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành |
|
|
|
|
Bảng PL2.4. Kết quả quan trắc sinh vật
STT |
Tên khoa học |
Ký hiệu điểm 1 |
Ký hiệu điểm 2 |
||
Ký hiệu mẫu 1 |
Ký hiệu mẫu ... |
Ký hiệu mẫu 1 |
Ký hiệu mẫu … |
||
1 |
Ngành |
|
|
|
|
2 |
Lớp |
|
|
|
|
3 |
Bộ |
|
|
|
|
4 |
Họ |
|
|
|
|
5 |
Loài |
|
|
|
|
Biểu A2. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường năm
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
VÙNG QUAN TRẮC………………………. NĂM …………………
Cơ quan chủ trì: …………………………………………….
(ĐỊA PHƯƠNG)………….., THÁNG ….. NĂM ……. |
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
VÙNG QUAN TRẮC………………………. NĂM …………………
Cơ quan chủ trì: …………………………………………….
|
|
|
Phụ trách đơn vị |
(ĐỊA PHƯƠNG)………….., THÁNG ….. NĂM ……. |
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Danh sách những người tham gia
Người chịu trách nhiệm chính
Những người thực hiện
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu chung nhiệm vụ
- Căn cứ thực hiện, sự cần thiết của nhiệm vụ, nội dung công việc, tần suất quan trắc, mục tiêu nhiệm vụ.
- Danh sách đơn vị phối hợp (ghi rõ các chứng chỉ kèm theo: ISO, Vilas, VMCERT - giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc).
- Vị trí quan trắc (bản đồ/sơ đồ minh họa điểm quan trắc)
- Phạm vi và thời gian thực hiện
- Giới thiệu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (Phụ lục 1) (*).
Bảng 1. Khối lượng công việc thực hiện
TT |
Thành phần môi trường quan trắc |
Số lần lấy mẫu |
I |
Thành phần môi trường... |
|
1 |
Thông số ... |
X điểm x Y lần x Z đợt = Tổng |
2 |
Thông số ... |
|
|
|
|
II |
Thành phần môi trường... |
|
1 |
Thông số ... |
|
2 |
Thông số ... |
|
|
… |
Bảng 2. Số lượng các điểm quan trắc theo khu vực
Khu vực quan trắc |
Số điểm quan trắc |
||
Thành phần môi trường 1 |
Thành phần môi trường 2 |
Thành phần môi trường.... |
|
Khu vực 1 |
|
|
|
Khu vực 2 |
|
|
|
…. |
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
Ghi chú: Khu vực quan trắc là tập hợp các điểm được chia theo vị trí địa lý hoặc được chia dựa theo thuyết minh được phê duyệt.
1.2. Thuyết minh tóm tắt về tình hình thực hiện nhiệm vụ
- Giới thiệu chung về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong năm.
- Giới thiệu chung về tần suất quan trắc, thời gian cụ thể tiến hành quan trắc của từng đợt trong năm.
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
2.1. Tổng quan địa điểm, vị trí quan trắc
- Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng/khu vực quan trắc
- Kiểu/loại quan trắc: quan trắc môi trường tác động/quan trắc môi trường nền/ quan trắc chất phát thải.
- Mô tả địa điểm lấy mẫu
- Giới thiệu điểm quan trắc (Bảng 3)
Bảng 3. Danh mục điểm quan trắc
STT |
Tên điểm quan trắc |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Kiểu/loại quan trắc |
Vị trí lấy mẫu |
Mô tả điểm quan trắc |
|
Kinh độ |
Vĩ độ |
|||||
I |
Thành phần môi trường... |
|||||
1 |
Điểm quan trắc 1 |
Ký hiệu điểm 1 |
Quan trắc môi trường nền |
106°08.465’ |
21°12.881’ |
Điểm gần nhà máy A |
2 |
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
Nút giao thông |
… |
|
|
|
|
|
|
II |
Thành phần môi trường... |
|||||
1 |
Điểm quan trắc 1 |
|
|
|
|
|
2 |
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Tọa độ: theo VN 2000
- Mô tả điểm quan trắc: Mô tả sơ bộ vị trí, mục đích, ý nghĩa của điểm quan trắc
- Mô tả tóm tắt thông tin lấy mẫu của các đợt quan trắc
- Thông tin về số lượng mẫu của mỗi đợt quan trắc.
Bảng 4. Số lượng mẫu của các đợt quan trắc
STT |
Khu vực/vị trí/điểm quan trắc |
Số lượng mẫu của từng đợt |
Tổng cộng số mẫu |
||
Đợt 1 |
Đợt 2 |
Đợt… |
|||
I |
Thành phần môi trường ... |
||||
1 |
Khu vực 1 |
|
|
|
|
2 |
Khu vực 2 |
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
Tổng cộng số mẫu |
|
|
|
|
II |
Thành phần môi trường .... |
||||
1 |
Khu vực 1 |
|
|
|
|
2 |
Khu vực 2 |
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
Tổng cộng số mẫu |
|
|
|
|
2.2. Giới thiệu thông số quan trắc
- Giới thiệu các thông số theo chương trình quan trắc được phê duyệt;
- Nêu sơ bộ mục đích, ý nghĩa của việc lựa chọn các thông số đối với khu vực quan trắc.
2.3. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm
- Nêu thông tin chung về thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm.
- Tóm tắt thông tin về hoạt động hiệu chuẩn thiết bị.
Bảng 5. Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm
STT |
Tên thiết bị |
Model thiết bị |
Hãng sản xuất |
Tần suất hiệu chuẩn/ thời gian hiệu chuẩn |
I |
Thiết bị quan trắc |
|||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
II |
Thiết bị phòng thí nghiệm |
|||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
2.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
- Giới thiệu chung phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
- Làm rõ các số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu đối với từng thành phần môi trường, nêu rõ các đặc điểm, điều kiện, cách thức bảo quản vận chuyển đối với từng thông số.
- Đối với các thành phần môi trường có phương pháp lấy mẫu khác nhau cho từng thông số cần phải lập bảng 6.
Bảng 6. Phương pháp lấy mẫu hiện trường
TT |
Thành phần |
Phương pháp lấy mẫu |
I |
Thành phần môi trường |
|
1 |
Thông số 1 |
|
2 |
Thông số 2 |
|
3 |
Thông số ... |
|
2.5. Danh mục phương pháp đo đạc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Giới thiệu sơ lược phương pháp quan trắc hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Bảng 7. Phương pháp đo tại hiện trường
TT |
Tên thông số |
Phương pháp đo |
Giới hạn phát hiện |
Dải đo |
Ghi chú |
1 |
Thông số 1 |
|
|
|
|
2 |
Thông số 2 |
|
|
|
|
3 |
Thông số 3 |
|
|
|
|
4 |
Thông số... |
|
|
|
|
Bảng 8. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
STT |
Tên thông số |
Phương pháp phân tích |
Giới hạn phát hiện |
Giới hạn báo cáo |
Ghi chú |
1 |
Thông số 1 |
|
|
|
|
2 |
Thông số 2 |
|
|
|
|
3 |
Thông số 3 |
|
|
|
|
4 |
Thông số... |
|
|
|
|
2.6. Công tác QA/QC trong quan trắc môi trường
2.6.1. QA/QC trong lập kế hoạch quan trắc
- Xác định mục tiêu, mục đích cần đạt được của chương trình quan trắc (vị trí, thông số, số lượng mẫu thực, mẫu QC, thiết bị lấy mẫu, chứa mẫu, điều kiện và cách thức bảo quản mẫu, thiết bị đo và phân tích tại hiện trường).
- Các biện pháp an toàn con người, thiết bị.
2.6.2. QA/QC trong công tác chuẩn bị
Nêu tóm tắt công tác chuẩn bị, phân công cụ thể: về nhân lực, dụng cụ, thiết bị, hóa chất, phương pháp.
2.6.3. QA/QC tại hiện trường
- QA/QC trong lấy mẫu hiện trường
- QA/QC trong đo thử tại hiện trường
- QA/QC trong bảo quản và vận chuyển mẫu
2.6.4. QA/QC trong phòng thí nghiệm
- Tất cả các quá trình phân tích đều được kiểm soát theo một quy trình đã quy định tại SOP của mỗi phòng thí nghiệm.
- Việc tính toán, xử lí số liệu theo các tiêu chí thiết lập tại PTN và đã được hướng dẫn cụ thể trong mỗi SOP.
- Khi các tiêu chí đặt ra không đạt được, PTN sẽ rà soát lại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đảm bảo đưa ra các kết quả thử nghiệm tin cậy.
2.6.5. Hiệu chuẩn thiết bị
- Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn công tác
- Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn định kỳ.
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC
Phần nhận xét, đánh giá bao gồm các thông tin cơ bản như sau:
- Đánh giá về các số liệu và kết quả quan trắc của các đợt theo từng khu vực và từng thành phần môi trường trong chương trình quan trắc đã được phê duyệt so sánh với các QCVN và TCVN hiện hành.
- Vẽ biểu đồ và nhận xét sơ bộ về chất lượng môi trường theo không gian của từng thành phần môi trường (các biểu đồ có dạng cơ bản như dạng cột, dạng đường...). Thống kê các điểm quan trắc có thông số vượt quy chuẩn và các vấn đề bất thường nếu có (sơ bộ giải thích nguyên nhân).
- So sánh giữa các khu vực, so sánh giữa các điểm quan trắc môi trường nền và các điểm quan trắc tác động/ các điểm quan trắc chất phát thải (nếu có) và so sánh với các kết quả quan trắc của các năm trước nhằm đánh giá diễn biến chất lượng của từng thành phần môi trường.
- Khuyến khích tính toán chỉ số chất lượng môi trường nước (WQI) đối với kết quả quan trắc nước mặt lục địa. So sánh, đánh giá, nhận xét các kết quả WQI giữa các điểm và giữa các đợt trong năm và so sánh với năm trước.
CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC
4.1. Kết quả QA/QC hiện trường
- Thống kê số lượng mẫu thực và mẫu QC qua các đợt thực hiện quan trắc, so sánh kết quả phòng thí nghiệm và tính toán sai số theo công thức được lựa chọn (trình bày công thức áp dụng)...
- Nhận xét, đánh giá kết quả mẫu trắng hiện trường, mẫu trắng vận chuyển, mẫu đúp.
4.2. Kết quả QA/QC trong phòng thí nghiệm
Nhận xét, đánh giá kết guả phân tích các mẫu lặp Phòng thí nghiệm, mẫu chuẩn thẩm tra, mẫu thêm chuẩn.
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
- Đánh giá kết quả thực hiện các đợt quan trắc về tiến độ và thời gian thực hiện, mức độ và kết quả QA/ QC trong quan trắc theo đúng quy định hiện hành.
- Đánh giá chung về chất lượng môi trường theo từng thành phần quan trắc.
- Đánh giá chất lượng môi trường khu vực sản xuất và môi trường xung quanh (*).
- So sánh, đánh giá chất lượng môi trường giữa các năm.
- Nhận xét, đánh giá tình trạng hoạt động và hiệu quả xử lý của các hệ thống, công trình xử lý nước thải, khí thải (*).
5.2. Kiến nghị
Đề xuất các kiến nghị
PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc năm
Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
1. Tên doanh nghiệp
2. Loại hình sản xuất chính
3. Diện tích (ha)
4. Tình trạng hệ thống xử lý khí thải
5. Tổng lượng nước thải (m3/năm)
6. Tình trạng lập báo cáo quan trắc môi trường
Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc năm
Bảng PL2.1. Kết quả quan trắc thành phần môi trường: Nước mặt lục địa, nước biển, nước mưa, nước ngầm, nước thải, không khí xung quanh, khí thải, trầm tích, đất.
STT |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Đợt |
Ký hiệu mẫu |
Nhóm thông số |
Nhóm thông số |
||
Thông số |
Thông số |
Thông số |
Thông số |
||||
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
||||
1 |
Ký hiệu điểm 1 |
|
Mẫu 01 |
|
|
|
|
Mẫu 02 |
|
|
|
|
|||
|
Mẫu 01 |
|
|
|
|
||
Mẫu 02 |
|
|
|
|
|||
2 |
Ký hiệu điểm 2 |
|
Mẫu 01 |
|
|
|
|
Mẫu 02 |
|
|
|
|
|||
|
Mẫu 01 |
|
|
|
|
||
Mẫu 02 |
|
|
|
|
|||
3 |
Ký hiệu điểm … |
|
Mẫu 01 |
|
|
|
|
Mẫu 02 |
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
||
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành |
|
|
|
|
Ghi chú:
- Kết quả quan trắc theo từng thành phần môi trường được biểu diễn thành các bảng riêng
- Bảng có thể xoay dọc hoặc ngang tùy theo số lượng điểm/mẫu và thông số quan trắc.
- Trong trường hợp mỗi điểm chỉ lấy 1 mẫu thì không có giá trị trung bình.
Bảng PL2.2. Kết quả quan trắc tiếng ồn và cường độ xe
STT |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Đợt |
Giờ |
Độ ồn |
Cường độ dòng xe |
||||
LAeq |
LAmax |
Xe máy/Mô tô |
Xe con < 12 chỗ |
Xe tải, xe khách |
Xe cực lớn > 10 bánh |
||||
1 |
Ký hiệu điểm 1 |
Đợt 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Đợt 2 |
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|||
…. |
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Ký hiệu điểm 2 |
Đợt 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Đợt 2 |
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|||
… |
|
|
|
|
|
|
|||
3 |
Ký hiệu điểm... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành |
|
|
|
|
|
|
|
Bảng PL2.3. Kết quả quan trắc thành phần môi trường phóng xạ
STT |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Đợt |
Ký hiệu mẫu |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
||
Kết quả |
Sai số |
Kết quả |
Sai số |
||||
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
Đơn vị đo |
||||
1 |
Ký hiệu điểm 1 |
Đợt 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Đợt 2 |
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|||
Đợt ... |
|
|
|
|
|
||
2 |
Ký hiệu điểm 2 |
Đợt 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Đợt 2 |
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|||
Đợt ... |
|
|
|
|
|
||
3 |
Ký hiệu điểm ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||
Giá trị QCVN/ TCVN hiện hành |
|
|
|
|
|
Bảng PL2.4. Kết quả quan trắc sinh vật
STT |
Tên khoa học |
Ký hiệu điểm quan trắc |
|||||
Đợt 1 |
Đợt 2 |
Đợt … |
|||||
Mẫu 1 |
Mẫu … |
Mẫu 1 |
Mẫu … |
Mẫu 1 |
Mẫu … |
||
1 |
Ngành |
|
|
|
|
|
|
2 |
Lớp |
|
|
|
|
|
|
3 |
Bộ |
|
|
|
|
|
|
4 |
Họ |
|
|
|
|
|
|
5 |
Loài |
|
|
|
|
|
|
Biểu A3: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc tháng trạm quan trắc không khí tự động, liên tục, cố định
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG,
Cơ quan thực hiện: …………………………………….
|
|
|
Phụ trách đơn vị |
(ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY….THÁNG ….. NĂM …. |
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Danh sách những người tham gia
Người chịu trách nhiệm chính
Những người thực hiện
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Giới thiệu chung về nhiệm vụ (căn cứ thực hiện, nội dung các công việc, mục tiêu quan trắc);
- Kiểu/loại quan trắc;
- Giới thiệu vị trí/ khu vực đặt trạm quan trắc (tọa độ trạm, kèm bản đồ vị trí đặt trạm);
- Danh mục thông số quan trắc;
- Phương pháp, nguyên lý đo, hãng sản xuất, tên của các thiết bị;
- Tần suất, cách thức thu nhận, lưu trữ và truyền số liệu.
CHƯƠNG II. CÔNG TÁC DUY TRÌ VÀ VẬN HÀNH TRẠM
- Đánh giá công tác duy trì, vận hành, bảo dưỡng và khắc phục sự cố của trạm trong tháng.
- Tần suất thực hiện:
+ Kiểm tra, vệ sinh trạm;
+ Kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;
+ Kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ (bao gồm nội bộ và bên ngoài);
+ Kiểm tra, theo dõi số liệu truyền về tự trạm;
- Nhận định/ đánh giá về:
+ Công tác kiểm tra, vệ sinh định kỳ;
+ Công tác kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ;
+ Công tác kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;
+ Tình hình thay thế các linh phụ kiện vật tư tiêu hao: số lượng, chủng loại, thời gian thay thế;
- Thực hiện QA/QC.
+ Khắc phục các sự cố tại trạm:
+ Các sự cố phát sinh trong tháng tại Trạm: thời gian xảy ra sự cố, thời gian khắc phục xong sự cố;
+ Biện pháp khắc phục đã được áp dụng.
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
3.1. Mức độ đầy đủ của các kết quả quan trắc
- Đánh giá hiện trạng thu nhận, truyền nhận, lưu trữ số liệu trong tháng;
- Đánh giá tỉ lệ số liệu thu được, tỉ lệ số liệu hợp lệ, giải thích nguyên nhân nếu số liệu nhận được không đầy đủ.
Ghi chú:
- Tỉ lệ số liệu thu được là tỉ số giữa số lượng số liệu thu thực tế so với số lượng số liệu thu được theo thiết kế.
- Tỉ lệ số liệu hợp lệ là tỉ số giữa số số liệu thu được sau khi đã loại bỏ các số liệu lỗi, số liệu bất thường so với số liệu thu được theo thiết kế.
Bảng 1. Bảng thống kê số liệu quan trắc nhận được trong tháng
Nội dung |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
Thông số 4 |
Thông số … |
Thông số n |
Tỉ lệ số liệu nhận được (%) |
|
|
|
|
|
|
Tỉ lệ số liệu hợp lệ (%) |
|
|
|
|
|
|
3.2. Kết quả quan trắc các thông số khí tượng
- Dựa trên kết quả quan trắc các thông số khí tượng (bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió,... ), xây dựng biểu đồ để đánh giá diễn biến các thông số khí tượng;
- Nhận xét và đánh giá chung về diễn biến của các thông số trong tháng, thời điểm cao nhất, thấp nhất.
3.3. Kết quả quan trắc các thông số môi trường
a. Kết quả quan trắc theo trung bình 24 giờ
- Tính toán kết quả quan trắc các thông số theo trung bình 24 giờ (Phụ lục 1).
- Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá về chất lượng môi trường theo từng thông số. So sánh giá trị quan trắc các thông số với Quy chuẩn Việt Nam.
- Xác định quy luật diễn biến các thông số trong tháng.
- Các trường hợp bất thường, các thông số có mức độ ô nhiễm cao, giải thích nguyên nhân.
b. Kết quả quan trắc theo trung bình 8 giờ
- Tính toán kết quả quan trắc các thông số theo trung bình 8 giờ lớn nhất trong ngày (Phụ lục 2).
- Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá về chất lượng môi trường theo từng thông số, So sánh giá trị quan trắc các thông số với QCVN.
- Các trường hợp bất thường, các thông số có mức độ ô nhiễm cao, giải thích nguyên nhân.
c. Kết quả quan trắc theo trung bình 1 giờ
- Tính toán kết quả quan trắc các thông số trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của tháng (Phụ lục 3). Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá về diễn biến trong ngày.
- Tính toán kết quả quan trắc các thông số theo trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày (Phụ lục 4). Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá về chất lượng môi trường theo từng thông số. So sánh giá trị quan trắc các thông số với QCVN.
- Các trường hợp bất thường, các thông số có mức độ ô nhiễm cao, giải thích nguyên nhân.
3.4. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI)
- Tính toán giá trị AQI theo ngày và theo giờ (Phụ lục 5).
- Dựa trên kết quả tính toán AQI, nhận xét, đánh giá số ngày ở mức tốt, trung bình, kém...; đánh giá các thời điểm trong ngày có giá trị AQI cao nhất.
KẾT LUẬN
- Đánh giá tỉ lệ số liệu nhận được, tỉ lệ số liệu hợp lệ của trạm;
- Đánh giá chất lượng không khí thông qua các giá trị của thông số đo được
- Đánh giá chung về chất lượng không khí theo chỉ số AQI
- Đề xuất các kiến nghị.
PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Kết quả quan trắc trung bình 24 giờ
- Phụ lục 2: Kết quả quan trắc trung bình 8 giờ lớn nhất trong ngày
- Phụ lục 3: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của tháng
- Phụ lục 4: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày
- Phụ lục 5: Giá trị AQI các giờ/ngày trong tháng
Phụ lục 1: Kết quả quan trắc trung bình 24 giờ
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
... |
... |
Đơn vị |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
... |
... |
Ngày tháng |
|
|
|
|
|
01/... |
|
|
|
|
|
02/... |
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
30/.... |
|
|
|
|
|
Ghi chú: Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).
Phụ lục 2: Kết quả quan trắc trung bình 8 giờ lớn nhất trong ngày
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
… |
… |
Đơn vị |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
… |
… |
Ngày |
|
|
|
|
|
1/… |
|
|
|
|
|
2/… |
|
|
|
|
|
……. |
|
|
|
|
|
30/... |
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Trung bình 8h: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục.
- Trung bình 8 giờ lớn nhất trong ngày là giá trị lớn nhất trong số các giá trị trung bình 8 giờ trong 1 ngày đo.
Phụ lục 3: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của tháng
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
… |
... |
... |
Đơn vị |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
… |
… |
… |
Giờ |
|
|
|
|
|
|
0h |
|
|
|
|
|
|
1h |
|
|
|
|
|
|
2h |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
23h |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của năm: là trung bình số học các giá trị quan trắc trung bình 1 giờ tại cùng thời điểm trong các ngày của 1 tháng.
Phụ lục 4: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
... |
.... |
… |
Đơn vị |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
… |
.... |
.... |
Ngày |
|
|
|
|
|
|
1/... |
|
|
|
|
|
|
2/… |
|
|
|
|
|
|
…….. |
|
|
|
|
|
|
30/... |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Trung bình 1h: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 1 giờ liên tục.
- Trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày là giá trị lớn nhất trong số các giá trị trung bình 1 giờ trong 1 ngày đo.
Phụ lục 5. Giá trị AQI các giờ/ngày trong tháng
Ngày |
AQI theo giờ |
AQI |
||||
0h |
1h |
2h |
.... |
23h |
|
|
1/…. |
|
|
|
|
|
|
2/…. |
|
|
|
|
|
|
3/…. |
|
|
|
|
|
|
……… |
|
|
|
|
|
|
30/.... |
|
|
|
|
|
|
Biểu A4: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc năm môi trường không khí tự động, liên tục, cố định
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC
Cơ quan thực hiện: ……………………………………. Cơ quan chủ trì: ……………..…………………………. Cơ quan chủ quản: …………………………………….
|
|
|
Phụ trách đơn vị |
(ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY …… THÁNG ….. NĂM |
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Danh sách những người tham gia:
Người chịu trách nhiệm chính
Những người tham gia thực hiện
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. Giới thiệu chung
- Giới thiệu chung về trạm, năm bắt đầu hoạt động.
- Kiểu/loại quan trắc.
- Mục tiêu, ý nghĩa của trạm.
- Vị trí, địa điểm lắp đặt trạm (kèm tọa độ và bản đồ vị trí đặt trạm). Mô tả sơ lược đặc điểm xung quanh vị trí lắp đặt trạm.
- Các thông số quan trắc.
- Phương pháp, nguyên lý đo, thang đo, hãng sản xuất, tên của các thiết bị.
- Tần suất, cách thức thu nhận, lưu trữ và truyền số liệu.
CHƯƠNG II. CÔNG TÁC DUY TRÌ, VẬN HÀNH TRẠM TRONG NĂM
- Đánh giá công tác duy trì, vận hành, bảo dưỡng và khắc phục sự cố của trạm trong năm.
- Tần suất thực hiện (nêu cụ thể thời gian thực hiện):
+ Kiểm tra, vệ sinh trạm;
+ Kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;
+ Kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ (bao gồm nội bộ và bên ngoài);
+ Kiểm tra, theo dõi số liệu truyền về tự trạm;
- Nhận định/ đánh giá về:
+ Công tác kiểm tra, vệ sinh định kỳ;
+ Công tác kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ;
+ Công tác kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;
+ Tình hình thay thế các linh phụ kiện vật tư tiêu hao: số lượng, chủng loại, thời gian thay thế;
- Thực hiện QA/QC;
- Khắc phục các sự cố tại trạm:
+ Các sự cố phát sinh trong năm tại Trạm: thời gian xảy ra sự cố, thời gian khắc phục xong sự cố.
+ Biện pháp khắc phục đã được áp dụng.
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
3.1. Mức độ đầy đủ của các kết quả quan trắc
- Đánh giá hiện trạng thu nhận, truyền nhận, lưu trữ số liệu trong năm;
- Đánh giá tỉ lệ số liệu thu được, tỉ lệ số liệu hợp lệ, giải thích nguyên nhân nếu số liệu nhận được không đầy đủ.
Bảng 1. Bảng thống kê số liệu quan trắc nhận được trong năm
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
... |
… |
Số giá trị nếu quan trắc đầy đủ |
|
|
|
|
|
Số giá trị quan trắc nhận được |
|
|
|
|
|
Số giá trị quan trắc hợp lệ |
|
|
|
|
|
Tỉ lệ số liệu nhận được |
|
|
|
|
|
Tỉ lệ số liệu hợp lệ |
|
|
|
|
|
3.2. Kết quả quan trắc các thông số khí tượng
- Dựa trên kết quả quan trắc các thông số khí tượng (bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió,...), xây dựng biểu đồ để đánh giá diễn biến các thông số khí tượng.
- Nhận xét và đánh giá chung về diễn biến các thông số trong năm, thời điểm cao nhất, thấp nhất.
3.3. Kết quả quan trắc các thông số chất lượng môi trường
a. Diễn biến các thông số trung bình các giờ trong ngày của 1 năm
- Tính toán kết quả quan trắc các thông số trung bình 1 giờ các giờ trong ngày của năm (Phụ lục 1). Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá quy luật diễn biến các thông số trong ngày.
- Tính toán kết quả quan trắc các thông số theo trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày (Phụ lục 2). Biễu diễn các kết quả quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường. So sánh giá trị quan trắc các thông số với QCVN.
b. Kết quả quan trắc theo trung bình 24 giờ
- Tính toán kết quả quan trắc các thông số theo trung bình 24 giờ (Phụ lục 3).
- Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá diễn biến về chất lượng môi trường theo từng thông số. So sánh giá trị quan trắc các thông số với QCVN.
c. Kết quả quan trắc theo trung bình tháng
- Tính toán kết quả quan trắc các thông số theo trung bình tháng (Phụ lục 4). Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá về chất lượng môi trường theo từng thông số.
- Biểu diễn số liệu quan trắc trung bình 1 giờ các thông số theo đồ thị dạng hộp - vặn nút chai (box and whisker plot).
Chú thích:
- Vạch nằm giữa hộp là giá trị trung bình tháng.
- Hai đầu hộp là bách phần thứ 25 (là giá trị mà 25% số liệu thấp hơn giá trị này) và bách phần thứ 75 (là giá trị mà 75% số liệu thấp hơn giá trị này).
- Vạch trên cùng và vạch dưới cùng là bách phần thứ 5 và 95.
Xác định quy luật diễn biến các thông số trong trong năm.
c. Kết quả quan trắc theo trung bình tháng
- Thống kê số lượng, tỉ lệ trung bình 1 giờ, trung bình 24 giờ vượt quá giới hạn của QCVN.
- Phân tích, đánh giá về chất lượng môi trường theo từng thông số. Các trường hợp bất thường, các thông số có mức độ ô nhiễm cao, giải thích nguyên nhân.
3.4. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI)
- Tính toán giá trị AQI ngày.
- Nhận xét, đánh giá chất lượng không khí thông qua các giá trị AQI, số lượng ngày ở mức tốt, trung bình, kém...; đánh giá các thời điểm trong năm có giá trị AQI cao nhất.
Bảng 2. Thống kê giá trị AQI ngày trong năm theo các khoảng giá trị
Khoảng giá trị AQI |
Chất lượng không khí |
Số ngày |
Tỷ lệ % |
0-50 |
Tốt |
|
|
51-100 |
Trung bình |
|
|
101-200 |
Kém |
|
|
201-300 |
Xấu |
|
|
Trên 300 |
Nguy hại |
|
|
Bảng 3. Thống kê giá trị AQI ngày lớn hơn 100 của tháng
Tháng |
Số ngày có AQI>100 |
Tỉ lệ % |
Tháng 1 |
|
|
Tháng 2 |
|
|
…. |
|
|
Tháng 12 |
|
|
Cả năm |
|
|
KẾT LUẬN
- Đánh giá về tình hình duy trì, vận hành trạm.
- Đánh giá tỉ lệ số liệu nhận được, tỉ lệ số liệu hợp lệ.
- Đánh giá chất lượng không khí thông qua các giá trị của thông số đo được
- Đánh giá chung về chất lượng không khí theo chỉ số AQI
- Đề xuất các kiến nghị
PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của năm
- Phụ lục 2: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày
- Phụ lục 3: Kết quả quan trắc trung bình 24 giờ
- Phụ lục 4: Kết quả quan trắc trung bình tháng
Phụ lục 1: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của năm
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
….. |
|
Đơn vị |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
…. |
|
Giờ |
|
|
|
|
|
0h |
|
|
|
|
|
1h |
|
|
|
|
|
2h |
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
23h |
|
|
|
|
|
Ghi chú: Trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của năm: là trung bình số học các giá trị quan trắc trung bình 1 giờ tại cùng thời điểm trong các ngày của 1 năm.
Phụ lục 2: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
…… |
Đơn vị |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
|
Ngày |
|
|
|
|
01/01/... |
|
|
|
|
02/01/... |
|
|
|
|
03/01/... |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
30/12/... |
|
|
|
|
31/12/... |
|
|
|
|
Ghi chú:
- Trung bình 1 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 1 giờ liên tục.
- Trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày là giá trị lớn nhất trong số các giá trị trung bình 1 giờ trong 1 ngày đo.
Phụ lục 3: Kết quả quan trắc trung bình 24 giờ
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
… |
Đơn vị |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
…. |
Ngày |
|
|
|
|
01/01/... |
|
|
|
|
02/01/... |
|
|
|
|
03/01/... |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
30/12/... |
|
|
|
|
31/12/... |
|
|
|
|
Ghi chú: Trung bình 24 giờ là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).
Phụ lục 4: Kết quả quan trắc trung bình tháng
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
... |
Đơn vị |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
… |
Tháng |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
TB năm |
|
|
|
|
Ghi chú: Trung bình tháng: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 1 tháng.
Biểu A5: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc quý môi trường nước tự động, liên tục, cố định
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC
Cơ quan thực hiện: …………………………………….
(ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY …… THÁNG ….. NĂM ….. |
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC
Cơ quan thực hiện: …………………………………….
|
|
|
Phụ trách đơn vị |
(ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY …… THÁNG ….. NĂM ….. |
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Danh sách những người tham gia:
Người chịu trách nhiệm chính
Những người thực hiện
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Giới thiệu chung về nhiệm vụ (căn cứ thực hiện, nội dung các công việc, mục tiêu quan trắc);
- Kiểu/loại quan trắc;
- Giới thiệu vị trí/ khu vực đặt trạm quan trắc (tọa độ trạm, kèm bản đồ vị trí đặt trạm);
- Danh mục thông số quan trắc;
- Phương pháp, nguyên lý đo, hãng sản xuất, tên của các thiết bị;
- Sơ đồ quy trình hoạt động của trạm;
- Tần suất, cách thức thu nhận, lưu trữ và truyền số liệu.
CHƯƠNG II. CÔNG TÁC DUY TRÌ VÀ VẬN HÀNH TRẠM
- Đánh giá công tác duy trì, vận hành, bảo dưỡng và khắc phục sự cố của trạm trong quý.
- Tần suất thực hiện:
+ Kiểm tra, vệ sinh trạm;
+ Kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;
+ Kiểm tra, hiệu chỉnh; kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ;
+ Kiểm tra, theo dõi số liệu truyền về tự trạm;
- Nhận định/ đánh giá về:
+ Công tác kiểm tra, vệ sinh định kỳ;
+ Công tác kiểm tra, kiểm định, hiệu chỉnh, hiệu chuẩn các module định kỳ;
+ Công tác kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;
+ Tình hình thay thế các linh phụ kiện vật tư tiêu hao: số lượng, chủng loại, thời gian thay thế;
- Thực hiện QA/QC;
- Khắc phục các sự cố tại trạm:
+ Các sự cố phát sinh trong quý tại Trạm thời gian xảy ra sự cố, thời gian khắc phục xong sự cố;
+ Biện pháp khắc phục đã được áp dụng.
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
3.1. Mức độ đầy đủ của các kết quả quan trắc
- Đánh giá hiện trạng thu nhận, truyền nhận, lưu trữ số liệu trong quý;
- Đánh giá tỉ lệ số liệu thu được, tỉ lệ số liệu hợp lệ, giải thích nguyên nhân nếu số liệu nhận được không đầy đủ.
Ghi chú:
- Tỉ lệ số liệu thu được là tỉ số giữa số lượng số liệu thu thực tế so với số lượng số liệu thu được theo thiết kế.
- Tỉ lệ số liệu hợp lệ là tỉ số giữa số số liệu thu được sau khi đã loại bỏ các số liệu lỗi, số liệu sai so với số liệu thu được theo thiết kế trong trường hợp thiết bị hoạt động tốt)
Bảng 1. Bảng thống kê số liệu quan trắc nhận được trong quý
Nội dung |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
Thông số 4 |
Thông số ... |
Thông số n |
Tỉ lệ số liệu nhận được (%) |
|
|
|
|
|
|
Tháng thứ 1 |
|
|
|
|
|
|
Tháng thứ 2 |
|
|
|
|
|
|
Tháng thứ 3 |
|
|
|
|
|
|
Tỉ lệ số liệu hợp lệ (%) |
|
|
|
|
|
|
Tháng thứ 1 |
|
|
|
|
|
|
Tháng thứ 2 |
|
|
|
|
|
|
Tháng thứ 3 |
|
|
|
|
|
|
3.2. Kết quả quan trắc các thông số chất lượng môi trường
- Tính toán giá trị trung bình ngày, trung bình tháng của mỗi thông số trong quý (Phụ lục).
- Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ so sánh với QCVN (bổ sung vào biểu đồ thông số khác có quan hệ tương quan nếu có). Chú ý, riêng đối với thông số DO và pH trên biểu đồ phải biểu diễn tương quan với thông số nhiệt độ. Phân tích, đánh giá về diễn biến mỗi thông số thông qua biểu đồ thu được.
- Xác định quy luật diễn biến các thông số trong tháng; trong quý.
- Trong các trường hợp bất thường, các thông số có mức độ ô nhiễm cao, giải thích nguyên nhân.
- Thống kê số ngày trong quý có giá trị các thông số quan trắc vượt QCVN (thống kê theo từng thông số).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Đánh giá công tác duy trì, vận hành trạm trong quý
- Đánh giá tỉ lệ số liệu nhận được, tỉ lệ số liệu hợp lệ của trạm;
- Đánh giá chất lượng nước thông qua kết quả quan trắc
- Đề xuất các kiến nghị.
Kết quả quan trắc các thông số theo trung bình ngày, trung bình tháng trong quý
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
… |
Tháng thứ 1 |
|
|
|
|
1/... |
|
|
|
|
2/... |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
Trung bình tháng thứ 1 |
|
|
|
|
Tháng thứ 2 |
|
|
|
|
1/... |
|
|
|
|
2/... |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
Trung bình tháng thứ 2 |
|
|
|
|
Tháng thứ 3 |
|
|
|
|
1/… |
|
|
|
|
2/... |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
Trung bình tháng thứ 3 |
|
|
|
|
Trung bình quý |
|
|
|
|
Ghi chú:
- Kết quả trung bình ngày là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 1 ngày.
- Kết quả trung bình tháng là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 1 tháng.
Biểu A6: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc năm môi trường nước tự động, liên tục, cố định
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUAN TRẮC
Cơ quan thực hiện: ……………………………………. Cơ quan chủ quản: …..……..…………………………. Cơ quan chủ trì: ……….……………………………….
|
|
|
Phụ trách đơn vị |
(ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY …… THÁNG ….. NĂM….. |
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUAN TRẮC
Cơ quan thực hiện: ……………………………………. Cơ quan chủ quản: …..……..…………………………. Cơ quan chủ trì: ……….……………………………….
|
|
|
Phụ trách đơn vị |
(ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY …… THÁNG ….. NĂM….. |
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Danh sách những người tham gia:
Người chịu trách nhiệm chính
Những người tham gia thực hiện
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Giới thiệu chung về trạm, năm bắt đầu hoạt động.
- Kiểu/loại quan trắc;
- Mục tiêu, ý nghĩa của trạm.
- Vị trí, địa điểm lắp đặt trạm (kèm tọa độ và bản đồ vị trí đặt trạm). Mô tả sơ lược đặc điểm xung quanh vị trí lắp đặt trạm;
- Các thông số quan trắc;
- Phương pháp, nguyên lý đo, thang đo, hãng sản xuất, tên của các thiết bị;
- Tần suất, cách thức thu nhận, lưu trữ và truyền số liệu.
CHƯƠNG II. CÔNG TÁC DUY TRÌ, VẬN HÀNH TRẠM TRONG NĂM
- Đánh giá công tác duy trì, vận hành, bảo dưỡng và khắc phục sự cố của trạm trong năm.
- Tần suất thực hiện (nêu cụ thể thời gian thực hiện):
+ Kiểm tra, vệ sinh điện cực;
+ Kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;
+ Kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ (bao gồm nội bộ và bên ngoài);
+ Kiểm tra, đánh giá nhanh số liệu;
+ Thay thế phụ kiện tiêu hao theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
+ Kiểm tra, giám sát tại trạm;
+ Kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ;
+ Vệ sinh, làm sạch đường ống/ đầu lấy mẫu;
+ Kiểm tra, theo dõi số liệu truyền về tự trạm;
- Nhận định/ đánh giá về:
+ Tình hình kiểm tra, vệ sinh trạm, thiết bị;
+ Công tác kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ;
+ Công tác kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;
+ Tình hình thay thế các linh phụ kiện vật tư tiêu hao: số lượng, chủng loại, thời gian thay thế;
- Thực hiện QA/QC;
- Khắc phục các sự cố tại trạm:
+ Các sự cố phát sinh trong năm tại Trạm: thời gian xảy ra sự cố, thời gian khắc phục xong sự cố.
+ Biện pháp khắc phục đã được áp dụng.
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
3.1. Mức độ đầy đủ của các kết quả quan trắc
- Đánh giá hiện trạng thu nhận, truyền nhận, lưu trữ số liệu trong năm;
- Đánh giá tỉ lệ số liệu thu được, tỉ lệ số liệu hợp lệ, giải thích nguyên nhân nếu số liệu nhận được không đầy đủ.
Bảng 1. Bảng thống kê số liệu quan trắc nhận được trong năm
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
... |
... |
Số giá trị nếu quan trắc đầy đủ |
|
|
|
|
|
Số giá trị quan trắc nhận được |
|
|
|
|
|
Số giá trị quan trắc hợp lệ |
|
|
|
|
|
Tỉ lệ số liệu nhận được |
|
|
|
|
|
Tỉ lệ số liệu hợp lệ |
|
|
|
|
|
3.2. Kết quả quan trắc các thông số chất lượng môi trường
- Tính toán giá trị trung bình ngày, trung bình tháng của thông số trong năm (Phụ lục).
- Biểu diễn số liệu quan trắc các thông số theo đồ thị dạng hộp-vặn nút chai (box and whisker plot).
Chú thích:
- Vạch nằm giữa hộp là giá trị trung bình tháng.
- Hai đầu hộp là bách phần thứ 25 (là giá trị mà 25% số liệu thấp hơn giá trị này) và bách phần thứ 75 (là giá trị mà 75% số liệu thấp hơn giá trị này).
- Vạch trên cùng và dưới cùng là bách phần thứ 5 và 95.
- Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ, so sánh với QCVN (đối với các thông số được đề cập trong QCVN). Phân tích, đánh giá về diễn biến thông số thông qua biểu đồ thu được.
- Xác định quy luật diễn biến các thông số trong năm.
- Trong các trường hợp bất thường, các thông số có mức độ ô nhiễm cao, giải thích nguyên nhân.
- Thống kê số ngày trong năm có giá trị các thông số quan trắc vượt QCVN (thống kê theo từng thông số).
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Đánh giá công tác duy trì, vận hành trạm trong năm;
- Đánh giá tình trạng số liệu thu được trên cơ sở tỉ lệ số liệu nhận được, tỉ lệ số liệu hợp lệ;
- Đánh giá tổng quan về chất lượng nước trên cơ sở kết quả thu được;
- Đề xuất, kiến nghị.
Kết quả trung bình ngày, trung bình tháng trong năm của các thông số
Thông số |
|
|
|
|
|
|
Đơn vị |
|
|
|
|
|
|
Tháng 1 |
|
|
|
|
|
|
01 |
|
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
|
03 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Trung bình tháng 1 |
|
|
|
|
|
|
Tháng 12 |
|
|
|
|
|
|
01 |
|
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
|
03 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
Trung bình tháng 12 |
|
|
|
|
|
|
Trung bình năm |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Kết quả trung bình ngày trong năm là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm) của từng ngày trong năm.
- Kết quả trung bình tháng trong năm là trung bình số học các giá trị đo được của tất cả các ngày trong tháng.
(*) là phần nội dung chỉ dành cho báo cáo quan trắc của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
(*) là phần nội dung chỉ dành cho báo cáo quan trắc của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
(*) là phần nội dung chỉ dành cho báo cáo quan trắc của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
(*) là phần nội dung chỉ dành cho báo cáo quan trắc của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
(*) là phần nội dung chỉ dành cho báo cáo quan trắc của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 43/2015/TT-BTNMT |
Hanoi, September 29, 2015 |
ON STATE OF THE ENVIRONMENT REPORT, SET OF ENVIRONMENTAL INDICATORS AND MANAGEMENT OF ENVIRONMENTAL MONITORING DATA
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;
Pursuant to the Government's Decree No. 21/2013/ND-CP on March 04, 2013 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
At the request of General Director of Vietnam Environment Administration, General Director of the Legal Department,
The Minister of Natural Resources and Environment herby promulgates the Circular on state of the environment report, set of environmental indicators and management of environmental monitoring data.
This Circular details Clause 1 Article 127, Clause 2 Article 132, and Clause 3 Article 137 of the Law on Environmental Protection 2014.
This Circular applies to:
1. The State management authorities for environmental protection, organizations and individuals involved in report on national state of the environment, thematic report on national environment, report on local state of the environment, thematic report on local environment; development and implementation of the set of environmental indicators.
2. Regulatory authorities, domestic and foreign organizations and individuals implementing national environmental monitoring program; provincial environmental monitoring program; environmental monitoring program of industrial parks, export processing zones, high-tech zones, industrial clusters, trade villages and production, trading and service establishments within the territory of Vietnam.
In this Circular, the following terms are construed as follows:
1. The state of the environment report includes report on national state of the environment, thematic report on national environment, report on local state of the environment, thematic report on local environment.
2. The thematic report on environment means a state of the environment report that focuses on a topic of environment or an environmental component that currently attracts much attention of society and environmental management agencies.
3. The set of environmental indicator means a collection of environmental indicators. The environmental indicator includes 01 or more secondary indicators.
4. The secondary indicator means one or a group of basic environmental parameters, directly related to each environmental indicator.
5. The environmental indicator card means a tool used to manage the data of each environmental indicator.
6. The DPSIR model means a model describing the reciprocal relationship between Driving force - D (socio-economic development, underlying causes of environmental changes) - Pressure - P (direct discharges and emissions polluting and degrading the environmental) - State - S (the state of environmental quality) - Impact - I (impact of environmental pollution on public health, socio-economic development and Ecological environment) - Response - R (the State and societal reponses to environmental protection).
STATE OF THE ENVIRONMENT REPORT AND SET OF ENVIRONMENTAL INDICATORS
Section 1. STATE OF THE ENVIRONMENT REPORT
Article 4. Responsibilities and time for preparation for state of the environment report
1. The Vietnam Environment Administration shall assist the Ministry of Natural Resources and Environment in preparing report on national state of the environment and thematic report on national environment as prescribed in Clause 1 Article 137 of the Law on Environmental Protection 2014. The report shall be prepared and approved ahead of May of the preceeding year.
2. The Department of Natural Resources and Environment of central-affiliated provinces and cities (below collectively referred to as the “Department of Natural Resources and Environment”) shall assist People’s Committees of central-affiliated provinces and cities (below collectively referred to as “Provincial-level People’s Committee”) in preparing report on local state of the environment and thematic report on local environment as prescribed in Clause 2 Article 137 of the Law on Environmental Protection 2014. The report shall be prepared and approved ahead of October of the year in which it is prepared.
Article 5. Methods of preparation for state of the environment report
1. The state of the environment report is prepared according to the model Driving force - Pressure - State - Impact - Response (the DPSIR model).
2. The set of environmental indicators set forth in Section 2 of this Chapter shall be used to collect information and data.
Article 6. The sources of information for preparation of state of the environment report
1. The environmental information from the report on national state of the environment, thematic report on national environment and report on local state of the environment, thematic report on local environment that are all approved.
2. Information from the Statistical Yearbook of the country, ministries and local governments.
3. Results of the environmental monitoring programs.
4. Information from ministries, departments, and relevant entities.
5. Information from other sources: results of scientific research programs or scientific research projects at state, ministerial and provincial levels that are all accepted.
6. Information from the programs on surveys and additional investigations on thematic environmental issues for the provision of data for the preparation for state of the environment report.
Article 7. Assessments in state of the environment report
1. Assessment of the achievement of environmental targets and environmental objectives in the national socio-economic development plan, for the national state of the environment report, the socio-economic development plan of the provinces and cities, for the local state of the environment report.
2. Assessment of environmental quality in areas, regions, provinces and cities for the national state of the environment report, assessment of environmental quality in districts and communes for the local state of the environment report.
3. Assessment of environmental quality during the year and reporting periods.
4. Assessment of environmental parameters in comparison with environmental technical standards or environmental standards.
5. The assessment prescribed in Clauses 1, 2, 3 and Clause 4 of this Article is carried out to analyze and classify environmental issues, thereby determining the national or local environmental issues of concern.
Article 8. Format and contents of state of the environment report
1. Format and contents of a state of the environment report must comply with the Appendix I enclosed with this Circular.
2. Format and contents of a thematic report on environment must comply with the Appendix II enclosed with this Circular.
During the reporting process, based on the current situation, irrelevant contents shall be applied or eliminated; the order shall be retained or changed but ensure full contents set forth in Article 138 of the Law on Environmental Protection 2014.
Article 9: The order of preparation for state of the environment report
1. Propose, submit the theme of the thematic report on environment for approval.
2. Make an outline of the report.
3. Collect, summarize and handle information and data.
4. Draw up a draft of the report.
5. Consult with relevant entities about the draft of report.
6. Submit and approve the report.
7. Provide and publish the report.
The order of preparation for state of the environment report must comply with regulations set forth in Articles 10, 11, 12, and Article 13 of this Circular.
Article 10. Proposal and approval for the theme of thematic report on environment for approval.
1. Based on the burning environmental issues and the State management on environment, the Vietnam Environment Administration shall propose and submit the Ministry of Natural Resources and Environment for approval for the theme of thematic report on national environment before the year in which the report is prepared.
2. Based on the burning environmental issues and the State management on local environment, the Department of Natural Resources and Environment shall propose and submit the Provincial-level People’s Committee the decision on preparation for thematic report on local environment before the year in which the report is prepared.
Article 11. Consultation with relevant entities about the draft of report
1. Based on the current situation, the Vietnam Environment Administration and the Department of Natural Resources and Environment may select one or more of the following consultations:
a) Meeting of the Experts Group;
b) Seminar for consultation between relevant entities;
c) Written request for opinions
2. The written request for opinions set forth in Point c Clause 1 of this Article is made as follows:
a) The draft of national state of the environment report submitted to ministries, local governments and relevant entities for request for opinions;
b) The draft of local state of the environment report submitted to departments, boards and relevant entities at local governments for request for opinions.
Article 12. Report submission and approval
1. The Vietnam Environment Administration shall submit the Ministry of Natural Resources and Environment the approval for report on national state of the environment and thematic report on national environment.
2. The Department of Natural Resources and Environment shall submit the Provincial-level People’s Committee the approval for report on local state of the environment and thematic report on local environment.
Article 13. Provision and publication of the report
1. Provision of state of the environment report
a) The approved report on national state of the environment and thematic report on national environment shall be submitted to authorities of the National Assembly and Government, regulatory authorities, and relevant organizations and individuals;
b) The approved report on local state of the environment and thematic report on local environment shall be submitted to the People's Council at the same level, the Ministry of Natural Resources and Environment, relevant departments, boards, organizations and individuals.
2. Publication of state of the environment report:
a) The report on national state of the environment and thematic report on national environment shall be published on the portal of the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) The report on local state of the environment and thematic report on local environment shall be published on the portal of the Provincial-level People’s Committee.
Section 2. ENVIRONMENTAL INDICATORS
Article 14: The set of environmental indicators
1. The set of national environmental indicators consists of 36 environmental indicators, 93 secondary indicators divided into 05 groups: driving force indicator group, pressure indicator group, state indicator group, impact indicator group and response indicator group.
2. The set of national environmental indicators is prescribed in the Appendix III enclosed with this Circular.
3. The set of local environmental indicators is developed and issued by the Provincial-People’s Committee based on the national environmental indicators.
Article 15. Development of the set of environmental indicators
1. The Vietnam Environment Administration shall assist the Ministry of Natural Resources and Environment in developing the set of national environmental indicators as prescribed in Clause 2 Article 132 of the Law on Environmental Protection 2014. Every 05 (five) years, the Vietnam Environment Administration shall review and submit them to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and amendments.
2. The Department of Natural Resources and Environment shall assist the Provincial-level People’s Committee in developing the set of local environmental indicators as prescribed in Clause 3 Article 132 of the Law on Environmental Protection 2014 to make sure that the number of indicators reaches at least 75% of that of the national environmental indicators and full 05 (five) components of the DPSIR model.
Article 16. Update on the information and data of the set of environmental indicators
1. Information and data of each environmental indicator shall be managed by the environmental indicator card prescribed in the Appendix IV enclosed with this Circular.
2. The information and data of the set of environmental indicators shall be updated from the sources set forth in Article 6 of this Circular.
3. Annually, the agencies assigned to manage the set of environmental indicators shall update information and data to the set of environmental indicators.
Article 17: Managament of the set of environmental indicators
1. The agencies developing the set of environmental indicators described in Clause 1, Clause 2, Article 15 of this Circular shall be responsible for recording and reporting the set of environmental indicators in accordance with applicable law.
2. The Vietnam Environment Administration shall establish and submit a database of the set of national environmental indicators to the Ministry of Natural Resources and Environment; give guidance to the Department of Natural Resources and Environment on the establishment of the set of local environmental indicators.
Article 18: Use of the set of environmental indicators
1. The set of environmental indicators shall be used to track and assess the progress of environmental quality; aid in the preparation of report on national and report on local state of the environment.
2. The set of environmental indicators shall be used to assess the implementation of environmental targets described in the national and local socio-economic development plans.
ENVIRONMENTAL MONITORING DATA MANAGEMENT
Article 19. Environmental monitoring data
1. The environmental monitoring data includes:
a) Periodical environmental monitoring result and continuous environmental monitoring result of the environmental monitoring program set forth in Clause 2 of this Article;
b) A report on result of environmental monitoring includes: a periodical report on result of environmental monitoring and annual general report (for periodical monitoring); monthly, quarterly and yearly reports on result of environmental monitoring (for continuous monitoring). Reports on monitoring result must include the implementation result of QA/QC in environmental monitoring.
2. The environmental monitoring programs:
a) The national environmental monitoring program includes environmental monitoring programs at inter-provincial river and lake basins; key economic zones; trans-border and geographically distinct zones.
b) The provincial environmental monitoring program includes monitoring programs on environmental components in the area;
c) The environmental monitoring program of industrial parks, export processing zones, high-tech zones, industrial clusters, trade villages and production, trading and service establishments includes monitoring programs on emissions and environmental components in accordance with the law.
Article 20. Mangament of environmental monitoring data
1. The Vietnam Environment Administration shall assist the Ministry of Natural Resources and Environment in managing the national environmental monitoring data as prescribed in Clause 1 Article 127 of the Law on Environmental Protection 2014.
2. The Department of Natural Resources and Environment shall assist the Provincial-level People’s Committee in managing the local environmental monitoring data as prescribed in Clause 2 Article 127 of the Law on Environmental Protection 2014.
3. Industrial parks, export processing zones, high-tech zones, industrial clusters, and production, trading and service establishments shall manage the environmental monitoring data as prescribed in Clause 3 Article 127 of the Law on Environmental Protection 2014.
Article 21. Reporting of environmental monitoring data
1. The entities affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment, entities affiliated to the network of national environmental monitoring assigned expenses from the State budget to run environmental monitoring programs shall be responsible for sending the Vietnam Environment Administration the relevant data on environmental monitoring prescribed in Clause 1 Article 19 of this Circular to summarize and submit a report to the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. The Department of Natural Resources and Environment shall report the environmental monitoring data prescribed in Clause 1 Article 19 of this Circular to the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Investors constructing and trading in technical infrastructure of economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks shall submit a report according to regulations on environmental protection in economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks.
4. The production, trading and service establishments which are not prescribed in Clause 3 of this Article shall submit a report to the authorities that have the power to appraise and give approval for environmental impact assessment reports or certify environmental protection plans.
5. Agencies, entities and organizations prescribed in Clauses 1, 2, 3 and Clause 4 of this Article shall be responsible for monitoring and ensuring the quality, accuracy and reliability of the environmental monitoring data.
6. The report on environmental monitoring data prescribed in Clause 1, Clause 2, Clause 4 of this Article shall be made according to the forms and frequency prescribed in Article 22, Article 23 of this Circular.
Article 22. Forms of the report on environmental monitoring data
1. Forms of the environmental monitoring data
a) Format of environmental monitoring data: data set forth in Clause 1, Article 19 of this Circular is stored in a computer file in word format (.doc or .docx) for environment monitoring reports; excel file format (.xls or .xlsx) for periodic monitoring results; text file for automatic continuous monitoring results; and is printed on paper (except for automatic continuous monitoring results);
b) The form of a periodic and annual report on monitoring results shall comply the Table A1, Table A2, the form of a report on automatic continuous air monitoring result shall comply with Table A3, Table A4, the form of a report on automatic continuous water monitoring result shall comply with Table A5, Table A6 of Apppendix V enclosed with this Circular;
c) The periodic monitoring result is saved in excel file format (.xls hoặc .xlsx), standard Unicode format; result of automatic continuous monitoring (including monitoring results and calibration results) is saved as text files in ASCII format (Vietnamese without diacritics).
2. Submission and receipt of environmental monitoring data:
a) Monitoring reports and results shall be bound into volumes bearing the signature and stamp of the reporting agency and 01 copy shall be submitted to a receiving agency described in Clauses 1, 2, 3 and Clause 4, Article 21 of this Circular. Report files shall be sent via e-mail or portal of the receiving agency;
b) The receiving ageny shall confirm the receipt of report in writing and submit it to the reporting agencies. The written document shall act as a basis for determination of fulfillment of environmental monitoring tasks.
Article 23. Reporting frequency of environmental monitoring data
1. For the entities running the national environmental monitoring programs, the reporting frequency is as follows:
a) Submit results and reports on periodic environmental monitoring at least 30 days after the last day of monitoring;
b) Submit results and reports on a monthly and quarterly basis ahead of the 15th of the preceeding month;
c) Submit an annual general report on periodic environmental monitoring result and automatic continuous environmental monitoring result before March 15 of the preceeding year.
d) Continuously submit automatic monitoring results in real time.
2. For the Department of Natural Resources and Environment, the reporting frequency is as follows:
a) Submit an annual general report on periodic environmental monitoring result and automatic continuous environmental monitoring result before March 31 of the preceeding year.
b) Continuously submit (24/24 hours) automatic continuous monitoring results online to the Ministry of Natural Resources and Environment. The monitoring results submitted to Ministry of Natural Resources and Environment shall meet the demand for provision and use of information and reach at least 80% of expected monitoring results of the monitoring programs.
3. For industrial parks, export processing zones, hi-tech parks, industrial clusters, trade villages, and production, trading and service establishments:
a) The environmental monitoring data of conomic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks shall be reported according to regulations on environmental protection in economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks as prescribed.
b) The production, trading and service establishments prescribed in Clause 4 Article 21 of this Circular shall submit a report on periodic monitoring results at least 30 days after the last day of monitoring; the production, trading and service establishments prescribed in Clause 3 Article 39 of the Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on management of waste and discarded materials shall continuously submit automatic continuous monitoring results in real time to the Department of Natural Resources and Environment of the local governments.
Article 24. Recording and publication of environmental monitoring data
1. The agencies assigned to manage environmental monitoring data set forth in Article 20 of this Circular shall be responsible for recording in accordance with applicable law.
2. The Vietnam Environment Administration shall establish and submit a national environmental monitoring database to the Ministry of Natural Resources and Environment; give guidance to the Department of Natural Resources and Environment on the establishment of local environmental monitoring database.
3. Annually, the Vietnam Environment Administration shall update and publish list of national environmental monitoring data on the portal of the Ministry of Natural Resources and Environment and Vietnam Environment Administration.
4. Annually, the Department of Natural Resources and Environment shall update and publish list of local environmental monitoring data on the portal of the Provincial-level People’s Committee and the Department of Natural Resources and Environment.
Article 25. Expenses for preparation of state of the environment report, set of environmental indicators and management of environmental monitoring data
Expenses for preparation of state of the environment report, set of environmental indicators and environmental monitoring data management are covered by the State budget appropriations for environmental issues.
1. This Circular comes into force from December 01, 2015.
2. The Circular No. 08/2010/TT-BTNMT dated March 18, 2010 of the Minister of Natural Resources and Environment on the preparation of the report on the national environment, report on the environmental impacts of the sector and industry and report on provincial state of the environment; the Circular No. 09/2009/TT-BTNMT dated August 11, 2009 of the Minister of Natural Resources and Environment on the development and management of national environmental indicators and the Circular No. 10/2009/TT-BTNMT dated August 11, 2009 of the Minister of Natural Resources and Environment on the set of national environmental indicators for air, surface water and coastal seawater environments shall expire since this Circular comes into force.
1. The Vietnam Environment Administration shall be responsible for providing instructions, conducting inspection and supervision of the implementation of this Circular; providing instructions on methods, summarizing information for the set of environmental indicators, and assisting the Ministry of Natural Resources and Environment in providing detailed instructions on the structure and file format of environmental monitoring data.
2. The State management agencies for environmental protection, organizations and individuals involved in report on national state of the environment, development and implementation of the set of environmental indicators; implementing national environmental monitoring program; provincial environmental monitoring program; environmental monitoring program of industrial parks, export processing zones, high-tech zones, industrial clusters, trade villages and production, trading and service establishments, shall be responsible for implementing this Circular.
3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Natural Resources and Environment.
|
MINISTER |
FORMAT OF THE REPORT ON NATIONAL STATE OF THE ENVIRONMENT AND REPORT ON LOCAL CURRENT ENVIRONMENTAL
(Enclosed with the Circular No. 43/2015/TT-BTNMT dated September 29, 2015 of the Minister of Natural Resources and Environment)
List of persons involved in the preparation List of Tables List of Charts List of Pictures List of Frames List of Abbreviations Index Foreword Abstract - General introduction of the report: purposes, scope; subjects; guidance for readers. - Brief summary of the report's Chapters and Sections. Chapter I. Overview of natural conditions and socio-economic development of the country/local goverments 1.1. Overview of natural conditions Describe the characteristics of geographic location, terrain, hydrological system, climate that impact the natural and local environment. 1.2. Socio-economic development 1.2.1. Economic development General requirements: overview of development and distribution by industries and sectors; Contribution rate and GDP and GRDP growth rate of the whole industry by sector; comparison through stages; development trend of the industry and sector upon the implementation of development plans; role and impact of economic growth on social life and environment. - Industrial development - Construction development - Energy development - Transportation development - Agriculture, forestry and fishery development - Medical activities - Tourism, service, business and import and export development 1.2.2. Society General requirements: Overview of social context in the country; description of the mechanical growth of population and the transformation of rural and urban populations; forecasts about population growth, migration to urban areas; overview of the impact of population growth and migration on the environment. - Social context in the country - Population and migration. - Urban development. 1.2.3. International integration - National and local trend towards international integration. - National and local challenges in economic and environmental development in connection with international agreements and conventions to which Vietnam is a contracting party or obliged to implement. Chapter II. Pressure from socio-economic development on the environment General requirements: describe socio-economic development on the environment by analyzing negative impacts that are reflected by the estimated amount of waste discharges caused by socio-economic development activities, which then aids in identifying from where the major pollution issues are derived. 2.1. Pressure from population, migration and urbanization General requirements: describe pressure from population, migration, and urbanization on the environment by analyzing negative impacts that are reflected by the estimated amount of discharge of pollutants in sewage, which then aids in identifying from where the major pollution issues are derived; estimated total amount of waste discharged into the environment. The following contents shall be included: - Estimated amount of discharges of pollutants in sewage by areas, regions, provinces, cities at national level and district at local level based on the estimated assessment results of pressure from population, migration and urbanization on the environment. - Estimated amount of discharges of pollutants in sewage by areas, regions, provinces, cities at national level and district at local level based on the estimated assessment results of pressure from population, migration and urbanization on the environment. - 2.1. Impacts of population growth, migration and urbanization on national and local land fund. 2.2. Pressure from industrial activities General requirements: describe pressure from industrial activities on the environment by analyzing negative impacts that are reflected by the amount of waste (water waste, emissions) produced during industrial activities, which then acts as a basis for the assessment of pressure from industrial activities on the environment. 2.3. Pressure from construction activities General requirements: describe pressure from industrial activities on the environment by analyzing negative impacts that are reflected by the amount of waste (water waste, emissions) produced during construction activities, which then acts as a basis for the assessment of pressure from construction activities on the environment. 2.4. Pressure from energy activities General requirements: describe pressure from energy activities on the environment by analyzing negative impacts that are reflected by the amount of waste (water waste, emissions) produced during energy activities, which then acts as a basis for the assessment of pressure from energy activities on the environment. 2.5. Pressure from transportation activities General requirements: describe pressure from transportation activities on the environment by analyzing negative impacts that are reflected by the amount of waste (water waste, emissions) produced during construction activities, which then acts as a basis for the assessment of pressure from transportation activities on the environment. 2.6. Pressure from agriculture, forestry and fishery activities General requirements: describe pressure from agriculture, forestry and fishery activities on the environment by analyzing negative impacts that are reflected by the amount of waste (water waste, emissions) produced during construction activities, which then acts as a basis for the assessment of pressure from agriculture, forestry and fishery activities on the environment. 2.7. Pressure from medical activities General requirements: describe pressure from medical activities on the environment by analyzing negative impacts that are reflected by the amount of waste (water waste, emissions) produced during construction activities, which then acts as a basis for the assessment of pressure from medical activities on the environment. 2.8. Pressure from tourism, service, business and import and export activities General requirements: describe pressure from tourism, service, business and import and export activities on the environment by analyzing negative impacts that are reflected by the amount of waste (water waste, emissions) produced during tourism, service, business and import and export activities, which then acts as a basis for the assessment of pressure from tourism, service, business and import and export activities on the environment. Chapter III. Water environment state 3.1. Surface water 3.1.1. Surface water resources 3.1.2. Pollution progress - Overview of progress of surface water quality based on characteristic parameters. - Comparison of surface water quality, presented via chart or map: + with national technical regulation. + with years and period of preparation for reports at national and local levels. + with regions and areas at national level and districts at local level. - National and local-level burning issues about surface water environment. 3.2. Underground water 3.2.1. Underground water resources 3.2.2. Pollution progress - Overview of progress of underground water quality based on characteristic parameters. - Comparison of underground water quality, presented via chart or map: + with national technical regulation. + with years and period of preparation for reports at national and local levels. + with regions and areas at national level and districts at local levels. - National and local-level burning issues about underground water environment. 3.3. Coastal marine environment - Overview of progress of sea water quality based on characteristic parameters. - Comparison of sea water quality, presented via chart or map: + with national technical regulation. + with years and period of preparation for reports at national and local levels. + with regions and areas at national level and districts at local levels. - National and local-level burning issues about coastal marine environment. Chapter IV. Air environment state - Overview of progress of air quality based on characteristic parameters. - Overview of noise and vibration levels in industrial areas, industrial zones (complexes); construction areas; high-density roads, trade villages. - Comparison of air quality, noise and vibration levels, presented via chart or map: + with national technical regulation. + with years and 5-year period at national and local levels. + with regions and areas at national level and districts at local levels. - National and local-level burning issues about air environment; iusses about emission control; uses of national database on exhaust fumes for assessment of air environment quality. Chapter V. Land environment state 5.1. Land use status - Overview of land use status and issues about land repurposing and their pressure on the environment. - Overview and assessment of improvement and rehabilitation of land environment. 5.2. Land pollution progress - Overview of progress of land environment quality based on characteristic parameters. - Comparison of land environment quality, presented via chart or map: + with national technical regulation. + with years and 5-year period at national and local levels. + with regions and areas at national level and districts at local levels. - National and local-level burning issues about land environment. Chapter VI. Biodiversity state Requirements: Description of biodiversity state and progress. Overview of biodiversity progress of ecosystems at national and local levels. - Forest ecosystems. - Mangrove forests (only applicable to the local governments having mangrove forests). - Wetland - Coral reefs and seagrass beds (only applicable to coastal areas). - Other ecosystems. - Species and genetic resources. Chapter VII. Management of solid waste 7.1. Overview of management of solid waste 7.2. Management of urban solid waste - Classification and collection of urban solid waste. - Reuse and recycling of urban solid waste. - Treatment and destruction of urban solid waste. - Urban hazardous wastes. 7.3. Management of agricultural and rural solid waste - Classification and collection of agricultural and rural solid waste - Reuse and recycling of agricultural and rural solid waste. - Treatment and destruction of agricultural and rural solid waste. - Agricultural and rural hazardous solid waste. 7.4. Management of industrial solid wastes - Collection and transport of industrial waste. - Treatment and recycling of industrial solid waste. - Industrial hazardous solid waste. 7.5. Management of medical solid wastes - Classification, collection, and transport of medical solid waste. - Treatment and recycling of normal medical solid waste. - Medical hazardous waste. 7.6. Import and export of discarded materials - Analyze and assess the import and export of discarded materials, management and relevant issues. Chapter VIII. Climate change, natural disasters, and environmental emergencies 8.1. Greenhouse gas emissions - Analyze and assess greenhouse gas emissions, and sources of greenhouse gas emissions. 8.2. Effect of climate change - Analyze and assess the progress of climate change at national and local levels and effects on society, economy, ecological environment and human. 8.3. Natural disasters - Overview of natural disaster state at national and local levels. - Losses caused by natural disasters, which then acts as a basis for the assessment of pressure from natural disasters on the environment at national and local levels. 8.4: Environmental emergencies - Overview of state of the environmental emergency at national and local levels. - Losses caused by environmental emergencies at national and local levels. Chapter IX. Impacts of environmental pollution 9.1. Impacts of environmental pollution on human health - Direct impacts due to water pollution reflected through related diseases. - Direct impacts due to air pollution reflected through related diseases. - Indirect impacts due to land pollution. - Indirect impacts due to pollution caused by solid waste. 9.2. Impacts of environmental pollution on socio-economic issues - Economic loss due to disease burden. - Economic loss due to effects on business activities of the industry and sector. - Economic loss due to expenses for environmental improvement. 9.3. Impacts of environmental pollution on landscapes and ecosystems 9.4. Creation of environmental conflicts Requirements: description of environmental conflicts manifested through conflicts over interests between social groups in exploiting and using natural resources; conflicts between social groups in assuming the burden of impact of environmental pollution and natural resource degradations, and defining the responsibility for treatment and remedying of environmental pollution. Chapter X. Environmental management Requirements: assessment of environment management at national and local levels reflected through the effectiveness and adequacy of policies and regulations directly related to environmental components, issues addressed and issues paid attention to environmental management, which then acts as a basis for recommendations of issues that need addressing first. 10.1. The implementation of environmental targets described in the national and local socio-economic development plans 10.2. Policies and legislative documents - Highlight policies and legislative documents to create legal framework for environmental protection at national and local levels. 10.3. Environmental management systems - System for organizing and assigning responsibility for environmental management at central government, local governments for national level, at provinces, districts, communes, wards, towns for local level. 10.4. Finance and investment for environmental protection - Investment from the State budget allocated to national and local levels. - Investment and financial support from environmental protection fund at national and local levels. - Investment from the community participation at national and local levels. - Investment and financial support from international cooperative projects at national and local levels. 10.5. Use of tools for environmental management - Carry out strategic environmental assessment, and environmental impact assessment at national and local levels. - Inspect and handle violations against the law on environmental protection at national and local levels. - Control pollution and treat sources of pollution at national and local levels. - Provide information on environmental monitoring at national and local levels. - Apply the economic tool to environmental management at national and local levels. 10.6. Scientific and technological research and application of new technology - Scientific and technological research at national and local levels. - Technology transfer at national and local levels. - Application of cleaner production technology at national and local levels. 10.7. Improvement of public awareness and private sector involvement in environmental protection 10.8. International cooperation in environmental protection Chapter XI. Challenges in environmental protection, orientations and solutions to environmental protection in the next 5 years 11.1. Environmental challenges - Summary of environmental challenges at the present time. - A number of environmental challenges in the coming time. 11.2. Orientations and solutions to environmental protection in the next 5 years. - Develop and implement corresponding schemes and programs on environmental protection to address burning issues about the environment. - Complete policies and law on environmental protection. - Complete environmental management systems. - Enhance the effectiveness of tools in managing environment. - Promote finance and investment for environmental protection. - Improve public awareness and private sector involvement in environmental protection. - Promote international cooperation. - Solutions in connection with some industries. Conclusion and recommendations List of references |
FORMAT OF THE THEMATIC REPORT ON NATIONAL ENVIRONMENT AND THEMATIC REPORT ON LOCAL ENVIRONMENT
(Enclosed with the Circular No. 43/2015/TT-BTNMT dated September 29, 2015 of the Minister of Natural Resources and Environment)
List of persons involved in the preparation List of Tables List of Diagrams List of Pictures List of Boxes List of Abbreviations Foreword Abstract - Introduction of the theme of report. - General introduction of the thematic report: general information on purposes, scope, reasons for selecting the theme, and subjects of the report. Chapter I. Overview of environmental issues (the selected environmental theme) - Describe the natural characteristics and socio-economic development directly impacting the selected environmental theme. Analyze those impacts. Chapter II. Pressure from environmental pollution Requirements: describe pressure from environmental pollution by analyzing negative impacts reflected by amount of pollutant discharges, which then acts as a basis for assessment of reasons for pressure from environmental according to the selected themes. - Amount of pollutant discharges produced from sources of pollution impacted environmental issues (the selected theme of the report). - Assessment of direct reasons for pressure and major driving forces leading to that pressure. - Comparison of the above-mentioned pollutant discharges with years, industries, sectors to the environment. - Comparison of progress of sources of pollution and target for pollution reduction. Chapter III. The state of the environment of the selected environmental theme - Description of progress of characteristic parameters, assessment of environmental quality. Comparison of those parameters with environmental technical regulations. - Assessment of pollution level by space and time. Chapter IV. Impacts of environmental pollution - Describe the impacts of environmental pollution (the theme of report) on: 4.1. Human health reflected through diseases in connection with environmental pollution. 4.2. Socio-economic development 4.3. Landscapes and ecosystems. Chapter V. Situation of environmental management Requirements: assessment of the situation of environmental management for the environmental theme of the report. The done tasks (success) and noteworthy issues (shortcomings and challenges). - Success (in policies, law, orgianization and implementation of thematic environmental protection activities) - Shortcomings and challenges (in management, planning, law, resources, investment capital for the environment and implementation of thematic environmental protection activities, etc.). Chapter VI. Challenges in environmental protection, orientations and solutions to environmental protection 6.1. Environmental challenges (the selected theme of report) - Summary of environmental challenges at the time of preparing the report (in connection with the selected theme of report). - A number of challenges (in connection with the theme of report) in the coming time. 6.2. Orientations and solutions to environmental protection (the selected theme of report) - Solutions to environmental management structure. - Solutions to policies, regulations, law on environmental protection (the selected theme of report) - Solutions to finance and investment for environmental protection (the selected theme of report) - Issues concerning the improvement of quality control, monitoring and warning of environmental pollution (the selected theme of report). - Issues concerning human resources, solutions to enhancement of community participation in environmental protection (the selected theme of report). - Other specific solutions (the selected theme of report) Conclusion and recommendations List of references |
THE SET OF NATIONAL ENVIRONMENTAL INDICATORS
(Enclosed with the Circular No. 43/2015/TT-BTNMT dated September 29, 2015 of the Minister of Natural Resources and Environment)
Groups of indicator |
No. |
Name of indicators |
No. |
Name of secondary indicators |
Unit |
Description |
Driving force |
1 |
Population development |
1 |
Annual average population, urban population, rural population |
thousand persons |
|
2 |
Urban population rate per total population |
% |
|
|||
3 |
Urban and rural population density |
person/km2 |
|
|||
4 |
Annual population growth rate |
% |
|
|||
5 |
Annual average life expectancy |
age |
|
|||
2 |
Agricultural development |
6 |
Annual rice yield |
thousand tonnes |
|
|
7 |
Annual number of cattle and poultry |
thousand cattle |
|
|||
8 |
Annual volume of fertilizers used |
tonne |
|
|||
9 |
Annual volume of pesticide used |
tonne |
|
|||
3 |
Medical development. |
10 |
Number of hospitals, clinics, and health centers |
hospital, clinic, and health center |
|
|
11 |
Hospital bed-population ratio (10,000 persons) |
hospital bed |
Number of available hospital beds for every 10,000 population |
|||
4 |
GDP annual growth rate |
12 |
GDP at current prices |
billion dong |
|
|
13 |
GDP growth rate |
% |
|
|||
14 |
Growth rate of per capita GDP |
% |
|
|||
5 |
Transport development |
15 |
Annual number of registered vehicles |
piece |
|
|
16 |
Average age of vehicles |
year |
Road traffic: age of cars and motorcycles. Rail traffic: Age of locomotives Waterway traffic: Age of inland vessels, age of ships Air traffic: Age of aircrafts |
|||
17 |
Total volume of domestic/international freight by waterway |
million tonnes |
|
|||
18 |
Number of ports and wharves |
port, wharf |
- Number of ports - Number of wharves |
|||
6 |
Construction activities |
19 |
Area of new residential housing construction (state-owned and private) |
thousand m2 |
|
|
20 |
Kilometers of bridges and roads newly built, upgraded and renovated |
km |
|
|||
7 |
Industrial development |
21 |
Number of industrial parks and industrial clusters established |
Industrial park, industrial cluster |
|
|
22 |
Area of industrial parks and industrial clusters |
|
|
|||
23 |
Occupancy rate of industrial parks/industrial clusters |
% |
|
|||
24 |
Number of industrial establishments nationwide by manufacturing industries |
establishment |
|
|||
25 |
Output of oil extracted from sea |
thousand tonnes |
|
|||
26 |
Output of extracted coal |
thousand tonnes |
|
|||
8 |
Aqualculture development |
27 |
Number of aquaculture production establishments |
establishment |
|
|
28 |
Total area for aquaculture |
ha |
|
|||
29 |
Volume of aquaculture |
million tonnes |
|
|||
30 |
Number of aquaculture processing establishments |
establishment |
|
|||
31 |
Volume of aquaculture production |
million tonnes |
|
|||
9 |
Tourism development |
32 |
Number of domestic and international tourists |
thousand persons |
|
|
10 |
Trade village activities |
33 |
Number of recognized trade villages |
trade village |
|
|
11 |
Forestry activities |
34 |
Forest area and forest canopy cover percentage |
thousand ha, % |
|
|
35 |
Proportion of natural forest and newly planted forest area of total forest area |
% |
|
|||
36 |
Volume of timber issued with license for annual exploitation by local governments |
m3 |
|
|||
37 |
Loss of forest area due to forest firea, forest land area repurposing, and sabotage by area |
thousand ha |
|
|||
Pressure |
12 |
Amount of dust and exhaust emissions |
38 |
Total amount of PM10, TSP, SO2, NO2, CO and by sectors: industry, agriculture, daily life and services |
kg/day |
|
13 |
Wastewater by sectors |
39 |
Total volume of wastewater by sectors: agriculture, industry, daily life and services |
m3/day, night |
|
|
40 |
Total amount of BOD, COD, TSS and by sectors: industry, health, agriculture, daily life and services |
kg/day |
|
|||
14 |
Environmental emergencies |
41 |
Number of oil spills in estuaries and at sea |
case |
Details on: Time, place, volume of oil spill, type of oil, cause of each oil spill. |
|
42 |
Number of chemical spills in rivers and at sea |
case |
Details on: Time, place, volume of spilled chemicals, type of chemical, cause of each chemical spill. |
|||
15 |
Production of solid waste |
43 |
Volume of solid waste produced annually by sectors: daily life, agriculture, industry, health and imported discarded materials |
tonne |
|
|
44 |
Volume of hazardous waste produced annualy by sectors: industry, health, daily life, and agriculture |
tonne |
|
|||
16 |
Climate change |
45 |
Salinity (chloride concentration) in water in coastal areas |
mg/l |
|
|
46 |
Green house gas amount by sectors: industry, agriculture, energy, forest repurposing and by CH4, N2O, CO2 |
million tonnes of CO2 equivalent |
|
|||
47 |
Annual average temperature and rainfall |
temperature (degree C) |
|
|||
17 |
Natural disasters |
48 |
Annual number of natural disasters |
case |
Storms, floods, flash floods, droughts, tornadoes, etc. |
|
49 |
Loss of life, economy and environment caused by natural disasters |
Loss of life: Economic loss: Environmental loss: |
|
|||
State |
18 |
Air quality |
50 |
Average concentrations of substances (TSP, PM10, SO2, NO2, CO) in the air |
mg/m3 |
Monitoring results in urban areas; Residential areas; Production areas; Traffic intersections |
51 |
Number of days with the concentration of noxious substances in the air exceeding the permissible standard |
day/year |
Determined by the average 24h monitoring results of exceeding the permissible standard for TSP, PM10, SO2 NO2, CO measured at automatic continuous monitoring stations |
|||
19 |
Surface water quality |
52 |
Content of substances (TSS, DO, BOD5, COD, NH4, NO3-, NO2-, PO43-, Coliform) in surface surface water |
TSS, DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-(mg/l) Coliform (MPN/100 ml) |
Monitoring results of water quality parameters in: main rivers (3 monitoring points in upstream, middle stream and downstream); in urban ponds, rivers and canals. |
|
20 |
Coastal water quality |
53 |
Content of some substances (DO, COD, NH4, oil) in seawater in some estuaries and coastal areas |
mg/l |
|
|
54 |
Content of toxic substances (pesticides, CN, heavy metals) in coastal sediments |
Pesticides (mg/l), CN (mg/l), Heavy metal (mg/l) |
|
|||
21 |
Biodiversity |
55 |
Number of species threatened with reduction in biodiversity and classification conserved in the Vietnam Red Book, IUCN’s List |
species |
|
|
56 |
Number of lost species |
species |
|
|||
57 |
Number of endangered, precious and rare prioritized for protection |
species |
|
|||
58 |
Number of newly discovered species |
species |
|
|||
59 |
Number and area of nature reserves |
Number of nature reserves: reserve Area: ha |
|
|||
22 |
Land environment |
60 |
Land area classified according to use purposes |
thousand ha |
Classified according to: - Agricultural land, - Forestry land, - Special-use land, - Residential land. |
|
61 |
Area of degraded land according to types: desertification, soil contamination, erosion, rock saltification, salinity intrusion, alum contamination |
ha |
|
|||
Impact |
23 |
Impacts on public health |
62 |
Percentage of people with respiratory diseases in polluted areas and control areas (without air pollution) |
% |
Percentage of people with diseases per total populations in polluted and unpolluted areas. |
63 |
Percentage of people with cholera, dysentery, typhoid fever, malaria in polluted areas and control areas |
% |
Percentage of people with respiratory diseases in contaminated areas and control areas (without air pollution) |
|||
64 |
Number of people with occupational diseases in connection with environmental pollution (land, water, air, noise) in manufaturing areas |
person |
|
|||
Response |
24 |
Legal documents on environmental management |
65 |
Number of promulgated legislative documents on environment |
legislative document |
List of names and numbers of documents |
66 |
Number and name of promulgated technical standards and regulations on environment |
document, standard, regulation |
List of names and numbers of standards and regulations |
|||
67 |
International treaties on the sea to which Vietnam is a contracting party |
treaty |
|
|||
25 |
Finance and investment for environmental protection |
68 |
Annual budget for environmental protection |
million dong/year |
|
|
26 |
Appraisal and approval for strategic environmental assessment and environmental impact assessment reports, and environmental protection plans |
69 |
Annual number of reports on approved strategic environmental assessment |
report |
|
|
Annual number of approved reports on environmental impact assessment |
report |
|
||||
Annual number of locally approved plans on environmental protection |
plan |
|
||||
Number of approved schemes on environmental protection |
scheme |
|
||||
27 |
Inspection and handling of violations against the law on environmental protection |
70 |
Annual number of discovered and handled environmental violations |
case |
|
|
71 |
Fine for environmental violations |
million dong |
|
|||
28 |
Tools for environmental management |
72 |
Environmental protection fees for collected wastewater |
million dong |
- Environmental protection fees for industrial wastewater - Environmental protection fees for daily-life wastewater |
|
73 |
Environmental protection fees for annually collected solid waste |
|
|
|||
74 |
Percentage of establishments that are collected fee per total number of establishments with environmental violations discovered |
million tonnes |
|
|||
29 |
Handling of establishments causing serious environmental pollution |
75 |
Percentage of establishments causing serious environmental pollution remediated |
% |
Percentage of establishments causing serious environmental pollution remediated per total number of establishments defined in the Decision No. 64/2003/QD-TTg and Decision No. 1788/QD-TTg of the Prime Minister. |
|
|
|
75 |
Area of urban green spaces per capita |
m2/person |
|
|
76 |
Number of establishments applying cleaner production |
establishment |
|
|||
31 |
Wastewater control |
77 |
Rate of industrial zones with wastewater treatment system |
% |
Number of industrial zones with concentrated wastewater treatment system per the total number of active industrial zones |
|
|
Treated volume of wastewater per the total produced volume of industrial wastewater |
m3/day, night |
|
|||
|
78 |
Number of industrial establishments issued with license for discharging wastewater into sources |
establishment |
|
||
79 |
Number of industrial establishments issued with license for using surface/underground water |
establishment |
|
|||
32 |
Environmental monitoring |
80 |
Number of automatic continuous stations for monitoring air and water |
water station, air station |
Number of automatic continuous stations for monitoring water. Number of automatic continuous stations for monitoring air. |
|
81 |
Number of places for periodic monitoring according to environmental components at national and local levels |
place |
Divided by environmental components: surface water, underground water, coastal sea water; air, land. |
|||
33 |
Solid waste |
85 |
Rate of solid waste collection |
% |
Volume of collected solid waste per the total volume of solid waste classified according to: - Daily-life solid waste - Agricultural solid waste - Industrial solid waste - Medical solid waste |
|
86 |
Rate of treatment of solid waste satisfying national technical standards and regulations respectively |
% |
Voulme of treated normal solid waste per the total volume of solid waste classified according to: - Daily-life solid waste - Agricultural solid waste - Industrial solid waste - Medical solid waste |
|||
87 |
Rate of treated hazardous waste satisfying national technical standards and regulations respectively |
% |
Voulme of treated hazardous waste per the total volume of hazardous waste classified according to: - Agricultural hazardous waste - Industrial hazardous waste - Medical hazardous waste - Daily-life hazardous waste |
|||
88 |
Rate of solid waste recycling by sectors |
% |
Voulme of recycled solid waste per the total volume of solid produced waste classified according to: - Daily-life solid waste - Industrial solid waste - Industrial solid waste - Medical solid waste |
|||
34 |
Use of clean water |
89 |
Percentage of urban households supplied with clean water |
% |
|
|
90 |
Percentage of rural households supplied with clean water |
% |
|
|||
35 |
General management of river basin |
91 |
General activities for management of river basin implemented |
|
Detailed information: Locations; Time; Specific activities; Expenses for investment |
|
36 |
General management of coastal areas |
92 |
General activities for environmental protection in coastal areas implemented |
|
Detailed information: Locations; Time; Specific activities; Expenses for investment |
|
93 |
Provinces involved in general management of coastal areas |
province |
Detailed information: Number and name of provinces; List of solutions to general management of coastal areas adopted by the province |
APPENDIX V
Sample A1. Report on results of the scheduled environmental observation
SUPERVISORY ENTITY HOST ENTITY -----------
REPORT ENVIRONMENTAL OBSERVATION RESULTS OBSERVED ZONE………………………. ……………………….TIME IN THE YEAR……………………
Presiding entity: …………….…………….…………….
(NAME OF CITY OR PROVINCE)………….., DATE (MM/YYYY)………………
|
SUPERVISORY ENTITY HOST ENTITY -----------
REPORT ENVIRONMENTAL OBSERVATION RESULTS OBSERVED ZONE……………………….
Observation duration: From date (dd/mm/yyyy)……to date (dd/mm/yyyy)……
Presiding entity: …………….…………….…………….
|
|
|
Head (Signature and stamp) |
(NAME OF CITY OR PROVINCE)………….., DATE (MM/YYYY)………………
|
CONTENTS
List of abbreviations
List of charts
List of drawings
List of persons involved:
Lead author
Participants
CHAPTER I. PREFACE
- General description of observation aims (including observation rationale, scope, frequency and duration).
- General overview of activities of a business or service provider (Appendix 1); Diagram showing how a technology works or an activity discharges waste (*).
- Cooperating entity (clarifying attached certificates or credentials such as ISO, Vilas, VMCERT - Certification of conformance to observation regulations.).
CHAPTER II. INTRODUCTION TO THE OBSERVATION PROGRAM
2.1. General overview of the observed position
- General overview of the observation extent (observation locality).
- Observation type/form: causative environmental observation/basal environmental observation/emission observation
- General overview of natural and socio-economic conditions, observation location and position.
- Map/drawing illustrating the observation location.
2.2. Chart of parameters gained in a scheduled observation
- Introduction to the list of parameters of a scheduled observation that describes parameters by environmental groups and components.
Table 1. List of observation components and parameters
No. |
Group of parameters |
Description |
I. |
Environmental component… |
|
1 |
1st group of parameters |
|
2 |
2nd group of parameters |
|
|
….. |
|
II. |
Environmental component… |
|
1 |
1st group of parameters |
|
2 |
2nd group of parameters |
|
|
….. |
|
2.3. List of observation and laboratory equipment
- Providing general information about observation and laboratory equipment.
- Summarizing information about equipment calibration.
Table 2. Information about observation and laboratory equipment
No. |
Description |
Model |
Manufacturer |
Calibration frequency/Date |
I. |
Observation equipment |
|||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
II. |
Laboratory equipment |
|||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
2.4. Methods for collection, storage and transportation of samples
- Introducing methods for collection, storage and transportation of samples
- Clearly explaining codes of technical standard/regulation on methods for collection, storage and transportation of samples with respect to specific environmental components, and providing details about characteristics, conditions and methods of storage and transportation for specific parameters.
- If there are different sampling methods applied to specific parameters of environmental components, they must be listed in Table 3.
Table 3. In-situ sampling methods
No. |
Parameters |
Sampling methods |
I |
Environmental component… |
|
1 |
Parameter 1 |
|
2 |
Parameter 2 |
|
|
….. |
|
II |
Environmental component… |
|
1 |
Parameter 1 |
|
2 |
Parameter 2 |
|
|
….. |
|
2.5. List of in-situ measurement and laboratory analysis approaches
Introduction to in-situ measurement approaches and laboratory analyses
Table 4. In-situ measurement approaches
No. |
Parameter description |
Measurement approach |
Detection limit |
Measurement range |
Notes |
1 |
Parameter 1 |
|
|
|
|
2 |
Parameter 2 |
|
|
|
|
3 |
….. |
|
|
|
|
Table 5. Laboratory analysis approaches
No. |
Parameter description |
Analysis approach |
Detection limit |
Reporting limit |
Notes |
1 |
Parameter 1 |
|
|
|
|
2 |
Parameter 2 |
|
|
|
|
3 |
….. |
|
|
|
|
2.6. Description of observation locations
Brief description of observation locations.
Table 6. List of observation locations
No. |
Name |
Code |
Observation type/form |
Sampling position |
Description |
|
Longitude |
Latitude |
|||||
I |
Environmental component… |
|||||
1 |
Observation location 1 |
Code 1 |
Basal environmental observation |
106o08.465’ |
21o12.881’ |
Close to factory A |
2 |
Observation location 2 |
|
|
|
|
Crossroads |
3 |
…. |
|
|
|
|
|
II |
Environmental component… |
|||||
1 |
Observation location 1 |
|
|
|
|
|
2 |
Observation location 2 |
|
|
|
|
|
3 |
….. |
|
|
|
|
Notes: - Coordinates: Adopted according to VN 2000
- Observation description: Brief summary of location, purposes and significance of observation locations
2.7. Sampling information
Giving brief introduction to in-situ sampling conditions.
Table 7. Sampling conditions
No. |
Sample code |
Sampling date |
Sampling time |
Weather conditions |
Sampling conditions |
Name of sample collector |
I |
Environmental component… |
|||||
1 |
Sample 1 |
12/03/2014 |
8h15 |
Sunny weather |
Low tide |
Nguyen Van A |
2 |
Sample 2 |
|
|
|
|
|
… |
Sample … |
|
|
|
|
|
II |
Environmental component… |
|||||
1 |
Sample 1 |
|
|
|
|
|
2 |
Sample 2 |
|
|
|
|
|
… |
Sample … |
|
|
|
|
|
2.8. Observation QA/QC
2.8.1. QA/QC required during observation planning activities
- Defining targets and purposes of an observation program (including positions, parameters, quantity of real samples, QC samples, sampling and sample storage equipment, sample storage conditions and approaches, in-situ measurement and analysis equipment).
- Safety approaches to humans and equipment.
2.8.2. QA/QC required during preparatory activities
Giving summary of preparations and assignments, specifically in terms of human resource, instruments, equipment, chemicals and approaches.
2.8.3. On-site QA/QC activities
- QA/QC required during in-situ sampling activities
- QA/QC required during in-situ trial measurement activities
- QA/QC required during sample storage and transportation activities
2.8.4. Laboratory QA/QC activities
- All of analytical steps must be controlled according to procedures prescribed by each laboratory’s SOP.
- Computation and processing of data shall be conformable to criteria set out by laboratories and specific instructions of each SOP.
- If it is impossible to meet prescribed criteria, laboratories shall carry out inspection to find causes, recommend remedial or prevention measures in order to ensure reliable test results are given.
2.8.5. Equipment calibration
- Giving information about unscheduled calibration activities
- Giving information about periodic calibration activities.
CHAPTER III. REMARKS AND ASSESSMENT OF OBSERVATION RESULTS
This section contains the following basic information:
- Making assessment of data and results of scheduled observations at specific regions and environmental components in the observation program which are approved in comparison with those prescribed in existing technical regulations and standards of Vietnam. Comparing results obtained at basal environmental observation locations and those obtained at causal environmental observation/emission observation locations (if any).
- Drawing charts and giving initial remarks on spatial environmental quality of each environmental component (including basic charts such as bar or line charts, etc.). Making a statistics of observation locations with parameters higher than those specified in technical regulations and likely abnormalities (giving initial explanations).
- Comparing environmental quality at the same period of the preceding year and environmental quality results obtained after other scheduled observations occurring in a year (if any).
- Encouraging assessment of continental surface water by using water quality indices.
CHAPTER IV. REMARKS AND ASSESSMENT OF OBSERVATION QA/QC RESULTS
4.1. On-site QA/QC results
- Making a statistics of real samples and QC samples of a scheduled observation, making comparison between laboratory results and calculating deviations according to the selected formula (giving details about the applied formula) and so on.
- Commenting on and assessing field, transport or replicate blank samples.
4.2. Laboratory QA/QC results
Commenting on and assessing results of repeat laboratory, control standard and standard addition samples.
CHAPTER V. CONCLUSION AND RECOMMENDATION
5.1. Conclusion
- Making assessment of performance of a scheduled observation in terms of progress, schedule, level and results of application of QA/QC to observations in accordance with existing regulations.
- Commenting on and assessing operational condition of wastewater and gaseous waste disposal works and systems(*).
- Making general assessment of environmental quality according to specific observation components.
- Making assessment of quality of environment of production areas and ambient environment(*).
- Commenting on and assessing whether emissions conform to existing technical regulations and standards of Vietnam (*).
5.2. Recommendations
Giving recommendations.
APPENDICES
- Appendix 1: General report on business performance.
- Appendix 2: General report on scheduled observation results.
- Appendix 3: Notes on sample analysis results sealed by the observation body (intended for units hiring independent consulting agencies to carry out sample analysis.
Form A2. Report on yearly environmental monitoring results
(NAME OF SUPERIOR AGENCY) (NAME OF AGENCY IN CHARGE)
CONSOLIDATED REPORT RESULTS OF ENVIRONMENTAL MONITORING
MONITORING AREA:………………………… YEAR: ………………
Presiding authority: …………………………………………….
(Location and date) Year….. |
(NAME OF SUPERIOR AGENCY) (NAME OF AGENCY IN CHARGE)
CONSOLIDATED REPORT RESULTS OF ENVIRONMENTAL MONITORING
NAME OF MONITORING AREA:………………………… YEAR: ………………
Presiding authority: …………………………………………….
|
|
|
Head of the agency |
(Location and date) Year….. |
Table of contents
Abbreviations
List of forms
List of pictures
List of participants
Name of the person in charge of monitoring program
List of monitors
CHAPTER I. INTRODUCTION
1.1 General introduction to the task
- Performance base, task necessity, job description, monitoring frequency and objectives
- List of coordinating authorities (ISO, Vilas, VMCERT Certificates and Certificate of Eligibility for Monitoring enclosed)
- Monitoring location (map or chart showing monitoring points)
- Scope and time for monitoring
- Introduction of operation of production or service facilities (Appendix 1) (*)
Table 1. Workload
No. |
Components of environment subject to monitoring |
Number of times for sampling |
I |
(Name of environmental component) |
|
1 |
(parameters) |
“X x Y x Z” |
2 |
(parameters) |
|
|
|
|
II |
(Name of environmental component) |
|
1 |
(parameters) |
|
2 |
(parameters) |
|
|
… |
Table 2. Number of monitoring points in area
Monitoring area |
Number of monitoring points |
||
Environmental component 1 |
Environmental component 2 |
Environmental component … |
|
Area 1 |
|
|
|
Area 2 |
|
|
|
…. |
|
|
|
Total |
|
|
|
Note: Monitoring area means a collection of points distributed according to geographical locations or the approved description.
1.2. Brief description of task performance
- Brief description of task performance in a year
- Brief description of monitoring frequency, particular time of monitoring in a year
CHAPTER II. INTRODUCTION OF MONITORING PROGRAM
2.1 Overview on monitoring locations and points
- Brief introduction of natural and socio-economic condition of the monitoring area/region
- Type of monitoring: environmental effect monitoring /pre-project environmental monitoring /emission monitoring
- Description of sampling location
- Description of monitoring points (Table 3)
Table 3. List of monitoring points
No. |
Name of monitoring point |
Symbol monitoring point |
Type of monitoring |
Sampling location |
Description of monitoring point |
|
Longitude |
Latitude |
|||||
I |
(Name of environmental component) |
|||||
1 |
Monitoring point no.1 |
Symbol of point no.1 |
Pre-project environmental monitoring |
106°08.465’ |
21°12.881’ |
Located near Factory A |
2 |
Monitoring point no.2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
II |
(Name of environmental component) |
|||||
1 |
Monitoring point no.1 |
|
|
|
|
|
2 |
Monitoring point no.2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Notes:
- Coordinate: According to VN 2000 Vietnam coordinate system
- Description of monitoring points includes brief description of location, purpose and meaning of monitoring points
- Brief description of information on sampling for periodic monitoring
- Brief description of information on number of samples for each periodic monitoring
Table 4. Number of sample in monitoring
No. |
Monitoring point/location/area |
Number of samples |
Total samples |
||
Phase 1 |
Phase 2 |
Phase .. |
|||
I |
(Name of environmental component) |
||||
1 |
Area 1 |
|
|
|
|
2 |
Area 2 |
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
Total samples |
|
|
|
|
II |
(Name of environmental component) |
||||
1 |
Area 1 |
|
|
|
|
2 |
Area 2 |
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
Total samples |
|
|
|
|
2.2. Introduction of monitoring parameters
- Introduce parameters according to the approved monitoring program;
- Briefly state the purpose of parameter selection for monitoring area
2.3. List of monitoring equipments and laboratory equipments
- State general information on monitoring equipments and laboratory equipments
- Summarize information on equipment calibration
Table 5. Information on monitoring equipments and laboratory equipments
No. |
Name of equipment |
Equipment model |
Production company |
Calibration frequency and time |
I |
Monitoring equipments |
|||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
II |
Laboratory equipments |
|||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
2.4. Methods for colleting, maintaining and transporting samples
- Give a brief introduction of methods for collecting, maintaining and transporting samples
- Specify code of standard or methods for collecting, maintaining and transporting samples applied to each environmental component and clearly state characteristics, conditions and methods for maintenance and transportation applied to each parameter.
- Compile table 6 specified herein for environmental components requiring different sampling methods for each parameter
Table 6. Field sampling
No. |
Component |
Sampling method |
I |
(Name of environmental component) |
|
1 |
Parameters 1 |
|
2 |
Parameters 2 |
|
3 |
Parameters… |
|
2.5. List of methods for field measurement and laboratory analysis
Give a brief introduction of field monitoring and laboratory analysis
Table 7. Field measurement
No. |
Name of parameter |
Measurement method |
Detection limit |
Measurement range |
Note |
1 |
Parameters 1 |
|
|
|
|
2 |
Parameters 2 |
|
|
|
|
3 |
Parameters 3 |
|
|
|
|
4 |
Parameters .. |
|
|
|
|
Table 8. Laboratory analysis
No. |
Name of parameter |
Analysis method |
Detection limit |
Reporting limit |
Note |
1 |
Parameters 1 |
|
|
|
|
2 |
Parameters 2 |
|
|
|
|
3 |
Parameters 3 |
|
|
|
|
4 |
Parameters .. |
|
|
|
|
2.6. Quality Assurance (hereinafter referred to as "QA") and Quality Control (hereinafter referred to as “QC”) in environmental monitoring
2.6.1. QA/QC in preparing monitoring plan
- Determine objectives of the monitoring program applied to locations, parameters, number of real samples, QC samples, sampling equipments, sample storing equipments, conditions and methods for maintaining samples, field measurement and analysis equipments
- Determine methods for ensuring safety for people and equipments
2.6.2. QA/QC in preparation
Make a brief summary of preparation and allocation in detail in respect of human resources, instruments, equipments, chemicals and methods
2.6.3. Field QA/QC
- QA/QC in field sampling
- QA/QC in field measurement
- QA/QC in sample maintenance and transportation
2.6.4. Laboratory QA/QC
- All analyses are controlled under the standard operating procedure (hereinafter referred to as "SOP") applied to each laboratory.
- Specific instructions for data calculation and processing to reach the target set in the laboratory can be found in each SOP.
- If failing to reach the target, laboratorians shall review, find causes and solutions for the problem and prevention solutions to present reliable experimental results.
2.6.5. Equipment calibration
- Information on work calibration
- Information on periodic calibration
CHAPTER III. MONITORING RESULT ASSESSMENT
The assessment includes:
- Assessing data and results of monitoring in each area and monitoring of each environmental component included in the approved monitoring program that are compared to those prescribed in current national standards and national technical regulations.
- Drawing charts and giving brief comments on environmental quality by space of each environmental component (basic charts such as bar chart, line chart, etc) Making a statistical report on monitoring points with parameters exceeding the ones prescribed in the regulation and abnormal issues, if any (give brief explanation of causes)
- Making comparison among areas, comparison of monitoring points in the pre-project environmental monitoring with those in environmental effect monitoring and emission monitoring (if any) and with the results of monitoring in previous years for assessing the development of quality of each environmental component
- Encouraging the calculation of water quality index with regard to the results of inland surface water monitoring Comparing and assessing the water quality index among points and monitoring programs in a year and comparing such results with the one in the last year
CHAPTER IV. QA/QC RESULT ASSESSMENT
4.1. Results of field QA/QC
- Make a statistical report on real samples and QC samples through monitoring and compare the laboratory results with the measurement uncertainty determined under the applicable formula (presenting the applicable formula)
- Assess the results of measurement of field blank sample, trip blank sample and double sample
4.2. Results of laboratory QA/QC
Assess the results of analysis of laboratory replicate samples, control standard sample and spike sample.
CHAPTER V. CONCLUSION AND RECOMMENDATION
5.1. Conclusion
- Assess the results of monitoring progress and monitoring time, level and results of QA/QC in monitoring in accordance with regulations in force.
- Give a general assessment of environmental quality according to each monitoring component.
- Assess the quality of environment of the production area and surrounding environment (*).
- Compare and assess environmental quality among years
- Assess the operation and efficiency of systems and works for wastewater and exhaust gas treatment (*)
5.2. Recommendation
Give recommendations
APPENDIX
- Appendix 1: Consolidated report on operation of production service facilities
- Appendix 2. Consolidated report on yearly monitoring results
APPENDIX
Appendix 1: General report on business performance.
1. Enterprise’s name
2. Main business types
3. Area (ha)
4. Condition of gaseous waste disposal system
5. Total volume of wastewater (m3/year)
6. Status of preparation of environmental observation report
Appendix 2: General report on scheduled observation results
Table PL2.1. Results of observation of environmental components, including continental water surface, seawater, rainwater, underground water, wastewater, ambient air, gaseous waste, deposit and soil
No. |
Code of observation location |
Sample code |
1st group of parameters |
2nd group of parameters |
|||
Parameter |
Parameter |
Parameter |
Parameter |
Parameter |
|||
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
|||
1 |
Code of location 1 |
Sample 01 |
|
|
|
|
|
Sample 02 |
|
|
|
|
|
||
Sample 03 |
|
|
|
|
|
||
Mean |
|
|
|
|
|
||
2 |
Code of location 2 |
Sample 01 |
|
|
|
|
|
Sample 02 |
|
|
|
|
|||
Sample 03 |
|
|
|
|
|
||
Mean |
|
|
|
|
|
||
... |
|
|
|
|
|
|
|
Value specified in existing technical regulations/standards of Vietnam |
|
|
|
|
|
Notes:
- Observation results corresponding to environmental components are shown in separate tables.
- The table may rotate vertically or horizontally according to the number of observation locations/samples and parameters.
- If a sample is collected at a location, the mean value will not be given.
Table PL2.2. Traffic noise and intensity observation results
No. |
Code of observation location |
Time |
Noise level (dBA) |
Traffic flow intensity |
||||
LAeq |
LAmax |
Moped/motorcycle |
Under-12-seat passenger car |
Truck or passenger bus |
Oversized vehicle with more than 10 wheels |
|||
1 |
Code of location 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Code of location 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
||
3 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Value specified in existing technical regulations/standards of Vietnam |
|
|
|
|
|
|
|
Table PL2.3. Results of observation of radiation environmental component
No. |
Code of observation location |
Sample code |
Parameter 1 |
Parameter 2 |
||
Results |
Deviation |
Results |
Deviation |
|||
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
|||
1 |
Code of location 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
||
2 |
Code of location 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
||
3 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Value specified in existing technical regulations/standards of Vietnam |
|
|
|
|
Table PL2.4. Results of biological observation
No. |
Scientific name |
Code of location 1 |
Code of location 2 |
||
Code of sample 1 |
Code of sample… |
Code of sample 1 |
Code of sample… |
||
1 |
Phylum |
|
|
|
|
2 |
Class |
|
|
|
|
3 |
Order |
|
|
|
|
4 |
Family |
|
|
|
|
5 |
Species |
|
|
|
|
APPENDIX
Appendix 1: Consolidated report on operation of production or service facilities
1. Name of enterprise
2. Type of production
3. Area (ha)
4. Condition of exhaust gas treatment system
5. Total volume of wastewater (cubic meter per year)
6. Progress of making environmental monitoring report
Appendix 2. Consolidated report on yearly monitoring results
Appendix table 2.1. Results of monitoring of environmental components including inland surface water, seawater, rain water, groundwater, wastewater, surrounding air, exhaust gases, sediment and soil
No. |
Symbol of monitoring point |
Phase |
Symbol of sample |
Group of parameters |
Group of parameters |
||
Parameters |
Parameters |
Parameters |
Parameters |
||||
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
||||
1 |
Symbol of point no.1 |
|
Sample no.1 |
|
|
|
|
Sample no.2 |
|
|
|
|
|||
|
Sample no.1 |
|
|
|
|
||
Sample no.2 |
|
|
|
|
|||
2 |
Symbol of point no.2 |
|
Sample no.1 |
|
|
|
|
Sample no.2 |
|
|
|
|
|||
|
Sample no.1 |
|
|
|
|
||
Sample no.2 |
|
|
|
|
|||
3 |
Symbol of point no… |
|
Sample no.1 |
|
|
|
|
Sample no.2 |
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
||
Value under current national standards and national technical regulations |
|
|
|
|
Notes:
- The results of each environmental component monitoring are presented in separable table.
- The table may be vertically or horizontally compiled according to the number of points or samples and monitoring parameters
- There is no average value if one sample is collected from one point.
Appendix table 2.2. Results of monitoring of noises and vehicle-use intensity
No. |
Symbol of monitoring point |
Phase |
Time |
Noise level |
Vehicle-use intensity (piece) |
||||
LAeq |
LAmax |
Motorbike |
Motor vehicle having less than 12 seats |
Truck and passenger-carrying vehicle |
Truck having more than 10 wheels |
||||
1 |
Symbol of point no.1 |
Phase 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Phase 2 |
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|||
…. |
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Symbol of point no.2 |
Phase 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Phase 2 |
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|||
… |
|
|
|
|
|
|
|||
3 |
Symbol of point no… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Value under current national standards and national technical regulations |
|
|
|
|
|
|
|
Appendix table 2.3. Radioactivity monitoring results
No. |
Symbol of monitoring point |
Phase |
Symbol of sample |
Parameters 1 |
Parameters 2 |
||
Results |
Measurement uncertainty |
Results |
Measurement uncertainty |
||||
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
||||
1 |
Symbol of point no.1 |
Phase 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Phase 2 |
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|||
Phase .. |
|
|
|
|
|
||
2 |
Symbol of point no.2 |
Phase 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Phase 2 |
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|||
Phase .. |
|
|
|
|
|
||
3 |
Symbol of point no… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||
Value under current national standards and national technical regulations |
|
|
|
|
|
Appendix table 2.4. Creature monitoring results
No. |
Scientific name |
Symbol of monitoring point |
|||||
Phase 1 |
Phase 2 |
Phase .. |
|||||
Sample no.1 |
Sample no… |
Sample no.1 |
Sample no… |
Sample no.1 |
Sample no… |
||
1 |
Phylum |
|
|
|
|
|
|
2 |
Class |
|
|
|
|
|
|
3 |
Order |
|
|
|
|
|
|
4 |
Family |
|
|
|
|
|
|
5 |
Specles |
|
|
|
|
|
|
Form A3: Extensive reports on monthly monitored results of stationary automatic continuous stations for monitoring air
SUPERIOR PRESIDING ENTITY PRESIDING ENTITY
REPORT
Reporting agency: ……………………………………..
|
|
|
Head of agency |
(LOCATION AND DATE) |
CONTENTS
Abbreviations and acronyms
List of schedules
List of exhibits
List of participants
Primary individual(s) in charge
Individuals jointly producing the report
OPENING
CHAPTER I. OVERVIEW
- Overview on the objectives (basis of implementation, contents of affairs and aims of monitoring);
- Method/type of monitoring;
- Overview on location/area where monitoring stations are situated (using coordinates and maps);
- List of monitored figures;
- Methods, measuring principles, manufacturers and name of the equipment;
- Frequency and methods of collecting, storing and transmitting the figures.
CHAPTER II. STATION MAINTENANCE AND OPERATION
- Assessment of maintenance, operation, preservation and rectification of the stations in the month.
- Frequency of implementation:
+ Examine and sanitize the stations;
+ Examine and sanitize sample collection tubes;
+ Examine, verify and calibrate modules (internally and externally) on a regular basis;
+ Examine and monitor figures transmitted to the stations;
- Evaluation/assessment of:
+ Regular examination and sanitation;
+ Regular examination, verification and calibration of modules;
+ Examination and sanitation of sample collection tubes;
+ Replacement of depreciated components, parts and materials: quantity, type and time of replacement;
- QA/QC implementation.
+ Rectification of incidents at the stations;
+ Incidents occurring within the month at the stations: time of incidents and time of rectification;
+ Adopted remedial measures.
CHAPTER III. REMARKS AND ASSESSMENT OF ENVIRONMENTAL MONITORED RESULTS
3.1. Adequacy of monitored results
- Assess data collection, transmission and storage during the month;
- Assess rate of collected figures, rate of adequate figures and provide explanation in of insufficient figures.
Note:
- Rate of collected figures refers to the result of number of figures actually collected divided by number of figures collected according to design.
- Rate of adequate figures refers to the result collected after eliminating faulty figures and irregular figures compared to figures collected according to design.
Schedule 1. Received monitored figures in the month
Content |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
Figure No. 4 |
Figure No. |
Figure No. |
Rate of collected figures (%) |
|
|
|
|
|
|
Rate of adequate figures (%) |
|
|
|
|
|
|
3.2. Monitored results of meteorological figures
- Based on monitored results of meteorological figures (solar radiation, temperature, humidity, pressure, wind speed, etc.), produce graphs to assess development of meteorological figures;
- Provide general remarks and assessment regarding development of the figures in the month, time of highest values and time of lowest values.
3.3. Monitored results of environmental figures
a. Average monitored results of 24 hours
- Calculate average monitored figures of 24 hours (Annex 1).
- Display calculated values in form of graphs and provide analysis and assessment regarding environmental quality for each figure. Compare monitored figures with Vietnamese regulations.
- Determine development pattern of the figures in the month.
- Specify irregular cases and figures dictating high radiation level and provide explanation.
b. Average monitored results of 8 hours
- Calculate daily highest average monitored figures of 8 hours (Annex 2).
- Display calculated values in form of graphs and provide analysis and assessment regarding environmental quality for each figure. Compare monitored figures with Vietnamese regulations.
- Specify irregular cases and figures dictating high radiation level and provide explanation.
c. Average monitored results of definite hours
- Calculate average figures monitored at definite hours throughout the month (Annex 3). Display calculated values in form of graphs and provide analysis and assessment regarding daily development.
- Calculate daily highest average results of monitored figures of definite hours (Annex 4). Display calculated values in form of graphs and provide analysis and assessment regarding environmental quality according to each figure. Compare monitored figures with Vietnamese regulations.
- Specify irregular cases and figures dictating high radiation level and provide explanation.
3.4. Calculation results of Air Quality Index (AQI)
- Calculate AQI values on a daily and hourly basis (Annex 5).
- Based on the AQI calculation results, provide remarks and assessment regarding number of days graded as good, moderate, poor, etc.; assess periods within a day when AQI is at the highest.
CONCLUSION
- Assess rate of collected figures and rate of adequate figures of the station;
- Assess air quality via monitored figures
- Provide general assessment regarding air quality according to the AQI
- Produce recommendations.
ANNEX
- Annex 1: Average monitored results of 24 hours
- Annex 2: Daily highest average monitored results of 8 hours
- Annex 3: Average monitored results of definite hours throughout the month
- Annex 4: Daily highest average monitored results of definite hours
- Annex 5: AQI value in hour/day of the month
ANNEX
Annex 1: Average monitored results of 24 hours
Figure |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
... |
... |
Unit |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
... |
... |
Date |
|
|
|
|
|
01/... |
|
|
|
|
|
02/... |
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
30/.... |
|
|
|
|
|
Annex 2: Daily highest average monitored results of 8 hours
Figure |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
… |
… |
Unit |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
… |
… |
Date |
|
|
|
|
|
1/… |
|
|
|
|
|
2/… |
|
|
|
|
|
……. |
|
|
|
|
|
30/... |
|
|
|
|
|
Note:
- Average monitored results of 8 hours: refers to average of consecutively monitored values within 8 hours.
- Daily highest average monitored results of 8 hours: refers to the highest values among the average monitored results of 8 hours.
Annex 3: Average monitored results of definite hours throughout the month
Figure |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
… |
... |
... |
Unit |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
… |
… |
… |
Hour |
|
|
|
|
|
|
0h |
|
|
|
|
|
|
1h |
|
|
|
|
|
|
2h |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
23h |
|
|
|
|
|
|
Note: Average monitored results of definite hours throughout the month: refers to average of figures monitored at the same hour throughout the month.
Annex 4: Daily highest average monitored results of definite hours
Figure |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
... |
.... |
… |
Unit |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
… |
.... |
.... |
Date |
|
|
|
|
|
|
1/... |
|
|
|
|
|
|
2/… |
|
|
|
|
|
|
…….. |
|
|
|
|
|
|
30/... |
|
|
|
|
|
|
Note:
- Daily average monitored results of a definite hour: refers to average of consecutively monitored values within 1 hour.
- Daily highest average monitored results of a definite hour: refers to the highest values among the average monitored results of a definite hour within a day.
Annex 5. AQI value in hour/day of the month
Date |
AQI by hour |
AQI in (date) |
||||
0h |
1h |
2h |
.... |
23h |
|
|
1/…. |
|
|
|
|
|
|
2/…. |
|
|
|
|
|
|
3/…. |
|
|
|
|
|
|
……… |
|
|
|
|
|
|
30/.... |
|
|
|
|
|
|
Form A4: Extensive reports on annual monitored results of stationary automatic continuous stations for monitoring air
SUPERIOR PRESIDING ENTITY PRESIDING ENTITY
REPORT
Reporting agency: …………………………………….. Authority in charge: ……………………………………… Presiding authority: ………………………………………
|
|
|
Head of agency |
(LOCATION AND DATE)
|
CONTENTS
Abbreviations and acronyms
List of schedules
List of exhibits
List of participants
Primary individual(s) in charge
Individuals jointly producing the report
OPENING
CHAPTER I. Overview
- Overview on the station and initial year of operation.
- Method/type of monitoring.
- Objectives and meaning of the station.
- Location and area where the station is situated (using coordinates and maps). Overview on characteristics of surroundings of the station.
- Monitored figures.
- Methods, measuring principles, scale, manufacturers and name of the equipment. Frequency and methods of collecting, storing and transmitting the figures.
CHAPTER II. STATION MAINTENANCE AND OPERATION WITHIN THE YEAR
- Assessment of maintenance, operation, preservation and rectification of the stations in the year.
- Frequency of implementation (state specific time):
+ Examine and sanitize the stations;
+ Examine and sanitize sample collection tubes;
+ Examine, verify and calibrate modules (internally and externally) on a regular basis;
+ Examine and monitor figures transmitted to the stations;
- Evaluation/assessment of:
+ Regular examination and sanitation;
+ Regular examination, verification and calibration of modules;
+ Examination and sanitation of sample collection tubes;
+ Replacement of depreciated components, parts and materials: quantity, type and time of replacement;
- QA/QC implementation;
- Rectification of incidents at the stations:
+ Incidents occurring within the year at the stations: time of incidents and time of rectification.
+ Adopted remedial measures.
CHAPTER III. REMARKS AND ASSESSMENT OF ENVIRONMENTAL MONITORED RESULTS
3.1. Adequacy of monitored results
- Assess data collection, transmission and storage during the year;
- Assess rate of collected figures, rate of adequate figures and provide explanation in of insufficient figures.
Schedule 1. Received monitored figures in the year
Figure |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
... |
… |
Value in case of sufficient monitor results |
|
|
|
|
|
Received monitor results |
|
|
|
|
|
Adequate monitor results |
|
|
|
|
|
Rate of collected figures |
|
|
|
|
|
Rate of adequate figures |
|
|
|
|
|
3.2. Monitored results of meteorology figures
- Based on monitored results of meteorology figures (solar radiation, temperature, humidity, pressure, wind speed, etc.), produce graphs to assess development of meteorology figures.
- Provide general remarks and assessment regarding development of the figures in the year, time of highest values and time of lowest values.
3.3. Monitored results of environment quality figures
a. Development of average figures of definite hours in the year
- Calculate results of monitored figures of definite hours on a daily basis (Annex 1). Display calculated values in form of graphs and provide analysis and assessment regarding pattern of daily development.
- Calculate highest average monitored figures of definite hours (Annex 2). Display calculated values in form of graphs and provide analysis and assessment regarding environmental quality development. Compare monitored figures with Vietnamese regulations.
b. Average monitored results on a 24-hour basis
- Calculate average monitored figures on a 24-hour basis (Annex 3).
- Display calculated values in form of graphs and provide analysis and assessment regarding environmental quality development for each figure. Compare monitored figures with Vietnamese regulations.
c. Average monitored results of the month
- Calculate average monitored figures of the month (Annex 4). Display calculated values in form of graphs and provide analysis and assessment regarding environmental quality according to each figure.
- Display average monitored figures of a definite hour as box and whisker plot.
Note:
- Medians are average figures of the months.
- 2 quartiles are the 25th percentile (below which 25% of the figures are found) and the 75th percentile (below which 75% of the figures are found).
- The maximum and minimum are respectively the 95th percentile and 5th percentile.
Determine development pattern of the figures in the year.
c. Average monitored results of the month
- List quantity and rate of average monitor results of definite hours and of 24 hours that exceed limit of Vietnamese regulations.
- Provide analysis and assessment regarding environmental quality for each figure. Provide explanation for any irregular cases or figures dictating high level of pollution.
3.4. Calculation results of Air Quality Index (AQI)
- Calculate daily AQI.
- Provide remarks and assessment regarding air quality via AQI, number of days in good level, moderate level, poor level, etc.; provide assessment regarding times of the year in which AQI is at the highest.
Schedule 2. Daily AQI in a year classified by value range
AQI value range |
Air quality |
Number of days |
Percentage |
0-50 |
Good |
|
|
51-100 |
Moderate |
|
|
101-200 |
Poor |
|
|
201-300 |
Bad |
|
|
Above 300 |
Harmful |
|
|
Schedule 3. Daily AQI exceeding 100 of the month
Month |
Days with AQI > 100 |
Percentage |
January |
|
|
February |
|
|
…. |
|
|
December |
|
|
Total |
|
|
CONCLUSION
- Assess the station maintenance and operation.
- Assess rate of collected figures and rate of adequate figures.
- Assess air quality via monitored figures
- Provide general assessment regarding air quality according to the AQI
- Produce recommendations.
ANNEX
- Annex 1: Average monitored results of definite hours throughout the year
- Annex 2: Daily highest average monitored results of definite hours
- Annex 3: Average monitored results of 24 hours
- Annex 4: Average monitored results of the month
ANNEX
Annex 1: Average monitored results of definite hours throughout the year
Figure |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
….. |
|
Unit |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
…. |
|
Hour |
|
|
|
|
|
0h |
|
|
|
|
|
1h |
|
|
|
|
|
2h |
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
23h |
|
|
|
|
|
Note: Average monitored results of definite hours throughout the year: refers to average of figures monitored at the same hour throughout the year.
Annex 2: Daily highest average monitored results of definite hours
Figure |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
…… |
Unit |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
|
Date |
|
|
|
|
01/01/... |
|
|
|
|
02/01/... |
|
|
|
|
03/01/... |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
30/12/... |
|
|
|
|
31/12/... |
|
|
|
|
Note:
- Daily average monitored results of definite hour on a daily basis: refers to average consecutively monitored values within 1 hour.
- Daily highest average monitored results of a definite hour: refers to the highest values among the average monitored results of a definite hour.
Annex 3: Average monitored results of 24 hours
Figure |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
… |
Unit |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
…. |
Date |
|
|
|
|
01/01/... |
|
|
|
|
02/01/... |
|
|
|
|
03/01/... |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
30/12/... |
|
|
|
|
31/12/... |
|
|
|
|
Note: Average monitored results of 24 hours: refers to average of values monitored within 24 hours.
Annex 4: Average monitored results of the month
Figure |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
... |
Unit |
mg/m3 |
mg/m3 |
mg/m3 |
… |
Month |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
Annual average |
|
|
|
|
Note: Average monitored results of the month: refers to average of values monitored within a month.
Form A5: Extensive reports on quarterly monitored results of stationary automatic continuous stations for monitoring water
SUPERIOR PRESIDING ENTITY PRESIDING ENTITY
REPORT
Reporting agency: ……………………………………..
(LOCATION AND DATE) |
SUPERIOR PRESIDING ENTITY PRESIDING ENTITY
REPORT ON MONITORED RESULTS
Reporting agency: ……………………………………..
|
|
|
Head of agency |
(LOCATION AND DATE) |
CONTENTS
Abbreviations and acronyms
List of schedules
List of exhibits
List of participants
Primary individual(s) in charge
Individuals jointly producing the report
CHAPTER I. OVERVIEW
- Overview on the objectives (basis of implementation, contents of affairs and aims of monitoring);
- Method/type of monitoring;
- Overview on location/area where monitoring stations are situated (using coordinates and maps);
- List of monitoring figures;
- Methods, measuring principles, manufacturers and name of the equipment;
- Operation charts of the station;
- Frequency and methods of collecting, storing and transmitting the figures.
CHAPTER II. STATION MAINTENANCE AND OPERATION
- Assessment of maintenance, operation, preservation and rectification of the stations in the quarter.
- Frequency of implementation:
+ Examine and sanitize the stations;
+ Examine and sanitize sample collection tubes;
+ Examine, verify and calibrate modules on a regular basis;
+ Examine and monitor figures transmitted to the stations;
- Evaluation/assessment of:
+ Regular examination and sanitation;
+ Regular examination, verification and calibration of modules;
+ Examination and sanitation of sample collection tubes;
+ Replacement of depreciated components, parts and materials: quantity, type and time of replacement;
- QA/QC implementation;
- Rectification of incidents at the stations:
+ Incidents occurring within the quarter at the stations: time of incidents and time of rectification;
+ Adopted remedial measures.
CHAPTER III. REMARKS AND ASSESSMENT OF ENVIRONMENTAL MONITORING RESULTS
3.1. Adequacy of monitoring results
- Assess data collection, transmission and storage during the quarter;
- Assess rate of collected figures, rate of adequate figures and provide explanation in of insufficient figures.
Note:
- Rate of collected figures refers to the result of number of figures actually collected divided by number of figures collected according to design.
- Rate of adequate figures refers to the result collected after eliminating faulty figures and irregular figures compared to figures collected according to design in case of functional devices.
Schedule 1. Received monitoring figures in the quarter
Content |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
Figure No. 4 |
Figure |
Figure No. |
Rate of collected figures (%) |
|
|
|
|
|
|
The 1st month |
|
|
|
|
|
|
The 2nd month |
|
|
|
|
|
|
The 3rd month |
|
|
|
|
|
|
Rate of adequate figures (%) |
|
|
|
|
|
|
The 1st month |
|
|
|
|
|
|
The 2nd month |
|
|
|
|
|
|
The 3rd month |
|
|
|
|
|
|
3.2. Monitoring results of environment quality figures
- Calculate the average of each figure by date and by month within the quarter (Annex).
- Displayed calculated values in form of graphs comparing with Vietnamese regulations (add other related parameters if any). However, the DO and pH parameters on the graphs must be displayed as a correlation with temperature. Provide analysis and assessment regarding development of each figure via the graphs.
- Determine development pattern of the figures in the month; in the quarter.
- Specify irregular cases and figures dictating high radiation level and provide explanation.
- Specify dates in a quarter in which monitored values exceed Vietnamese regulations (specify by each parameter).
CONCLUSION AND RECOMMENDATION
- Assess station maintenance and operation within the quarter
- Assess rate of collected figures and rate of adequate figures of the station;
- Assess water quality via monitored values
- Produce recommendations.
ANNEX
Daily and monthly average monitored results of the quarter
Figure |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
… |
The 1st month |
|
|
|
|
1/... |
|
|
|
|
2/... |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
Average of the 1st month |
|
|
|
|
The 2nd month |
|
|
|
|
1/... |
|
|
|
|
2/... |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
Average of the 2nd month |
|
|
|
|
The 3rd month |
|
|
|
|
1/… |
|
|
|
|
2/... |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
Average of the 3rd month |
|
|
|
|
Quarterly average |
|
|
|
|
Note:
- Daily average monitored results: refers to average of consecutively monitored values within 1 day.
- Monthly average monitored results: refers to average of values monitored within a month.
Form A6: Extensive reports on annual monitored results of stationary automatic continuous stations for monitoring water
SUPERIOR PRESIDING ENTITY PRESIDING ENTITY
EXTENSIVE REPORT
Reporting agency: …………………………………….. Presiding authority: ……………………………………… Authority in charge: ………………………………………
|
|
|
Head of agency |
(LOCATION AND DATE) |
SUPERIOR PRESIDING ENTITY PRESIDING ENTITY
EXTENSIVE REPORT
Reporting agency: …………………………………….. Presiding authority: ……………………………………… Authority in charge: ………………………………………
|
|
|
Head of agency |
(LOCATION AND DATE) |
CONTENTS
Abbreviations and acronyms
List of schedules
List of exhibits
List of participants
Primary individual(s) in charge
Individuals jointly producing the report
CHAPTER I. OVERVIEW
- Overview on the station and initial year of operation.
- Method/type of monitoring;
- Objectives and meaning of the station.
- Location and area where the station is situated (using coordinates and maps). Overview on characteristics of surroundings of the station;
- Monitored figures;
- Methods, measuring principles, scale, manufacturers and name of the equipment;
- Frequency and methods of collecting, storing and transmitting the figures.
CHAPTER II. STATION MAINTENANCE AND OPERATION WITHIN THE YEAR
- Assessment of maintenance, operation, preservation and rectification of the stations in the year.
- Frequency of implementation (state specific time):
+ Examine and sanitize electrodes;
+ Examine and sanitize sample collection tubes;
+ Examine, verify and calibrate modules (internally and externally) on a regular basis;
+ Examine and assess the figures briefly;
+ Replace depreciated components according to recommendations of the manufacturers;
+ Examine and supervise at the station;
+ Examine and calibrate modules on a regular basis;
+ Sanitize and clean sample collection tubes;
+ Examine and monitor figures transmitted to the stations;
- Evaluation/assessment of:
+ Examination and sanitation of the station and equipment;
+ Regular examination, verification and calibration of modules;
+ Examination and sanitation of sample collection tubes;
+ Replacement of depreciated components, parts and materials: quantity, type and time of replacement;
- QA/QC implementation;
- Rectification of incidents at the stations:
+ Incidents occurring within the year at the stations: time of incidents and time of rectification.
+ Adopted remedial measures.
CHAPTER III. REMARKS AND ASSESSMENT OF ENVIRONMENTAL MONITORING RESULTS
3.1. Adequacy of monitoring results
- Assess data collection, transmission and storage during the year;
- Assess rate of collected figures, rate of adequate figures and provide explanation in of insufficient figures.
Schedule 1. Received monitoring figures in the year
Figure |
Figure No. 1 |
Figure No. 2 |
Figure No. 3 |
... |
... |
Value in case of sufficient monitor results |
|
|
|
|
|
Received monitor results |
|
|
|
|
|
Adequate monitor results |
|
|
|
|
|
Rate of collected figures |
|
|
|
|
|
Rate of adequate figures |
|
|
|
|
|
3.2. Monitoring results of environment quality figures
- Calculate the average of each figure by date and by month within the year (Annex).
- Display monitored figures as box and whisker plot.
Note:
- Medians are average figures of the months.
- 2 quartiles are the 25th percentile (below which 25% of the figures are found) and the 75th percentile (below which 75% of the figures are found).
- The maximum and minimum are respectively the 95th percentile and 5th percentile.
- Display calculated values in form of graphs to compare with Vietnamese regulations (with respect to parameters specified in the Vietnamese regulations). Provide analysis and assessment regarding development of each figure via the graphs.
- Determine development pattern of the figures in the year.
- Specify irregular cases and figures dictating high radiation level and provide explanation.
- Specify dates in a year in which monitored values exceed Vietnamese regulations (specify by each parameter).
CHAPTER IV. CONCLUSION AND RECOMMENDATIONS
- Assess station maintenance and operation within the year;
- Assess the collected figures on the basis of rate of collected figures and rate of adequate figures;
- Provide overall assessment regarding water quality based on the collected results;
- Produce recommendations.
ANNEX
Daily and monthly average monitored results of the year
Figure |
|
|
|
|
|
|
Unit |
|
|
|
|
|
|
January |
|
|
|
|
|
|
01 |
|
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
|
03 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Average of January |
|
|
|
|
|
|
December |
|
|
|
|
|
|
01 |
|
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
|
03 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
Average of December |
|
|
|
|
|
|
Average of the year |
|
|
|
|
|
|
Note:
- Daily average monitored results of the year: refers to average of consecutively monitored values within 24 day throughout the year.
- Monthly average monitored results of the year: refers to average of values monitored in all days within a month.
(*) refers to a section designed for environmental observation reports made by businesses or service providers
(*) refers to a section designed for environmental observation reports made by businesses or service providers
(*) refers to a section designed for environmental observation reports made by businesses or service providers
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực