Số hiệu: | 40/2015/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Huỳnh Văn Tí |
Ngày ban hành: | 20/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 05/12/2015 |
Ngày công báo: | 09/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1107 đến số 1108 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2021 |
Thông tư 40/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực sư phạm; định mức giờ giảng, chế độ dạy thêm…được ban hành ngày 20/10/2015.
Theo Thông tư 40/2015, mục tiêu ban hành chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo bao gồm:
- Làm cơ sở để xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Giúp nhà giáo dạy trình độ sơ cấp tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghiệp vụ, từ đó xây dựng kế hoạch hoạc tập, rèn luyện.
- Làm cơ sở đánh giá nhà giáo dạy sơ cấp hàng năm.
- Ngoài ra, Thông tư 40 còn quy định ban hành chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo để làm cơ sở xây dựng chế độ, chính sách đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Chương 2 Thông tư 40/2015/TT-BLĐTBXH quy định các tiêu chí về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy sơ cấp bao gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và lối sống của nhà giáo; năng lực chuyên môn; năng lực sư phạm của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp và năng lực phát triển nghề nghiệp.
Chương 3 Thông tư 40 năm 2015 quy định nhiệm vụ của nhà giáo dạy sơ cấp; giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học; thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên dạy trình độ sơ cấp; định mức giờ giảng; chế độ dạy thêm của nhà giáo dạy sơ cấp…
Theo Thông tư 40 của Bộ Lao động, định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp như sau:
- Định mức giờ giảng của giáo viên dạy sơ cấp trong một năm học từ 500 đến 580 giờ.
- Định mức giờ giảng cho viên chức quản lý đủ tiêu chuẩn, tham gia giảng dạy trình độ sơ cấp trong năm học được quy định tùy theo chức danh tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 40: định mức giờ giảng của Giám đốc là 30giờ/năm; phó giám đốc là: 40giờ/năm…
Thông tư 40/2015/TT-BLĐTBXH về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ nhà giáo dạy trình độ sơ cấp; nhiệm vụ, chế độ làm việc của giáo viên trình độ cấp ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 05/12/2015.
1. Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định của Thông tư này đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc quyền quản lý, thông báo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề); căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng hoặc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hoá và nâng cao chất lượng nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc quyền quản lý.
2. Hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở giáo dục nghề nghiệp việc thực hiện chế độ làm việc đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đánh giá, xếp loại nhà giáo theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định của Thông tư này, báo cáo kết quả cho các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng của nhà giáo.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ quy định tại Thông tư này tổ chức thực hiện chế độ làm việc đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2015.
2. Các quy định về chuẩn nhà giáo dạy trình độ sơ cấp nghề quy định tại Điều 4, điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 5, Điều 6, khoản 1 Điều 7 của Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề; các quy định về chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp nghề quy định tại phần III của Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực