Chương II Thông tư 38/2023/TT-BCT quy định về kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương: Quy trình kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính
Số hiệu: | 38/2023/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Sinh Nhật Tân |
Ngày ban hành: | 27/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 11/02/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thuộc ngành Công Thương
Ngày 27/12/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 38/2023/TT-BCT quy định về kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương.
Phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thuộc ngành Công Thương
Theo đó, kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng, các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm thuộc ngành Công Thương bao gồm:
- Kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng:
+ Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động đốt nhiên liệu trong quá trình sản xuất điện và tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương;
+ Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động phát tán từ khai thác khoáng sản.
- Kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm:
+ Phát thải khí nhà kính trong các quá trình hóa học, vật lý không tiêu thụ năng lượng thuộc các ngành công nghiệp hóa chất, luyện kim;
+ Phát thải khí nhà kính là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh.
Quy trình kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thuộc ngành Công Thương
Quy trình kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thuộc ngành Công Thương sẽ trải qua các bước như sau:
- Xác định phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Thu thập số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Thực hiện kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Xây dựng Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
Xem thêm nội dung tại Thông tư 38/2023/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/02/2024.
Văn bản tiếng việt
1. Xác định phạm vi kiểm kê KNK cấp lĩnh vực.
2. Thu thập số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê KNK cấp lĩnh vực.
3. Lựa chọn hệ số phát thải KNK cấp lĩnh vực.
4. Xác định phương pháp kiểm kê KNK cấp lĩnh vực.
5. Thực hiện kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng kiểm kê KNK cấp lĩnh vực.
6. Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê KNK cấp lĩnh vực.
7. Tính toán lại kết quả kiểm kê KNK cấp lĩnh vực.
8. Xây dựng Báo cáo kiểm kê KNK cấp lĩnh vực.
Kiểm kê KNK lĩnh vực năng lượng, các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm thuộc ngành Công Thương bao gồm:
1. Kiểm kê KNK cho lĩnh vực năng lượng:
a) Phát thải KNK từ các hoạt động đốt nhiên liệu trong quá trình sản xuất điện và tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương;
b) Phát thải KNK từ các hoạt động phát tán từ khai thác khoáng sản.
2. Kiểm kê KNK cho lĩnh vực các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm:
a) Phát thải KNK trong các quá trình hóa học, vật lý không tiêu thụ năng lượng thuộc các ngành công nghiệp hóa chất, luyện kim;
b) Phát thải KNK là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh.
1. Số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê KNK cấp lĩnh vực quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nguồn số liệu hoạt động được thu thập từ cơ quan thống kê ở Trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan và từ kết quả điều tra, khảo sát của đơn vị chuyên môn.
1. Đơn vị chủ trì kiểm kê KNK cấp lĩnh vực thực hiện tính toán, xác định và sử dụng hệ số phát thải KNK phù hợp với thực tế của ngành sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
2. Trường hợp không tính toán, xác định và sử dụng hệ số phát thải KNK theo quy định tại khoản 1 Điều này, Đơn vị chủ trì kiểm kê KNK cấp lĩnh vực thực hiện áp dụng hệ số phát thải theo Danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê KNK do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
3. Trường hợp các hệ số phát thải KNK chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì áp dụng hệ số phát thải KNK theo hướng dẫn mới nhất của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC).
1. Phương pháp kiểm kê KNK cho các hoạt động thuộc lĩnh vực năng lượng và các quá trình công nghiệp áp dụng theo Hướng dẫn kiểm kê KNK quốc gia của IPCC phiên bản năm 2006 (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn IPCC 2006) và Hướng dẫn kiểm kê KNK quốc gia phiên bản năm 2019 hoàn thiện cho Hướng dẫn IPCC 2006.
2. Công thức tính toán kiểm kê KNK cấp lĩnh vực
a) Công thức tính lượng phát thải của từng loại KNK cho tiểu lĩnh vực
Trong đó:
- i là loại KNK;
- t là tiểu lĩnh vực t;
- KNKi,t là tổng lượng phát thải KNK của tiểu lĩnh vực t với KNK i (tấn);
- ADi,t là số liệu hoạt động của tiểu lĩnh vực t với KNK i;
- EFi,t là hệ số phát thải của loại KNK i đối với loại số liệu hoạt động của tiểu lĩnh vực t (tấn/đơn vị của AD).
b) Công thức tính lượng phát thải CO2 tương đương của KNK i trong tiểu lĩnh vực t
TPTi,t = KNKi,t * GWPi
Trong đó:
- TPTi,t là lượng phát thải CO2 tương đương của khí KNK i trong tiểu lĩnh vực t (tấn CO2tđ);
- GWPi là hệ số tiềm năng nóng lên toàn cầu của KNK i, áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của IPCC.
c) Công thức tính tổng phát thải KNK của tiểu lĩnh vực t
Tổng lượng phát thải KNK là TPTt (tấn CO2tđ) của tiểu lĩnh vực t trong một giai đoạn bằng tổng lượng phát thải từ tất cả nguồn phát thải các KNK i trong giai đoạn báo cáo, công thức tính như sau:
d) Tính toán kiểm kê KNK cấp lĩnh vực
Tổng lượng phát thải KNK là TPT (tấn CO2tđ) của lĩnh vực trong một giai đoạn bằng tổng lượng phát thải KNK từ tất cả các tiểu lĩnh vực t trong giai đoạn báo cáo, công thức tính như sau:
1. Đơn vị chủ trì kiểm kê KNK cấp lĩnh vực thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm kê KNK đối với các nội dung sau:
a) Các giả định, cách thức lựa chọn số liệu hoạt động, hệ số phát thải và hệ số chuyển đổi;
b) Độ chính xác của việc nhập số liệu;
c) Kết quả tính toán phát thải KNK;
d) Sự minh bạch và tính nhất quán của số liệu;
đ) Tính liên tục của số liệu;
e) Rà soát, đánh giá sự đầy đủ của tài liệu lưu trữ nội bộ.
2. Cơ quan, đơn vị không tham gia vào quá trình kiểm kê KNK thực hiện đảm bảo chất lượng kiểm kê KNK cấp lĩnh vực đối với các nội dung sau:
a) Các giả định tính toán, tiêu chuẩn lựa chọn số liệu hoạt động, hệ số phát thải và hệ số chuyển đổi;
b) Phương pháp kiểm kê được áp dụng và quy trình, cách thức triển khai kiểm kê KNK, chất lượng của số liệu đầu vào trong quá trình tính toán, kiểm kê;
c) Kết quả tính toán phát thải KNK;
d) Sự phù hợp lựa chọn hệ số chuyển đổi trong các công thức tính toán;
đ) Tính minh bạch của dữ liệu;
e) Tính nhất quán của dữ liệu;
f) Tính liên tục của dữ liệu;
g) Sự sai lệch trong quá trình nhập số liệu;
h) Độ không chắc chắn của báo cáo kiểm kê;
i) Rà soát hệ thống lưu trữ tài liệu nội bộ.
1. Đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê KNK thực hiện đối với các nội dung sau:
a) Tính hoàn thiện của báo cáo;
b) Tính phù hợp thực tế của mô hình, phương pháp kiểm kê;
c) Tính đầy đủ của dữ liệu tính toán;
d) Tính đại diện của số liệu;
đ) Tính bất thường của số liệu;
e) Sự thiếu minh bạch, sai phạm vi kiểm kê.
2. Định lượng độ không chắc chắn kiểm kê KNK thực hiện theo hướng dẫn tại Chương 3, Quyển 1, Hướng dẫn IPCC 2006, Hướng dẫn IPCC 2019.
1. Việc tính toán lại kết quả kiểm kê KNK cấp lĩnh vực của các kỳ kiểm kê trước được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi về phương pháp kiểm kê KNK dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong kết quả kiểm kê KNK gần nhất;
b) Có sự thay đổi về nguồn phát thải KNK, hệ số phát thải KNK.
2. Đơn vị chủ trì kiểm kê KNK cấp lĩnh vực có trách nhiệm bổ sung nội dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê KNK của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê KNK cấp lĩnh vực của kỳ báo cáo.
Đơn vị chủ trì kiểm kê KNK cấp lĩnh vực xây dựng Báo cáo kiểm kê KNK thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn (Nghị định số 06/2022/NĐ-CP).
1. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững chủ trì tổ chức thẩm định Báo cáo kiểm kê KNK cấp lĩnh vực thuộc ngành Công Thương theo quy trình tại Điều 10 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu (Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT).
2. Đơn vị chủ trì kiểm kê KNK cấp lĩnh vực hoàn thiện Báo cáo kiểm kê KNK theo kết luận của Hội đồng thẩm định, gửi báo cáo Bộ Công Thương thông qua Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững để tổng hợp.
3. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững chủ trì thực hiện trách nhiệm báo cáo phục vụ kiểm kê KNK cấp quốc gia của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.
1. Xác định phạm vi kiểm kê KNK cấp cơ sở.
2. Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê KNK cấp cơ sở.
3. Lựa chọn hệ số phát thải KNK cấp cơ sở.
4. Xác định phương pháp kiểm kê KNK cấp cơ sở.
5. Thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm kê KNK cấp cơ sở.
6. Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê KNK cấp cơ sở.
7. Tính toán lại kết quả kiểm kê KNK cấp cơ sở.
8. Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê KNK cấp cơ sở.
Kiểm kê KNK cấp cơ sở được thực hiện đối với các nguồn phát thải thuộc phạm vi quản lý của Cơ sở, cụ thể như sau:
1. Nguồn phát thải trực tiếp:
a) Phát thải từ nguồn cố định gồm hoạt động đốt nhiên liệu trong các thiết bị lắp đặt cố định như nồi hơi, lò nung, đầu đốt, tua-bin, lò sưởi, lò đốt, v.v...;
b) Phát thải từ nguồn di động gồm hoạt động đốt nhiên liệu của các thiết bị vận tải;
c) Phát thải từ các quá trình công nghiệp gồm phát thải từ các quá trình vật lý hoặc hóa học tạo ra KNK trong dây chuyền sản xuất của cơ sở;
d) Phát thải do phát tán từ trong máy móc, thiết bị hoặc trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản,..;
đ) Phát thải KNK là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh;
e) Phát thải từ thu gom, quản lý và xử lý chất thải.
2. Nguồn phát thải gián tiếp:
a) Phát thải do tiêu thụ năng lượng điện;
b) Phát thải do sử dụng năng lượng hơi.
1. Cơ sở thực hiện việc thu thập, quản lý và lưu giữ số liệu hoạt động liên quan đến các nguồn phát thải trong phạm vi quản lý.
2. Số liệu hoạt động cần thu thập phục vụ kiểm kê KNK cấp cơ sở quy định tại Mục 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Các cơ sở tính toán, xác định hệ số phát thải KNK phù hợp với hiện trạng công nghệ, quy trình sản xuất theo Hướng dẫn IPCC 2006 và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
2. Trường hợp không áp dụng khoản 1 Điều này thì áp dụng hệ số phát thải theo Danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê KNK do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
3. Trường hợp các hệ số phát thải KNK chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì áp dụng hệ số phát thải KNK theo hướng dẫn mới nhất của IPCC.
1. Phương pháp tính toán cho các hoạt động phát thải KNK hướng dẫn tại Mục 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Công thức tính lượng phát thải KNK:
KNKi = ADi * EFi
Trong đó:
- i là loại KNK;
- KNKi là lượng phát thải của KNK i (tấn);
- ADi là số liệu hoạt động của KNK i;
- EFi là hệ số phát thải của KNK i.
3. Công thức tính tổng lượng phát thải KNK của một cơ sở:
Trong đó:
- TPT là tổng lượng phát thải KNK của Cơ sở (tấn CO2tđ);
- GWPi là hệ số tiềm năng nóng lên toàn cầu của KNK i, áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của IPCC.
Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê KNK cấp cơ sở được thực hiện theo tiểu mục 6.1.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011, Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải và loại bỏ KNK ở cấp độ cơ sở.
1. Cơ sở có trách nhiệm giải trình và tính toán lại kết quả kiểm kê KNK của các kỳ kiểm kê trước khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi về phạm vi kiểm kê KNK;
b) Có sự thay đổi về phương pháp kiểm kê KNK dẫn đến sự thay đổi trong kết quả kiểm kê KNK gần nhất;
c) Có sự thay đổi về nguồn và hệ số phát thải KNK.
2. Cơ sở có trách nhiệm bổ sung nội dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê KNK của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở của kỳ báo cáo.
Cơ sở xây dựng Báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở theo Mẫu số 06 Phụ lục II Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.
1. Quy trình thẩm định kết quả kiểm kê KNK cấp cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT.
2. Cơ sở tổ chức hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê KNK theo thông báo kết quả thẩm định và báo cáo kết quả kiểm kê KNK theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và khoản 4 Điều 12 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT.
3. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững chủ trì tiếp nhận, tổng hợp báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở để cập nhật vào cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê KNK trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
TECHNICAL PROCEDURES FOR GHG INVENTORY DEVELOPMENT
Section 1. INDUSTRY-LEVEL GHG INVENTORY DEVELOPMENT IN INDUSTRY AND TRADE SECTOR
Article 5. Technical procedures for industry-level GHG inventory development
1. Identification of scope of industry-level GHG inventory development.
2. Collection of activity data for industry-level GHG inventory development.
3. Selection of industry-level GHG emission factors.
4. Identification of method for industry-level GHG inventory development.
5. Management and assurance about the quality of industry-level GHG inventory development.
6. Assessment of uncertainties of industry-level GHG inventory development.
7. Recalculation of industry-level GHG inventories.
8. Preparation of reports on industry-level GHG inventory development.
Article 6. Scope of industry-level GHG inventory development.
GHG inventories intended for industries, including energy, industrial processes and product use in the industry and trade sector encompass:
1. GHG inventories intended for energy industry:
a) Emission of GHGs produced by burning fuels during electricity generation and energy consumption in industrial industries under management of the Ministry of Industry and Trade;
b) Emission of GHGs from mineral extraction.
2. GHG inventories intended for industrial processes and product use:
a) Emission of GHGs produced by physical and chemical processes without energy consumption in chemical industries and metallurgy;
b) Emission of GHGs that are refrigerants in devices and the process production and trade in refrigerants.
Article 7. Collection of activity data for industry-level GHG inventory development.
1. The activity data for industry-level GHG inventory development is specified in Appendix I issued together with this Circular.
2. The activity data is collected from central and local statistics offices, relevant agencies and organizations and investigations of specialized units.
Article 8. Selection of industry-level GHG emission factors.
1. The unit in charge of industry-level GHG inventory development shall calculate, determine and use GHG emission factors in conformity with the reality of industry after the competent authority grants consent.
2. In case where GHG emission factors are not calculated, determined and used according to regulations in Clause 1 of this Article, the unit in charge of industry-level GHG inventory development shall apply emission factors according to the list of emission factors serving GHG inventory development announced by the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. In case where GHG emission factors are not specified in Clause 2 of this Article, GHG emission factors shall be applied under the latest guidelines of Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC.
Article 9. Method for industry-level GHG inventory development.
1. The method for GHG inventory development applied to industries of energy and industrial processes shall comply with the 2006 IPCC Guidelines for National GHG Inventories (hereinafter referred to as "IPCC 2006) and the 2019 Refinement for the 2006 IPCC Guidelines for National GHG Inventories (hereinafter referred to as "IPCC 2019").
2. Formula for calculation of industry-level GHG inventories.
a) Formula for calculating emission of each type of GHG for a sub-industry
Where:
- i: type of GHG;
- t: sub-industry;
- KNKi,t: total GHG emissions of sub-industry t and GHG i (tonne);
- ADi,t: activity data of sub-industry t and GHG i;
- EFi,t: Emission factor of GHG i with regard to the activity data of sub-industry t (tonne/unit of AD).
b) Formula for calculating CO2 emission equivalent of GHG i in sub-industry t
TPTi,t = KNKi,t * GWPi
Where:
- TPTi,t : CO2 emission equivalent of GHG i in sub-industry t (tonne of CO2td);
- GWPi: global warming potential of GHG i applicable according to the latest IPCC guidelines.
c) Formula for calculating total GHG emissions of sub-industry t
Total GHG emissions (TPTt (tonne of CO2td)) of the sub-industry t in a certain period shall be equal to total emissions from all GHG i emission sources in the reporting period, calculated by the following formula:
d) Calculation of industry-level GHG inventories.
Total GHG emissions (TPT (tonne of CO2td)) of the industry in a certain period shall be equal to total GHG emissions from all sub-industries t in the reporting period, calculated by the following formula:
Article 10. Management and assurance about the quality of industry-level GHG inventory development.
1. The unit in charge of industry-level GHG inventory development shall manage the quality of GHG inventory development for the following contents:
a) Assumptions and methods for selection of activity data, emission factors and conversion factors;
b) Accuracy of the inputted data;
c) Results of GHG emissions;
d) Transparency and uniformity of the data;
dd) Data continuity;
e) Review and assessment of the adequacy of internal documents.
2. The agency or unit that does not participate in GHG inventory development shall ensure the quality of industry-level GHG inventory development for the following contents:
a) Calculation assumptions and standards for selection of activity data, emission factors and conversion factors;
b) Applied methods and procedures for GHG inventory development, and quality of the inputted data during calculation and inventory processes;
c) Results of GHG emissions;
d) Suitability of conversion factors selected in formulas;
dd) Transparency of the data;
e) Uniformity of the data;
f) Data continuity;
g) Errors of data input;
h) Uncertainties of inventory reports;
i) Review of the system for storing internal documents.
Article 11. Assessment of uncertainties of industry-level GHG inventory development.
1. Uncertainties of the industry-level GHG inventory development shall be assessed for the following contents:
a) Completeness of the report;
b) Suitability of the inventory model and method for the actual situation;
c) Adequacy of data used for calculation;
d) Representativeness of data;
dd) Abnormality of data;
e) Lack of transparency and violations of inventory development.
2. The quantification of uncertainties of industry-level GHG inventory development shall comply with guidelines in Chapter 3, Book 1 of IPCC 2006 and IPCC 2019.
Article 12. Recalculation of industry-level GHG inventories.
1. Recalculation of industry-level GHG inventories of the previous periods shall be carried in the following cases:
a) There are changes to methods for GHG inventory development, thereby causing considerable changes to results of the latest inventory;
b) There are changes to GHG emission sources and factors.
2. The unit in charge of industry-level GHG inventory development shall add recalculation results to reports on industry-level GHG inventory development of the reporting period.
Article 13. Preparation of reports on industry-level GHG inventory development.
The unit in charge of industry-level GHG inventory development shall prepare reports on industry-level GHG inventory development under management of the Ministry of Industry and Trade according to Form No. 01 Appendix II of the Government’s Decree No. 06/2022/ND-CP dated January 07, 2022.
Article 14. Verification and report on industry-level GHG inventory development
1. The Energy Efficiency and Sustainable Development Department shall take charge of organizing verification of reports on industry-level GHG inventory development in industry and trade sector according to procedures in Article 10 of Circular No. 01/2022/TT-BTNMT dated January 07, 2022 of the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. The unit in charge of industry-level GHG inventory development shall complete reports on industry-level GHG inventory development according to conclusions of the verification council and send them to the Ministry of Industry and Trade via the Energy Efficiency and Sustainable Development Department for consolidation.
3. The Energy Efficiency and Sustainable Development Department shall take charge of preparing reports to serve national GHG inventory development of the Ministry of Industry and Trade according to regulations in Point a, Clause 3 Article 11 of Decree No. 06/2022/ND-CP.
Section 2. FACILITY-LEVEL GHG INVENTORY DEVELOPMENT IN INDUSTRY AND TRADE SECTOR
Article 15. Technical procedures for facility-level GHG inventory development
1. Identification of scope of facility-level GHG inventory development.
2. Collection of activity data for facility-level GHG inventory development.
3. Selection of facility-level GHG emission factors.
4. Identification of method for facility-level GHG inventory development.
5. Management of the quality of facility-level GHG inventory development.
6. Assessment of uncertainties of facility-level GHG inventory development.
7. Recalculation of facility-level GHG inventories.
8. Preparation of reports on facility-level GHG inventory development.
Article 16. Scope of facility-level GHG inventory development.
Facility-level GHG inventories shall be developed at emission sources under management of a Facility. To be specific:
1. Direct emission sources:
a) Emission from fixed sources: Burning fuels in fixed equipment, including boilers, furnaces, burners, turbines, fireplaces, incinerator, etc.
b) Emission from mobile sources: Burning fuels in transportation equipment;
c) Emission from industrial processes, including physical and chemical processes that produce GHG in the production line of the facility;
d) Emission from diffusion through machinery and equipment or mineral extraction and processing, etc.;
dd) Emission of GHGs that are refrigerants, produced by the process and equipment for production and trade in refrigerants;
e) Emission from collection, management and treatment of waste.
2. Indirect emission sources:
a) Emission from electric energy consumption;
b) Emission from use of stream power;
Article 17. Collection of activity data for facility-level GHG inventory development.
1. The facility shall collect, manage and store the activity data related to emission sources under its management.
2. The activity data to be collected for facility-level GHG inventory development is specified in Section 1 Appendix II issued together with this Circular.
Article 18. Selection of facility-level GHG emission factors.
1. Facilities shall calculate and determine GHG emission factors in conformity with technology status and production procedures according to the 2006 IPCC Guidelines and obtain the consent from the competent authority.
2. In case Clause 1 of this Article is not applicable, emission factors according to the list of emission factors serving GHG inventory development announced by the Ministry of Natural Resources and Environment shall be applied.
3. In case where GHG emission factors are not specified in Clause 2 of this Article, GHG emission factors shall be applied under the latest guidelines of Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC.
Article 19. Method for facility-level GHG inventory development.
1. Calculation methods applied to GHG emission activities are provided in Section 2 Appendix II issued together with this Circular.
2. Formula for calculating GHG emissions:
KNKi = ADi * EFi
Where:
- i: type of GHG;
- KNKi: emission of GHG i (tonne);
- ADi: activity data of GHG i;
- EFi: emission factor of GHG i.
3. Formula for calculating total GHG emissions of a facility:
Where:
- TPT: Total GHG emissions of the facility (tonne of CO2td);
- GWPi: global warming potential of GHG i applicable according to the latest IPCC guidelines.
Article 20. Management of the quality of facility-level GHG inventory development.
Procedures for management of the quality of facility-level GHG inventory development shall be carried out upon Section 6.1.2 of TCVN ISO 14064-1:2011, Part 1: Specification with guidance at the organization level for quantification and reporting of greenhouse gas emissions and removals
Article 21. Assessment of uncertainties of facility-level GHG inventory development.
The assessment of uncertainties of facility-level GHG inventory development shall follow guidelines specified in Article 11 of this Circular.
Article 22. Recalculation of facility-level GHG inventories.
1. A facility shall give explanation and recalculate GHG inventories of the previous periods in the following cases:
a) There are changes to scope of GHG inventory development;
b) There are changes to methods for GHG inventory development, thereby causing changes to results of the latest inventory;
c) There are changes to GHG emission sources and factors.
2. The facility shall add recalculation results to the Report on facility-level GHG inventory development of the reporting period.
Article 23. Preparation of reports on facility-level GHG inventory development.
Facilities shall prepare reports on facility-level GHG inventory development, using Form No. 06 Appendix II of Decree No. 06/2022/ND-CP.
Article 24. Verification and report on facility-level GHG inventory development
1. Procedures for verification of facility-level GHG inventory development shall comply with regulations in Clause 4 and Clause 6 Article 11 of Decree No. 06/2022/ND-CP and Article 12 of Circular No. 01/2022/TT-BTNMT.
2. Facilities shall complete reports on GHG inventory development according to notification of verification results and report results of GHG inventories in accordance with regulations in Point c Clause 4 Article 11 of Decree No. 06/2022/ND-CP and Clause 4 Article 12 of Circular No. 01/2022/TT-BTNMT.
3. The Energy Efficiency and Sustainable Development Department shall take charge of receiving and consolidating reports on facility-level GHG inventory development in order to update them to the online database on GHG inventory development under management of the Ministry of Industry and Trade.