Chương I Thông tư 38/2023/TT-BCT quy định về kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương: Quy định chung
Số hiệu: | 38/2023/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Sinh Nhật Tân |
Ngày ban hành: | 27/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 11/02/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thuộc ngành Công Thương
Ngày 27/12/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 38/2023/TT-BCT quy định về kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương.
Phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thuộc ngành Công Thương
Theo đó, kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng, các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm thuộc ngành Công Thương bao gồm:
- Kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng:
+ Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động đốt nhiên liệu trong quá trình sản xuất điện và tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương;
+ Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động phát tán từ khai thác khoáng sản.
- Kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm:
+ Phát thải khí nhà kính trong các quá trình hóa học, vật lý không tiêu thụ năng lượng thuộc các ngành công nghiệp hóa chất, luyện kim;
+ Phát thải khí nhà kính là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh.
Quy trình kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thuộc ngành Công Thương
Quy trình kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thuộc ngành Công Thương sẽ trải qua các bước như sau:
- Xác định phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Thu thập số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Thực hiện kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Xây dựng Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
Xem thêm nội dung tại Thông tư 38/2023/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/02/2024.
Văn bản tiếng việt
Thông tư này quy định về kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK), kiểm kê KNK ngành Công Thương.
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm kê KNK, đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK ngành Công Thương theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ sở không thuộc danh mục cơ sở phát thải KNK phải kiểm kê KNK theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được khuyến khích áp dụng quy định tại Thông tư này.
1. Phát thải KNK là hoạt động giải phóng KNK vào trong khí quyển.
2. Nguồn phát thải KNK là nơi xảy ra các quá trình vật lý, hóa học gây phát thải ra KNK hoặc các hoạt động sử dụng điện hoặc nhiệt trong sản xuất có nguồn gốc liên quan đến nhiên liệu hóa thạch.
3. Phát thải KNK trực tiếp là việc phát thải KNK sinh ra từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, khai thác khoáng sản trên bề mặt, trong lòng đất hoặc rò rỉ từ máy móc, trang thiết bị lưu trữ của con người.
4. Phát thải KNK gián tiếp là phát thải KNK do việc sử dụng các dạng năng lượng như điện, nhiệt hoặc hơi nước tạo ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và các nhiên liệu khác có liên quan.
5. Số liệu hoạt động là số liệu định lượng của các loại nhiên liệu, vật chất sử dụng tại nguồn phát thải KNK.
6. Hệ số phát thải của một loại KNK là khối lượng KNK phát thải hoặc loại bỏ trên mỗi đơn vị khối lượng của số liệu hoạt động.
7. Cơ sở là các cơ sở phát thải KNK phải kiểm kê KNK thuộc ngành Công Thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành (sau đây gọi tắt là Cơ sở).
8. Đường phát thải cơ sở là giả định có cơ sở khoa học về tổng mức phát thải KNK từng năm của một lĩnh vực hoặc cơ sở theo kịch bản phát triển thông thường của lĩnh vực hoặc cơ sở đó khi chưa thực hiện biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong một giai đoạn nhất định.
9. Đơn vị chủ trì kiểm kê KNK cấp lĩnh vực, xây dựng báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK cấp lĩnh vực là đơn vị có đủ năng lực được Bộ Công Thương giao, đặt hàng hoặc lựa chọn thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm kê KNK, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Tính đầy đủ: Việc kiểm kê KNK, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK phải thực hiện đối với tất cả các nguồn phát thải KNK, các nguồn hấp thụ KNK. Số liệu được thu thập liên tục, không bị gián đoạn;
b) Tính nhất quán: Việc kiểm kê KNK, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK đảm bảo thống nhất về phương án giám sát, số liệu tính toán, phương pháp kiểm kê KNK, phương pháp tính toán kết quả giảm nhẹ phát thải KNK;
c) Tính minh bạch: Các tài liệu, dữ liệu, giả định, số liệu hoạt động, hệ số áp dụng, phương pháp tính toán được giải thích rõ ràng, trích dẫn nguồn, được lưu giữ để đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác cao;
d) Tính chính xác: Tính toán kiểm kê KNK, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK đảm bảo độ tin cậy theo phương pháp luận lựa chọn và giảm tối đa các sai lệch;
đ) Tính so sánh được: Kết quả kiểm kê KNK, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK của một cơ sở, lĩnh vực đảm bảo các điều kiện về số liệu, phương pháp luận có tính tương đồng để có thể so sánh được.
2. Thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Tính độc lập: Duy trì tính độc lập với các bên liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khách quan trong quá trình đánh giá;
b) Tính công bằng: Đảm bảo sự trung thực, chính xác, khách quan và không thiên lệch.
This Circular provides for methods for measurement, report and verification of reduction in greenhouse gas (GHG) emissions and GHG inventory development in industry and trade sector.
1. This Circular applies to GHG-emitting facilities which are required to develop GHG inventory under the Prime Minister's Decision, and organizations and individuals involved in GHG inventory development, measurement, report, verification of reduction in GHG emissions in industry and trade sector according to regulations of law.
2. Facilities that are not included in the list of GHG-emitting facilities which are required to develop GHG inventory under the Prime Minister's Decision are encouraged to apply regulations herein.
Article 3. Definition of terms
1. “GHG emission” means an act of emitting GHG to the atmosphere.
2. “GHG emission source” means a place where there are physical and chemical processes that emit GHG or production activities using electricity or heat generated by fossil fuels.
3. "Direct GHG emission” means the emission of GHG generated by burning fossil fuels or extracting minerals from underground or open-pit mines or leaked from storage machinery and equipment.
4. “Indirect GHG emission” means the emission of GHG generated by using types of energy, including electricity, heat or stream, produced from the burning of fossil fuels and other relevant fuels.
5. "Activity data" means the quantitative data of fuels and materials used in a GHG emission source.
6. “Emission factor” of a type of GHG means the volume of GHG emitted or eliminated in each volume unit of the activity data.
7. “Facility” means a facility that is included in the list of GHG-emitting facilities which are required to develop GHG inventory under the industry and trade sector, issued by the Prime Minister.
8. ”Emission baseline” means the assumption on the basis of science of total GHG emissions in every year of a sector or facility following a Business-As-Usual (BAU) scenario of that sector or facility when methods for reducing GHG emissions have not yet been adopted within a certain period of time.
9. “Unit in charge of developing GHG inventory and formulating a report on reduction in GHG emissions at industry-level” means an eligible unit assigned, commissioned or selected by the Ministry of Industry and Trade in accordance with regulations of law.
Article 4. Principles of measurement, report and verification of reduction in GHG emissions and GHG inventory development
1. The measurement of and report on reduction in GHG emissions and GHG inventory development shall adhere to the following principles:
a) Adequacy: the measurement of and report on reduction in GHG emissions and GHG inventory development shall be carried out at all GHG emission and absorption sources. The data shall be collected in a continuous and uninterrupted manner;
b) Uniformity: the measurement of and report on reduction in GHG emissions and GHG inventory development shall achieve uniformity in terms of calculated data, and methods for supervision, development of GHG inventory and calculation of GHG emission reductions (ERs).
c) Transparency: Documents, database, assumptions, activity data, applied factors and calculation methods shall be clearly specified, cited and stored, thereby ensuring high reliability and accuracy;
d) Accuracy: the measurement of and report on reduction in GHG emissions and GHG inventory development shall ensure reliability according to the selected methodology and minimize deviations;
dd) Comparability: results of the measurement of and report on reduction in GHG emissions and GHG inventory development shall satisfy requirements for data and similarity of methodologies to serve comparison.
2. The verification of reduction in GHG emissions shall adhere to the following principles:
a) Independence: Maintaining independence from relevant items during the performance of tasks and objectivity during assessment;
b) Equality: Ensuring truthfulness, accuracy, objectivity and balance
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực