Chương I: Thông tư 37/2023/TT-BGTVT Quy định chung
Số hiệu: | 37/2023/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 13/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2024 |
Ngày công báo: | 29/12/2023 | Số công báo: | Từ số 1349 đến số 1350 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các loại giấy tờ phương tiện vận tải qua lại biên giới phải xuất trình theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN
Ngày 13/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới.
Các loại giấy tờ phương tiện vận tải qua lại biên giới phải xuất trình theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN
Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN là viết tắt của Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia và Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải hành khách qua biên giới bằng phương tiện giao thông đường bộ.
Theo đó, phương tiện vận tải qua lại biên giới theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký xe;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Giấy phép liên vận ASEAN;
- Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN (bản sao có chứng thực hoặc công chứng);
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;
- Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập;
- Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Phiếu gửi hàng đối với phương tiện vận tải hàng hóa;
- Chứng từ quá cảnh hải quan cho hàng hóa đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
Các giấy tờ nêu trên phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Xem chi tiết tại Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/03/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về phương tiện vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, danh sách cửa khẩu và tuyến đường vận tải thực hiện hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Campuchia - Lào - Việt Nam, khuôn khổ hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng đường bộ qua biên giới giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Campuchia - Lào - Việt Nam, khuôn khổ hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Trong Thông tư này, các từ ngữ và từ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên ký kết là nước ký kết điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.
2. Vận tải quá cảnh là hoạt động vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ của một Bên ký kết, có điểm bắt đầu và kết thúc hành trình nằm ngoài lãnh thổ Bên ký kết đó.
3. Vận tải liên quốc gia là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của ít nhất hai Bên ký kết, có điểm bắt đầu và kết thúc hành trình không cùng nằm trên lãnh thổ của một Bên ký kết.
4. Nước chủ nhà là quốc gia nơi thực hiện hoạt động vận tải.
5. Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN là viết tắt của Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia và Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải hành khách qua biên giới bằng phương tiện giao thông đường bộ.
6. Hiệp định GMS là viết tắt của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng.
7. Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc là viết tắt của Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
8. Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào là viết tắt của Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
9. Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia là viết tắt của Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
10. Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam là viết tắt của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ.
1. Phương tiện vận tải không được phép vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia.
2. Phương tiện vận tải được cấp phép khi vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải tuân thủ quy định pháp luật của nước đó.
Chapter I
GENERAL RULES
Article 1. Scope
This Circular governs vehicles, drivers, vehicle attendants, border checkpoints, and routes used for road transport between Vietnam and other countries within the framework of ASEAN multilateral agreements, the Greater Mekong Subregion and Cambodia - Laos - Vietnam, the framework of bilateral agreements with China, Laos, and Cambodia.
Article 2. Regulated entities
This Circular applies to agencies, organizations and individuals involved in cross-border road transport operations between Vietnam and other countries within the framework of ASEAN multilateral agreements, the Greater Mekong Subregion and Cambodia - Laos - Vietnam, the framework of bilateral agreements with China, Laos, and Cambodia.
Article 3. Definitions and abbreviations
For the purposes of this Circular, the following terms and abbreviations are understood as follows:
1. “Contracting Party” is a country that signs and is bound by a bilateral or multilateral international treaty.
2. “transit transport” means the transportation of goods through the territory of a Contracting Party, with the departure and destination of the goods lying outside the territory of that Contracting Party.
3. “inter-state transport” means the transportation of people and goods across of the territories of at least two Contracting Parties, where neither the departure nor destination of the journey falls within the territory of any single Contracting Party.
4. “host country” means the country where the transport takes place.
5. “ASEAN Transport Facilitation Agreement” is an acronym for the ASEAN Framework Agreement on Facilitation of Goods in Transit, the ASEAN Framework Agreement on the Facilitation of Inter-State Transport, and the ASEAN Framework Agreement on the Facilitation of Cross-Border Passenger Transport by Road.
6. “GMS Agreement” is an acronym for the Agreement on facilitation of the transport of people and goods across borders between the Greater Mekong Subregion countries.
7. “Vietnam-China Road Transport Agreement” is an acronym for the Road Transport Agreement between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Government of the People's Republic of China.
8. “Vietnam-Laos Road Transport Agreement” is an acronym for the Agreement on facilitation of road vehicles to cross the border between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Government of the Lao People's Democratic Republic.
9. “Vietnam-Cambodia Road Transport Agreement” is an acronym for the Road Transport Agreement between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Royal Government of Cambodia.
10. Cambodia-Laos-Vietnam Road Transport Memorandum is an acronym for the Memorandum of Understanding between the Governments of the Kingdom of Cambodia, the Lao People's Democratic Republic, and the Socialist Republic of Vietnam on transport road.
Article 4. General regulations on cross-border road transport
1. Vehicles are not authorized to transport goods or passengers solely between two points within the territory of another Contracting Party.
2. Vehicles licensed to enter the territory of another Contracting Party must comply with all applicable laws and regulations of that country.