Chương III Thông tư 35/2024/TT-NHNN về cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: Tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát
Số hiệu: | 35/2024/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 30/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 25/07/2024 | Số công báo: | Từ số 855 đến số 856 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép của TCTD phi ngân hàng
Ngày 30/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 35/2024/TT-NHNN quy định về cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép của TCTD phi ngân hàng
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép của tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm:
- Đối với trường hợp cấp đổi Giấy phép:
+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy phép, trong đơn cần nêu rõ các nội dung hoạt động đề nghị thực hiện.
+ Danh mục các nội dung hoạt động kèm bản chụp Giấy phép hiện hành và các văn bản chấp thuận.
- Đối với trường hợp cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép:
+ Đơn đề nghị cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép, trong đơn cần nêu rõ các nội dung hoạt động đề nghị bổ sung.
Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài đề nghị bổ sung nội dung hoạt động, trong đơn cần cam kết đây là các nội dung hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài là chủ sở hữu, thành viên góp vốn có tỷ lệ góp vốn điều lệ lớn nhất trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính.
+ Nghị quyết của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhất trí thông qua việc đề nghị cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép.
+ Tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện hoạt động dự kiến thực hiện tại Việt Nam là hoạt động mà chủ sở hữu, thành viên góp vốn có tỷ lệ góp vốn điều lệ lớn nhất trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính.
+ Ngoài các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 7 Thông tư 35/2024/TT-NHNN , tổ chức tín dụng phi ngân hàng bổ sung nội dung hoạt động ngân hàng đã được quy định cụ thể tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và các Phụ lục ban hành kèm Thông tư 35/2024/TT-NHNN phải có thêm các văn bản sau đây:
++ Quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng đề nghị bổ sung.
++ Cam kết về việc đã đáp ứng đủ điều kiện về nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất, công nghệ để thực hiện hoạt động ngân hàng đề nghị bổ sung theo các quy định pháp luật có liên quan.
- Đối với trường hợp đề nghị cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép đồng thời cấp đổi Giấy phép:
+ Đơn đề nghị bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và cấp đổi Giấy phép, trong đó bao gồm nội dung hoạt động đề nghị thực hiện, đề nghị bổ sung và nội dung cam kết quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 35/2024/TT-NHNN .
+ Hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b, c, d khoản 2 Điều 7 Thông tư 35/2024/TT-NHNN .
Xem thêm nội dung chi tiết tại Thông tư 35/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tên của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan và được đặt phù hợp với hình thức pháp lý, loại hình tương ứng như sau:
a) Công ty tài chính tổng hợp cổ phần và tên riêng;
b) Công ty tài chính bao thanh toán cổ phần và tên riêng;
c) Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng cổ phần và tên riêng;
d) Công ty cho thuê tài chính cổ phần và tên riêng;
đ) Công ty tài chính tổng hợp trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tên riêng;
e) Công ty tài chính bao thanh toán trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tên riêng;
g) Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tên riêng;
h) Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tên riêng;
i) Công ty tài chính tổng hợp trách nhiệm hữu hạn và tên riêng đối với công ty tài chính tổng hợp trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
k) Công ty tài chính bao thanh toán trách nhiệm hữu hạn và tên riêng đối với công ty tài chính chuyên ngành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
l) Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng trách nhiệm hữu hạn và tên riêng đối với công ty tài chính chuyên ngành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
m) Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn và tên riêng đối với công ty tài chính chuyên ngành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
2. Trụ sở chính của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng các quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các điều kiện sau đây:
a) Được ghi trong Giấy phép theo quy định của pháp luật và là nơi làm việc của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và được thực hiện giao dịch với khách hàng;
b) Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể bao gồm tên tòa nhà (nếu có), số nhà, tên đường/phố, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại (nếu có), số fax (nếu có) và thư điện tử (nếu có);
c) Đảm bảo thuận tiện giao dịch với khách hàng và tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về kho tiền;
d) Có hệ thống thông tin quản lý kết nối trực tuyến giữa trụ sở chính với các chi nhánh và các bộ phận kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành, quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng và yêu cầu về quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
1. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải thành lập Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Nhân sự để giúp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các Ủy ban này. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành, tổ chức tín dụng phi ngân hàng gửi quy định nội bộ này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
2. Mỗi Ủy ban phải có tối thiểu ba thành viên, gồm Trưởng ban là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và các thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm theo Điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Một thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên chỉ được là Trưởng ban của một Ủy ban. Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần, Ủy ban Quản lý rủi ro phải có tối thiểu một thành viên là thành viên độc lập của Hội đồng quản trị.
3. Quy chế tổ chức và hoạt động của các Ủy ban tối thiểu gồm các nội dung sau đây:
a) Quy chế làm việc tối thiểu bao gồm: số lượng thành viên của Ủy ban và trách nhiệm của từng thành viên; các kỳ họp định kỳ của Ủy ban; việc họp bất thường của Ủy ban; hình thức và tỷ lệ biểu quyết đối với ý kiến đề xuất của các Ủy ban này;
b) Nhiệm vụ, chức năng của Ủy ban Quản lý rủi ro:
(i) Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong việc ban hành các quy trình, chính sách thuộc thẩm quyền của Ủy ban liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
(ii) Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn, dài hạn;
(iii) Xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro hiện hành của tổ chức tín dụng phi ngân hàng để đưa các khuyến nghị, đề xuất đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về những yêu cầu cần thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lược hoạt động;
(iv) Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua quyết định đầu tư, các hợp đồng, giao dịch có liên quan; quyết định chính sách quản lý rủi ro và giám sát việc thực thi các biện pháp phòng ngừa rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên giao;
c) Nhiệm vụ, chức năng của Ủy ban Nhân sự:
(i) Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về quy mô và cơ cấu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, người điều hành phù hợp với quy mô hoạt động và chiến lược phát triển của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
(ii) Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên xử lý các vấn đề về nhân sự phát sinh liên quan đến các thủ tục bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát và người điều hành tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
(iii) Nghiên cứu, tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong việc ban hành các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, quy chế tuyển chọn nhân sự, đào tạo và các chính sách đãi ngộ khác đối với người điều hành, cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
1. Việc chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Luật Doanh nghiệp.
2. Việc chuyển nhượng phần vốn góp phải đảm bảo tuân thủ quy định về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép.
4. Việc chuyển nhượng phần vốn góp phải đảm bảo tỷ lệ góp vốn quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định sau đây:
a) Đối tác mới nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn;
b) Đối tác mới nhận chuyển nhượng là tổ chức tín dụng nước ngoài phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b, d, đ khoản 2, khoản 5 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn.
5. Mua lại phần vốn góp:
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn mua lại phần vốn góp phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Điều kiện thanh toán và xử lý phần vốn góp theo yêu cầu mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn thực hiện theo quy định về mua lại phần vốn góp của Luật Doanh nghiệp;
b) Sau khi thanh toán hết phần vốn góp được mua lại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định;
c) Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp;
d) Kinh doanh liên tục có lãi trong 05 năm liền kề trước năm đề nghị mua lại phần vốn góp và không có lỗ lũy kế;
đ) Không bị Ngân hàng Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong 05 năm liền kề trước năm đề nghị mua lại phần vốn góp và đến thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi người đại diện theo pháp luật, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải có văn bản thông báo cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin về họ và tên; giới tính; chức danh; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; loại giấy tờ pháp lý của cá nhân; số giấy tờ pháp lý của cá nhân; ngày cấp; nơi cấp; địa chỉ thường trú; địa chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật (trừ trường hợp tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự theo quy định).
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản thông tin về người đại diện theo pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi tổ chức tín dụng phi ngân hàng đặt trụ sở chính.
Chapter III
ORGANIZATION, ADMINISTRATION, MANAGEMENT AND CONTROL
Article 11. Name and headquarters of a non-bank credit institution
1. Vietnamese name of a non-bank credit institution must comply with the Law on Enterprises and relevant laws and be conformable with its legal and organizational form as follows:
a) The phrase “Công ty tài chính tổng hợp cổ phần” and its proper name;
b) The phrase “Công ty tài chính bao thanh toán cổ phần” and its proper name;
c) The phrase “Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng cổ phần” and its proper name;
d) The phrase “Công ty cho thuê tài chính cổ phần” and its proper name;
dd) The phrase “Công ty tài chính tổng hợp trách nhiệm hữu hạn một thành viên” and its proper name;
e) The phrase “Công ty tài chính bao thanh toán trách nhiệm hữu hạn một thành viên” and its proper name;
g) The phrase “Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng trách nhiệm hữu hạn một thành viên” and its proper name;
dd) The phrase “Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên” and its proper name;
i) The phrase “Công ty tài chính tổng hợp trách nhiệm hữu hạn” and its proper name in case it is a general multiple-member limited liability finance company;
k) The phrase “Công ty tài chính bao thanh toán trách nhiệm hữu hạn” and its proper name in case it is a specialized multiple-member limited liability finance company;
l) The phrase “Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng trách nhiệm hữu hạn” and its proper name in case it is a specialized multiple-member limited liability finance company;
m) The phrase “Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn” and its proper name in case it is a specialized multiple-member limited liability finance company;
2. Headquarters of a non-bank credit institution must comply with regulations on headquarters of enterprises according to the Law on Enterprises and meet the following requirements:
a) It must be specified in the license according to regulations of law, and will be the workplace of the Board of Directors, Board of Members, Board of Controllers, General Director and a place where transactions with clients are conducted;
b) It must be a location in the territory of Vietnam and have a specific address which consists of the building’s name (if any), house number, name of street or hamlet, commune, ward, commune-level town, urban or suburban district, district-level town, provincial-affiliated city, city affiliated to central-affiliated city, central-affiliated city/province; phone number, fax number, and email address (if any);
c) It must be capable of enabling transactions with clients and conformable with regulations of SBV on vaults;
d) It must be equipped with a management information system which must be connected online with branches and sales departments of the non-bank credit institution, and meet administration and risk management requirements of the non-bank credit institution and management requirements of SBV.
Article 12. Risk management committee and personnel committee
1. The Board of Directors or Board of Members shall establish risk management committee and personnel committee in order to assist it in performing its tasks and powers. The Board of Directors or Board of Members shall issue regulations on organization and operation of these committees. The non-bank credit institution shall send these regulations to SBV (via the SBV Banking Supervision Agency) within 10 days after they are issued.
2. Each committee is composed of at least three members, including a head who is a member of the Board of Directors or Board of Members and other members who will be decided, appointed and dismissed by the Board of Directors or Board of Members according to the charter of the non-bank credit institution. A member of the Board of Directors or Board of Members may only act as the head of a committee. The risk management committee of a joint-stock non-bank credit institution shall include at least a member who is an independent member of its Board of Directors.
3. Regulations on organization and operation of these committees shall include at least the following contents:
a) Working regulations which at least contain quantity of members of the committee and responsibilities of each member; periodic meetings of the committee; extraordinary meetings of the committee; voting forms and votes for proposals made by the committee;
b) Tasks and functions of the risk management committee:
(i) Provide the Board of Directors or Board of Members with advice about promulgation of procedures and policies, within its jurisdiction, for management of risks during operation of the non-bank credit institution in accordance with the law and the charter of the non-bank credit institution;
(ii) Analyze and give warnings about the level of safety of the non-bank credit institution against potential risks and short-term and long-term measures for risk prevention;
(iii) Consider and evaluate the suitability and efficiency of applicable procedures and policies for risk management adopted by the non-bank credit institution, and then make recommendations and proposals to the Board of Directors or Board of Members for change in such procedures and policies as well as business strategies;
(iv) Provide the Board of Directors or Board of Members with advice about approval for decisions on investments, relevant contracts and transactions; decide risk management policies and monitor implementation of measures for preventing risks by the non-bank credit institution within the ambit of its tasks and functions assigned by the Board of Directors or Board of Members;
c) Tasks and functions of the personnel committee:
(i) Provide the Board of Directors or Board of Members with advice about the scale and structure of the Board of Directors, Board of Members, and executives in conformity with the scale and development strategies of the non-bank credit institution;
(ii) Provide the Board of Directors or Board of Members with advice about handling personnel matters related to election, appointment and dismissal of members of the Board of Directors, Board of Members, Board of Controllers and executives of the non-bank credit institution in accordance with regulations of law and the charter of the non-bank credit institution;
(iii) Consider and provide the Board of Directors or Board of Members with advice about promulgating, within its jurisdiction, internal regulations on salary, remuneration, bonus, recruitment, training and other benefits of executives, officers and employees of the non-bank credit institution.
Article 13. Transfer and repurchase of stakes
1. The transfer and repurchase of stakes must comply with regulations of the Law on Enterprises.
2. The transfer of stakes must comply with regulations on forms of organization of non-bank credit institutions specified in Clause 3, Clause 4 Article 6 of the Law on Credit Institutions.
3. A founding member may only transfer his/her stake to another founding member within 05 years from the date of issuance of the license.
4. The transfer of stakes must ensure the percentage of contribution of capital prescribed in Clause 1 Article 77 of the Law on Credit Institutions and the following regulations:
a) The transferee must meet requirements specified in Clause 5 Article 29 of the Law on Credit Institutions and its guiding documents;
b) The transferee that is a foreign credit institution must meet requirements specified in points b, d and dd Clause 2, Clause 5 Article 29 of the Law on Credit Institutions and its guiding documents.
The repurchase of stakes of a limited liability non-bank credit institution must comply with the following regulations:
a) Conditions for payment and settlement of stakes at the request of the contributing member for repurchase of stakes shall comply with regulations on repurchase of stakes laid down in the Law on Enterprises;
b) After making full payment for repurchased stakes, the non-bank credit institution is still able to pay its debts and other asset liabilities, meets prudential ratios and limits on banking operations, and has the actual value of its charter capital equal or higher than the legal capital;
c) The non-bank credit institution fully complies with regulations on risk management and establishment of provisions for losses at the time of application for SBV’s approval for repurchase of stakes;
d) It has a profitable business for the last 05 years preceding the year in which the application for SBV’s approval for repurchase of stakes is submitted, and incurs no accumulated losses;
dd) It has not incurred any penalties imposed by SBV for administrative violations against regulations on monetary and banking operations in the last 05 years preceding the year in which the application for SBV’s approval for repurchase of stakes is submitted and by the time the repurchase of stakes is approved by SBV.
Article 14: Notification of information about legal representative
1. Within 10 days from the date on which the legal representative is changed, the non-bank credit institution shall give a written notification of full name; gender; position; date of birth; ethnic group; nationality; type of personal ID document; personal ID number; date of issuance; issuing authority; permanent residence address; contact address of the legal representative to the SBV (except for the case where the non-bank credit institution notifies change of the legal representative after the SBV has approved the provisional list of personnel according to regulations).
2. Within 05 working days from the date on which the written notification of change of legal representative of the non-bank credit institution is received, the SBV Banking Supervision Agency shall be responsible for giving a written notification of the legal representative according to regulations in Clause 1 of this Article to the business registration agency of the province where the non-bank credit institution is headquartered.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực