Chương 3 Thông tư 35/2017/TT-BQP: Khai thác tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ
Số hiệu: | 35/2017/TT-BQP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng | Người ký: | Phan Văn Giang |
Ngày ban hành: | 12/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 30/03/2017 |
Ngày công báo: | 12/03/2017 | Số công báo: | Từ số 181 đến số 182 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ; khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
1. Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ
Theo Thông tư số 35/2017, tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ đủ điều bay khi người khai thác cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về đặc điểm nhận dạng và các tính năng cơ bản của tàu bay, phương tiện bay. Cụ thể một số đặc điểm như:
+ Đặc điểm nhận dạng: kiểu loại, ký hiệu; màu sắc, hình dạng kèm theo; xuất xứ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, tổ chức bay.
+ Tính năng cơ bản theo Thông tư 35/BQP gồm các thông tin về sải cánh, thân dài, chiều cao; loại động cơ, nhiên liệu sử dụng; tốc độ bay, tầm bay tối đa của phương tiện bay siêu nhẹ, tàu bay không có người lái; độ cao bay tối đa; mô tả phương pháp điều khiển và phương thức bay; số người tham gia vận hành, điều khiển.
2. Tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ
- Theo Thông tư 35, các cơ sở sản xuất, thiết kế, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ muốn được cấp giấy phép thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn về: đầy đủ hồ sơ, tài liệu; nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật hàng không; trang thiết bị, phương tiện, nhà xưởng và phải chứng minh được các thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của phương tiện bay siêu nhẹ, tàu bay không người lái.
- Hồ sơ đề nghị cấp phép đối với các cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay và các trang thiết bị tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ theo Thông tư 35/2017 gồm:
+ Đối với các cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, gồm: Đơn đề nghị theo mẫu; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư; danh mục thiết bị; danh sách chứng chỉ hành nghề; sơ đồ vị trí mặt bằng, nhà xưởng.
+ Đối với các cơ sở thử nghiệm tàu bay: Thông tư số 35 quy định hồ sơ gồm đơn đề nghị theo mẫu; tài liệu thuyết minh; xác định vị trí khu vực thử nghiệm; các giấy tờ hợp pháp liên quan đến sở hữu, sử dụng, khai thác khu vực thử nghiệm.
- Trình tự, thủ tục cấp giấy phép và các trường hợp cấp đổi, cấp lại giấy phép cho các cơ sở sản xuất, sửa chữa, bào dưỡng, thử nghiệm tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ được quy định cụ thể tại Thông tư 35.
3. Khai thác tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ
Tổ chức, cá nhân khi khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ phải mang theo các giấy tờ sau, theo Thông tư số 35/2017/BQP:
+ Phép bay;
+ Giấy tờ chứng minh tính pháp lý của tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ như CMND, Giấy phép kinh doanh;
+ Giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ;
+ Trong một số trường hợp thì cần thêm sơ đồ khu vực bay; văn bản chấp thuận và các giấy tờ hợp pháp khác.
Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ có hiệu lực ngày 30/3/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phép bay do Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp.
2. Hồ sơ, tài liệu chứng minh tính pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ (sau đây viết gọn là Nhà khai thác) gồm:
a) Chứng minh nhân dân, hoặc số định danh cá nhân (nếu có), hoặc hộ chiếu;
b) Giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động báo chí, quay phim, chụp ảnh, hướng dẫn du lịch; bằng hoặc chứng chỉ điều khiển tàu bay, phương tiện bay (nếu có).
3. Hồ sơ, tài liệu chứng minh tính hợp pháp của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ gồm: Giấy phép ủy quyền sử dụng, giấy phép nhập khẩu, hóa đơn mua tàu bay, phương tiện bay, bảo hiểm tàu bay, đăng ký, đăng kiểm (nếu có).
4. Trường hợp hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ ở khu vực không gian có chiều rộng mười (10) kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào nội địa Việt Nam; Nhà khai thác phải cung cấp sơ đồ khu vực bay, xác định khoảng cách vệt bay gần nhất đến đường biên giới, phương thức điều khiển bay, thiết bị thông tin liên lạc, dẫn đường, thiết bị định vị, thiết bị mang treo (nếu có).
5. Trường hợp hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ ở khu vực tiếp giáp hoặc trong phạm vi khu vực làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các khu vực quốc phòng, an ninh, Nhà khai thác phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trực tiếp quản lý, bảo vệ khu vực trên).
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân người nước ngoài đến Việt Nam khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ nhằm mục đích quảng bá, quảng cáo, du lịch, làm phim, phóng sự truyền hình về đất nước, con người Việt Nam, nghiên cứu khoa học, phải có các giấy tờ hợp pháp: Hộ chiếu, visa nhập cảnh, giấy tờ sở hữu, đăng ký phương tiện bay; văn bản bảo lãnh của cơ quan, tổ chức tại Việt Nam và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
1. Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được phân chia như sau:
a) Theo độ cao bay: Độ cao bay dưới 50 mét; độ cao bay từ 50 mét đến dưới 200 mét; độ cao bay từ 200 mét đến dưới 500 mét; độ cao bay trên 500 mét so với địa hình tự nhiên;
b) Vùng trời khu vực lân cận sân bay có hoạt động bay quân sự, hàng không dân dụng (bán kính 08 km tính từ ranh giới sân bay trở ra);
c) Vùng trời khu vực trường bắn;
d) Vùng trời khu vực biên giới chiều rộng mười (10) kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào nội địa Việt Nam;
đ) Vùng trời khu vực quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này;
e) Vùng trời trên biển, trên các đảo quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam;
g) Vùng trời được thiết lập cấp phép cho thử nghiệm tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;
2. Phân chia khu vực, trách nhiệm quản lý.
a) Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay dưới 50 mét giao Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
b) Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay từ 50 mét đến dưới 200 mét giao Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
c) Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay từ 200 mét đến dưới 500 mét giao cơ quan Phòng không của Quân khu trực tiếp quản lý, giám sát dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
d) Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay trên 500 mét giao các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực thuộc các Sư đoàn Không quân - Quân chủng Phòng không - Không quân trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
đ) Đối với vùng trời khu vực lân cận sân bay có hoạt động bay quân sự, hàng không dân dụng giao đơn vị Không quân chủ quản sân bay trực tiếp quản lý, giám sát và hiệp đồng;
Trường hợp sân bay chỉ có hoạt động bay của Hàng không dân dụng, không có đơn vị cấp Tiểu đoàn trở lên thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân đóng quân canh phòng, thì việc quản lý các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ giao Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (theo độ cao hoạt động quy định tại Điểm a, b, Khoản 2 Điều này) quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay trên cơ sở thống nhất hiệp đồng với cơ quan quản lý không lưu Hàng không dân dụng của sân bay trên địa bàn;
e) Đối với vùng trời khu vực trường bắn có độ cao bay dưới 500 mét giao đơn vị quản lý trường bắn trực tiếp quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay trên cơ sở thống nhất hiệp đồng với các đơn vị, cơ quan liên quan đến quản lý vùng trời, quản lý bay trong khu vực;
g) Đối với vùng trời khu vực biên giới có độ cao dưới 500 mét, giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh trực tiếp quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay trên cơ sở thống nhất hiệp đồng với các đơn vị, cơ quan liên quan đến quản lý vùng trời, quản lý bay trong khu vực;
h) Đối với vùng trời khu vực quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này, có độ cao dưới 500 mét, giao đơn vị quân đội cấp Trung đoàn hoặc tương đương trở lên trực tiếp bảo vệ khu vực đó, quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay;
i) Đối với vùng trời trên biển, trên các đảo, quần đảo, nhà giàn thuộc chủ quyền của Việt Nam có độ cao dưới 500 mét, không nằm trong khu vực lân cận sân bay có hoạt động bay quân sự, hàng không dân dụng, giao đơn vị trực tiếp bảo vệ khu vực biển, đảo, nhà giàn đó, quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay;
Trường hợp khu vực đảo có nhiều đơn vị quân đội đóng quân, thì việc quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay giao đơn vị là chỉ huy trưởng khu vực đóng quân, canh phòng trong khu vực đảo, trên cơ sở thống nhất hiệp đồng với các đơn vị, cơ quan liên quan đến quản lý vùng trời, quản lý bay trong khu vực.
3. Việc thiết lập vùng trời, cấp phép bay cho thử nghiệm và khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động ở nhiều khu vực, độ cao khác nhau; việc chỉ định cơ quan, đơn vị quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay được xác định theo tính chất của việc thử nghiệm, khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ quy định trong phép bay của Cục Tác chiến, trên cơ sở đảm bảo không ảnh hưởng đến quốc, phòng, an ninh và an toàn bay trong khu vực.
1. Tổ chức quản lý bay:
a) Việc quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các nội dung: Cấp phép bay; hiệp đồng dự báo, thông báo bay; điều hành, giám sát hoạt động bay;
b) Các cơ quan, đơn vị được giao tổ chức quản lý gồm: Cục Tác chiến; Quân chủng Phòng không-Không quân; Cơ quan Phòng không các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân chủng Hải quân; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Chỉ huy trưởng khu vực đóng quân, canh phòng của sân bay, trường bắn, đảo, nhà giàn; Chỉ huy các đơn vị bảo vệ khu vực làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các khu vực quốc phòng, an ninh; Đồn biên phòng, theo phân cấp, phân chia khu vực trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.
2. Tổ chức hiệp đồng bay:
a) Nhà khai thác phải hiệp đồng trực tiếp với cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này;
b) Việc hiệp đồng với cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này được quy định cụ thể trong phép bay của Cục Tác chiến.
3. Tổ chức điều hành bay
Việc tổ chức điều hành bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực được cấp phép do cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bay chịu trách nhiệm, trực tiếp điều hành và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp khác được quy định trong phép bay của Cục Tác chiến.
4. Tổ chức giám sát hoạt động bay
Tổ chức giám sát hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ nhằm quản lý vùng trời, quản lý bay, thông báo hiệp đồng, điều hành bay đúng quy định, đảm bảo an toàn bay, an ninh trật tự, an toàn xã hội và lợi ích của các bên liên quan.
Tổ chức giám sát hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các đơn vị: Đồn biên phòng; Chỉ huy các đơn vị bảo vệ khu vực quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này; Chỉ huy trưởng khu vực đóng quân canh phòng khu vực sân bay, trường bắn, đảo, nhà giàn; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Cơ quan Phòng không các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân chủng Hải quân; Quân đoàn, Cơ quan Quản lý điều hành bay, Quản lý vùng trời Quân chủng Phòng không - Không quân; Cục Tác chiến.
Nhà khai thác vi phạm các quy định trong quản lý, hiệp đồng, điều hành hoạt động bay, thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
OPERATION OF UNMANNED AERIAL VEHICLES AND ULTRALIGHT AIRCRAFT
Article 11. Papers carried during operation
1. The flight permit issued by the Department of Warfare - General Staff.
2. The following written evidences of the legitimacy of the agency, organization or individual that operates unmanned aerial vehicles or ultralight aircraft (hereinafter referred to as the operator):
a) The identification card, or personal identification number (if available) or passport;
b) The business license, the permit for journalism, video recording, photography or tour guidance; or the certificate of aircraft or aerial vehicle control (if available).
3. The following written evidences of the legitimacy of the unmanned aerial vehicles and ultralight aircraft: The written authorization for use, license of import, invoices on purchases of aircraft and aerial vehicles, aircraft insurance policies, registration paper (if available).
4. The operator has to submit the flight area layout and specify the flight tracks nearest to a borderline, flight control method, communications equipment, navigational equipment, locators and carried gears (if any) if operating unmanned aerial vehicles or ultralight aircraft in a space of ten (10) kilometers in width from a national borderline towards the inland areas of Vietnam.
5. If operating unmanned aerial vehicles and ultralight aircraft in the areas adjacent to or inside a national defense zone or a work zone of the bodies of Vietnam Communist Party, the government, the National Assembly, the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, the People’s Committee of a province or central-affiliated city, the operator has to be in possession of a written approval of a competent government authority (responsible for directly managing and protecting the said areas).
6. A foreign organization or individual who operates unmanned aerial vehicles or ultralight aircraft in Vietnam for advertising, tourism, film making, television reportage on Vietnam and its people, or science research shall be in possession the following valid papers: Passport, entry visa, papers on the ownership and registration of aerial vehicles, written guarantee(s) by an agency or organization in Vietnam and permits of competent government authorities.
Article 12. Responsibility for management and exploitation of operating airspace
1. The categories of airspace in which unmanned aerial vehicles and ultralight aircraft fly are defined by:
a) Flight altitude: Flight altitude less than 50 meters; flight altitude from 50 to less than 200 meters; flight altitude from 200 to less than 500 meters; flight altitude above 500 meters from the natural topography;
b) The airspace of the areas adjacent to an airport where military or civil aviation activities occur (within a radius of 08 km from the boundaries of the airport);
c) The airspace of a shooting gallery;
d) The airspace of a borderline area ten (10) kilometers in width from a national borderline of Vietnam inwards;
dd) The airspace of the areas defined in Section 5, Article 11 herein;
e) The airspace of the territorial waters, islands and archipelagos of Vietnam;
g) The airspace established and approved for testing of unmanned aerial vehicles and ultralight aircraft;
2. Managerial responsibility
a) District-level military command committees shall directly manage, supervise, forecast, notify and coordinate flight activities that occur at a flight altitude below 50 meters;
b) Provincial military commands shall directly manage, supervise, forecast, notify and coordinate flight activities that occur at a flight altitude from 50 to less than 200 meters;
c) The air defense unit of military zones shall directly manage, supervise, forecast, notify and coordinate flight activities that occur at a flight altitude from 200 to less than 500 meters;
d) Local flight management centers of the air force divisions of the Air and Air Defense Force shall directly manage, supervise, forecast, notify and coordinate flight activities that occur at a flight altitude above 500 meters;
dd) The air force unit governing the airport in whose nearby airspace military or civil flight activities occur shall directly manage, supervise and coordinate flight activities;
If the airport only hosts civil flight activities and is not guarded by a battalion or higher unit of the Air and Air Defense Force, the management, supervision, forecasting and notification of the flight activities of unmanned aerial vehicles and ultralight aircraft shall be assigned to the district-level military command committee or the provincial military command (depending on the flight altitude defined in Point a and b, Section 2 of this Article) in cooperation with the local civil air traffic management unit of the airport;
e) The entity managing the shooting gallery in whose airspace flight activities occur at an altitude below 500 meters shall directly manage, coordinate, supervise, forecast and notify flights in cooperation with local agencies related to airspace and flight management;
g) A provincial command of border guard shall directly manage, coordinate, supervise, forecast and notify flights at an altitude below 500 meters in the relevant borderline airspace in cooperation with the local agencies responsible for managing the airspace and flights;
h) A regiment or equivalent or higher military unit that directly defends airspace defined in Section 5, Article 11 herein shall manage, coordinate, supervise, forecast and notify flights at an altitude below 500 meters;
i) A unit that directly defends a territorial water, island or rig of Vietnam shall manage, coordinate, supervise, forecast and notify flights that occur at an altitude below 500 meters in the airspace of such territorial water, island or rig.
The chief commander responsible for an island on which several military units are stationed shall manage, coordinate, supervise, forecast and notify flights in cooperation with local agencies related to airspace and flight management.
3. The establishment of airspace, the licensing of test flight and operation of unmanned aerial vehicles and ultralight aircraft in various areas and at different altitudes, and the assignment of entities to flight management, coordination, supervision, forecasting and notification shall be subject to the nature of the test and operation of unmanned aerial vehicles and ultralight aircraft as defined in the flight permits of the Department of Warfare on the basis of local flight safety and zero impact on national defense and security.
Article 13. Management, coordination, dispatch and supervision of flights
1. Flight management:
a) The management of unmanned aerial vehicles and ultralight aircraft consists of: Flight licensing; coordination of flight forecasting and notification; operation and supervision of flight activities;
b) The management is assigned to: Department of Warfare; Air and Air Defense Force; military zones' air defense unit, Hanoi Capital High Command, Naval Force; provincial military commands, provincial commands of border guard; district-level military command committees; chief commanders of the units stationed at and defending airports, shooting galleries, islands and rigs; commanders of the units defending the work areas of the bodies of Vietnam Communist Party, Government, National Assembly, Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, provincial People’s Committees and the areas reserved for national defense and security; border guard stations according to their area-based responsibilities assigned pursuant to Section 2, Article 12 herein.
2. Flight coordination:
a) Operators shall directly coordinate with the entities defined in Section 2 and 3, Article 12 herein;
b) The coordination with the entities defined in Section 2 and 3, Article 12 herein shall be specified in the flight permit that the Department of Warfare issues.
3. Flight dispatch
The dispatch of flight of unmanned aerial vehicles and ultralight aircraft in a permitted area shall be under the direct responsibility and management of the agency, organization or individual applying for flight permit as per legal regulations.
Other circumstances shall be specified in the flight permit that the Department of Warfare issues.
4. Fight supervision
The supervision of flight of unmanned aerial vehicles and ultralight aircraft is to maintain the adherence of airspace management, flight management, coordination, notification and flight dispatch to the regulations, and to maintain flight safety, security, social safety and relevant entities’ benefits.
The supervision of flight of unmanned aerial vehicles and ultralight aircraft is assigned to: Border guard stations; commanders of the units defending the areas defined in Section 5, Article 11 herein; chief commanders of the units stationed at and defending airports, shooting galleries, islands and rigs; district-level military command committees; provincial military commands, provincial commands of border guard; military zones’ air defense unit, Hanoi Capital High Command, Naval Force; military corps, flight management agencies, airspace management unit of the Air and Air Defense Force; Department of Warfare.
Article 14. Penalties against violations
The operators that violate the regulations on flight management, coordination and dispatch shall be subject to administrative actions depending on the nature and degree of their violations pursuant to the Law on actions against administrative violations and guiding documents. Otherwise, they shall be subject to criminal prosecution as per the laws of Vietnam.