Chương IV Thông tư 33/2023/TT-BTC: Khai, nộp, kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Số hiệu: | 33/2023/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Đức Chi |
Ngày ban hành: | 31/05/2023 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2023 |
Ngày công báo: | 21/06/2023 | Số công báo: | Từ số 773 đến số 774 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Ngày 31/05/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Theo đó, trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, gồm:
- 01 bản chính đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC .
- 01 bản chụp bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác.
- 01 bản chụp quy trình sản xuất hoặc GCN phân tích thành phần (nếu có).
- 01 bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa.
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ đến Tổng cục Hải quan (TCHQ) trong thời hạn quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP .
- TCHQ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP .
Khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
- Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên tờ khai hải quan điện tử tại ô "mô tả hàng hóa" theo mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC cụ thể như sau:
+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng xuất xứ Việt Nam theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn về xuất xứ hàng hóa: khai theo cấu trúc "mô tả hàng hóa#&VN";
+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác: khai theo cấu trúc "mô tả hàng hóa#& (mã nước xuất xứ của hàng hóa)";
+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác nhau, không xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc hàng hóa xuất khẩu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam, không đáp quy định tại hai trường hợp trên: khai theo cấu trúc "mô tả hàng hóa#&KXĐ";
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại ô "xuất xứ" trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC .
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã được xác định trước xuất xứ theo văn bản thông báo của Tổng cục trưởng TCHQ, người khai hải quan khai số, ngày, thời hạn hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ tại ô "giấy phép" trên TKHQ điện tử theo mẫu 02 Phụ lục II hoặc TKHQ giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC .
- Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ, cơ quan hải quan tiếp nhận và kiểm tra theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư 33/2023/TT-BTC .
Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 33/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ 15/7/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:
a) Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;
c) Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
d) Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.
2. Trường hợp hàng hóa được miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì thực hiện khai theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
4. Hình thức của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
a) Đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người khai hải quan nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan theo quy định của Hiệp định thương mại tự do tương ứng;
b) Đối với hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản này hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không ưu đãi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành đáp ứng các thông tin tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này.
1. Trường hợp nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (mã REX theo Hiệp định EVFTA, mã EORI theo Hiệp định UKVFTA, mã CE theo Hiệp định ATIGA hoặc RCEP) tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử theo mẫu số 02 Phụ lục II hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trường hợp Hiệp định thương mại tự do không quy định số tham chiếu và/hoặc không có mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, người khai hải quan khai tên chứng từ, số chứng từ, ngày cấp và tên tổ chức hoặc tên nhà xuất khẩu cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa kèm tên Hiệp định thương mại tự do áp dụng.
2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan cấp văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ và còn trong thời hạn hiệu lực theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai số hiệu, ngày cấp của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ trên ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy.
3. Trường hợp áp dụng trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, người khai hải quan khai ngày cấp, đơn vị cấp Phiếu theo dõi trừ lùi tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy.
4. Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp chưa khai thông tin hoặc khai chưa đúng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
1. Đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này:
a) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan;
b) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:
- Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường và được thông quan theo quy định. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế chênh lệch thì được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt và được thông quan theo quy định;
- Người khai hải quan khai và nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ai len, người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn hai (02) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
- Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn quy định tại điểm b.2 khoản này, hàng hóa nhập khẩu được áp mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và cơ quan hải quan xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định trong trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp; Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế chênh lệch giữa mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường, cơ quan hải quan cập nhật kết quả xử lý trên hệ thống và thông báo cho tổ chức tín dụng biết.
c) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan phải còn trong thời hạn hiệu lực bao gồm cả chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp mới thay thế, sửa lỗi, cấp sau, cấp giáp lưng hoặc bản sao chứng thực theo quy định của Hiệp định thương mại tự do tương ứng.
2. Đối với hàng hóa quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 10 Thông tư này, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan; trường hợp không có thì hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đối với hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư này:
a) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan;
b) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:
- Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ Công Thương quyết định. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì được áp dụng mức thuế suất theo khai báo của người khai hải quan và hàng hóa được thông quan theo quy định;
- Người khai hải quan khai và nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan để áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ Công Thương quyết định và được xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định trong trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp; Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan cập nhật kết quả xử lý trên hệ thống và thông báo cho tổ chức tín dụng biết.
4. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được nộp cho cơ quan hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số) thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC; Trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc được cấp trên Trang thông tin điện tử theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, người khai hải quan không phải nộp, nhưng phải khai theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
Trường hợp khai tờ khai hải quan bản giấy, người khai hải quan phải nộp một (01) bản chụp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có xác nhận của người khai hải quan.
5. Người khai hải quan chịu trách nhiệm lưu giữ bản gốc, bản chính chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và xuất trình cho cơ quan hải quan trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra hải quan hoặc khi cơ quan hải quan có nghi ngờ về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Trường hợp người khai hải quan không xuất trình được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh và xử lý theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
6. Trường hợp áp dụng bảo lãnh theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này, việc bảo lãnh thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và khoản 24 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
1. Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, nếu người khai hải quan chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì được nộp bổ sung để được xem xét áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng: hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu hoặc miễn thuế, xét miễn thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan đã được giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
b) Trường hợp hàng hóa thay đổi mã số hàng hóa: qua kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc các công tác nghiệp vụ khác, cơ quan hải quan xác định lại mã số hàng hóa hoặc người khai hải quan tự phát hiện thay đổi mã số hàng hóa dẫn đến thay đổi thuế nhập khẩu so với thời điểm làm thủ tục hải quan. Trường hợp thay đổi mã số hàng hóa làm ảnh hưởng đến tiêu chí xuất xứ ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì xử lý theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Trường hợp hàng hóa từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư: Qua kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư dẫn đến thay đổi nghĩa vụ thuế nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì người khai hải quan phải khai, nộp bổ sung thuế tương ứng với biện pháp phòng vệ thương mại bị áp dụng.
3. Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên;
b) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
Cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:
1. Người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Hàng hóa nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu thông báo về việc hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu.
1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam, cơ quan hải quan căn cứ quy tắc xuất xứ hàng hóa theo từng Hiệp định thương mại tự do được quy định tại Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương, kiểm tra, đối chiếu với các thông tin khai báo trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo thì cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử để xác định thuế suất ưu đãi theo quy định và cập nhật thông tin tra cứu, kết quả kiểm tra trên tờ khai hải quan.
2. Đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ
Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, cơ quan hải quan căn cứ Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương để kiểm tra, đối chiếu với khai báo trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ, các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của chứng từ này. Riêng chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP thì phải có đủ các thông tin tối thiểu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
Đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ mà Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên có trang thông tin điện tử để kiểm tra, đối chiếu thì cơ quan hải quan kiểm tra mã số nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ với trang thông tin điện tử để xác định tính hợp lệ của chứng từ này và cập nhật thông tin tra cứu, kết quả kiểm tra trên tờ khai hải quan.
3. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải có các thông tin tối thiểu sau:
a) Người xuất khẩu;
b) Người nhập khẩu;
c) Phương tiện vận tải;
d) Mô tả hàng hóa, mã số hàng hóa;
đ) Số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa;
e) Nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ xuất xứ hàng hóa;
g) Ngày/tháng/năm cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
h) Chữ ký của người có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp điện tử thì cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên trang thông tin điện tử hoặc phương thức khác thể hiện trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Quá trình kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này nếu cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ hoặc người xuất khẩu, người sản xuất không phối hợp kiểm tra xác minh xuất xứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư này thì từ chối và xử lý như sau:
- Đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này: hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường và được thông quan theo quy định;
- Đối với hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư này: hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
- Đối với hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư này: hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ Công Thương quyết định và được thông quan theo quy định.
Riêng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP thì việc từ chối được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này.
b) Cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản cho người khai hải quan về việc từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc thông báo trực tiếp trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng cách ghi lý do từ chối trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và gửi trả lại người khai hải quan để người khai hải quan liên hệ với cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất, người xuất khẩu phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
c) Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP, trước khi ra quyết định từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo nội dung kết quả xác minh cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cung cấp thông tin xác minh. Người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp, bổ sung thêm thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi thông báo;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối của cơ quan hải quan, người khai hải quan phải khai bổ sung tiền thuế theo hướng dẫn của cơ quan hải quan. Quá thời hạn nêu trên, nếu người khai hải quan không khai bổ sung tiền thuế theo hướng dẫn thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với phần hàng hóa thực tế nhập khẩu; phần hàng còn lại nếu người khai hải quan nhập khẩu bổ sung và phù hợp với lượng hàng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì được cơ quan hải quan chấp nhận.
6. Trường hợp số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế hàng hóa nhập khẩu vượt quá số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nếu không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan chấp nhận cho hưởng ưu đãi đối với phần hàng phù hợp với số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đối với phần hàng bị vượt quá nếu người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và phù hợp với lượng hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì được chấp nhận cho hưởng ưu đãi.
7. Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi bên thứ ba. Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu các thông tin về tên, nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ của công ty phát hành hóa đơn bên thứ ba trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và hóa đơn thương mại để xác định sự phù hợp, hợp lệ theo quy định tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
8. Các trường hợp sai khác nhỏ hoặc khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp có sai sót nhỏ hoặc khác biệt nhỏ giữa nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan nếu những sai sót, khác biệt này phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu, gồm:
a) Lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm thay đổi nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”;
c) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chữ ký mẫu;
d) Khác biệt về đơn vị đo lường trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (như tờ khai hải quan, hóa đơn, vận tải đơn);
đ) Sự khác biệt giữa khổ giấy của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan với mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định;
e) Sự khác biệt về màu mực của các nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
g) Sự khác về mã số hàng hóa: phù hợp ở phân nhóm 6 số nhưng khác biệt ở cấp độ 8 số;
h) Sự khác biệt về tên và số chuyến do thay đổi phương tiện vận chuyển;
i) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác;
k) Các khác biệt nhỏ khác theo thỏa thuận tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được Tổng cục Hải quan thông báo.
9. Trường hợp người khai hải quan đã khai, nộp văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu thông tin trên văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ trong quá trình kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là xuất xứ thuần túy (WO), sự khác biệt về mã số hàng hóa không ảnh đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp không có nghi ngờ nào khác về tính chính xác của các thông tin khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hàng hóa được sản xuất toàn bộ từ nguyên vật liệu có xuất xứ (PE hoặc RVC100%), sự khác biệt về mã số hàng hóa không ảnh đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (trừ trường hợp tiêu chí xuất xứ áp dụng theo mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan phải đạt WO), cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp không có nghi ngờ nào khác về tính chính xác của các thông tin khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hàng hóa được sản xuất toàn bộ từ nguyên vật liệu có xuất xứ (PE hoặc RVC100%) trong khi tiêu chí xuất xứ áp dụng cho hàng hóa theo mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan là WO thì hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định. Trong trường hợp Hiệp định thương mại tự do quy định trong mọi trường hợp hàng hóa được sản xuất tại lãnh thổ của một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên khác là hàng hóa có xuất xứ thì sự khác biệt về mã số hàng hóa không ảnh đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp không có nghi ngờ nào khác về tính chính xác của các thông tin khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Trường hợp hàng hóa theo mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là quy trình sản xuất đặc thù (SP), sự khác biệt về mã số hàng hóa không ảnh đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp không có nghi ngờ nào khác về tính chính xác của các thông tin khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không cùng quy trình sản xuất đặc thù, cơ quan hải quan tiến hành xác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
4. Trường hợp hàng hóa theo mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) hoặc giá trị hàm lượng gia tăng (RVC), người khai hải quan có thể cung cấp chứng từ chứng minh hàng hóa thỏa mãn tiêu chí CTC hoặc RVC tương ứng hoặc cơ quan có đủ thông tin để xác định hàng hóa theo mã số hàng hóa khai báo trên tờ khai vẫn thỏa mãn tiêu chí xuất xứ CTC thì sự khác biệt về mã số hàng hóa không ảnh đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp không có nghi ngờ nào khác về tính chính xác của các thông tin khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chứng từ chứng minh bao gồm:
a) Quy trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp;
b) Bảng kê chi tiết mã số nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra trong trường hợp hàng hóa khai báo tiêu chí CTC: 01 bản chụp;
c) Bảng kê khai chi phí sản xuất chứng minh hàng hóa đáp ứng về RVC trong trường hợp hàng hóa khai báo tiêu chí RVC: 01 bản chụp.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan yêu cầu, người khai hải quan không cung cấp các chứng từ chứng minh hoặc cung cấp các chứng từ chứng minh nhưng cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định hàng hóa theo mã số hàng hóa trên tờ khai có còn đáp ứng tiêu chí xuất xứ CTC hoặc RVC tương ứng không thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư này.
5. Trường hợp hàng hóa theo mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ khác với tiêu chí xuất xứ khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thuộc các trường hợp cụ thể sau đây, cơ quan hải quan tiến hành xác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 19 Thông tư này:
a) Tiêu chí xuất xứ khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là RVC trong khi tiêu chí xuất xứ theo mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan là CTC hoặc ngược lại;
b) Tiêu chí xuất xứ khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là SP trong khi tiêu chí xuất xứ theo mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan là RVC hoặc CTC.
1. Cơ quan hải quan chấp nhận Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được cấp trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển qua một hoặc nhiều nước trung gian đến Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của nước cho phép quá cảnh hàng hóa cấp.
Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này, cơ quan hải quan chấp nhận Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng với điều kiện Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được cấp bởi nước trung gian là thành viên của Hiệp định Thương mại tự do.
2. Các thông tin về xuất xứ hàng hóa phải thể hiện đầy đủ tại các tiêu chí trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng. Việc kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được thực hiện như đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại Điều 15 Thông tư này.
1. Các trường hợp sau đây được coi là vận tải trực tiếp, trừ trường hợp có quy định khác tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
a) Vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu tới lãnh thổ của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu;
b) Hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc nhiều nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải;
- Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh đó;
- Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để giữ hàng hóa trong điều kiện tốt.
2. Các trường hợp phải nộp chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan:
a) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này được vận chuyển qua lãnh thổ của một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không phải là thành viên của Hiệp định Thương mại tự do;
b) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư này được vận chuyển qua lãnh thổ của một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ trung gian, không phải là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu và nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu.
3. Chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp:
Trừ trường hợp quy định khác tại Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên hoặc hàng hóa còn nguyên container, nguyên niêm phong của người vận chuyển, người khai hải quan phải nộp một trong các chứng từ sau cho cơ quan hải quan để chứng minh đáp ứng điều kiện về vận tải trực tiếp:
a) Chứng từ do cơ quan hải quan nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh xác nhận về việc hàng hóa nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó và chưa làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ: 01 bản chụp;
b) Giấy xác nhận của chính cơ quan, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng nhập khẩu chứng minh hàng hóa quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải; hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh đó; hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công việc cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt. Đối với giấy xác nhận phát hành bởi Công ty con, Chi nhánh hay đại lý của Công ty vận tải, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng tại Việt Nam thì cần thêm Giấy ủy quyền của chính hãng vận tải: 01 bản chụp;
c) Giấy xác nhận của của chủ tàu, người vận hành hoặc thuê tàu hoặc thuyền trưởng chứng minh hàng hóa quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải: 01 bản chụp;
d) Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container, số container, số niêm phong không thay đổi từ khi xếp hàng lên phương tiện vận tải tại cảng xếp hàng của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên xuất khẩu đến khi nhập khẩu vào Việt Nam thì xem xét chấp nhận chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp là vận đơn và thông tin tra cứu trên Bản lược khai hàng hóa trong đó thể hiện số container, số niêm phong không thay đổi;
e) Trường hợp hàng hóa vận chuyển nhiều chặng qua đường hàng không, người khai hải quan cung cấp đầy đủ các vận đơn chủ (Master Airway Bill) cho từng chặng và vận đơn thứ cấp (House Airway Bill), trên vận đơn thứ cấp thể hiện hàng hóa được vận chuyển từ điểm xếp hàng tại nước xuất khẩu đến địa điểm dỡ hàng của nước nhập khẩu.
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, người khai hải quan nộp bản giấy các chứng từ trên.
Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu chứng từ quy định tại khoản này do người khai hải quan cung cấp với các thông tin trong hồ sơ hải quan để xác định tính nguyên trạng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
1. Trường hợp nội dung thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế (nếu có), Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đề nghị người khai hải quan giải trình, chứng minh nội dung không phù hợp của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan yêu cầu nếu người khai hải quan không giải trình hoặc có giải trình nhưng chưa đủ cơ sở để xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh theo khoản 4 Điều này.
2. Trường hợp có nghi ngờ tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đề nghị người khai hải quan nộp 01 bản chụp các tài liệu sau để chứng minh:
a) Quy trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu;
b) Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II;
c) Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị” thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư;
d) Bảng kê chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “chuyển đổi mã số hàng hóa”.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan yêu cầu, người khai hải quan không nộp các chứng từ chứng minh hoặc nộp các chứng từ chứng minh nhưng cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người khai hải quan có văn bản đề nghị cơ quan hải quan thực hiện xác minh thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh theo khoản 4 Điều này.
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, cơ quan hải quan gửi đề nghị bằng văn bản giấy và người khai hải quan nộp bản giấy các chứng từ trên.
3. Trường hợp nghi ngờ về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh theo khoản 4 Điều này.
4. Đối với các trường hợp cần xác minh tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, trong vòng 05 ngày làm việc, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo, đề xuất gửi Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan gửi văn bản kèm các thông tin đề nghị xác minh xuất xứ hàng hóa đến cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu hoặc người xuất khẩu, người sản xuất hoặc cơ quan hải quan của nước xuất khẩu để xác minh tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
5. Trường hợp kết quả xác minh từ cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan của nước xuất khẩu chưa đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất của người sản xuất của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
6. Quá trình xác minh (bao gồm cả việc đi kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu và ra thông báo kết luận kiểm tra) được thực hiện trong thời hạn không quá một trăm tám mươi (180) ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh, trừ trường hợp Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên có quy định thời gian xác minh dài hơn.
Quá thời hạn này mà không nhận được kết quả xác minh, cơ quan hải quan thực hiện từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này. Trường hợp sau khi từ chối, cơ quan hải quan nhận được thông báo kết quả xác minh, nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ còn trong thời hạn hiệu lực hoặc cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất, người xuất khẩu phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan của nước xuất khẩu giải trình chi tiết, đầy đủ những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
7. Trong thời gian chờ kết quả xác minh, người khai hải quan nộp thuế theo mức thuế suất quy định tại điểm b.1 khoản 1 và điểm b.1 khoản 3 Điều 12 Thông tư này. Trường hợp xác minh xuất xứ hàng hóa trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra hải quan thì trong thời gian chờ kết quả xác minh, hàng hóa được áp dụng mức thuế suất nhập khẩu theo mức thuế suất đã áp dụng tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
8. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ nghi ngờ về tính chính xác của các chứng từ và hồ sơ đề nghị xác nhận xuất xứ hoặc chưa đủ cơ sở để xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan có thể tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất của người sản xuất của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
9. Trường hợp có đề nghị của cơ quan hải quan các nước hoặc phải thực hiện kiểm tra theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Tổng cục Hải quan có thể phối hợp với Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất của người sản xuất của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
1. Trước khi đi kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu, Tổng cục Hải quan tiến hành:
a) Gửi văn bản thông báo kế hoạch kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên xuất khẩu tới người xuất khẩu hoặc người sản xuất có nhà xưởng sẽ bị kiểm tra trực tiếp; cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên xuất khẩu sẽ bị kiểm tra trực tiếp; cơ quan hải quan của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên nơi sẽ bị kiểm tra trực tiếp và người nhập khẩu có hàng hóa cần phải kiểm tra; đồng thời đề nghị các bên cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến lô hàng cần xác minh;
b) Thông báo kế hoạch kiểm tra gồm các nội dung: tên, địa chỉ người xuất khẩu hoặc người sản xuất có nhà xưởng bị kiểm tra; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên xuất khẩu sẽ bị kiểm tra trực tiếp; tên, địa chỉ cơ quan hải quan của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên nơi sẽ bị kiểm tra trực tiếp; tên, địa chỉ người nhập khẩu; ngày dự kiến kiểm tra; phạm vi kiểm tra; nội dung kiểm tra; tên và chức danh của cán bộ kiểm tra.
2. Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm tra sau khi nhận được văn bản chấp thuận của người xuất khẩu hoặc người sản xuất có nhà xưởng bị kiểm tra trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên xuất khẩu hoặc cơ quan hải quan của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên nơi sẽ kiểm tra trực tiếp.
3. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày cơ quan hải quan gửi văn bản thông báo về kế hoạch kiểm tra tại nước xuất khẩu nhưng không nhận văn bản chấp thuận của người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thẩm quyền của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc cơ quan hải quan của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này.
4. Trường hợp cần thiết phải có sự tham gia của Bộ Công Thương khi xác minh xuất xứ hàng nhập khẩu, Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Bộ Công Thương tham gia việc kiểm tra, xác minh xuất xứ tại nước xuất khẩu.
1. Cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh, giải trình của người khai hải quan, của cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu hoặc kết quả kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu để xác định tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Trường hợp người khai hải quan giải trình hoặc cung cấp được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu hoặc qua kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình và chứng từ chứng minh của cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra, cơ quan hải quan có đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa là hợp lệ thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Trường hợp quả kết quả kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do người khai hải quan cung cấp hoặc kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình và chứng từ chứng minh của cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất hoặc người xuất khẩu không đủ chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra, cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này;
c) Trường hợp người xuất khẩu hoặc người sản xuất không cung cấp tài liệu, dữ liệu, chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, không cho phép tiếp cận nhà xưởng, quy trình sản xuất hoặc có hành vi cản trở khác dẫn đến việc không thể thực hiện xác minh trực tiếp, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này.
2. Cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản kết quả kiểm tra, xử lý cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan nước xuất khẩu biết.
1. Trường hợp một lô hàng đưa từ kho ngoại quan vào nội địa để nhập khẩu nhiều lần hoặc lô hàng có chung hợp đồng, hóa đơn thương mại nhưng nhập khẩu nhiều lần, nhiều chuyến thì được sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để lập Phiếu theo dõi trừ lùi theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm Thông tư này cho từng lần nhập khẩu.
2. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu đầu tiên lập Phiếu theo dõi trừ lùi và giao cho người khai hải quan để xuất trình cho cơ quan hải quan theo dõi trừ lùi khi làm thủ tục nhập khẩu cho đến khi hết lượng hàng ghi trên Phiếu và chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
DECLARATION AND SUBMISSION OF PROOFS OF ORIGIN, INSPECTION, DETERMINATION AND VERIFICATION OF ORIGIN OF IMPORTS
Article 10. Submission of proof of origin for imports
1. The proof of origin must be submitted to the customs authority in the following cases:
a) The customs declarant wishes to claim special preferential tariff treatment for a good imported from a country, group of countries or territory that has entered into an agreement on preferential tariff treatment in trade relation with Vietnam or a good which is imported from a free trade zone into the domestic market and qualifies as originating good of a country, group of countries or territory that has entered into an agreement on preferential tariff treatment in trade relation with Vietnam;
b) The proof of origin of a good is required according to the announcement of Vietnam’s competent authorities to prove that the good is imported from a country, group of countries or territory that is not included in the Consolidated List enclosed with the Resolution of the United Nations Security Council;
c) The proof of origin is required for a good in the list in Appendix V enclosed herewith or according to the announcement of the relevant Ministry or regulatory authority to prove that the good is not imported from countries that pose a risk of causing harm to social safety, community health or environmental hygiene;
d) The imported good is included in the Minister of Industry and Trade’s list of goods subject to anti-dumping duty, countervailing duty, safeguard measures, tariff quotas, measures against evasion of trade remedies or limits on quantity of goods.
2. The customs authority shall not request the customs declarant to submit the proof of origin if it is exempted under an international convention to which Vietnam is a signatory.
3. If the customs declarant wishes to submit the proof of origin in a case other than those specified in Clause 1 of this Article when following customs procedures, the provisions of Article 11 of this Circular shall apply.
4. Forms of proof of origin
a) For a good specified in Point a Clause 1 of this Article, either the certificate of origin (C/O) or origin declaration shall be submitted to the customs authority in accordance with the provisions of the relevant Free Trade Agreement (FTA);
b) For a good specified in Point b, c or d Clause 1 of this Article, the customs declarant shall submit the proof of origin as prescribed in Point a of this Clause or non-preferential proof of origin which is issued by a competent authority or organization of the exporting country and meets minimum data requirements set forth in Clause 3 Article 15 of this Circular.
Article 11. Declaration of proof of origin for imports
1. If a proof of origin is submitted when following customs procedures, the customs declarant shall declare the reference number and issue date of C/O or number of the exporter eligible to make out an origin declaration (REX number under EVFTA Agreement, EORI number under UKVFTA Agreement, CE number under ATIGA or RCEP Agreement) in the “Notes” box of Form No. 02 in Appendix II or the “Attached documents” box of Form No. HQ/2015/XK in Appendix IV enclosed with the Circular No. 38/2015/TT-BTC. If the relevant FTA contains no provisions on reference number and/or the number of the exporter eligible to make out an origin declaration is not available, the customs declarant shall declare the name, number, issue date and name of the organization or the exporter issuing the proof of origin or making out the origin declaration and name of the relevant FTA.
2. If an imported good is supported by a notice of origin pre-determination results which is issued by the General Department of Vietnam Customs and still valid according to Article 24 of the Decree No. 08/2015/ND-CP, the customs declarant shall declare the number and issue date of that notice in the “Notes” box of the electronic customs declaration or the “Attached documents” box of the physical customs declaration.
3. Where the quantity of imported good is monitored on a C/O, the customs declarant shall declare the issue date and issuing body of the import quantity monitoring sheet in the “Notes” box of the electronic customs declaration or the “Attached documents” box of the physical customs declaration.
4. The customs declarant shall be allowed to make additional declaration of information on the proof of origin if such information is not provided or has been incorrectly provided when following customs procedures according to Clauses 1, 2 and 3 of this Article. Additional declaration shall be made according to Clause 9 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC.
Article 12. Time limit for submission of proof of origin for imports
1. For a good specified in Point a Clause 1 Article 10 of this Circular:
a) The customs declarant shall submit its proof of origin when following customs procedures;
b) Where a proof of origin is not available when following customs procedures:
- The imported good shall be subject to the MFN (Most-Favoured-Nation) rate or normal tariff rate and granted customs clearance as prescribed. In case there is a credit institution’s guarantee for difference in tax amounts payable, the imported good shall be subject to the special preferential tariff rate and granted customs clearance as prescribed;
- The customs declarant shall additionally declare and submit the proof of origin within a maximum period of one (01) year from the date of registration of customs declaration.
Regarding an imported good supported by the proof of origin issued under EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA), or Vietnam - UK Free Trade Agreement (UKVFTA), the proof of origin may be additionally submitted within a maximum period of two (02) years from the date of registration of customs declaration;
- When the proof of origin is additionally submitted within the period specified in Point b.2 of this Clause, the imported good shall be subject to the special preferential tariff rate and the customs authority shall handle overpaid tax amounts, if any, in accordance with regulations of law; In case there is a credit institution’s guarantee for the difference between tax amount payable at the special preferential tariff rate and that payable at the MFN rate or normal tariff rate, the customs authority shall update its handling of such overpaid tax amounts on the system and also notify the same to the credit institution.
c) The proof of origin must be submitted to the customs authority within its validity period whether it is a new, modified or retroactively issued proof of origin or a certified copy thereof in accordance with provisions of the relevant FTA.
2. With regard to a good specified in Point b or c Clause 1 Article 10 of this Circular, the customs declarant shall submit its proof of origin when following customs procedures; failure to do so shall result in refusal to grant customs clearance to the good which shall be also treated in accordance with regulations of laws.
3. For a good specified in Point d Clause 1 Article 10 of this Circular:
a) The customs declarant shall submit its proof of origin when following customs procedures;
b) Where a proof of origin is not available when following customs procedures:
- The imported good shall be subject to the tariff rate decided by the Ministry of Industry and Trade of Vietnam. In case there is a credit institution’s guarantee for tax amount payable, the imported good shall be subject to the tariff rate declared by the customs declarant and granted customs clearance as prescribed;
- The customs declarant shall additionally declare and submit the proof of origin within a maximum period of 30 days from the date of registration of the customs declaration in order to claim the tariff rate decided by the Ministry of Industry and Trade of Vietnam and have overpaid tax amounts, if any, handled in accordance with regulations of law; In case there is a credit institution’s guarantee for tax amount payable, the customs authority shall update its handling of such overpaid tax amounts on the system and also notify the same to the credit institution.
4. The proof of origin shall be submitted to the customs authority in the form of electronic data or electronic version converted from the physical one (i.e. scanned copy certified by digital signature) through the electronic customs data processing system as prescribed in Clause 7 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC. In case a C/O is issued through the National single-window portal, the ASEAN single-window portal or a website notified by a competent authority of the exporting country, the customs declarant must not submit the C/O but shall make declaration according to Clause 1 Article 11 of this Circular.
In case of physical customs declaration, one (01) copy of the proof of origin bearing certification of the customs declarant shall be submitted.
5. The customs declarant shall retain original copies of proofs of origin and present them to customs authorities upon post-clearance inspection, specialized inspection or customs inspection or in case the validity of the proof of origin is suspected by the customs authority while processing customs procedures.
Where the customs declarant fails to present the proof of origin, the customs authority shall carry out verification procedures and take actions as prescribed in Article 19 of this Circular.
6. In case of guarantee as prescribed in Clause 1 and Clause 3 of this Article, such guarantee must be provided in accordance with provisions of Article 43 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC and Clause 24 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC.
Article 13. Additional submission of proof of origin for imports in specific circumstances
1. If a proof of origin has not been submitted by the customs declarant when following procedures for registration of customs declaration, it may be additionally submitted for the purpose of claiming special preferential tariff rate in the following circumstances:
a) Goods are repurposed. To be specific: imported goods which are not subject to import duty or are eligible for exemption of import duty or tariff rates within the tariff quota have been released or granted customs clearance but there are changes in the quantity of goods not subject to import duty or the purpose of import duty exemption or application of tariff rates within the tariff quota; imported goods which are raw materials/supplies used for processing or production of goods to be exported or temporarily imported goods have been released or granted customs clearance but are repurposed or sold domestically;
b) There is a change in tariff classification. To be specific: the code of the imported good is re-determined by the customs authority upon post-clearance inspection, specialized inspection or performance of other specialized operations or a change in tariff classification code is detected by the customs declarant, and thus the import duty is changed accordingly. In case a change in tariff classification affects the origin criterion specified in the proof of origin, provisions of Article 16 of this Circular shall apply;
c) The imported good is no longer eligible for investment incentives. To be specific: the imported good is found ineligible for investment incentives by the customs authority during the post-clearance inspection, specialized inspection or customs inspection or by the customs declarant himself, and thus the obligation to pay import duty is changed accordingly.
2. With regard to a repurposed good as prescribed in Point a Clause 1 of this Article, if, when following procedures for registration of a new customs declaration, the imported good is included in the Minister of Industry and Trade’s list of goods subject to trade remedies, the customs declarant shall additionally declare and pay import duty at the tariff rate specified in the relevant decision to impose trade remedies.
3. Time for additional submission of proofs of origin:
a) Regarding a good specified in Point a Clause 1 of this Article: the proof of origin shall be additionally submitted when the customs declarant follows procedures for repurposing of the good. The proof of origin additionally submitted must be still valid when initiating customs procedures, unless otherwise prescribed in a FTA to which Vietnam is a signatory;
b) Regarding a good specified in Point b or c Clause 1 of this Article: the proof of origin shall be additionally submitted within 05 working days from the day on which the customs authority issues the record of post-clearance inspection, specialized inspection or customs inspection or the customs declarant finds that the imported good is ineligible for investment incentives or detects a change in tariff classification of the imported good. The proof of origin additionally submitted must be still valid when following customs procedures for imports, unless otherwise prescribed in a FTA to which Vietnam is a signatory.
Article 14. Rejection of proof of origin for imports
Customs authorities may reject proofs of origin in the following circumstances:
1. A proof of origin is additionally submitted after the deadline specified in Article 12 of this Circular.
2. The competent authority of the exporting country that issued the proof of origin notifies the invalidation of that proof of origin or that the imported good supported by that proof of origin fails to meet the origin criterion of the exporting country.
Article 15. Examination of proof of origin of imports
1. If a good is imported from a country, group of countries or territory that has entered into an agreement on preferential tariff treatment in trade relation with Vietnam, pursuant to the rules of origin under the framework of each FTA introduced in specific Circular of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam, the customs authority shall determine the validity of the C/O by means of examining and verifying information provided thereon, documents included in the customs dossier and physical inspection results (if any).
In case a proof of origin is issued through the National single-window portal, the ASEAN single-window portal or a website notified by a competent authority of the exporting country, the customs declarant shall examine its validity, determine the MFN rate as prescribed and update information on examination results on the customs declaration.
2. For an origin declaration
If the customs declarant submits an origin declaration in conformity with provisions of a FTA to which Vietnam is a signatory, pursuant to guidelines given in a specific Circular of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam, the customs authority shall determine the validity of the origin declaration by means of examining and verifying information provided thereon, documents included in the customs dossier and physical inspection results (if any). An origin declaration made out under the framework of the CPTPP Agreement must have adequate minimum data as prescribed in Appendix VI enclosed herewith.
In case a website for verifying the origin declaration is available in accordance with the provisions of a FTA to which Vietnam is a signatory, the customs authority shall determine the validity of the origin declaration by checking the number of the exporter eligible to make out the origin declaration on the website and update information on examination results on the customs declaration.
3. If a good is imported from a country, group of countries or territory that has not yet entered into an agreement on preferential tariff treatment in trade relation with Vietnam, the C/O must have the minimum data as follows:
a) Exporter;
b) Importer;
c) Means of transport;
d) Description and HS code of goods;
dd) Quantity, weight or volume of goods;
e) Country, group of countries or territory of origin;
g) Date of issuance of the C/O;
h) Signature of authorized signatory and C/O issuing body.
In case an electronic C/O is issued, the customs authority shall check its validity on the website or adopting another method as specified on the C/O.
4. Rejection of proofs of origin:
a) During the examination of the proof of origin as prescribed in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article, if the customs authority has sufficient justification for confirming that the proof of origin is invalid or the exporter or producer fails to cooperate in verifying the origin of goods as prescribed in Point c Clause 1 Article 21 of this Circular, it shall reject the proof of origin and take actions as follows:
- The good specified in Point a Clause 1 Article 10 of this Circular shall be subject to the MFN rate or normal tariff rate and granted customs clearance as prescribed;
- The good specified in Point b or c Clause 1 Article 10 of this Circular shall not be granted customs clearance and be handled in accordance with regulations of law;
- The good specified in Point d Clause 1 Article 10 of this Circular shall be subject to the tariff rate specified in the Ministry of Industry and Trade of Vietnam’s decision to impose trade remedies and be granted customs clearance as prescribed.
A proof of origin issued under the framework of the CPTPP Agreement shall be rejected according to Point c of this Clause.
b) The customs authority shall notify the rejection of proof of origin on the electronic customs data processing system or in the form of a written statement, or directly write the reasons for rejection on the proof of origin which will be then returned to the customs declarant so that the customs declarant may contact the authority or organization or producer or exporter issuing the proof of origin;
c) Before deciding to reject a proof of origin issued under the framework of the CPTPP Agreement, the General Department of Vietnam Customs shall notify verification results to the importer, exporter or producer or competent authority that issued the proof of origin and provided information for verification purpose. The exporter or producer or competent authority of the exporting country may provide additional information relating to the origin of goods within a maximum period of 90 days from the day on which verification results are notified by the General Department of Vietnam Customs;
d) Within 05 working days from the receipt of the notice of rejection from the customs authority, the customs declarant must make additional declaration of tax amounts according to instructions given by the customs authority. If the customs declarant fails to make additional declaration of tax amounts within this time limit, the customs authority shall impose tax or take actions in accordance with regulations of law.
5. Where the customs declarant has submitted the proof of origin for the entire shipment but only imports part of that shipment, the customs authority shall accept the proof of origin for the part of goods actually imported; when the customs declarant imports the remaining part of the shipment, the customs authority shall accept the proof of origin if the quantity of goods actually imported is conformable with that specified in the proof of origin.
6. If the actual quantity, weight or volume of the imported goods exceeds that specified in the proof of origin but does not affect the validity of the proof of origin, the customs authority shall grant preferential tariff treatment for the quantity, weight or volume of the imported goods specified in the proof of origin. The exceeding part of imported goods shall also be eligible for preferential treatment if the customs declarant additionally submits a proof of origin indicating the quantity of goods conformable with that exceeding part of imported goods within its validity period.
7. The customs authority shall accept a proof of origin and consider applying special preferential tariff rate in cases where the commercial invoice is issued by a third party. The customs authority shall examine and compare information concerning the name, country, group of countries or territory where the company issuing the third party invoice is located on the proof of origin with the information on the third party invoice in order to determine its conformity and validity in accordance with the provisions of the FTA to which Vietnam is a signatory.
8. Minor errors or discrepancies that may not invalidate the proof of origin:
The customs authority shall accept the proof of origin in cases where there are minor errors or discrepancies between the proof of origin and other documents included in the customs dossier, if they do, in fact, correspond to the goods imported. Such errors and discrepancies include:
a) Spelling or typing errors that may not affect the authenticity of the information included in the proof of origin;
b) Differences in tick marks in boxes on the C/O: either manual or typewritten, including crossed (“x”) instead of ticked (“√”);
c) Slight discrepancies in the authorized signature in the proof of origin and the specimen signature;
d) Different units of measurements stated in the proof of origin and other documents included in the customs dossier (such as customs declaration, invoices and bill of lading);
dd) Differences in paper size between the C/O submitted to the customs authority and the prescribed sample C/O;
e) Minor discrepancies in ink colour of the text on the proof of origin;
g) Differences in HS codes: conformable at 6-digit subheadings but different at 8-digit level;
h) Differences in name and number of shipment due to change of means of transport;
i) Slight differences in the description of goods in the proof of origin as compared to other supporting documents;
k) Other slight discrepancies as defined in the relevant international agreement or convention to which Vietnam is a signatory and notified by the General Department of Vietnam Customs.
9. Where the customs declarant has declared and submitted the notice of origin pre-determination results, the customs authority shall examine and compare information on the notice during its examination of the proof of origin as prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 16. Handling of HS code differences between proof of origin and customs declaration in specific circumstances
1. Where the origin criterion declared on the proof of origin is wholly obtained (WO), HS code differences shall not invalidate the proof of origin, and the customs authority shall accept that proof of origin if the accuracy of information thereon is not in doubt.
2. Where the origin criterion declared on the proof of origin is goods produced exclusively from originating materials (PE or RVC100%), HS code differences shall not invalidate the proof of origin (except the cases where the origin criterion for the HS code of the good on the customs declaration must be WO), and the customs authority shall accept that proof of origin if the accuracy of information thereon is not in doubt.
Where the origin criterion declared on the proof of origin is goods produced exclusively from originating materials (PE or RVC100%) but the origin criterion for the HS code of the good on the customs declaration is WO, the imported good shall be considered to have failed to meet the origin criteria and the customs authority will reject the proof of origin as prescribed. Where a FTA contains the provision that a good shall be treated as originating in any case if it is produced entirely in the territory of one party, exclusively from originating materials of one or more Parties, HS code differences shall not invalidate the proof of origin and the customs authority shall accept that proof of origin if the accuracy of information thereon is not in doubt.
3. Where the origin criterion for the HS code of the good on the customs declaration is same as that declared on the proof of origin which is specific process (SP), HS code differences shall not invalidate the proof of origin, and the customs authority shall accept that proof of origin if the accuracy of information thereon is not in doubt. In case of different specific processes, the customs authority shall verify the validity of the proof of origin according to Article 19 of this Circular.
4. Where the origin criterion for the HS code of a good on the customs declaration is same as that declared on the proof of origin which is change in tariff classification (CTC) or regional value content (RVC), and the customs declarant may provide supporting documents regarding the good’s satisfaction of CTC or RVC criterion or there is sufficient justification for confirming that the good bearing the HS code on the customs declaration still meets CTC criterion, HS code differences shall not invalidate the proof of origin, and the customs authority shall accept that proof of origin if the accuracy of information thereon is not in doubt. Such supporting documents include:
a) The production process of imported goods: 01 copy;
b) The statement of HS codes of input materials/supplies and output products in case the CTC criterion is declared: 01 copy;
c) The statement of production costs proving that the good meets RVC criterion in case the RVC criterion is declared: 01 copy.
Within 10 days from the receipt of the request from the customs authority, if the customs declarant fails to provide such supporting documents or such provided supporting documents are not sufficient to prove that the good bearing the HS code on the customs declaration still meets the CTC or RVC criterion, the customs authority shall conduct verification as prescribed in Clause 4 Article 19 of this Circular.
5. Where the origin criterion for the HS code of a good on the customs declaration is different from that declared on the proof of origin in the following specific circumstances, the customs authority shall conduct verification of the validity of the proof of origin according to the provisions of Article 19 of this Circular:
a) The origin criterion declared on the proof of origin is RVC but the origin criterion for the HS code of the good on the customs declaration is CTC or vice versa;
b) The origin criterion declared on the proof of origin is SP but the origin criterion for the HS code of the good on the customs declaration is RVC or CTC.
Article 17. Examination of back-to-back C/O, certificate of non-manipulation
1. The customs authority shall accept a back-to-back C/O issued for the imported good which has been transported through one or more intermediate countries to Vietnam or a certificate of non-manipulation issued by a competent authority of the country of transit.
In the case specified in Point a Clause 1 Article 10 of this Circular, the customs authority shall accept the back-to-back C/O if it is issued by an intermediate country that is a member state of a FTA.
2. The back-to-back C/O must contain adequate information on the origin of goods. The examination of a back-to-back C/O shall be made following the same procedures for examination of a proof of origin laid down in Article 15 of this Circular.
Article 18. Inspection of satisfaction of direct consignment conditions
1. Direct consignment shall be considered to be fulfilled if the following conditions have been met, unless otherwise prescribed in a FTA to which Vietnam is a signatory:
a) The good has been transported directly from an exporting country, group of countries or territory, to an importing country, group of countries or territory;
b) The good has been transported through one or more countries, groups of countries or territories in the case specified in Clause 2 of this Article, provided the following conditions are met:
- The transit entry is justified for geographical reasons or by consideration related exclusively to transport requirements;
- The good has not entered into trade or consumption there; and
- The good has not undergone any operation there other than unloading and reloading or any other operation to preserve it in good condition.
2. Supporting documents for direct consignment must be submitted to the Customs Sub-department where the customs declaration is registered in the following cases:
a) The good imported as prescribed in Point a Clause 1 Article 10 of this Circular is transported through one country, group of countries or territory that is not a member state of a FTA;
b) The good imported as prescribed in Point b, c or d Clause 1 Article 10 of this Circular is transported through one intermediate country, group of countries or territory other than the exporting country, group of countries or territory and the importing country, group of countries or territory.
3. Supporting documents for direct consignment:
Unless otherwise prescribed in a FTA to which Vietnam is a signatory or the containers and carrier's seal remain intact, the customs declarant shall submit one of the following documents to the customs authority to substantiate direct consignment:
a) The document issued by the customs authority of the country, group of countries or territory of transit to certify that the good remains under its supervision and has not undergone import procedures there: 01 copy;
b) The written certification of the authority or organization that issued the bill of lading for the import shipment that the transit entry is justified for geographical reasons or by consideration related exclusively to transport requirements; the good has not entered into trade or consumption in the country, group of countries or territory of transit; the good has not undergone any operation there other than unloading and reloading or any other operation to preserve it in good condition. If the certification is issued by a subsidiary, branch or agent of the transport company or the organization that issued the bill of lading for the shipment in Vietnam, the carrier’s letter of authorization is required: 01 copy;
c) The certification given by the ship-owner, operator, charterer or master of the ship that the transit entry is justified for geographical reasons or by consideration related exclusively to transport requirements: 01 copy;
d) If the good is transported in container, and the container number and seal number remain unchanged from the loading of goods onto means of transport at the port of loading of the exporting country, group of countries or territory until the good is imported into Vietnam, the supporting documents for direct consignment may be the bill of lading and information proving the unchanged container number and seal number obtained on the e-manifest system;
e) Where a good is transported through multiple routes by airway, the customs declarant shall provide the Master Airway Bill for each route and the House Airway Bill showing that the good is transported from the place of loading of the exporting country to the place of unloading of the importing country.
If the electronic customs data processing system is not available or failed, the physical copies of the abovementioned documents shall be submitted.
The customs authority shall determine whether the status quo of goods is kept during transport by examining and comparing the documents provided by the customs declarant as prescribed in this Clause with the information included in the customs dossier.
Article 19. Verification of origin of imports
1. Where the text on the proof of origin is not conformable with the information provided by the customs declarant, other documents included in the customs dossier and the physical inspection results (if any), the Customs Sub-department where the customs declaration is registered shall request the customs declarant to provide explanations for unsatisfactory contents.
Within 05 working days from the receipt of the request from the customs authority, if no explanation is provided or explanations provided by the customs declarant are not sufficient to prove the validity of the proof of origin, the customs authority shall conduct verification as prescribed in Clause 4 of this Article.
2. Where there is a doubt as to the origin criterion on the proof of origin, the Customs Sub-department where the customs declaration is registered shall request the customs declarant to provide 01 copy of every of the following supporting documents:
a) The production process of imported good;
b) The statement of production costs made using the Form in Appendix II;
c) Invoices and/or documents on purchased materials and supplies, in case the “De-minimis” criterion is applied;
d) The statement of input materials/supplies and output products, in case the CTC criterion is applied.
Within 10 days from the receipt of the request from the customs authority, if the customs declarant fails to provide or has provided supporting documents which are not sufficient to prove the validity of the proof of origin, or upon a written request of the customs declarant, the customs authority shall conduct verification as prescribed in Clause 4 of this Article.
If the electronic customs data processing system is not available or failed, the customs authority’s request and supporting documents provided by the customs declarant shall be physical copies.
3. Where there is a doubt as to the validity of the proof of origin, the customs authority shall conduct verification as prescribed in Clause 4 of this Article.
4. In cases of verification prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, within 05 working days, the relevant provincial Customs Departments shall report and request the General Department of Vietnam Customs to send a written request for verification of origin, accompanied by relevant information and documents, to the C/O issuing body of the exporting country or the exporter/producer or the customs authority of the exporting country to verify the authenticity of the proof of origin or the accuracy of information concerning the origin of goods.
5. If the results of verification given by the C/O issuing body or the exporter/producer issuing the proof of origin or the customs authority of the exporting country cannot establish good grounds for determining the origin of imported good, the General Department of Vietnam Customs shall conduct a verification visit to the producer’s premises located in the exporting country, group of countries or territory as prescribed in Article 20 of this Circular.
6. The verification process (including the visit to the exporting country, group of countries or territory and notification of verification results) must be completed within a maximum duration of 180 days from the date of the written request sent by the General Department of Vietnam Customs, unless a longer duration is prescribed in a FTA to which Vietnam is a signatory.
The customs authority shall be entitled to reject the proof of origin as prescribed in Clause 4 Article 15 of this Circular if it does not receive verification results upon the expiration of this duration. If the customs authority receives verification results after it has rejected the proof of origin, it shall accept the proof of origin provided that such verification results are given within the validity period of the proof of origin or explanations given by the C/O issuing body, the exporter/producer issuing the proof of origin or the customs authority of the exporting country are detailed and exhaustive in addressing issues raised by the customs authority.
7. While awaiting the verification results, the customs declarant shall pay import duty at the rates specified in Points b.1 Clause 1 and Point b.1 Clause 3 Article 12 of this Circular. While awaiting results of the verification which is conducted during the post-clearance inspection, specialized inspection or customs inspection, the imported good shall be subject to the import duty rate determined when following customs procedures.
8. Where the customs authority has reasonable doubt as to the accuracy of the documents and the application for origin determination or there are not sufficient grounds for pre-determining the origin of goods, General Department of Vietnam Customs may conduct a verification visit to the producer’s premises located in the exporting country, group of countries or territory as prescribed in Article 20 of this Circular.
9. Upon request of customs authorities of other countries or where the verification visit is required under an international convention or agreement to which Vietnam is a signatory, the General Department of Vietnam Customs shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade of Vietnam in conducting the verification visit to the producer’s premises located in the exporting country, group of countries or territory as prescribed in Article 20 of this Circular.
Article 20. Verification visit to exporting country, group of countries or territory
1. Prior to the conduct of a verification visit to the exporting country, group of countries or territory, the General Department of Vietnam Customs shall:
a) Send a written notification of its intention to conduct the verification visit to exporter or producer whose premises are to be visited; the C/O issuing body of the exporting country, group of countries or territory in which the verification visit is to occur; the customs authority of the member country, group of countries or territory in which the verification visit is to occur, and the importer of the goods subject to the verification visit; request relevant parties to provide documents and papers relating the shipment subject to the verification;
b) The written notification shall be as comprehensive as possible including, among others: the name and address of the exporter or producer whose premises are to be visited; the name and address of the C/O issuing body of the exporting country, group of countries or territory in which the verification visit is to occur; the name and address of the customs authority of the exporting country, group of countries or territory in which the verification visit is to occur; the name and address of the importer; the proposed date for the verification visit; the coverage and contents of the proposed verification visit; the names and designation of the officials performing the verification visit.
2. The General Department of Vietnam Customs shall conduct the verification visit after receiving the written consent from the exporter or producer whose premises are to be visited or the C/O issuing body of the exporting country, group of countries or territory, or the customs authority of the member country, group of countries or territory in which the verification visit is to occur.
3. When a written consent from the exporter or producer or the C/O issuing body or the customs authority of the exporting country, group of countries or territory within thirty (30) days upon receipt of the notification of the verification visit, the notifying customs authority may reject the proof of origin as prescribed in Clause 4 Article 15 of this Circular.
4. Where the participation of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam in the verification visit is deemed necessary, upon request of the General Department of Vietnam Customs, the Ministry of Finance of Vietnam shall send a written request for participation in the verification visit to the Ministry of Industry and Trade of Vietnam.
Article 21. Processing of inspection and verification results
1. Based on the inspection and verification results and explanations provided by the customs declarant, the authority or organization issuing the proof of origin, or the exporter or producer, or results of the verification visit to the exporting country, group of countries or territory, the customs authority shall determine the authenticity of the proof of origin as follows:
a) Where the customs declarant provides explanations or documents proving the origin of imported goods or the results of inspection and verification, explanations and supporting documents provided by the authority or organization issuing the proof of origin, or the exporter or producer are detailed and exhaustive in addressing the issues raised by the customs authority, and the customs authority has sufficient grounds for determining the eligibility of the goods, the proof of origin shall be accepted;
b) Where the results of examination of documents proving the origin of imported goods provided by the customs declarant or the results of inspection and verification, explanations and supporting documents provided by the authority or organization issuing the proof of origin, or the exporter or producer are not detailed and exhaustive in addressing the issues raised by the customs authority, and the customs authority does not have sufficient grounds for determining the eligibility of the goods, the proof of origin shall be rejected according to Clause 4 Article 15 of this Circular;
c) Where the exporter or producer fails to provide data and documents proving the origin of goods, or refuses to give consent to the proposed verification visit to its premises or production process, or causes other acts of obstruction resulting in the failed verification visit, the customs authority shall reject the proof of origin according to Clause 4 Article 15 of this Circular;
2. The customs authority shall notify the inspection and processing results through the electronic customs data processing system, or in the form of a written statement, to the importer, exporter or producer, the authority or organization issuing the proof of origin, or the customs authority of the exporting country.
Article 22. Deduction of import quantity in C/O
1. Where goods are imported from a bonded warehouse into the domestic market in partial shipments, or goods are under the same commercial invoice or contract but imported in multiple shipments or voyages, the proof of origin shall be used for making import quantity monitoring sheet using the Form in Appendix VII enclosed herewith for each partial shipment.
2. The Customs Sub-department where the customs declaration for the initial import is registered shall make and deliver the import quantity monitoring sheet to the customs declarant. It shall be presented to customs authorities when following import procedures for monitoring and deducting quantity of imported goods until the quantity of goods written in the proof of origin has been fully imported.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực