Chương II: Thông tư 329/2016/TT-BTC Quy định cụ thể
Số hiệu: | 329/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 26/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2017 |
Ngày công báo: | 31/01/2017 | Số công báo: | Số 103 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 329/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2015 về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động xây dựng, bao gồm: bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng, bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.
1. Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng
- Theo Thông tư số 329, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình nếu phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng cho các công trình sau:
+ Công trình ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng;
+ Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường; và
+ Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp.
Số tiền bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng tối thiểu là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, và không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng.
- Về phạm vi bảo hiểm thì theo Thông tư 329/2016/BTC, công ty bảo hiểm phải bồi thường mọi tổn thất công trình trong thời gian xây dựng, trừ các tổn thất khách quan theo quy định.
- Phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng được xác định theo Biểu phí ban hành tại Phụ lục 7 Thông tư 329 của Bộ Tài chính. Tùy mức độ rủi ro của công trình mà công ty bảo hiểm có thể tăng phí bảo hiểm tối đa 25%.
2. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
- Thông tư số 329 năm 2016 quy định phải mua bảo hiểm trách nhiệm tư vấn đầu tư xây dựng cho nhà thầu tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình cấp II trở lên. Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn xây dựng.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu tư vấn xây dựng khoản tiền mà nhà thầu tư vấn đã bồi thường cho bên thứ ba.
- Mức phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng được xác định theo Phụ lục 8 kèm theo Thông tư 329/2016 của Bộ Tài chính.
3. Bảo hiểm cho người lao động thi công công trình
- Đối tượng bảo hiểm theo Thông tư số 329/2016/TT-BTC là trách nhiệm dân sự của nhà thầu đối với công nhân xây dựng đang thi công công trình. Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 100 triệu đồng/người.
- Mức phí bảo hiểm cụ thể được quy định tại Phục lục 9 kèm theo Thông tư này. Việc mua bảo hiểm phải thực hiện trước khi công nhân thực hiện công việc thi công trên công trường.
- Khi công nhân thi công bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thì bên mua bảo hiểm phải báo cho doanh nghiệp bảo hiểm trong vòng 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự việc. Ngoài ra, phải thực hiện mọi biện pháp để hạn chế tổn thất và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bảo hiểm.
Thông tư 329/2016/BTC có hiệu lực từ ngày 01/3/2017. Các hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng đã ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm giao kết.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối tượng bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư cung cấp. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình trong thời gian xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các tổn thất quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Thời hạn bảo hiểm đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.
2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử. Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.
Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
1. Trường hợp mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
2. Trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
1. Phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng được xác định theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới bảy trăm (700) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm 1 khoản I Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới bảy trăm (700) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Đối với các công trình xây dựng chưa được quy định tại điểm 1 khoản I và điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc công trình xây dựng có giá trị từ bảy trăm (700) tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm quy định tại tiết a điểm 1 khoản I Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc tiết a điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này).
3. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung (nếu có) được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này, tỷ lệ thời gian xây dựng kéo dài trên tổng thời gian xây dựng công trình theo văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và các yếu tố rủi ro khác.
4. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng phải được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, cụ thể như sau:
a) Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm (tạm tính) không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới ba mươi (30) ngày, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
b) Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ:
Trên cơ sở dự toán giá trị công trình xây dựng (được cấp có thẩm quyền phê duyệt) khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản các kỳ thanh toán phí bảo hiểm như sau:
- Kỳ thanh toán đầu tiên: Thanh toán tối thiểu 10% tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) đối với các hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
- Các kỳ thanh toán tiếp theo: Số tiền thanh toán, tiến độ thanh toán phí bảo hiểm của từng kỳ thanh toán tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm nhưng không chậm hơn tiến độ thanh toán của hợp đồng xây dựng đối với công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) theo quy định của pháp luật.
- Kỳ thanh toán cuối cùng: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm trước mười lăm (15) ngày tính đến ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm.
- Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm. Việc nợ phí bảo hiểm phải được thỏa thuận bằng văn bản và chỉ được áp dụng khi bên mua bảo hiểm có tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
6. Việc quyết toán phí bảo hiểm phải căn cứ vào giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc), cụ thể như sau:
a) Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) tăng so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được điều chỉnh tăng tương ứng. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểm còn thiếu cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có văn bản phê duyệt giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng của cấp có thẩm quyền.
b) Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) giảm so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phí bảo hiểm được điều chỉnh giảm tương ứng. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm đã thanh toán thừa trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được văn bản phê duyệt giá trị quyết toán công trình xây dựng của cấp có thẩm quyền do bên mua bảo hiểm gửi. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu hồi phần phí bảo hiểm giảm này từ doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm là nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng và phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng phải trả lại cho chủ đầu tư xây dựng số phí bảo hiểm đã thu hồi từ doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Việc giám định tổn thất thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Cơ quan giám định chịu trách nhiệm về kết quả giám định của mình.
2. Việc giám định tổn thất phải bảo đảm trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác.
3. Kết quả giám định tổn thất phải được thể hiện trong biên bản giám định.
1. Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Đối với bên mua bảo hiểm:
- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn mười bốn (14) ngày kể từ ngày xảy ra sự cố công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Sau khi thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hay thay thế các hư hỏng nhỏ có giá trị không vượt quá mức khấu trừ tương ứng quy định tại tiết c điểm 1 khoản I Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này) hoặc tiết c điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
Trong các trường hợp khác, trước khi thực hiện sửa chữa hay thay thế, bên mua bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm giám định tổn thất. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành giám định tổn thất trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sự cố công trình xây dựng, người được bảo hiểm có quyền tiến hành việc sửa chữa hay thay thế. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả chi phí sửa chữa hay thay thế các hạng mục bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm phải tiến hành sửa chữa hay thay thế kịp thời.
- Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm giám định các bộ phận đó.
- Thông báo ngay cho cơ quan công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
- Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 18 Thông tư này và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.
- Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này.
b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
- Thực hiện giám định tổn thất theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
- Hướng dẫn, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
- Lập tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Thông tư này.
- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.
- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và khi các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm.
3. Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được thì phải sửa chữa, số tiền bồi thường là chi phí cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất sau khi trừ đi phần giá trị thu hồi (trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất) và mức khấu trừ.
b) Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thị trường của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế trừ đi mức khấu trừ. Trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thực tế của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất trừ đi mức khấu trừ và giá trị thu hồi tài sản bị tổn thất.
4. Chi phí sửa chữa tạm thời sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chịu nếu như việc sửa chữa đó là một bộ phận cấu thành của việc sửa chữa chính thức và không làm tăng tổng chi phí sửa chữa theo phương án sửa chữa cuối cùng của hạng mục bị tổn thất.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường mọi chi phí nhằm cải hoán, bổ sung, nâng cấp các hạng mục được bảo hiểm.
6. Nếu bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng với hai (02) doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm thì mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
7. Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
1. Thông báo sự cố công trình xây dựng và yêu cầu bồi thường do bên mua bảo hiểm lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
4. Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
1. Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là trách nhiệm dân sự của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với bên thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng.
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật, trừ các tổn thất quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
1. Phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng được xác định theo Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng và không thuộc các loại công trình xây dựng đê, đập, cảng, bến cảng, cầu cảng, bến tàu, đập chắn sóng và các công trình thủy lợi; các công trình xây dựng sân bay, máy bay, vệ tinh, không gian; các công trình sửa chữa và đóng tàu; các công trình xây dựng năng lượng trên biển và dưới nước; các dự án xe lửa, xe điện, tàu tốc hành và dự án ngầm dưới đất, hầm mỏ: Phí bảo hiểm và mức khấu trừ quy định tại khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với công trình xây dựng không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải thỏa thuận về phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và tương ứng với thời gian thực hiện công việc tư vấn kéo dài.
4. Việc thanh toán phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng (tạm tính) do bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận và phải được ghi tại hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:
a) Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm (tạm tính) không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới ba mươi (30) ngày, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán giá trị hợp đồng tư vấn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
b) Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ:
Trên cơ sở dự toán giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng (được cấp có thẩm quyền phê duyệt) khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản các kỳ thanh toán phí bảo hiểm theo quy định sau:
- Kỳ thanh toán phí bảo hiểm đầu tiên: Thanh toán 50% tổng phí bảo hiểm (tạm tính) trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Các kỳ thanh toán phí bảo hiểm tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết ban đầu. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
- Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm. Việc nợ phí bảo hiểm phải được quy định trong hợp đồng bảo hiểm chỉ được áp dụng khi bên mua bảo hiểm có tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
6. Việc quyết toán phí bảo hiểm phải căn cứ vào giá trị quyết toán hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, cụ thể như sau:
a) Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng tăng so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được điều chỉnh tăng tương ứng. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểm còn thiếu cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có văn bản phê duyệt giá trị quyết toán của cấp có thẩm quyền.
b) Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng giảm so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được điều chỉnh giảm tương ứng. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm đã thanh toán thừa trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được văn bản phê duyệt giá trị quyết toán của cấp có thẩm quyền do bên mua bảo hiểm gửi.
Bên mua bảo hiểm phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng trước khi thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan phát sinh do hành động sơ suất, bất cẩn của người được bảo hiểm trong quá trình thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng thuộc phạm vi bảo hiểm.
b) Yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba lần đầu tiên được đưa ra (từ một sự kiện bảo hiểm) đối với người được bảo hiểm và được bên mua bảo hiểm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả các chi phí phải trả cho luật sư do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc do người được bảo hiểm chỉ định (có sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm), các khoản lệ phí, chi phí khác phát sinh từ việc điều tra, chỉnh lý, bào chữa liên quan đến sự kiện bảo hiểm nhưng không bao gồm tiền lương trả cho người lao động hoặc người quản lý ký kết hợp đồng lao động với người được bảo hiểm.
c) Các chi phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Tổng mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tất cả các yêu cầu đòi bồi thường trong suốt thời hạn bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng với hai (02) doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận theo hợp đồng bảo hiểm trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã giao kết.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm chi trả bất kỳ khoản chi phí nào mà nhà thầu tư vấn trả cho bên thứ ba nhưng không có sự đồng ý trước bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bồi thường bất kỳ khiếu nại nào nếu không được sự đồng ý của người được bảo hiểm.
6. Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.
7. Trường hợp bên thứ ba bị tổn thất về tài sản, việc giám định tổn thất thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
8. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Đối với bên mua bảo hiểm:
- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc; sau đó trong thời hạn mười bốn (14) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
- Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 7 Điều 25 Thông tư này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.
- Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Thông tư này.
b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
- Giám định tổn thất theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
- Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
- Lập tài liệu theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư này.
- Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.
- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
1. Thông báo yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba và yêu cầu bồi thường do bên mua bảo hiểm lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên thứ ba đối với người được bảo hiểm.
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao có xác nhận của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản gốc). Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng thương.
b) Giấy ra viện.
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.
d) Hồ sơ bệnh án.
đ) Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).
e) Hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ về chi phí y tế (bản gốc).
5. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
c) Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
6. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
7. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
1. Đối tượng bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Điều 5 Thông tư này.
1. Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
2. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
1. Phí bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc thanh toán phí bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm và phải được ghi tại hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:
a) Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới ba mươi (30) ngày, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm.
b) Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ: Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản các kỳ thanh toán phí bảo hiểm theo quy định sau:
- Kỳ thanh toán phí bảo hiểm đầu tiên: Thanh toán 50% tổng phí bảo hiểm (tạm tính) trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Các kỳ thanh toán phí bảo hiểm tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết ban đầu.
- Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
4. Trường hợp có sự thay đổi về số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động thực hiện theo hướng dẫn sau:
a) Trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng có sự thay đổi, nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm việc thay đổi nêu trên kèm theo danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc giảm (đối với trường hợp thay đổi về số lượng lao động), danh sách công việc của người lao động thay đổi (đối với trường hợp thay đổi công việc của người lao động).
b) Trường hợp phát sinh tăng số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm tăng rủi ro được bảo hiểm, nhà thầu thi công xây dựng phải nộp phần phí bảo hiểm tăng thêm trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo.
c) Trường hợp phát sinh giảm số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm giảm rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho nhà thầu thi công xây dựng phần phí bảo hiểm giảm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng thừa trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo.
d) Nếu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo theo quy định tại điểm a khoản này và thanh toán phí bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản này, hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc chấm dứt hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh giảm; hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với công việc được thay đổi của người lao động kể từ ngày phát sinh theo văn bản của người được bảo hiểm.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm. Việc nợ phí bảo hiểm phải được quy định trong hợp đồng bảo hiểm và chỉ được áp dụng khi bên mua bảo hiểm có tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Bên mua bảo hiểm phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường trước khi người lao động thực hiện công việc thi công trên công trường.
1. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Đối với bên mua bảo hiểm:
- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn mười bốn (14) ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
- Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định Điều 32 Thông tư này và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.
- Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Thông tư này.
b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
- Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; Xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.
- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.
2. Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau:
a) Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá sáu (06) tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
b) Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý nhưng không vượt quá một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.
c) Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới tám mươi mốt phần trăm (81%), mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ tám mươi mốt phần trăm (81%) trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này không vượt quá một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.
3. Trường hợp tai nạn lao động xảy ra hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh gây thương tật cho người lao động và thương tật này bị làm trầm trọng thêm bởi các thương tật hoặc bệnh tật trước đó, doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho phần bị làm trầm trọng thêm đó.
4. Riêng đối với trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, nếu bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường với hai (02) doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận theo hợp đồng bảo hiểm trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã giao kết.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bao gồm các tài liệu sau:
1. Thông báo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và yêu cầu bồi thường do bên mua bảo hiểm lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có), hợp đồng lao động ký giữa người được bảo hiểm và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Các văn bản yêu cầu bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có).
3. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động (Bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông và được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông do các cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.
b) Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: Giấy chứng thương; Giấy ra viện; Giấy chứng nhận phẫu thuật; Hồ sơ bệnh án; Giấy chứng tử và Giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trong trường hợp người lao động chết).
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ năm phần trăm (5%) trở lên).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do tai nạn lao động của người lao động (bản gốc).
4. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do bệnh nghề nghiệp:
a) Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại do cơ quan có thẩm quyền lập, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động phải có bản trích sao.
b) Giấy ra viện (trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp); Giấy chứng nhận phẫu thuật; Hồ sơ bệnh án; Giấy chứng tử và Giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trong trường hợp người lao động chết).
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường theo Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do bệnh nghề nghiệp của người lao động.
5. Tài liệu chứng minh các khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm (nếu có).
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
1. Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự với bên thứ ba là trách nhiệm dân sự của bên nhận thầu đối với bên thứ ba theo quy định của pháp luật khi bên nhận thầu triển khai xây dựng công trình.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho bên nhận thầu nếu bên thứ ba yêu cầu bên nhận thầu bồi thường thiệt hại do lỗi của bên nhận thầu gây ra cho bên thứ ba trong thời hạn bảo hiểm và thuộc phạm vi bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba theo các quy định pháp luật có liên quan và theo hướng dẫn sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba, đảm bảo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 39 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
2. Việc thanh toán phí bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong hoạt động đầu tư xây dựng được thực hiện như sau:
a) Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới ba mươi (30) ngày, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm.
b) Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ: Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản các kỳ thanh toán phí bảo hiểm theo quy định sau:
- Kỳ thanh toán phí bảo hiểm đầu tiên: Thanh toán 50% tổng phí bảo hiểm (tạm tính) trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Các kỳ thanh toán phí bảo hiểm tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết ban đầu.
- Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm. Việc nợ phí bảo hiểm phải được quy định trong hợp đồng bảo hiểm và chỉ được áp dụng khi bên mua bảo hiểm có tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện chế độ tài chính theo hướng dẫn sau:
1. Thực hiện chế độ tài chính theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật có liên quan.
2. Hạch toán tách bạch doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm và các khoản chi phí khác liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính các báo cáo đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định sau:
1. Báo cáo định kỳ: Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính các báo cáo nghiệp vụ quý, năm (bao gồm cả bản cứng và bản mềm) theo mẫu quy định tại Phụ lục 13, Phụ lục 14 và Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Báo cáo quý: Chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày kết thúc quý.
b) Báo cáo năm: Chậm nhất là chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc năm.
2. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Chapter II
SPECIFIC PROVISIONS
Section 1. CONSTRUCTION WORKS INSURANCE
Article 11. The insured and minimum sum assured
1. The insured of the construction works insurance is any works and work item specified in clause 1 Article 4 of the Decree No.119/2015/ND-CP.
2. The sum assured of a construction works in the construction period as stipulated in clause 1 of this Article is the full value of that works as it is completed, including costs of materials, labor, installations thereof, freights, taxes, other expenses and other work items provided by the investor. The minimum sum assured of a construction works in the construction period shall not be lower than the total value of the construction contract, including the additional and adjusted prices ( if any).
Article 12. Coverage
The insurer shall indemnify for loss and damage to the construction works in the construction period caused by all risks other than those prescribed in Article 5 hereof.
Article 13. Insurance period
The validity period of the construction works insurance shall be conformable to clause 1 Article 5 of the Decree No.119/2015/ND-CP. To be specific:
1. As for the construction works specified in point a clause 1 Article 15 hereof: The insurance period specified in the insurance policy shall be calculated from the commence date to the date of completion of the construction works as stipulated in the investment decision-making authority’s document, including amendments and supplement thereto (if any) . The insurance period of components and work items which are handed over or placed into service shall end from the date such components and work items are handed over or come into operation.
2. As for the construction works specified in point b clause 1 Article 15 hereof: The insurance period specified in the insurance policy is calculated from the date of construction commencement stipulated in the investment decision-making authority’s documents (including adjustments and supplement thereto, if any) to the date of handover or after completion of the first commissioning, but shall not exceed 28 days from the date of commissioning. The insurance period of a used installation thereof shall end from the time it undergoes the commissioning.
Article 14. Liability to buy insurance
The investor shall buy the insurance for the whole project or for each work item in the construction period. To be specific:
1. The investor shall purchase the insurance for the whole project at a premium equal to the minimum sum assured stipulated in clause 2 Article 11 hereof.
2. For the insurance for each work item in the construction period, the investor shall pay a premium which is equal to the sum assured of that work item but not less than the total value of the completed work item; and the total sum assured of work items shall be not less than the total minimum sum assured as stipulated in clause 1 Article 11 hereof.
Article 15. Premiums and payment of premiums
1. The premium of construction works in the construction period is determined in Annex 7 attached hereto. To be specific:
a) If the insured construction works valued at less than 700 billion dong, whether including the cost of installation of less than 50 % of the total value of insured work items or not, the premiums shall be determined in accordance with point 1 clause I Annex 7 attached hereto.
b) If the insured construction works valued at less than 700 billion dong, including the cost of installation of at least 50 % of the total value of insured work items, the premiums shall be determined in accordance with point 1 clause II Annex 7 attached hereto.
c) For any construction works beyond point 1 clause I and point 1 clause II Annex 7 attached hereto or construction works valued at 700 billion dong or more, the insurer and policyholder shall reach an agreement on insuring clauses, policy wording, premiums and deductible on the basis of proofs certifying that the ceding company receives insurance ceded under the same insuring clauses, policy wording, premiums and deductible as those applying to the insurer and policyholder Foreign ceding companies and organizations shall be those ranked at least BBB by the Standard & Poor’s or B++ by A.M.Best or the equivalent rank in the immediately preceding year of the ceding year by qualified and experienced rating organizations
2. On the basis of level of risks of the insured item, the insurer is entitled to adjust the premium increased by up to 25% of the premium determined in item a point 1 clause I Annex 7 attached hereto (for construction works specified in point a clause 1 of this Article) or determined in item a Point 1 clause II Annex 7 attached hereto (for any construction works specified in point b clause 1 of this Article).
3. In the event that the construction period lasts longer than that prescribed in the decision-making authority's document, the insurer and policyholder may negotiate the additional premiums for the extension. The additional premium ( if any) shall be calculated on the basis of the premium prescribed in Annex 7 attached hereto, the proportion of the extended time to the total construction duration stipulated in the investment decision-making authority’s document and other risks.
4. Deadline for payment of premiums of construction works insurance shall be specified in the insurance policy. To be specific:
a) In case of lump-sum payment: A (provisional) premium shall be paid within 30 days from the effective date of the insurance policy and no later than 30 days from the commencement date of the insurance period. For the insurance period of less than 30 days, the maturity date shall not be later than the insurance period. The total (provisional) premium shall be determined on the basis of the estimated compulsory insurance price in the project’s cost estimate approved by the competent authority, including adjusted and supplemented costs ( if any). Settlement of premiums shall be made in accordance with clause 6 of this Article.
b) In case of installment payment:
According to the construction project’s cost estimate approved by the competent authority, the policyholder and insurer shall reach an agreement on installation as follows:
- 1st installment: At least 10% of the total (provisional) premium for insured work items shall be settled . The total (provisional) premium shall be determined on the basis of the estimated compulsory insurance price in the project’s cost estimate approved by the competent authority. The premium shall be paid within 30 days from the effective date of the insurance policy and no later than 30 days from the commencement date of the insurance period.
- The following installments: The amount and schedule of each installment shall be mutually agreed by the insurer and policyholder and the payment schedule shall not be slip behind that prescribed in the construction contract (for work items required to be insured by compulsory insurance) as stipulated in regulations of laws.
- Final installment: Final installment must be made at least 15 days before the expiry date of the insurance period.
- Settlement of premiums shall be made in accordance with clause 6 of this Article.
5. Subject to the insurer’s consent, the policyholder could delay making payment of the premium. This delay must be subject to the condition that the policy has collateral properties or payment guarantees as stipulated in the regulations of laws.
6. Settlement of premiums shall be made on the basis of the final value of the construction works (for insured items under the compulsory insurance). To be specific:
a) In case the final value of the construction contract (work items required compulsory insurance) is higher than the approved estimate as the insurance policy is concluded, premium shall be adjusted increased accordingly. The policyholder shall make payment of the additional premium to the insurer within 30 days from the date on which the final construction contract value is approved in writing by the competent authority.
b) In case the final value of a construction contract (work items required compulsory insurance) is lower than the approved contract value, the premium shall be adjusted decreased accordingly. The insurer shall refund the excessive amount of payment to the policyholder within 30 days from the date of receipt of the competent authority’s written approval for the final value of the construction contract from the policyholder. The policyholder shall receive this refund given by the insurer. If construction contractor is also the policyholder and the premium is included in the contract value, the construction contractor must transfer such refund to the project owner.
Article 16. Loss assessment
1. Loss shall be assessed in accordance with Article 48 of the Law on Insurance Business. The assessing agencies shall be responsible for their assessment results.
2. It shall ensure that loss assessment is carried out objectively, accurately, reliably and punctually.
3. The results of loss assessment shall be specified in the assessment record.
Article 17. Principles of indemnity
1. Where an insured event occurs, the policyholder and insurer shall cooperate in indemnification as follows:
a) the policyholder shall:
- Immediately notify the insurer of the insured event via proper means of communication, after 14 days from the date of occurrence, the policy holder shall notify the insurer in writing using form in Annex 10 attached hereto.
- After notifying to the insurer, the policyholder may repair or replace damaged components whose value does not exceed the respective deductible prescribed in item c, point 1, clause I, Annex 7 attached hereto (for construction works specified in point a clause 1 Article 15 hereof) or item c point 1 clause II Annex 7 attached hereto (for construction works specified in point b clause 1 Article 15 hereof).
In other circumstances, the insurer shall carry out loss assessment prior to repair or replacement. If the loss assessment is not conducted within 05 days from the date of receipt of notification, the insured has the right to exercise remedy or replacement. The insurer shall cover expenses for remedy or replacement of damaged work items within the coverage with the proviso that the policyholder punctually carries out remedy and replacement.
- Preserve the status quo of damaged components and make them available for loss assessment by the insurer’s representative and assessor.
- Promptly notify the police authority in case of theft or burglary.
- Apply mitigating measures , within the competence, to minimize loss.
- Provide the insurer with documents required in the claim application as stipulated in clause 1, 2, 3, 4 and 6 Article 18 hereof and facilitate verification of such documents by the insurer.
- Implement, co-ordinate or permit the insurer to take all actions and measures which may be necessary or required by the insurer to protect the insurer’s interests after indemnifying for loss or damageas stipulated herein.
b) As to insurers:
- Carry out loss assessment as stipulated in Article 16 hereof.
- Provide instructions and cooperate with the policyholder and relevant entities in collection of complete documents for preparation of the claim application.
- Formulate claim documents as prescribed in clause 5 Article 18 hereof.
- In case the loss the claim application is accepted, the insurer shall notify the policyholder of claim settlement in writing.
- In case of rejection, the insurer shall specify reasons for rejection in writing.
2. The Insurer shall indemnify only to the extent the property damage to the insured and to the extent of sum assured.
3. The indemnity for each item specified in the insurance policy shall not exceed its sum assured. The total indemnity shall not exceed the total sum insured specified in the insurance policy. To be specific:
a) In case of repairable damage, all damage shall be repaired. The indemnity is equal to the necessary cost of repairs to restore the damaged items to their original condition immediately before the occurrence of the damage less salvage (in case the policyholder revokes the damaged items) and the deductible.
b) In case of total loss, the indemnity is the actual market value of the items immediately before the occurrence of the loss and at the place of occurrence less the deductible. In case the policyholder revokes the damaged items, the indemnity is the actual value of those items immediately before the occurrence of the loss less salvage and the deductible.
4. The cost of (provisional) repairs shall be borne by the insurer if such repairs constitute part of the final repairs and do not increase the total repair expenses as prescribed in the final repair plan.
5. The insurer shall not be liable for any expense for alteration, addition and/or improvement of any insured work item.
6. If the policyholder enters into construction works insurance policies with 02 insurers or more covering the same item under the same condition and in the same insured event then each insurer shall only be liable to pay or contribute their ratable proportion of their agreed sum assured to the total sum insured of all the insurance policies. The total indemnity paid by all the insurers shall not exceed the actual losses
7. The insurer shall not be liable for any expense which arises, increases from the act of fraud as stipulated in the Criminal Law.
Article 18. Claim applications
The insurer shall cooperate with the policyholder, the insured and relevant agencies in collection of relevant documents for formulating the claim application. A claim application includes the following documents:
1. A notice of occurrence and claim request form made by using the Appendix 10 attached hereto.
2. Documents related to the insured items, including the insurance policy and Certificate of Insurance.
3. Proofs of property loss or damage, including:
a) Construction incident documentation (certified true copies or copies confirmed by the party forming such documentation) as stipulated in Article 50 of the Government’s Decree No.46/2015/ND-CP dated May 12, 2015 on construction quality control and maintenance and its amendments, supplement and replacements thereto (if any).
b) Valid invoices and documentation in case of repair or replacement.
4. Written proofs of necessary and reasonable expenses incurred by the policyholder to minimize the extent of loss or damage or by following the insurer’s instructions.
5. A record of assessment of the causes and extent of loss or damage prepared by the insurer or the insurer’s authorized person.
6. Other relevant documents (if any).
SECTION 2. PROFESSIONAL LIABILITY INSURANCE
Article 19. The insured and minimum sum assured
1. Consultancies are obliged to buy compulsory professional liability insurance in connection to the construction surveying and design of construction works ranked grade II or higher for the third party.
2. The minimum sum insured must be equal to the value of the consulting contract for construction surveying and/or consulting contract for construction design.
Article 20. Coverage
The insurer shall reimburse the consultancy for indemnities which the contractors shall legally indemnify the third party for their loss and all related costs incurred from construction consultancy services, except loss stipulated in Article 5 hereof.
Article 21. Insurance period
The professional liability insurance comes into effect from the commencement date of provision of consultancy services till the end of the construction warranty period as stipulated in regulations of laws.
Article 22. Premiums and payment of premiums
1. The premiums of professional liability insurance are prescribed in Annex 8 attached hereto. To be specific:
a) In respect of construction works which is valued at less than VND 1,000 billion and is different from dams, docks, ports, piers, harbors, breakwaters and water irrigation construction works; construction works of airport, building of airplane, satellite, aerospace; ships or repair works; both onshore and offshore energy construction works; railway, tram, express train and underground projects, mining projects, the premiums and deductible are determined in Clause 1 Annex 8 attached hereto.
b) In respect of the construction works other than those specified in point a clause 1 of this Article: the insurer and policyholder shall reach an agreement on insuring clauses, policy wording, premiums and deductible on the basis of proofs certifying that the ceding company receives insurance ceded under the same insuring clauses, policy wording, premiums and deductible as those the insurer applies to policyholder. Foreign ceding companies and organizations shall be those ranked at least BBB by the Standard & Poor’s or B++ by A.M.Best or the equivalent rank in the immediately preceding year of the ceding year by qualified and experienced rating organizations.
2. According to the level of risks of the insured, the insurer shall be entitled to adjust the premium increased by up to 25% of the premium calculated as stipulated in point a clause 1 Annex 8 attached hereto.
3. In the event that the construction period lasts longer than that prescribed in the investment decision-making authority's document, the insurer and policyholder may negotiate for the additional premium for the extended time. The additional premium shall be calculated on the basis of the premium stipulated in point a clause 1 Annex 8 attached hereto and in proportion to the extended time.
4. Settlement of (provisional) premium of the professional liability insurance shall be mutually agreed by the insurer and the policyholder and shall be specified in the insurance policy. To be specific:
a) In case of lump-sum payment: A (provisional) premium shall be paid within 30 days from the effective date of the insurance policy and no later than 30 days from the commencement date of the insurance period. For the insurance period of less than 30 days, the deadline for payment of premium shall not exceed the insurance period. The total (provisional) premium shall be determined on the basis of the approved estimated value of the consulting contract including adjusted and additional costs (if any). Settlement of premiums shall be made in accordance with clause 6 of this Article.
b) In case of installment:
According to the estimated value of the consulting contract for construction survey and design approved by the competent authority as at the time of conclusion of the insurance policy, the policyholder and insurer shall agree on installment as follows:
- The first installment: 50% of the total (provisional) premium shall be paid within 30 days from the effective date of the insurance policy and no later than 30 days from the commencement date of the insurance period. The following installments shall be made as agreed by the insurer and policyholder in the insurance policy originally concluded. In every circumstance, the maturity date must not be later than the expiry date of insurance policy
- Settlement of premiums shall be made in accordance with clause 6 of this Article.
5. Subject to the insurer’s consent, the policyholder could delay making payment of the premium. This delay shall be prescribed in the insurance policy and must be subject to the condition that the policyholder has collateral properties or payment guarantees as stipulated in the regulations of laws.
6. Settlement of premiums shall be made based on the final value of the consulting contract for construction survey and design as follows:
a) In case the final value of a consulting contract is adjusted increased compared with the estimated value approved by the competent authority at the time of conclusion of the insurance policy, the premium shall be adjusted increased accordingly. The policyholder shall pay an additional premium as adjusted to the insurer within 30 days from the date of receipt of the competent authority’s written approval for the final value.
b) In case the final value of a consulting contract for construction survey and design is lower than the estimated value approved by the competent authority at the time of conclusion of the insurance policy, the premium shall be adjusted decreased accordingly. The insurer shall refund the excessive amount of payment to the policyholder within 30 days from the date of receipt of the competent authority’s written approval for the final value from the policyholder.
Article 23. Liability to buy insurance
The policyholder is obliged to buy the compulsory professional liability insurance prior to provision of consultancy services.
Article 24. Principles of indemnity
1. The insurer shall reimburse the consultancy for indemnities which the consultancy is liable to indemnify the third party for their loss and all related costs incurred as prescribed in regulations of laws. To be specific:
a) Loss or damage to the Third Party and related expenses incurred due to the negligence of the insured in process of rendering the construction survey, construction design within the coverage.
b) Third party’s first claim made against the insured (as a consequence of an insured event) and notified to the insurer during the insurance period by the policyholder, including the expenses for the lawyers delegated by the insurer or the insured (having the insurer’s written consent ), other fees and expenses incurred from the investigations, revisions and defense related to the insured event but not including salaries paid for the workers or managers who sign the employment contract with the insured.
c) Other incurred expenses under regulations of laws.
2. The aggregate limit of indemnity of the insurer in respect of all accumulated claims arising within a period of insurance shall not exceed the sum assured prescribed in the insurance policy.
3. If the policyholder enters into professional liability insurance policies with 02 or more insurers covering the same subject under the same condition and insured event, then each insurer shall only be liable to indemnify or contribute their ratable proportion of their agreed sum assured to the total sum insured of all the insurance policies .
4. The insurer shall not be liable for any expense which the consultancy reimburses the third part without the insurer’s prior written consent.
5. The insurer shall not be liable to indemnify in case any claim request is filed without the insured’s consent.
6. The insurer shall not be liable for any expense which arises or incurs from the act of fraud as stipulated in the Criminal Law.
7. In case of loss or damage to the third party’s property, the loss assessment shall be carried out in accordance with Article 16 hereof.
8. Upon the third party’s claim request, the policyholder and the insurer shall cooperate in settlement of such claims as follows:
a) As to the policyholder:
- Immediately notify the insurer of the insured event via proper means of communication; after 14 days from the date of receipt of the third party’s claim request, the policy holder shall inform the insurer in writing using form in Annex 10 attached hereto.
- Take all steps within the capacity to minimize the extent of loss or damage.
- Submit requested documents as specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 7 Article 25 of this Circular, and facilitate verification of those documents by the insurer.
- Implement, co-ordinate or permit the insurer to take actions and measures which are necessary or are required by the insurer to protect the insurer’s interests after indemnification against loss or damage within the liability prescribed herein.
b) As to insurers:
- Carry out loss assessment as stipulated in Article 16 hereof.
- Provide instructions and cooperate with the policyholder and relevant entities in collection of complete documents for preparation of the claim application.
- Formulate claim documents as prescribed in clause 6 Article 25 hereof.
- Cooperate with the policyholder in settlement of the third party’s claim request under the coverage of the insurance policy when an insured event occurs.
- In case the loss or damage is under the coverage, the insurer shall make a notice of indemnification in writing.
- In case of rejection, the insurer shall specify reasons for rejection in writing.
Article 25. Claim Applications
The insurer shall cooperate with the policyholder, the insured and relevant agencies in collection of relevant documents for formulating the claim application. The claim application for professional liability insurance includes:
1. A notice of the third party’s claim and claim request form made by the policyholder using the Appendix 10 attached hereto.
2. Documents related to the insured, including the insurance policy and Certificate of Insurance.
3. The third party’s written claim against the insured.
4. Proofs of bodily injuries (copies certified by the medical facility; or by the insurer or the insurer’s representative after collating with the original copies). Depending on the extent of injuries, there may include one or certain following documents:
a) Injury Certificate.
b) Hospital discharge form.
c) Documents certifying surgical interventions.
d) medical records
dd) Death certificate (in case of death).
e) Valid medical expense invoices and receipts (original copies)
5. Proofs of loss or damage to property, including:
a) Construction incident documentation (certified true copies or copies certified by the party forming such documentation) as stipulated in Article 50 of the Government’s Decree No.46/2015/ND-CP dated May 12, 2015 on construction quality control and maintenance and its amendments, supplement and replacements (if any).
b) Valid invoices and documentations in case of repair or replacement.
c) Written proofs of necessary and reasonable expenses which are incurred by the policyholder to minimize the extent of loss or damage or are incurred under the insurer’s instructions.
6. A record of assessment of causes and extent of injuries prepared by the insurer or insurer’s authorized person.
7. Other relevant documents (if any).
Section 3. CONSTRUCTION WORKERS’ COMPENSATION INSURANCE
Article 26. The insured and minimum sum assured
1. The construction contractors is legally obligated to purchase the construction workers’ compensation insurance for their workers who are assigned to work on construction sites as stipulated in regulations of laws.
2. The minimum sum assured for construction workers’ compensation insurance shall be VND 100,000,000/person/ occurrence.
Article 27. Coverage
The insurer has the liability to reimburse the construction contractor for indemnities given to construction workers for disablement or death caused by occupational accidents and occupational diseases on the construction site, other than those specified in the exclusion clause stipulated in Article 5 of this Circular
Article 28. Period of insurance
1. The period of insurance shall commence from the date an insured worker starts working on construction site until the end of the construction works warranty period as stipulated by Law.
2. The exact period of insurance during which a construction worker is covered is determined based on employment contract and documents on the actual working time of the construction worker on the construction site certified by the construction contractor.
Article 29. Premiums and payment of premiums
1. The premiums of workers’ compensation insurance are defined by Annex 9 attached hereto.
2. According to the level of risks of the insured, the insurer shall be entitled to adjust the premium increased by up to 25% of the premium calculated in accordance with Annex 9 attached hereto.
3. Premium payment clauses shall be mutually agreed by the policyholder and the insurer and must be stated in the insurance policy. To be specific:
a) In case of lump-sum payment: The premium shall be paid within 30 days from the effective date of the insurance policy and no later than 30 days from the commencement date of the insurance period. For the insurance period of less than 30 days, the deadline of payment shall not exceed the insurance period.
b) In case of installment: The insurer and policyholder shall reach an agreement on installation of premiums in writing as follows:
- The first installment: 50% of the total (provisional) premium shall be paid within 30 days from the effective date of the insurance policy and no later than 30 days from the commencement date of the insurance period. The following installments shall be made as agreed by the insurer and policyholder in the originally-concluded insurance policy.
- In every circumstance, the maturity date must not be later than the expiry date of insurance policy
4. In case of variation in the number of insured workers and changes in worker’s tasks, the following procedure shall apply:
a) Before the 15th of the month immediately following the month of variation and changes, the construction contractor shall send the insurer a written notice of such changes or variation enclosed with a list of the additional or downsized workers (in case of variation of the number of workers), or a job description undertaken by workers (in case of changes in jobs/tasks).
b) In case that the number of workers increases and change in jobs causes aggravation of covered risks, the construction contractor must pay an additional premium before the 15th of the month immediately succeeding the month of notice.
In case that the number of workers increases and change in jobs alleviates the severity of covered risks, the insurer shall refund an amount of the premium adjusted decreased in proportion to the remaining period of insurance before the 15th of the month immediately succeeding the month of notice.
d) If the construction contractor duly takes on obligations specified in point a and c of this Clause, the insurance policy shall automatically validate or shall be terminated upon the increase or downsizing of workers according to the list of additional or downsized workers; the insurance policy shall automatically validate in case of changes in worker’s jobs/tasks from the date on which it occurs as reported in writing by the insurer.
5. Subject to the insurer’s consent, the policyholder could delay making payment of the premium. This delay in payment of premiums shall be prescribed in the insurance policy and must be subject to the condition that the policyholder has collateral properties or payment guarantees as stipulated in the regulations of laws.
Article 30. Liability to buy insurance
Every policyholder shall be obliged to purchase the compulsory workers’ compensation insurance for construction workers on construction sites.
Article 31. Principles of indemnity
1. When an occupational accident or disease occurs to any construction worker on a construction site, both policyholder and the insurer shall jointly take on liability to indemnify as follows:
a) As to the policyholder:
- Immediately notify the insurer of the insured event via proper means of communication, then in writing made by using Annex 11 attached hereto within 14 days from the date of occurrence.
- Take all steps within the capacity to minimize the extent of loss or damage.
- Provide the insurer with documents required in the claim application as stipulated Article 32 hereof and facilitate verification of such documents by the insurer.
- Implement, co-ordinate or permit the insurer to take actions and measures which are necessary or are required by the insurer to protect the insurer’s interests after indemnification against Loss or damage within the liability prescribed herein.
b) As to insurers:
- Provide instructions and cooperate with the policyholder and relevant entities in collection of complete documents for preparation of the claim application; determine causes and severity of injuries.
- In case the claim is accepted, the insurer shall make a notice of indemnification in writing.
- In case of rejection, the insurer shall specify reasons for rejection in writing.
2. If a worker’s injury or death as a consequence of any occupational disease or accident occurring during the construction on the construction site is within the coverage, the insurer must cover expenses as agreed by the construction contractor and the insured worker or insured worker’s legal representative (in case of dead). Such covered expenses shall be specified as follows:
a) Allowance during the period of treatment prescribed by doctors which is calculated based on the patient’s salary stated in the employment agreement but shall not exceed the salary of six months per occurrence.
c) Actual expenses including reasonable and necessary expenses for emergency services and outpatient and inpatient treatment but not exceeding 100 million dong/person/AOA.
c) If an insured worker loses less than 81% of his/her work capacity, the indemnity by severity of bodily injury shall be determined according to the Schedule of Indemnities in Annex 12 attached hereto.
d) If an insured worker dies or permanently loses 81% of his/her work capacity or more, the insurer shall pay an indemnity of 100 million dong/person/AOA.
The total indemnity as stipulated in point a, b, c and d of this clause shall not exceed 100 million dong/person/AOA.
3. In case that the insured worker’s injury caused by any occupational accident and disease becomes exacerbated due to pre-existing injury and illness, the insurer shall not be liable for the exacerbation of injury.
4. Regarding indemnification under point b clause 2 of this Article, If the policyholder enters into workers’ compensation insurance policies with 02 or more insurers covering the same subject under the same condition and insured event, then each insurer shall only be liable to indemnify or contribute their ratable proportion of their agreed sum assured to the total sum insured of all the insurance policies.
Article 32. Claim Applications
The insurer shall cooperate with the policyholder, the insured and relevant agencies in collection of relevant documents for formulating the claim application. Documents requested in a claim application:
1. A notice of occupational diseases/ accidents and claim request form made by the insurer using the Annex 11 attached hereto.
2. Documents related to the insured, including:
a) The insurance policy, Certificate of insurance (if any), employment contract signed by the insured and worker suffering from occupational diseases and/or accidents.
b) The worker’s written claims for occupational diseases and accidents (if any).
3. Proofs of bodily injuries or death due to occupational accidents (copies certified by the competent authorities or by the insurer or the insurer’s representative after collating with the original copies).
a) An occupational accident investigation report (if any) prepared by the competent authority. Where a traffic accident is determined as an occupational accident, traffic accident report or scene investigation report and the diagram of the traffic accident scene prepared by the competent authority shall be submitted.
b) Depending on the severity of bodily injury, one or certain following documents may be included: Injury certificate, hospital discharge certificate, surgery record, medical documents, death certificate and certificate of inheritance (in case of dead).
c) A work capacity certificate issued by Board of Medical Examiner (in the event of loss of 5% of work capacity or more).
d) Original copies of valid invoices and documents certifying treatment of injuries caused by the occupational accident issued by the medical facility.
4. Proofs of injuries or death due to occupational diseases:
a) An environmental hazard measurement record issued by competent authorities. If this record is made for 2 people or more, each of them must keep one copy.
b) A hospital discharge certificate (or occupational disease examination records if the worker does not receive treatment in any hospital), surgical record, medical record, death certificate and certificate of inheritance (in case of dead).
c) A work capacity certificate issued by Board of Medical Examiner ( in the event that the insurer makes indemnification in accordance with the Schedule of indemnities stipulated in Annex 12 attached hereto).
d) Valid invoices and documents certifying treatment of injuries caused by the occupational accident issued by the medical facility.
5. Proofs of reimbursement by the construction contractor for injuries and dead caused by occupational diseases and accidents within the coverage (if any).
6. Other relevant documents (if any).
Section 4.THIRD-PARTY CIVIL LIABILITY INSURANCE
Article 33. The insured and coverage
1. The contractor shall be obliged to purchase the third-party civil liability insurance for the third party when the project is executed.
2. Insurers shall be liable to reimburse the contractors if the contractors are requested to indemnify for loss or damage to third party incurred within the coverage due to the contractor’ faults within the period of insurance.
Article 34.Implementation of insurance
The third-party civil liability insurance shall be applied to the third party in accordance with relevant regulation of laws and the following instructions:
1. Insurers shall actively establish insuring clauses, policy wording and schedules of premiums of the third-party civil liability insurance in accordance with point b clause 4 Article 39 of the Government’s Decree No.73/2016/ND-CP dated July 01, 2016 detailing the Law on Insurance Business, Law on amendments and supplement to a number of Articles of the Law on Insurance Business and amendments and supplement thereto (if any).
2. Settlement of premiums of the third-party civil liability insurance shall be conducted as follows:
a) In case of lump-sum payment: The premium shall be paid within 30 days from the commencement date of the insurance period. For the insurance period of less than 30 days, the maturity date shall not be later than the insurance period.
b) In case of installment: The insurer and policyholder shall reach an agreement on installation of premiums which is made in writing as follows:
- The first installment: 50% of the total (provisional) premium shall be paid within 30 days from the effective date of the insurance policy and no later than 30 days from the commencement date of the insurance period. The following installments shall be made as agreed by the insurer and policyholder in the originally-concluded insurance policy.
- In every circumstance, the deadline for payment of premium must not exceed the insurance period prescribed in the insurance policy
3. Subject to the insurer’s consent, the policyholder could delay making payment of the premium. This delay in payment of premiums shall be prescribed in the insurance policy and must be subject to the condition that the policyholder has collateral properties or payment guarantees as stipulated in the regulations of laws.
Secion 5. FINANCIAL REGIME AND REPORTING REGIME
Article 25. Financial regime
Insurers providing compulsory insurance for construction activities shall:
1. Comply with the financial regime stipulated in the law on insurance business and relevant regulations of laws.
2. Enter premium revenues, insurance commissions, indemnities and other expenses related the compulsory insurance for construction activities into separate accounts.
Article 36. Reporting regime
The insurer shall prepare and submit the reports on compulsory insurance for construction activities as follows:
1. As for periodic reports: Every insurer shall prepare and submit quarterly and annual reports (both electronic and physical copies) by using the form in Annex 13, 14 and 15 attached hereto. To be specific:
a) Quarterly reports shall be submitted within 30 days from the end of the reported quarter.
b) Annual reports shall the submitted within 90 days from the end of the reported year.
2. Surprised reports shall be submitted upon request of the Minister of Finance.