Chương I: Thông tư 329/2016/TT-BTC Quy định chung
Số hiệu: | 329/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 26/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2017 |
Ngày công báo: | 31/01/2017 | Số công báo: | Số 103 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 329/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2015 về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động xây dựng, bao gồm: bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng, bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.
1. Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng
- Theo Thông tư số 329, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình nếu phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng cho các công trình sau:
+ Công trình ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng;
+ Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường; và
+ Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp.
Số tiền bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng tối thiểu là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, và không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng.
- Về phạm vi bảo hiểm thì theo Thông tư 329/2016/BTC, công ty bảo hiểm phải bồi thường mọi tổn thất công trình trong thời gian xây dựng, trừ các tổn thất khách quan theo quy định.
- Phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng được xác định theo Biểu phí ban hành tại Phụ lục 7 Thông tư 329 của Bộ Tài chính. Tùy mức độ rủi ro của công trình mà công ty bảo hiểm có thể tăng phí bảo hiểm tối đa 25%.
2. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
- Thông tư số 329 năm 2016 quy định phải mua bảo hiểm trách nhiệm tư vấn đầu tư xây dựng cho nhà thầu tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình cấp II trở lên. Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn xây dựng.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu tư vấn xây dựng khoản tiền mà nhà thầu tư vấn đã bồi thường cho bên thứ ba.
- Mức phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng được xác định theo Phụ lục 8 kèm theo Thông tư 329/2016 của Bộ Tài chính.
3. Bảo hiểm cho người lao động thi công công trình
- Đối tượng bảo hiểm theo Thông tư số 329/2016/TT-BTC là trách nhiệm dân sự của nhà thầu đối với công nhân xây dựng đang thi công công trình. Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 100 triệu đồng/người.
- Mức phí bảo hiểm cụ thể được quy định tại Phục lục 9 kèm theo Thông tư này. Việc mua bảo hiểm phải thực hiện trước khi công nhân thực hiện công việc thi công trên công trường.
- Khi công nhân thi công bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thì bên mua bảo hiểm phải báo cho doanh nghiệp bảo hiểm trong vòng 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự việc. Ngoài ra, phải thực hiện mọi biện pháp để hạn chế tổn thất và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bảo hiểm.
Thông tư 329/2016/BTC có hiệu lực từ ngày 01/3/2017. Các hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng đã ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm giao kết.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn:
1. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm và chế độ tài chính, chế độ báo cáo đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm: bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.
2. Việc triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).
2. Nhà thầu tư vấn.
3. Nhà thầu thi công xây dựng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”), doanh nghiệp tái bảo hiểm.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Bàn giao là việc bàn giao công trình xây dựng quy định tại Điều 124 Luật xây dựng.
2. Bên mua bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Chủ đầu tư (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).
b) Nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
c) Nhà thầu thi công xây dựng (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường).
3. Bên thứ ba (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng) là bên bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản có liên quan đến việc thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng, trừ doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
4. Bệnh nghề nghiệp là bệnh được quy định tại Điều 143 Bộ luật lao động.
5. Chủ đầu tư là chủ đầu tư xây dựng hoặc nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).
6. Chủ đầu tư xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp (trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước) theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 119/2015/NĐ-CP).
7. Công trình trong thời gian xây dựng là công trình xây dựng quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng.
8. Đưa vào sử dụng là việc đưa công trình xây dựng vào vận hành, khai thác.
9. Mức khấu trừ là số tiền cố định hoặc tỷ lệ phần trăm (%) của số tiền bồi thường bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm, cụ thể như sau:
a) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Mức khấu trừ quy định tại tiết c điểm 1 khoản I Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này) hoặc tiết c điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
b) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Mức khấu trừ quy định tại điểm b khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tư vấn khảo sát xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
11. Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều này.
12. Người được bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (nhà thầu chính và nhà thầu phụ), các tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích liên quan đến công trình trong thời gian xây dựng (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).
b) Nhà thầu tư vấn, các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
c) Nhà thầu thi công xây dựng, bao gồm nhà thầu chính và nhà thầu phụ (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường).
13. Người lao động là các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động.
14. Tai nạn lao động là tai nạn được quy định tại Điều 142 Bộ luật lao động.
15. Sự cố công trình xây dựng là sự cố quy định tại khoản 34 Điều 3 Luật xây dựng.
1. Quy tắc bảo hiểm là tập hợp các quy định cấu thành các điều khoản bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Thông tư này.
2. Điều khoản bảo hiểm là nội dung cụ thể của các quy định đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm:
a) Điều khoản bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng.
b) Điều khoản bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.
c) Điều khoản bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.
3. Biểu phí bảo hiểm, phụ phí bảo hiểm được quy định như sau:
a) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường: Quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo điều khoản bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mở rộng điều khoản bảo hiểm, số tiền bảo hiểm cao hơn và phí bảo hiểm tương ứng tại hợp đồng bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:
a) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý, như:
- Tổn thất phát sinh do bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch.
- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
- Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).
- Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý lựa chọn phương pháp thi công, tính toán, đo đạc, thiết kế, sử dụng vật liệu chưa được thử nghiệm, tư vấn sử dụng các chất amiăng hoặc các nguyên liệu có chứa chất amiăng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
b) Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên, như:
- Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa, mục rữa, kết tạo vẩy cứng (như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác), khuyết tật của nguyên vật liệu (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
- Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa, khuyết tật của nguyên vật liệu (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
c) Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền, như:
Các tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính được nhà thầu tư vấn sử dụng để thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
d) Tổn thất mang tính thảm họa, như:
- Tổn thất phát sinh do chiến tranh, hành động khủng bố, phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
- Tổn thất do việc tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng dẫn đến gây ô nhiễm, nhiễm bẩn đối với môi trường và bên thứ ba (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
đ) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thỏa thuận với bên mua bảo hiểm và ghi rõ tại hợp đồng bảo hiểm các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này và các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khác (nếu có) thuộc các tổn thất quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP và phù hợp với quy định pháp luật.
Việc giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được thực hiện theo trình tự sau:
1. Bước 1: Bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định sau:
a) Điền đầy đủ thông tin vào Giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu quy định như sau:
- Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường: Mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu liên quan nêu trong Giấy yêu cầu bảo hiểm (nếu có) theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Bước 2: Căn cứ Giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm xem xét, đánh giá rủi ro trước khi quyết định nhận bảo hiểm.
3. Bước 3: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, cụ thể:
a) Hợp đồng bảo hiểm phải đảm bảo có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
b) Giấy chứng nhận bảo hiểm phải được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng), Phụ lục 5 (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng), Phụ lục 6 (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường) ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thanh toán phí bảo hiểm thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không có thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều 15 (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng), khoản 5 Điều 22 (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng), khoản 5 Điều 29 (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường), khoản 3 Điều 34 (đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba) Thông tư này, hợp đồng bảo hiểm sẽ tự chấm dứt kể từ khi hết thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.
b) Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về việc hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm căn cứ vào thời điểm tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
Bên mua bảo hiểm phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
c) Các trường hợp chấm dứt khác theo quy định của pháp luật.
2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
a) Trường hợp hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, bên mua bảo hiểm phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
b) Trường hợp hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng thừa (nếu có) tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm thiếu (tương ứng với thời gian đã được bảo hiểm tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm), bên mua bảo hiểm phải đóng bổ sung phần phí bảo hiểm còn thiếu.
c) Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.
1. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
a) Từ chối bán bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Thông tư này nếu các đối tượng đó không đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Luật Xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
c) Đánh giá rủi ro được bảo hiểm.
d) Thu phí bảo hiểm đầy đủ theo thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; điều chỉnh phí bảo hiểm trong trường hợp có sự thay đổi rủi ro được bảo hiểm theo quy định tại Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm: Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn lao động.
e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm.
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
a) Bán bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Giải thích, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
c) Trả tiền bồi thường bảo hiểm đầy đủ, kịp thời cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
d) Thực hiện chế độ tài chính theo quy định tại Điều 35 Thông tư này.
đ) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 36 Thông tư này.
e) Phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
g) Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Thông tư này và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
1. Quyền của bên mua bảo hiểm
a) Lựa chọn mua bảo hiểm tại bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào đủ điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cung cấp các thông tin, tài liệu (nếu có) liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
c) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
a) Tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm, khai báo và trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi ghi trong Giấy yêu cầu bảo hiểm. Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm các thông tin cần thiết, tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro được bảo hiểm.
c) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật; thực hiện các kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp bảo hiểm và nhà thầu tư vấn.
e) Thực hiện mọi biện pháp an toàn cần thiết, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn lao động.
g) Chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm đối với khoản tiền mà người được bảo hiểm đã nhận bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường bảo hiểm cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
h) Phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
i) Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Thông tư này và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
1. Tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng trước hết được giải quyết trên cơ sở thương lượng. Nếu hai bên không giải quyết được bằng thương lượng, tranh chấp sẽ được đưa ra trọng tài (nếu hai bên có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm) hoặc tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Thời hiệu khởi kiện các tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng là ba (03) năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular provides guidelines for:
1. The policy wording, conditions, schedules of premiums, financial regime and reporting regime for compulsory insurance for construction activities including construction works insurance, professional liability insurance for construction consultants (hereinafter referred to as “professional liability insurance”) and construction workers’ compensation insurance.
2. Implementation of the third-party civil liability insurance.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to:
1. Investors and contractors (if the construction works insurance premium is included in the contract value).
2. Consultancies
3. Construction contractors.
4. Non-life insurance enterprises, branches of foreign non-life insurance enterprises (hereinafter referred to as “insurer”) and ceding companies.
5. Other entities related to compulsory insurance for construction activities.
Article 3. Interpretation
For the purpose of this Circular, terms herein shall be construed as follows:
1. Handover means transfer of a construction works as defined in Article 124 of the Law on Construction.
2. Policyholder refers to the following entities:
a) Investors (as for the construction works insurance).
b) Consultancies (as for the professional liability insurance).
c) Construction contractors (as for the construction workers’ compensation insurance)
3. Third party (for the professional liability insurance for construction insurance) is the party suffering from bodily injuries or property damage a result of construction design and surveying, except for the insurer, the policyholder and the insured.
4. Occupational disease is defined by Article 143 of the Labor Code.
5. Investor may be an owner or contractor participating in construction investment activities (if the construction works insurance premium is included in the contract value).
6. Project owner is any entity who has capital or mobilizes capital or is designated to directly manage and use a certain amount of capital for construction of a construction works and work item affecting the community safety, or construction works having significant impact on the environment or having particular specifications and being constructed under complicated conditions as stipulated in clause 1 Article 4 of the Government’s Decree No.119/2015/ND-CP dated November 13, 2015 on compulsory insurance for construction activities (hereinafter referred to as "Decree No.119/2015/ND-CP).
7. Construction works in the construction period is the construction works stipulated in clause 10 Article 3 of the Law on Construction
8. Place into service is the process for bringing a construction works into operation.
9. Deductible is a fixed amount or a percentage of an indemnity that the policyholder must bear in each insured event. To be specific:
a) As for the construction works insurance: the deductible specified in item c, point 1, clause I of Annex 7 attached hereto (in case of any construction works prescribed in point a, clause 1 Article 15 hereof) or item c, point 1, clause II of Annex 7 attached hereto (in case of any construction works prescribed in point b, clause 1 Article 15 hereof) shall apply.
b) As for the professional liability insurance: the deductible stipulated in point b clause 1 Annex 8 attached hereto shall apply.
10. Consultancy is any contractor providing expert advices on survey and design of grade II construction works or higher.
11. Construction contractor is any entity that meets eligibility requirements for construction and has the capability to operate in construction industry under the construction contract as stipulated in clause 1 of this Article.
12. The insured refers to the following entities:
a) Project owners, construction contractors (both principal contractors and sub-contractors), and other entities whose interests and entitlement are connected with the construction works during the construction period (for the construction works insurance).
b) Consultancies and other entities participating in giving expert advices on construction surveying and design (for the professional liability insurance).
c) Prime construction contractors and their subcontractors (for the construction workers’ compensation insurance)
13. Worker is any entity defined by clause 1 Article 3 of the Labor Code.
14. Occupational accident is defined in Article 142 of the Labor Code.
15. Construction incident is defined in clause 34, Article 3 of the Law on Construction.
Article 4. Policy wording, insuring clauses and schedules of premiums of compulsory insurance for construction activities
1. Policy wording is a set of rules constituted by insuring clauses on compulsory insurance for construction activities stipulated herein
2. Insuring clause is a specific provision in compulsory insurance for construction activities policy, including:
a) Insuring clause on construction works insurance
b) Insuring clauses on professional liability insurance.
c) Insuring clauses on construction workers’ compensation insurance.
3. The schedule of premiums and surcharges shall be specified as follows:
a) As for the construction works insurance: provisions in Annex 7 attached hereto shall apply.
b) As for the professional liability insurance: provisions in Annex 8 attached hereto shall apply
c) As for the construction workers’ compensation insurance: provisions in Annex 7 attached hereto shall apply
4. In addition to purchase of compulsory insurance for construction activities under insuring clauses and at the premiums and minimum sum assured stipulated hereof, the insurer and policyholder shall negotiate to make an expansion to insuring clauses and heighten the sum insured and premiums in the insurance policy in accordance with regulations of laws.
Article 5. Exclusions
1. The insurer shall be freed from the liability to indemnify for the following loss:
a) Loss caused by intentional acts. To be specific:
- Loss incurred due to riots, strikes and hostilities
- Loss caused by intentionally illegal acts committed by the policyholder or the insured ( this provision shall not apply to construction workers’ compensation insurance in case any construction worker takes any self-defense act or takes actions to save people, asset or uses stimulants under doctor's prescription).
- Loss caused by the consultants’ errors in design ( this provision shall only apply to construction works insurance).
- Loss caused by consultancy’ intentional acts of selecting untested methods of construction, measurement, calculation and design, and untested materials; or consultancy’ advice on use of asbestos or materials containing asbestos ( this provision shall only apply to the professional liability insurance for consultants).
b) Loss caused by the nature. To be specific:
- Loss due to corrosion, abrasion, redox, rot, hardness (such as rust, scaling and the like), material defects ( this provision shall only apply to construction works specified in point a clause 1 Article 15 hereof).
- Loss due to corrosion, abrasion, redox, and material defects ( this provision shall only apply to the construction works specified in point b clause 1 Article 15 hereof).
c) Loss not quantifiable in money
Loss of data, software and computer programs applied to carry out construction survey and design according to the consultancy’s expert advice (this provision shall only apply to the professional liability insurance).
d) Loss dues to catastrophic events:
- Loss caused by wars, terrorism, nuclear reaction, nuclear radiation and radioactive contamination.
- Loss caused by construction survey and design consulting that leads to environment contamination and affects the third party ( this provision shall only apply to the professional liability insurance).
dd) Loss beyond the coverage of the insurance as stipulated in clause 9 Article 3 of the Law on Insurance Business.
2. The insurer shall negotiate with the policyholder and shall specify the Exclusion Clause in the insurance policy in accordance with clause 1 of this Article and other exclusion (if any) of liability for loss prescribed in clause 2 Article 6 of the Decree No.119/2015/ND-CP.
Article 6. Process of conclusion of insurance policies
The compulsory insurance for construction activities policy shall be concluded as follows:
1. Step 1: The policyholder shall provide sufficient necessary information for the insurer:
a) Fill in the proposal form made by using the following forms:
- As for the construction works insurance: the form in Annex 1 attached hereto.
- As for professional liability insurance: the form in Annex 2 attached hereto
- As for construction workers’ compensation insurance: the form in Annex 3 attached hereto
b) Provide the insurer with all documents required in the proposal form (if any) upon the insurer’s request.
2. Step 2.According to the proposal form and relevant documents (if any), the insurer shall examine and make risk assessment prior to make a decision on provision of the insurance.
3. Step 3. The insurer and the policyholder shall sign an insurance policy; the insurer shall issue the policyholder a Certificate of insurance. To be specific:
a) An insurance policy shall contain all information required in Article 13 of the Law on Insurance Business.
b) The Certificate of Insurance shall be made by using the form in Annex 4 (for construction works insurance), Annex 5 (for professional liability insurance) and Annex 6 (for construction workers’ compensation insurance) attached hereto.
Article 7. Termination of insurance policies
1. An insurance policy shall be terminated in the following cases:
a) If the policyholder refuses to make full payment of the premium or refuse to pay the insurance premium within the payment period as agreed in the insurance policy while no agreement on delay in payment of premium is made as stipulated in clause 5 Article 15 ( for the construction works insurance), clause 5 Article 22 ( for professional liability insurance), clause 3 Article 34( for third-party civil liability insurance), the insurance policy shall be automatically terminated from the end of the payment period.
b) The policyholder and insurer mutually agree to terminate the insurance policy in case the construction contract is temporarily halted or is terminated in accordance with regulations of laws.
In this case, the insurance policy will be terminated according to the time when the construction contract is temporarily suspended or is terminated under regulations of laws.
The policyholder shall notify the insurer within 05 days from the date of receipt of notification of suspension or termination of the construction contract.
c) Other cases prescribed by laws.
2. Legal consequences of termination of insurance policies
a) If an insurance policy is terminated under point a clause 1 of this Article, the policyholder shall make full payment of the premium of insurance to the time of termination of the insurance policy.
b) If an insurance policy is terminated under point b clause 1 of this Article, within 15 days from the date of termination, the insurer shall, after deducting relevant reasonable expenses, refund the excessive amount of the premium (if any) to the policyholder in proportion to the remaining effective period of the insurance policy. Where the policyholder fails to make full payment of the premium (according to the insured period to the date of termination of the insurance policy), the policyholder shall make additional payment of the unpaid premium.
c) The legal consequences of termination of an insurance policy are specified in point c, clause 1 of this Article and shall apply in accordance with relevant regulations of laws.
Article 8. Rights and obligations of insurers
1. Rights of insurers:
a) Refuse to provide the compulsory insurance for construction activities for entities specified in clause 1, 2 and 3 Article 2 hereof if those entities fail to satisfy competence requirements for construction as stipulated in the Law on Construction and relevant regulations of laws.
b) Request policyholders to provide complete and reliable information related to conclusion and execution of the insurance policy.
c) Make risk assessment.
d) Collect premiums on due date via proper methods as agreed in the insurance policy; adjust the premiums in cases of variations in insured risks as stipulated in Article 20 of the Law on Insurance Business.
dd) Request the policy holder to apply risk control and prevention measures as stipulated in regulations of laws; and to strictly comply with regulations of laws on occupational safety.
e) Request the third party to reimburse the insurer for the indemnity that the insurer has indemnified the insured in case the third party’s fault has given a rise to damage to the insured.
g) Exercise other rights in accordance with regulations of laws.
2. Obligations of insurers
a) Provide the compulsory insurance for construction activities as stipulated in the Decree No.119/2015/ND-CP, this Circular and other relevant regulations of laws.
b) Give explanation, information and documents related to conclusion and execution of the insurance policy.
c) Fully and punctually indemnify the insured as agreed in the insurance policy and relevant law provisions in case an insured event occurs.
d) Comply with the financial regimes stipulated in Article 35 hereof.
dd) Comply with the reporting regime stipulated in Article 36 hereof.
e) Cooperate with functional agencies in implementation of the compulsory insurance for construction activities.
g) Take on obligations prescribed hereof and other obligations under regulations of laws.
Article 9. Rights and obligations of policyholders
1. Rights of policyholders
a) Enter into the insurance policy with any insurer eligible to provide the compulsory insurance for construction activities as stipulated in Article 7 of the Decree No.119/2015/ND-CP.
b) Request the insurer to give explanation for insuring clauses; to provide information and documents (if any) related to conclusion and execution of the insurance policy.
c) Request the insurer to indemnify the insured as agreed in the insurance policy in case an insured event occurs
d) Exercise other rights in accordance with regulations of laws.
2. Obligations of policyholders:
a) Buy the compulsory insurance for construction activities as stipulated in this Circular and other relevant regulations of laws.
b) Provide sufficient and necessary information for the insurer, accurately complete the proposal form and facilitate assessment of risks by the insurer.
c) Fully pay premiums on due date and by proper methods as agreed in the insurance policy.
d) Notify the insurer of cases that may give a rise to a claim during the validity period of the insurance policy.
dd) Apply risk control and prevention measures under regulations of laws; implement proper proposals of consultancies and the insurer.
e) Apply necessary safety measures; strictly comply with provisions of laws on occupational safety.
g) Authorize the insurer to request the third party to reimburse the indemnity which the insurer has indemnified for damage to the insured as a consequence of the third party’s fault.
h) Cooperate with functional agencies in implementation of the compulsory insurance for construction activities.
i) Take on obligations prescribed hereof and other obligations under regulations of laws.
Article 10. Settlement of disputes
1. in case any dispute arises from or related to implementation of the insurance policy, the insurer and policyholder, in the first instance, shall amicably resolve through negotiation. If the dispute is not resolved on the basis of negotiation, it shall be referred to the arbitration by any party (if it is prescribed in the insurance policy) or shall be brought to the court under Vietnam’s regulation of Law.
2. The statute of limitation for filing a lawsuit in connection with the insurance policy is 03 years from the date on which the dispute arises.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực