Chương III Thông tư 30/2012/TT-BYT: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 30/2012/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 05/12/2012 | Ngày hiệu lực: | 20/01/2013 |
Ngày công báo: | 21/12/2012 | Số công báo: | Từ số 759 đến số 760 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
12/11/2018 |
1. Bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu triển lãm), hè đường phố; nơi bày bán thực phẩm cách biệt các nguồn ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
2. Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.
3. Nước để chế biến đơn giản đối với thức ăn ngay, pha chế đồ uống phải đủ số lượng và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT; nước để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 02:2009/BYT; có đủ nước đá để pha chế đồ uống được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT.
4. Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.
5. Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập.
6. Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ và gọn gàng; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần.
7. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
8. Trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.
1. Người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.
2. Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định. Việc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ do các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện.
3. Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.
CONDITIONS FOR FOOD SAFETY ASSURANCE FOR STREET FOOD BUSINESS
Article 7. Location, equipment and device
1. Business layout in public areas (bus, train station, railway station, resorts, festivals, exhibitions), sidewalk; food display and sale must be separated from sources of pollution, ensure cleanliness and not pollute the surrounding environment.
2. In case of carrying on business on the means for hawking, it must design the cage for holding and containing instant food and beverages to ensure the sanitation and prevent dirt, rain, sun, bluebottles, insects and pests
3. Water used to simply process instant food and prepare drinks must be sufficient quantity and in accordance with the National Technical Regulation (QCVN) No. 01:2009 / BYT; waater used to process materials, clean devices and wash hands must be sufficient and consistent with the National Technical Regulation (QCVN) No. 02:2009 / BYT; having adequate water for preparing drinks from water resources in accordance with the National Technical Regulation (QCVN) No. 01:2009 / MOH.
4. Having adequate equipment and devices for processing, preservation and sale of separate raw food and instant food; having adequate eating utensils, hygienic food packaging; having adequate food coverage and preservation equipment, in the process of transportation, business and ensuring cleanliness; tables, chairs, cabinets for the sale of food, beverages must be at least 60 cm high from the ground.
5. Instant food and drinks must be placed in glass window or sanitary preservation devices and must be resistant to the entry of dirt, rain, sun, flies, bluebottles and insect.
6. Salesperson must wear clean and neat costume; upon direct contact with food and drinks, use disposable gloves.
7. Food materials, food additives, food packaging and packed and processed food must have invoices and documents proving the clear origin and ensure food safety as prescribed.
8. Fully equipped and regularly using garbage cans with lids and bags to gather and contain garbage and must be taken to public garbage collecting place in day; waste water must be collected and not cause environmental pollution of business place.
Article 8. For person carrying on business of street food
1. Person carrying on business of street food must have training and is issued certificate of training on food safety knowledge as prescribed.
2. Person carrying on business of street food must have a medical examination and is issued certificate of health eligibility as prescribed. The medical examination and issuance of certificate of health eligibility are carried out by health authorities from district or equivalent level.
3. Person who is suffering from the diseases in the list of infectious diseases of which employees are not allowed for direct contact during production and processing of food prescribed by the Ministry of Public Health shall not be allowed to carry on business of street food.