Chương IV Thông tư 28/2013/TT-BCT: Trách nhiệm và quyền hạn
Số hiệu: | 28/2013/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Cẩm Tú |
Ngày ban hành: | 06/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 20/12/2013 |
Ngày công báo: | 02/12/2013 | Số công báo: | Từ số 849 đến số 850 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng cường kiểm tra ATTP hàng nhập khẩu
Từ ngày 20/12, bia, rượu, sữa chế biến, bánh kẹo và bao bì chứa các sản phẩm này sẽ phải được kiểm tra về ATTP theo quy định tại Thông tư 28/2013/TT-BCT trước khi lưu thông, tiêu thị tại Việt Nam.
Theo Thông tư 28, sẽ có 4 mức độ kiểm tra: Kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm, kiểm tra giảm chỉ kiểm tra hồ sơ.
Việc kiểm tra chặt sẽ áp dụng với 3 trường hợp: sản phẩm mà lần nhập khẩu trước đó không đạt yêu cầu; được chế biến tại cơ sở thuộc khu vực ô nhiễm, có mầm bệnh nguy hiểm; có yêu cầu của Bộ Công thương.
Với các sản phẩm đã có dấu hợp quy hoặc nằm trong danh mục hàng hóa hợp chuẩn do cơ quan Việt Nam công bố sẽ được áp dụng hình thức kiểm tra giảm.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm Giấy đăng ký (theo mẫu) bản sao có chứng thực hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, tờ khai nhập khẩu, giấy tiếp nhận công bố hợp quy, xác nhận công bố hợp quy.
Văn bản tiếng việt
1. Lưu mẫu thực phẩm theo quy định đối với từng loại thực phẩm để thử nghiệm lại khi có yêu cầu. Quá thời hạn trên, cơ quan kiểm tra thông báo chủ hàng đến nhận lại mẫu hoặc lập biên bản thanh lý mẫu theo đúng quy định.
2. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về quy trình và nguyên tắc kiểm tra, kiểm nghiệm.
3. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng đối với việc kiểm tra và xác nhận lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu do mình tiến hành trong thời gian năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được khiếu nại bằng văn bản của chủ hàng. Chịu trách nhiệm về những sai sót trong quá trình kiểm tra và xác nhận; nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra phải bồi thường theo quy định hiện hành.
4. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày cấp thông báo kết quả kiểm tra và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
5. Gửi báo cáo về Bộ Công Thương và đề xuất danh mục các thực phẩm cần được xem xét để thực hiện kiểm tra theo phương thức giảm, chỉ kiểm tra hồ sơ.
6. Báo cáo Bộ Công Thương trong các trường hợp:
a) Thay đổi, bổ sung trụ sở làm việc;
b) Tạm thời ngừng hoặc chấm dứt hoạt động.
7. Thông báo cho cơ quan Hải quan cửa khẩu về kết quả kiểm tra, các trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm tra nhưng không xuất trình lô hàng để kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu.
8. Cấp Giấy xác nhận đăng ký kiểm tra với nội dung “Lô hàng chờ kết quả kiểm tra” và thông báo cho cơ quan Hải quan cửa khẩu chỉ thực hiện thông quan sau khi đã có kết quả kiểm tra trong các trường hợp sau:
a) Có bằng chứng khách quan về việc lô hàng nhập khẩu xin đăng ký kiểm tra không đáp ứng các yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm;
b) Phát hiện lô hàng cùng loại được nhập khẩu trước đó của cùng chủ hàng không đáp ứng các yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm;
c) Hàng hóa thuộc phương thức kiểm tra chặt quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
9. Giám sát việc xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu và/hoặc đề nghị cơ quan y tế có thẩm quyền địa phương phối hợp giám sát việc xử lý lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu trên địa bàn.
1. Yêu cầu chủ hàng cung cấp tài liệu liên quan theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Được ra, vào nơi lưu giữ, bảo quản hàng hóa hoặc cho phép doanh nghiệp xuất trình nguyên lô sản phẩm tại cơ quan kiểm tra để thực hiện kiểm tra và lấy mẫu.
3. Tiến hành kiểm tra thực phẩm theo phương thức và thủ tục quy định tại Thông tư này; được quyền chủ động trong 05 (năm) lần kiểm tra chỉ (02) hai lần áp dụng phương thức kiểm tra thông thường.
1. Trước khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng phải nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm với cơ quan kiểm tra theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này, nộp phí và lệ phí kiểm tra theo quy định.
2. Ngay sau khi lô hàng được phép tập kết về kho có đủ điều kiện bảo quản, chủ hàng phải chủ động xuất trình toàn bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
3. Chỉ được phép đưa thực phẩm nhập khẩu vào sử dụng, lưu thông khi đã được cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm cấp Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu hoặc Thông báo thực phẩm chỉ kiểm tra hồ sơ theo quy định.
4. Tự chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa đã được kiểm tra trong suốt thời gian chờ kết luận kiểm tra của cơ quan kiểm tra hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp lô hàng đã có kết luận không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định.
5. Chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí hợp lý cho cơ quan giám sát việc xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu, bao gồm cả những chi phí đối với nhân viên của cơ quan giám sát.
6. Bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm các quy định tại Thông tư này.
1. Cung cấp những bằng chứng bằng văn bản và đề nghị cơ quan kiểm tra lô hàng nhập khẩu xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc tái kiểm tra trong thời hạn mười (10) ngày kể từ khi nhận được Thông báo thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu. Sau khi được cơ quan kiểm tra chấp nhận:
a) Trường hợp kết quả tái kiểm tra trái với kết quả kiểm tra lần đầu, chủ hàng không phải trả chi phí cho việc tái kiểm tra;
b) Trường hợp kết quả tái kiểm tra phù hợp với kết quả kiểm tra lần đầu, chủ hàng phải chịu chi phí cho việc tái kiểm tra.
2. Chứng minh với cơ quan kiểm tra và Bộ Công Thương những kết quả phân tích mẫu đã được chứng nhận, kiểm tra tại phòng thử nghiệm đạt chuẩn và những quy định của quốc tế hoặc nước xuất khẩu cho phép lưu hành về giới hạn chất ô nhiễm được phép sử dụng trong thực phẩm.
3. Đề nghị Bộ Công Thương một trong các biện pháp xử lý những lô sản phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định tại khoản 8, Điều này. Biện pháp xử lý đưa ra phải chi tiết và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Khiếu nại và tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Đề nghị Bộ Công Thương cho phép các lô hàng được áp dụng các phương thức kiểm tra giảm sau hai (02) lần liên tiếp được cấp Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu trong trường hợp lô hàng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 hoặc được áp dụng phương thức chỉ kiểm tra hồ sơ trong trường hợp lô hàng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
6. Đề nghị Bộ Công Thương cho phép được thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại một cơ quan kiểm tra có trụ sở gần địa điểm thường xuyên tập kết lô hàng.
7. Đề nghị tái kiểm tra hoặc chứng minh lô hàng đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm trong trường hợp có kết quả phân tích của ít nhất hai (02) cơ quan kiểm tra khác đã được Bộ Công Thương chỉ định hoặc thừa nhận phù hợp với căn cứ để đối chiếu kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
8. Kiến nghị với Bộ Công Thương một trong các biện pháp xử lý sau:
a) Tái chế sản phẩm: Chủ hàng phải báo cáo biện pháp tái chế, địa chỉ tái chế cho cơ quan kiểm tra và chỉ tiến hành tái chế sản phẩm khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan kiểm tra nhà nước. Sau khi tái chế, chủ hàng đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra lô hàng đã được tái chế để quyết định xử lý trong các trường hợp dưới đây:
- Trường hợp lô hàng thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu và/hoặc phải sửa nội dung ghi nhãn nếu chất lượng sản phẩm không đúng so với công bố trên nhãn, cơ quan kiểm tra phải báo cáo Bộ Công Thương để xem xét và quyết định cấp Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;
- Trường hợp lô hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập khẩu, cơ quan kiểm tra sẽ thông báo với chủ hàng và đề nghị Bộ Công Thương chỉ định cơ quan giám sát việc chủ hàng hủy bỏ lô hàng hoặc chuyển không sử dụng làm thực phẩm theo quy định.
b) Chuyển không sử dụng làm thực phẩm sau khi sửa lại nội dung ghi nhãn;
c) Tái xuất: chủ hàng phải nộp chứng từ tái xuất cho cơ quan kiểm tra để hoàn tất hồ sơ;
d) Tiêu hủy: chủ hàng phải hợp đồng với cơ quan có nhiệm vụ xử lý tiêu hủy và có biên bản xác nhận đã tiêu hủy thực phẩm của cơ quan quản lý môi trường nơi tiến hành giám sát tiêu hủy về thời gian, địa điểm, phương pháp và nội dung thực hiện việc tiêu hủy đó.
1. Vụ Khoa học và công nghệ (Bộ Công Thương) có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước;
b) Quyết định các biện pháp xử lý đối với các lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm;
c) Quyết định phương thức kiểm tra đối với các lô hàng nhập khẩu: Kiểm tra giảm, chỉ kiểm tra hồ sơ trên cơ sở đề xuất của cơ quan kiểm tra hoặc đề nghị của chủ hàng;
d) Chỉ định và công bố trên trang Website Bộ Công Thương các cơ quan kiểm tra thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
đ) Định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra năng lực chuyên môn của các cơ quan kiểm tra; quyết định tạm thời đình chỉ, mở rộng hoặc hạn chế thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương của các cơ quan kiểm tra do Bộ Công Thương chỉ định;
e) Tiếp nhận và đề xuất Bộ Công Thương phương án giải quyết các kiến nghị của chủ hàng, cơ quan kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan kiểm tra được Bộ Công Thương chỉ định có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại Thông tư này.
Article 16. Duties of inspection agencies
1. To save foodstuff samples in accordance with regulations for each kind of foodstuff for re-test as required. Pass the above time limit, the inspection agencies will notify the goods owner to receive back samples or make record of sample liquidation in accordance with regulations.
2. To strictly observe regulations on process and principles in inspection and testing.
3. To receive and settle complaints of the goods owners in respect to inspection and confirmation of goods lots satisfying the import requirements which are conducted by them within five (05) working days after receiving complaints in writing of the goods owners. To bear responsibility for errors during the course of inspection and confirmation, if cause damage to the goods owners, the inspection agencies must pay compensation in accordance with current regulations.
4. To keep dossiers of inspection within three (03) years from the day of issuing notification of inspection result and to produce the archived dossier at the request of competent agencies.
5. To send report to the Ministry of Industry and Trade and propose list of foodstuffs which need to be considered to conduct inspection under the simplified method, only inspection on dossier.
6. To report to the Ministry of Industry and Trade in cases:
a) Changing, supplementing head office;
b) Temporarily stopping or terminating operation.
7. To notify customs agencies at border gates about result of inspection, in case where the goods owners have registered for inspection but failed to produce the goods lot for inspection or result of inspection failed to satisfy the import requirements.
8. To issue the confirmation of inspection registration with content “The goods lot pending the inspection result” and notify customs agencies at border gates to only conduct the customs clearance after having had inspection result in the following cases:
a) There are objective evidences that the import goods lot applying for inspection registration fail to satisfy requirements prescribed on foodstuff safety;
b) Detecting that the goods lot of the same kind and already imported before that of the same goods owner fails to satisfy requirements prescribed on foodstuff safety;
c) Goods under method of strict inspection defined in Clause 1 Article 5 of this Circular.
9. To supervise the handling of goods lot which fail to satisfy import requirements and/or suggest the local competent health agencies to coordinate in supervision over handling of goods lot which fail to satisfy import requirements in their localities.
Article 17. Powers of inspection agencies
1. To request the goods owners for providing relevant documents as prescribed in Article 9 of this Circular.
2. To be entitled to go out and in places of goods preservation and storage or allow enterprises to present whole product batch at the inspection agencies so as to conduct inspection and collection of samples.
3. To inspect foodstuff according to methods and procedures prescribed in this Circular; to take initiative in 05 (five) times of inspection to apply only (02) twice of method of normal inspection.
Article 18. Responsibilities of import goods owners
1. Before doing the customs procedures, the goods owners must submit dossier of registering for state inspection about foodstuff safety with inspection agencies as prescribed in Article 10 of this Circular, pay the inspection charges and fees in accordance with regulations.
2. As soon as the goods lot is allowed to gather in warehouse eligible for preservation, the goods owners must take initiative in producing all dossiers of registering for inspection as prescribed for inspection agencies to conduct state inspection about foodstuff safety.
3. To be allowed putting the import foodstuff into use and circulation only after the state inspection agencies of foodstuff safety issued the notification of foodstuff of satisfaction of import requirements or notification of foodstuff of only inspection on dossier in accordance with regulations.
4. To take responsibility for preservation of goods inspected during time of waiting for inspection conclusion of the inspection agencies or decision of competent agencies for case of goods lot which has conclusion of failing to satisfy import requirements in accordance with regulations.
5. To take responsibility for paying all rational cost to agencies supervising the handling of goods lots failing to satisfy the import requirements, including costs for staff of the supervision agencies.
6. To be handled as prescribed by law for violations of regulations in this Circular.
Article 19. Powers of import goods owners
1. To provide evidences in writing and suggest the agencies inspecting the import goods lot to re-consider result of inspection or re-inspect within ten (10) days, after receiving notification of foodstuff failing to satisfy the import requirements. After being accepted by the inspection agencies:
a) If the result of re-inspection is contrary to the initial inspection result, the goods owner must not pay costs for re-inspection;
b) If the result of re-inspection is suitable with the initial inspection result, the goods owner must bear the costs for re-inspection;
2. To prove with the inspection agencies and the Ministry of Industry and Trade about results of analyzing samples already certified, tested at laboratory satisfying the standards and regulations of international organizations or export countries where allow circulation about limitation of polluted substances allowed using in foodstuff.
3. To suggest the Ministry of Industry and Trade about one of measures to handle goods lots failing to satisfy the import requirements as prescribed in Clause 8 of this Article. The handling measures put out must be detailed and conformable with regulations of law.
4. To make complaints and denunciation as prescribed by law on complaints, denunciation.
5. To suggest the Ministry of Industry and Trade to allow goods lots to be applied methods of simplified inspection after consecutive twice (2) of being issued notification of foodstuff satisfying the import requirements in case where the goods lot is eligible as prescribed in Article 7 or be applied method of only inspection on dossier in case where the goods lot is eligible as prescribed in Article 8 of this Circular.
6. To suggest the Ministry of Industry and Trade to allow conducting state inspection of foodstuff safety at an inspection agency of which head office is located near place of regularly gathering the goods lots.
7. To suggest the re-inspection or prove that the goods lot has satisfied requirements of foodstuff safety in case there are analysis results of at least two (02) other inspection agencies already appointed or recognized by the Ministry of Industry and Trade which are conformable with basis to compare the inspection result as prescribed in Article 13 of this Circular.
8. To propose with the Ministry of Industry and Trade about one of measures of handling as follows:
a) Reprocess of products: The goods owners must report measures to reprocess, address of reprocess to the inspection agencies and only conduct reprocess of products after having the consent in writing of state inspection agencies. After reprocessing, the goods owners may suggest the inspection agencies to inspect the reprocessed goods lot, so as to decide on handling in the following cases:
- If the foodstuff lot satisfies the import requirements and/or must repair content of labeling, if product quality is not proper as announced on the label, the inspection agencies must report to the Ministry of Industry and Trade for consideration and decision on issuing notification of foodstuff satisfying the import requirements;
- In case where the goods lot still fails to satisfy the import requirements, the inspection agencies will notify the goods owner and suggest the Ministry of Industry and Trade to appoint an agency to supervise the destruction of the goods lot of the goods owners or change not using as foodstuff in accordance with regulations.
b) Change not use as foodstuff after modifying content of label;
c) Re-export: the goods owner must file re-export documents to inspection agencies for completing dossier;
d) Destruction: the goods owners must contract with agencies with mission of handling by destruction and have record to certify that foodstuff has been destroyed made by agencies of environmental management where supervise destruction about time, location, method and content of such destruction.
Article 20. Organization of implementation
1. The Department of Science and Technology (under the Ministry of Industry and Trade) shall:
a) To inspect, sum up reports on situation of implementation of this Circular nationwide;
b) To decide on the handling measures for import goods lots failing to satisfy requirements on foodstuff safety;
c) To decide on inspection methods for the import goods lots: Simplified inspection, only inspection on dossier on the basis of proposals of the inspection agencies or suggestions of the goods owners;
d) To appoint and announce on website of the Ministry of Industry and Trade about the inspection agencies conducting the state inspection on foodstuff safety for the import foodstuff under the management responsibility of the Ministry of Industry and Trade;
d) Periodically, conduct inspection on specialized capability of the inspection agencies; decide on temporary suspension, expansion or limitation of conducting mission of state inspection on foodstuff safety for the import foodstuff under the management responsibility of the Ministry of Industry and Trade, of the inspection agencies already appointed by the Ministry of Industry and Trade;
e) To receive and propose the Ministry of Industry and Trade for plan to settle comments of goods owners, inspection agencies as prescribed by law.
2. The inspection agencies as appointed by the Ministry of Industry and Trade shall organize implementation of state inspection on foodstuff safety for the import foodstuff under the management responsibility of the Ministry of Industry and Trade as prescribed in this Circular.