Chương III Thông tư 28/2013/TT-BCT: Thủ tục và quy trình kiểm tra
Số hiệu: | 28/2013/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Cẩm Tú |
Ngày ban hành: | 06/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 20/12/2013 |
Ngày công báo: | 02/12/2013 | Số công báo: | Từ số 849 đến số 850 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng cường kiểm tra ATTP hàng nhập khẩu
Từ ngày 20/12, bia, rượu, sữa chế biến, bánh kẹo và bao bì chứa các sản phẩm này sẽ phải được kiểm tra về ATTP theo quy định tại Thông tư 28/2013/TT-BCT trước khi lưu thông, tiêu thị tại Việt Nam.
Theo Thông tư 28, sẽ có 4 mức độ kiểm tra: Kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm, kiểm tra giảm chỉ kiểm tra hồ sơ.
Việc kiểm tra chặt sẽ áp dụng với 3 trường hợp: sản phẩm mà lần nhập khẩu trước đó không đạt yêu cầu; được chế biến tại cơ sở thuộc khu vực ô nhiễm, có mầm bệnh nguy hiểm; có yêu cầu của Bộ Công thương.
Với các sản phẩm đã có dấu hợp quy hoặc nằm trong danh mục hàng hóa hợp chuẩn do cơ quan Việt Nam công bố sẽ được áp dụng hình thức kiểm tra giảm.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm Giấy đăng ký (theo mẫu) bản sao có chứng thực hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, tờ khai nhập khẩu, giấy tiếp nhận công bố hợp quy, xác nhận công bố hợp quy.
Văn bản tiếng việt
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm do Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền được Bộ Y tế ủy quyền cấp;
c) Bản sao công chứng Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa (Contract), danh mục hàng hóa kèm theo (Packing list);
d) Bản sao có chứng thực và có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu: Vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
2. Trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra giảm, kiểm tra giảm chỉ kiểm tra, hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm: Bản sao có chứng thực hoặc các tài liệu liên quan chứng minh theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này.
1. Cơ quan kiểm tra là cơ sở kiểm nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi là cơ quan kiểm tra).
2. Chỉ định cơ quan kiểm tra trong các trường hợp đặc biệt
Trường hợp chủ hàng thường xuyên tập kết thực phẩm nhập khẩu ở một địa điểm xa trụ sở của cơ quan kiểm tra thì chủ hàng có thể đề nghị Bộ Công Thương tạm thời chỉ định cơ quan chuyên môn cùng địa bàn với điểm tập kết thực phẩm nhập khẩu thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm thực tế lô hàng và thông báo kết quả kiểm tra tới các bên liên quan.
Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của chủ hàng, Bộ Công Thương sẽ xem xét và quyết định cơ quan chuyên môn thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm thực tế lô hàng theo quy định và thông báo cho chủ hàng bằng văn bản.
Thực phẩm nhập khẩu phải được lấy mẫu tại địa điểm do cơ quan kiểm tra quyết định (tại cửa khẩu, nơi tập kết hoặc trong kho bảo quản).
1. Cơ quan kiểm tra được Bộ Công Thương chỉ định có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký kiểm tra để xác định phương thức kiểm tra phù hợp đối với từng lô hàng.
2. Tổ chức lấy mẫu tại địa điểm chủ hàng đã đăng ký để kiểm tra. Trong trường hợp chủ hàng tự ý tiêu thụ hoặc phân tán lô hàng khỏi địa điểm tập kết trước khi cơ quan kiểm tra lấy mẫu kiểm tra, Cơ quan kiểm tra gửi văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan và Bộ Công Thương để có biện pháp thu hồi hoặc xử lý theo quy định.
3. Lập Biên bản lấy mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan và được lưu vào hồ sơ kiểm tra chung của lô hàng.
Cơ quan kiểm tra căn cứ vào kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm (hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông tin của lô hàng nhập khẩu) để xác định phương thức kiểm tra cụ thể, lượng mẫu, số chỉ tiêu cần kiểm nghiệm, phương pháp thử và tiến hành kiểm tra mẫu đối với sản phẩm thực phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định, gồm:
1. Nội dung ghi trong Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy với mẫu sản phẩm kiểm tra để quyết định phương thức kiểm tra theo quy định tại Chương II của Thông tư này.
2. Thời hạn sử dụng và nội dung ghi nhãn.
3. Các yêu cầu an toàn khác khi có thông tin về rủi ro hoặc được Bộ Công Thương yêu cầu bằng văn bản.
Căn cứ để đối chiếu kết quả kiểm tra gồm:
1. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam về chất lượng, an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa.
1. Kết luận sau khi kiểm tra
a) Trường hợp lô hàng kiểm tra đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định, cơ quan kiểm tra nhà nước cấp Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu theo Phụ lục III hoặc cấp Thông báo thực phẩm chỉ kiểm tra hồ sơ theo Phụ lục IV của Thông tư này;
b) Trường hợp lô hàng kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định, trong vòng năm (05) ngày làm việc cơ quan kiểm tra nhà nước gửi phiếu kết quả thử nghiệm và Thông báo thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này cho chủ hàng và cơ quan Hải quan nơi hàng đến, đồng thời báo cáo Bộ Công Thương kèm theo đề xuất biện pháp xử lý lô hàng.
2. Thời hạn thực hiện
a) Cấp Giấy xác nhận lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu:
- Đối với các thực phẩm thuộc phương thức kiểm tra chặt: Không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm tra cộng với thời gian thử nghiệm theo quy định của phương pháp thử;
- Đối với thực phẩm thuộc phương thức kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm: Không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm tra cộng với thời gian thử nghiệm theo quy định của phương pháp thử;
b) Cấp thông báo thực phẩm chỉ kiểm tra hồ sơ đối với thực phẩm thuộc phương thức kiểm tra giảm chỉ kiểm tra hồ sơ: Không quá hai (02) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ, hợp lệ;
c) Thông báo kết quả kiểm tra thuộc phương thức kiểm tra chặt và thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm đối với từng lô sản phẩm khi giao cho chủ hàng nhập khẩu và báo cáo về Bộ Công Thương không quá năm (05) ngày sau khi có kết quả kiểm tra.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan kiểm tra đối với lô hàng kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ quyết định xử lý lô hàng theo quy định.
1. Chủ hàng có trách nhiệm nộp phí, lệ phí kiểm tra theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
2. Việc quản lý phí, lệ phí kiểm tra được thực hiện theo quy định hiện hành.
PROCEDURES FOR AND PROCESS OF INSPECTION
Article 9. Dossier of registering for inspection
1. A dossier of registering for state inspection of foodstuff safety for import foodstuff includes:
a) Registration for import foodstuff inspection made according to Annex I promulgated together with this Circular;
b) Authenticated copy of receipt of technical-regulation conformity announcement or certificate of announcement of conformity with regulations on foodstuff safety which is issued by the Ministry of Health or a competent agency authorized by the Ministry of Health;
c) Notarized copy of goods import contract; enclosed with list of goods (packing list);
d) Authenticated copy and certified by import organizations or individuals; Bill of lading; invoice; declaration of import goods.
2. Case of applying method of simplified inspection, simplified inspection by only inspecting dossier, a dossier of registering for inspection includes: Authenticated copies, or relevant documents to prove as prescribed in Article 7 and Article 8 of this Circular.
Article 10. Inspection agencies
1. Inspection agencies are the testing facilities which are appointed by the Minister of Industry and Trade to perform the state inspection function about foodstuff safety for import foodstuff under the management responsibility of the Ministry of Industry and Trade (hereinafter referred to as inspection agencies).
2. Appointment of inspection agencies in special cases:
In case where a goods owner often gather import foodstuff at a location at a far distance from head office of inspection agencies, the goods owners may suggest the Ministry of Industry and Trade to temporarily appoint specialized agency in the same locality with place of gathering import foodstuff to conduct inspection, actual test of goods lot and notify the concerned parties about the inspection result.
Within five (05) working days after receiving suggestion of goods owner, the Ministry of Industry and Trade will consider and decide a specialized agency to conduct inspection, actual test of goods lot in accordance with regulations and notify the goods owner in writing.
Article 11. Inspection process
The import foodstuff must be taken samples at locations as decided by the inspection agencies (at border gates, places of gathering goods or in preservation warehouses).
1. The inspection agencies as appointed by the Ministry of Industry and Trade will have mission to organize the receipt, consideration of dossier of registering for inspection so as to determine method of inspection to be suitable with each goods lot.
2. To organize the taking of samples at locations where the goods owner has registered for inspection. In case where the goods owner arbitrarily sell or distribute the goods lot out from the gathering place before the inspection agency takes samples for inspection, the inspection agency will send a written notice to customs agencies and the Ministry of Industry and Trade so as to have measures of recall or handling in accordance with regulations.
3. To make record of taking samples according to Annex II promulgated together with this Circular. The record of inspection must be sufficient signatures of concerned parties and kept in dossier of common inspection of the goods lot.
Article 12. Inspection content
The inspection agencies will, base on result of inspection and test (dossier of registering for inspection and information of the import goods lot), to determine specific method of inspection, quantity of samples, number of targets need test, method of test and conduct inspection on samples for foodstuff products which have been issued the receipt of technical-regulation conformity announcement or certificate of conformity with regulations on foodstuff safety as prescribed, including:
1. Content stated in the receipt of technical-regulation conformity announcement with the product sample for inspection in order to decide on the inspection method as prescribed in Chapter II of this Circular.
2. Expiry date and content of labeling.
3. Other safety requirements upon having information about risks or at request in writing of the Ministry of Industry and Trade.
Article 13. Basis to compare with the inspection result
Basis to compare with the inspection result include:
1. The receipt of technical-regulation conformity announcement or certificate of conformity with regulations on foodstuff safety.
2. Regulations, standards, national technical regulations of Vietnam about quality, foodstuff safety and labeling of goods.
Article 14. Conclusion and time limit of conducting inspection
1. Conclusion after inspection
a) If the inspected goods lot satisfies the import requirements as prescribed, the state inspection agencies will issue notification of foodstuff of satisfaction of import requirements according to Annex III or notification of foodstuff of only inspection on dossier according to Annex IV of this Circular;
b) If the inspected goods lot fails to satisfy the import requirements as prescribed, within five (05) working days, the state inspection agencies will send report of testing result and notification of foodstuff of unsatisfactory of import requirements according to Annex V promulgated together with this Circular to goods owners and customs agencies of destination of goods, concurrently report to the Ministry of Industry and Trade enclosed with proposals of measures to handle such goods lot.
2. Time limit of implementation
a) Issuance of certification of goods lot of satisfaction of import requirements;
- For foodstuff under method of strict inspection: Not exceeding five (05) working days after taking samples registered for inspection, plus duration of test in accordance with regulations of test method;
- For foodstuff under method of normal inspection and simplified inspection: Not exceeding three (03) working days after taking samples registered for inspection, plus duration of test in accordance with regulations of test method;
b) Issuance of notification of foodstuff of only inspection on dossier for foodstuff under method of simplified inspection by only inspection on dossier: Not exceeding two (02) working days after receiving a full and valid dossier of registering for inspection;
c) Notification of inspection result under method of strict inspection and notification of goods lot of unsatisfactory of import requirements enclosed with report of test result for each goods lot when handing it to import goods owners and report to the Ministry of Industry and Trade will not exceed five (05) days after having result of inspection.
Within fifteen (15) working days after receiving notification of the inspection agencies for the inspected goods lots failing to satisfy the import requirements, the Ministry of Industry and Trade will decide on handling of such goods lot in accordance with regulations.
Article 15. Inspection charges and fees
1. The goods owners shall pay inspection charges and fees as prescribed by law on charges and fees;
2. Management of inspection charges and fees will comply with the current regulations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực