Chương II Thông tư 23/2018/TT-BYT: Hình thức, trình tự thu hồi
Số hiệu: | 23/2018/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 14/09/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2018 |
Ngày công báo: | 05/10/2018 | Số công báo: | Từ số 953 đến số 954 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chủ sản phẩm được chọn hình thức xử lý thực phẩm sau thu hồi
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Thông tư 23/2018/TT-BYT về thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể tự lựa chọn áp dụng các hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi trong trường hợp thu hồi tự nguyện.
Với thu hồi tự nguyện thì trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được phản ánh về sản phẩm không bảo đảm an toàn nếu xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm:
- Thông báo bằng điện thoại, email hoặc các hình thức thông báo phù hợp khác, sau đó thông báo bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh để dừng việc sản xuất, kinh doanh và thực hiện thu hồi sản phẩm;
- Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Thông báo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về việc thu hồi sản phẩm.
Lưu ý: khi thông báo bằng văn bản phải nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sản phẩm và nhà sản xuất, tên sản phẩm, quy cách bao gói, số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn dùng, số lượng, lý do thu hồi sản phẩm,...
Thông tư 23/2018/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018.
Văn bản tiếng việt
1. Thu hồi tự nguyện là việc thu hồi sản phẩm do tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm (sau đây gọi tắt là chủ sản phẩm), tự nguyện thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ảnh của tổ chức, cá nhân về sản phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Thu hồi bắt buộc là việc chủ sản phẩm thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền sau đây:
a) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm);
b) Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh về sản phẩm không bảo đảm an toàn nếu xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo bằng điện thoại, email hoặc các hình thức thông báo phù hợp khác, sau đó thông báo bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, các kênh phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản xuất, kinh doanh và thực hiện thu hồi sản phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Trường hợp việc thu hồi được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì phải thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp trung ương để thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm phải thu hồi;
c) Thông báo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về việc thu hồi sản phẩm;
d) Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm, chủ sản phẩm phải nêu rõ: tên, địa chỉ của chủ sản phẩm và nhà sản xuất, tên sản phẩm, quy cách bao gói, số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn dùng, số lượng, lý do thu hồi sản phẩm, danh sách địa điểm tập kết, tiếp nhận sản phẩm bị thu hồi, thời gian thu hồi sản phẩm.
2. Trong thời gian tối đa 03 ngày kể từ khi kết thúc việc thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thu hồi sản phẩm tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và đề xuất hình thức xử lý sau thu hồi.
1. Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi bắt buộc, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này phải ban hành quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
3. Trong thời gian 03 ngày, kể từ khi kết thúc việc thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thu hồi sản phẩm tới cơ quan đã ban hành quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và đề xuất hình thức xử lý sau thu hồi.
4. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi ban hành quyết định thu hồi sản phẩm có trách nhiệm giám sát việc thu hồi và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, các cơ quan liên quan để phối hợp.
1. Trong trường hợp chủ sản phẩm không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền hoặc các trường hợp cấp thiết khác quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm thì cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi và tổ chức việc thu hồi sản phẩm. Quyết định cưỡng chế thu hồi phải nêu rõ cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện việc cưỡng chế, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát hoặc chứng kiến, thời hạn cưỡng chế và hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi.
2. Sau khi kết thúc việc thu hồi và xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn, cơ quan thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm sau thu hồi có văn bản thông báo đề nghị chủ sản phẩm thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí đã thu hồi sản phẩm.
3. Chủ sản phẩm có trách nhiệm thanh toán chi phí thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm (nếu có) trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo của cơ quan đã thực hiện việc thu hồi sản phẩm.
TYPES AND PROCEDURES FOR RECALL OF DISQUALIFIED PRODUCTS
1. Voluntary recall is a recall of products voluntarily conducted by organizations or individuals that register the declarations of products or carry out the self-declaration of products (hereinafter referred to as “product owners”) after the discovery or receipt of feedback about safety issues concerning their products other than the case prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Mandatory recall is a recall of disqualified products carried out by product owners following the issuance of a mandatory recall decision by:
a) The competent authority that receives their self-declaration documents or issues the certificate of registered product declaration as regulated in the Government's Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 (hereinafter referred to as “food safety authority”); or
b) The authority competent to impose penalties for administrative violations against regulations on food safety as regulated by laws.
Article 4. Procedures for voluntary recall
1. Within 24 hours after the discovery or receipt of feedback about safety issues of products and it is concluded that the products have to be recalled, the product owner shall:
a) Notify the recall by telephone, email or in other appropriate forms, and then give written notification to all members of the production and distribution system (including factories, distributors, agencies and stores) in order to request them to suspend the production and distribution of products as well as carry out the recall of products;
b) Give written notification to provincial mass media agencies and other relevant authorities and organizations as regulated by the soft law on protection of consumer rights; If the recall involves two provinces or more, central mass media agencies must be notified in writing in order to publish such recall to consumers;
c) Give written notification of the recall to food safety authorities;
d) When giving written notification of the recall, the product owner must specify name and address of the product owner and of the manufacturer, product’s name, packaging specifications, batch number, date of manufacture, expiration date, quantity, reasons for recall, list of locations receiving recalled products, and recall duration.
2. Within 03 days from the completion of the recall, the product owner must submit a report on the recall of products, which also includes measures for disposal of recalled products, to food safety authorities according to the Form No. 01 enclosed herewith.
Article 5. Procedures for mandatory recall
1. Within 24 hours after it is concluded that the products are subject to the mandatory recall, the authority that has the power to issue a recall decision as regulated in Clause 2 Article 3 hereof shall issue a recall decision made according to the form provided in the Appendix 02 enclosed herewith.
2. Upon the receipt of the recall decision, the product owner must carry out the procedures specified in Clause 1 Article 4 hereof.
3. Within 03 days from the completion of the recall, the product owner must submit a report on the recall of products, which also includes measures for disposal of recalled products, to the authority issuing the recall decision according to the Form No. 01 enclosed herewith.
4. After issuing a recall decision, authorities competent to impose penalties for administrative violations against regulations on food safety must supervise the recall of products and notify food safety authorities and relevant authorities for cooperation.
Article 6. Procedures for recall in serious cases or an emergency
1. In case a product owner fails to carry out the recall or conducts the recall inconsistently with the mandatory recall decision issued by a competent authority or in another case of emergency as regulated in Point d Clause 5 Article 55 of the Law on food safety, the competent authority shall issue a decision to enforce and organize the recall. A decision on enforced recall of products must specify the name of the authority or organization responsible for that enforcement, name of the authority or organization supervising or witnessing the enforced recall of products, time limit for completion of the enforced recall and measures for disposal of recalled products.
2. Upon the completion of the recall and disposal of recalled products, the authority carrying out the recall and disposal of recalled products shall give a written notification requesting the product owner to pay expenses arising during the recall.
3. The product owner shall pay the costs of recall and disposal of recalled products (if any) within 15 days from the receipt of a written notification from the authority in charge of organizing the recall.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực