Chương III Thông tư 23/2018/TT-BYT: Xử lý sau thu hồi
Số hiệu: | 23/2018/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 14/09/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2018 |
Ngày công báo: | 05/10/2018 | Số công báo: | Từ số 953 đến số 954 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chủ sản phẩm được chọn hình thức xử lý thực phẩm sau thu hồi
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Thông tư 23/2018/TT-BYT về thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể tự lựa chọn áp dụng các hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi trong trường hợp thu hồi tự nguyện.
Với thu hồi tự nguyện thì trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được phản ánh về sản phẩm không bảo đảm an toàn nếu xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm:
- Thông báo bằng điện thoại, email hoặc các hình thức thông báo phù hợp khác, sau đó thông báo bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh để dừng việc sản xuất, kinh doanh và thực hiện thu hồi sản phẩm;
- Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Thông báo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về việc thu hồi sản phẩm.
Lưu ý: khi thông báo bằng văn bản phải nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sản phẩm và nhà sản xuất, tên sản phẩm, quy cách bao gói, số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn dùng, số lượng, lý do thu hồi sản phẩm,...
Thông tư 23/2018/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018.
Văn bản tiếng việt
1. Sản phẩm phải thu hồi được xử lý theo một trong các hình thức sau:
a) Khắc phục lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm;
b) Chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng không sử dụng được trong thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác;
c) Tái xuất: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng;
d) Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng hoặc mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định tại Điểm b hoặc Điểm c Khoản 1 Điều này và các trường hợp cần thiết khác quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Trường hợp thu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, chủ sản phẩm tự lựa chọn áp dụng một trong các hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp thu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thu hồi sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản đồng ý với hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi do chủ sản phẩm đề xuất. Trường hợp không đồng ý với hình thức đề xuất của chủ sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản nêu rõ lý do không đồng ý và đưa ra hình thức xử lý sau thu hồi để chủ sản phẩm áp dụng.
1. Việc xử lý sản phẩm sau thu hồi theo quyết định thu hồi bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền, chủ sản phẩm phải hoàn thành trong thời hạn tối đa là 03 (ba) tháng kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền có văn bản đồng ý với đề xuất hình thức xử lý của chủ sản phẩm.
2. Đối với hình thức khắc phục lỗi ghi nhãn:
a) Trường hợp thu hồi tự nguyện: Sau khi kết thúc việc khắc phục lỗi ghi nhãn, chủ sản phẩm phải gửi thông báo bằng văn bản, văn bản phải nêu rõ tên, số lượng, kèm theo mẫu nhãn sản phẩm đã khắc phục đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm. Sau khi gửi thông báo, chủ sản phẩm được phép lưu thông sản phẩm;
b) Trường hợp thu hồi bắt buộc: Sau khi kết thúc việc khắc phục lỗi ghi nhãn, chủ sản phẩm phải gửi thông báo bằng văn bản, văn bản phải nêu rõ tên, số lượng, kèm theo mẫu nhãn sản phẩm đã khắc phục đến cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của chủ sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản đồng ý về việc lưu thông đối với sản phẩm, trong trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Sau khi nhận được thông báo đồng ý việc lưu thông sản phẩm đã khắc phục lỗi ghi nhãn của cơ quan ra quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về việc đồng ý lưu thông sản phẩm của cơ quan ra quyết định thu hồi. Chủ sản phẩm chỉ được lưu thông sản phẩm khi có văn bản đồng ý của cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm.
3. Đối với hình thức chuyển mục đích sử dụng:
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với sản phẩm, chủ sản phẩm phải gửi báo cáo bằng văn bản về việc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm, văn bản phải nêu rõ tên, số lượng, thời gian, lĩnh vực chuyển đổi mục đích sử dụng, kèm theo hợp đồng, hóa đơn mua bán giữa chủ sản phẩm với bên mua đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm hoặc cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm. Bên mua sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm chỉ được sử dụng sản phẩm đó theo đúng mục đích sử dụng đã ghi trong hợp đồng và đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
4. Đối với hình thức tái xuất:
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tái xuất sản phẩm, chủ sản phẩm phải gửi báo cáo bằng văn bản về việc tái xuất sản phẩm, văn bản phải nêu rõ tên, số lượng, nước xuất xứ, thời gian tái xuất, kèm theo hồ sơ tái xuất đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm và cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm.
5. Đối với hình thức tiêu hủy:
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tiêu hủy sản phẩm, chủ sản phẩm phải báo cáo bằng văn bản về việc tiêu hủy sản phẩm, văn bản phải nêu rõ tên, số lượng, thời gian đã hoàn thành việc tiêu hủy, địa điểm tiêu hủy, kèm theo biên bản tiêu hủy sản phẩm có xác nhận của cơ quan thực hiện việc tiêu hủy sản phẩm đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm hoặc cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm.
Article 7. Measures for disposing of recalled products
1. Products recalled shall be disposed of as follows:
a) Correction of label error: the product label is yet to be compliant with regulations on labeling or is unconformable with the label description included in the self-declaration documents or the application for registration of the declaration of product;
b) Repurposing: the disqualified product may threaten consumer health, is not conformable with foods purposes but may be used to serve other purposes;
c) Re-exporting: the imported products have quality or safety indicators unconformable with the self-declaration documents of the application for registration of the declaration of products or threaten the consumer health;
d) Destruction: the products have quality or safety indicators unconformable with the self-declaration documents of the application for registration of the declaration of products, threaten the consumer health, and cannot be repurposed or re-exported as regulated in Point b or Point c Clause 1 of this Article and in other necessary cases as prescribed in Article 6 hereof.
2. If products are recalled in accordance with provisions in Article 4 hereof, the product owner shall himself/herself select an appropriate measure for disposing of recalled products in accordance with regulations in Clause 1 hereof.
3. If products are recalled in accordance with provisions in Article 5 hereof, within 03 working days from the receipt of the report on the recall of disqualified products, the competent authority issuing the recall decision must give a written approval for the measure for disposing of recalled products proposed by the product owner. If the competent authority disagrees with the measures for disposing of recalled products proposed by the product owner, it must give a written response indicating reasons thereof and an appropriate measure for disposing of recalled products to the product owner.
Article 8. Reporting on recall of products
1. The product owner must complete the disposal of products recalled according to a mandatory recall decision issued by a competent authority within 03 months from the receipt of the competent authority's written approval for its measure for disposing of recalled products.
2. Correction of label error:
a) Voluntary recall: Upon the completion of the correction of label error, the product owner must give a written notification, which specifies name, quantity and sample of product with correct label, to the food safety authority. After giving a written notification, the product owner may continue selling products;
b) Mandatory recall: Upon the completion of the correction of label error, the product owner must give a written notification, which specifies name, quantity and sample of product with correct label, to the authority issuing the recall decision. Within 03 working days from the receipt of the notification from the product owner, the authority issuing the recall decision shall give a written approval for the sale of products or written reasons for disapproval for the sale of products. Upon the receipt of the written approval for the sale of products after the correction of product label from the authority issuing the recall decision, the product owner must give written notification of such written approval to the food safety authority. Products may be sold only after the product owner obtains a written approval from the authority issuing the recall decision.
3. Repurposing:
Within 05 working days from the completion of the repurposing of products, the product owner must submit a report on the repurposing of products, which indicates name, quantity, time, new purposes, contract and invoice proving transactions between the product owner and the product buyer, to the food safety authority or the authority issuing the recall decision. The buyer may only use disqualified products for the purposes defined in the contract signed with the product owner after submitting a report to the food safety authority.
4. Re-exporting:
Within 05 working days from the completion of the re-exporting of products, the product owner must submit a written report on re-exporting results, which indicates the name, quantity, country of origin, re-exporting time, and is accompanied by re-exporting documents, to the food safety authority and the authority issuing the recall decision.
5. Destruction:
Within 05 working days from the completion of the destruction of recalled products, the product owner must submit a written report on destruction results, which indicates the name, quantity, time and location of destruction, and is accompanied with the written record of the destruction of products certified by the authority in charge of organizing that destruction, to the food safety authority or the authority issuing the recall decision.